intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các thuốc điều trị bệnh loãng xương

Chia sẻ: Trần Thị Em | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

122
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Loãng xương ngày nay đã trở thành vấn đề mang tính thời sự, được nhiều người quan tâm đến. Loãng xương thực chất chính là hậu quả của sự rối loạn trong cân bằng tạo và hủy xương, trong đó quá trình hủy xương chiếm ưu thế hơn quá trình tạo xương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các thuốc điều trị bệnh loãng xương

  1. Các thuốc điều trị bệnh loãng xương Loãng xương ngày nay đã trở thành vấn đề mang tính thời sự, được nhiều người quan tâm đến. Loãng xương thực chất chính là hậu quả của sự rối loạn trong cân bằng tạo và hủy xương, trong đó quá trình hủy xương chiếm ưu thế hơn quá trình tạo xương. Hậu quả nặng nhất của loãng xương là gãy xương. Đây là một bệnh gây tàn phế, có thể dẫn đến tử vong và cá thể bị bệnh sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, chi phí cho việc điều trị sẽ rất tốn kém. Tuổi thọ trung bình ngày càng cao, số người mắc bệnh ngày càng nhiều [2]. Cho đến nay, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đo mật độ xương ở vị trí cột sống thắt lưng và cổ xương đùi bằng phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA) vẫn được coi là tiêu chuẩn vàng để đánh giá mức độ loãng xương [1]. Mật độ xương BMD (Bone mineral density) theo chỉ số T (T-score) của một cá thể là chỉ số BMD của cá thể đó so với BMD của nhóm người trẻ tuổi (thường là nhóm khỏe mạnh, có khối lượng xương đỉnh, cùng chủng tộc) làm chứng. Trên cơ sở đó, có các giá trị của BMD như sau: - BMD bình thường khi T-score > –1: tức là BMD của đối tượng > –1 độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình của người trưởng thành trẻ tuổi. - Giảm mật độ xương khi – 2,5 ≤ T-score ≤ – 1: tức là BMD từ – 2,5 đến – 1 độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình của người trưởng thành trẻ tuổi. - Loãng xương khi T-score < 2,5: tức là BMD dưới – 2,5 độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình của người trưởng thành trẻ tuổi, ở bất kỳ vị trí nào của xương. - Loãng xương nặng khi T-score < 2,5 và kèm theo gãy xương. Vị trí gãy hay gặp là cổ xương đùi, đốt sống cổ, đầu dưới xương cẳng tay. Các yếu tố nguy cơ loãng xương
  2. Đánh giá nguy cơ loãng xương trên cơ sở trả lời bảng câu hỏi dưới đây: (1) Cha mẹ bạn có bị gãy cổ xương đùi sau chấn thương rất nhẹ không? (2) Bản thân bạn có bị gãy cổ xương đùi sau chấn thương rất nhẹ không? (3) Bạn đã từng dùng cortisol, prednisolon… trên 3 tháng? (4) Chiều cao của bạn có bị giảm trên 3 cm? (5) Bạn có thường xuyên uống rượu không? (6) Bạn có hút trên 20 điếu thuốc lá mỗi ngày không? (7) Bạn có thường bị tiêu chảy không? (8) Bạn đã mãn kinh (hoặc cắt bỏ buồng trứng) trước 45 tuổi? (9) Bạn có mất kinh trên 12 tháng (không liên quan đến thai kỳ) không? (10) Riêng đối với nam: bạn có bị bất lực, giảm ham muốn tình dục hoặc có các triệu chứng liên quan đến tình trạng giảm testosteron? Dự phòng loãng xương Thể dục thể thao, hoạt động thể lực rất quan trọng đối với việc củng cố chất lượng bộ xương. Cần duy trì các bài tập thể dục thông thường có chịu sức nặng của cơ thể như đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ, tennis… Các bài tập tăng sức mạnh của cơ, bài tập kháng lực, nhấc vật nặng, cử tạ nếu không có chống chỉ định. Lưu ý là bơi không có tác dụng phòng chống loãng xương. Đảm bảo chế độ dinh dương giầu canxi trong suốt cuộc đời, kể từ khi còn nằm trong bụng mẹ, thời niên thiếu, khi còn trẻ và ở bất kỳ lứa tuổi nào. Không bao giờ là muộn khi thực hiện chế độ ăn đủ canxi. Nếu cần thiết thì bổ sung canxi, vitamin D dưới dạng thuốc[]. Những trường hợp đã có nguy cơ loãng xương cần phải tránh ngã. Khi đã có biến dạng cột sống (gù, vẹo) cần đeo thắt lưng cố định để trợ giúp cột sống.
  3. Các đối tượng sau cần được chỉ định điều trị bằng thuốc nhằm làm giảm nguy cơ gãy xương: - Phụ nữ có T-score < -2, không có yếu tố nguy cơ - Phụ nữ có T-score < -1,5, có yếu tố nguy cơ - Phụ nữ trên 65 tuổi, có từ hai yếu tố nguy cơ trở lên: điều trị ngay, có thể không cần đo mật độ xương - Phụ nữ mãn kinh có gãy xương. Các thuốc điều trị loãng xương - Kết hợp canxi và vitamin D3 Trong mọi phác đồ, luôn phải cung cấp đủ canxi, trung bình 1000mg mỗi ngày. Nếu chế độ ăn không đủ, cần cung cấp canxi dưới dạng thuốc. Người nhiều tuổi nên uống kết hợp canxi 1000mg và vitamin D3 800UI hàng ngày. - Nhóm biphosphonat Hiện được coi là nhóm thuốc có hiệu quả nhất trong điều trị loãng xương. Thuốc có hoạt tính kháng hủy xương với sự giảm tiêu xương. Thuốc luôn kết hợp với canxi và vitamin D. Khi chỉ số T-score < -2,5 nên dùng nhóm này. + Foxamax (Alendronat) viên 10mg, ngày uống 1 viên; Foxamax viên 70mg, hộp 4 viên, tuần uống 1 viên. + Foxamax Plus 70mg/1800UI (Alendronate 70mg và Colecalciferol 1800 UI), hộp 4 viên, uống tuần 1 viên. + Actonel (Risedronat) viên 5mg, ngày uống 1 viên; Actonel viên 35mg, tuần uống 1 viên. Các thuốc nhóm này uống lúc đói và không được nằm sau uống thuốc ít nhất 30 phút để tránh trào ngược dạ dày thực quản.
  4. + Aredia (Pamidronat) ống 30mg. Thuốc này thường chỉ định trong loãng xương nặng cho các nguyên nhân gây tăng canxi máu như cường cận giáp, ung thư di căn dương, đa u tủy xương… Còn được chỉ định biệt ở phụ nữ loãng xương sau mãn kinh có lún xẹp đốt sống nhiều. Liều dùng 2 -3 ống, truyền tĩnh mạch, cả liều 1 lần hoặc mỗi ngày 1 ống. Tùy theo tình trạng loãng xương mà chỉ định liều tiếp theo (6 đến 12 tháng). + Aclasta (Acid zolendronat) chai 5mg/100ml. Cơ chế tác dụng chống hủy xương. Hiệu quả của Aclasta làm giảm tỷ lệ gãy xương hông, xương đốt sống cổ (lún xẹp đốt sống) và giảm gãy các loại xương khác; tăng mật độ chất khoáng của xương; phòng ngừa gãy xương lâm sàng tái phát sau gãy xương hông ở cả nam và nữ. Thuốc cũng có hiệu quả giảm đau cột sống nhanh chóng trong các trường hợp lún xẹp đốt sống do loãng xương. Chỉ định của Aclasta: điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh hoặc loãng xương ở nam giới. Liều dùng: mỗi năm truyền tĩnh mạch 1 chai. Cần đảm bảo bệnh nhân không có giảm canxi máu trước khi truyền, có thể uống 800 – 1200mg canxi và 800UI vitamin D vài ngày trước khi dùng thuốc. - Calcitonin Là thuốc chống loãng xương duy nhất có tác dụng giảm đau. Chỉ định trong trường hợp mới gãy xương, loãng xương nhẹ, dự phòng loãng xương do dùng corticoid. Rocalcic 100UI, tiêm bắp ngày 1 ống; Miacalcic 50UI, tiêm bắp ngày 1 ống. - SERM (Seletive estrogen receptor modifiers) Đây là chất điều hòa thụ thể estrogen, do đó có tác dụng ức chế hủy xương tương tự như estrogen. Được coi như trị liệu hormon thay thế, song không phải là hormon nên tránh được các tác dụng phụ của hormon như tăng sinh, ung thư nội mạc tử
  5. cung, ung thư buồng trứng… Raloxifene-Bonmax, Evista viên 60mg, ngày uống 1 viên. - Các steroid tăng đồng hóa Gồm các dẫn xuất tổng hợp androgen. Hiện không được dùng để điều trị loãng xương ở Pháp, Mỹ, tuy nhiên vẫn được dùng ở một số nước khác. Thuốc có dầu nên cần tiêm bắp sâu. Durabolin 25mg, tiêm tuần 1 ống; Deca-Durabolin 50mg mỗi 3 tuần tiêm 1 ống. - Liệu pháp hormon thay thế Hiện nay được cho là chỉ có lợi ích về mặt sinh dục mà ít hiệu quả trong dự phòng loãng xương sau mãn kinh. + Estrogen với progesteron: chỉ định với loãng xương sau mãn kinh. Nếu đã cắt tử cung thì chỉ cần dùng estrogen đơn độc. + Hormon tổng hợp: Tibolon (Livial 2,5mg) + Nội tiết tố sinh dục nam: được chỉ định dự phòng loãng xương ở nam giới. - Hormon cận giáp trạng (PTH 1-34) Thuốc chống loãng xương mới nhất hiện nay. Đây được coi là thuốc đầu tiên có khả năng tạo xương. Thuốc làm giảm 65% nguy cơ loãng xương đốt sống và 54% nguy cơ loãng xương ngoài đốt sống sau 18 tháng điều trị. Chống chỉ định với các trường hợp loãng xương có nguy cơ ung thư vì thuốc gây ung thư ở chuột thực nghiệm. Forsteo liều dùng 20 – 40µg/ ngày, tiêm dưới da ngày 1 lần. Tóm tắt phác đồ điều trị loãng xương: Chọn một trong các nhóm thuốc sau, thường kết hợp với canxi và vitamin D:
  6. - Nhóm biphosphonat: Foxamax; Actonel; Aredia hoặc Aclasta - Calcitonin: Miacalcic, Rocalcic - SERM: Raloxifene-Evista, Bonmax - Thuốc tăng đồng hóa: Durabolin hoặc Deca-Durabulin - Liệu pháp hormon thay thế hoặc các chất có tính hormon: + Estrogen và progesteron, Tibolone (Livial) được dùng trong trường hợp loãng xương sau mãn kinh + Andriol: dùng trong trường hợp loãng xương ở nam giới. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2010), “Bệnh học cơ xương khớp nội khoa”, NXB Y học. 2. Trần Đức Thọ (1998), “Bệnh loãng xương ở người có tuổi”, NXB Y học. Phòng và điều trị bệnh loãng xương Mẹ tôi năm nay 66 tuổi, Đi đo độ loãng xương ở bệnh viện được cho biết là bị loãng xương nhiều nhưng không được cho toa thuốc để điều tri. Xin các bạn hãy cho tôi biết mẹ tôi dùng loại thuốc nào tốt nhất để điều trị loãng xương nhưng không gây tăng canci máu Xin cám ơn! (Nguyen Thi Tuyet Hang) Trả lời: Loãng xương là một chứng bệnh làm cho xương bị yếu, giòn và dễ bị gãy hơn bình thường. Chỉ cần một va chạm nhẹ hoặc ngã cũng có thể làm xương bị gẫy nặng. Chứng loãng xương thường được gọi là chứng bệnh âm thầm, quá trình loãng xương diễn ra từ từ nên không gây triệu chứng gì. Chỉ tới khi loãng xương nặng, xương bị gãy hoặc bị xẹp mới có biểu hiện.
  7. Dấu hiệu của loãng xương Dấu hiệu sớm nhất là đau lưng nhẹ, âm ỉ, dấu hiệu này thường bị bỏ qua. Nếu không điều trị loãng xương có thể gây ra gãy xương. Bất cứ xương nào trên cơ thể cũng có thể gãy, nhưng thông thường nhất là xương hông, xương sống, xương cổ tay, xương sườn, xương chậu và xương cánh tay. Hàm lượng chất khoáng trong xương cao ở tuổi 25 sau đó giảm xuống ở nữ độ tuổi mãn kinh và nam khoảng 55 tuổi. Tỷ lệ khối lượng xương giảm đi hàng năm thay đổi từ 0,5 - 2% tùy theo từng người. Những người khi còn trẻ có độ đặc xương thấp thì khi về già dễ bị loãng xương. Các yếu tố ảnh hưởng tới độ đặc của xương bao gồm: thiếu oestrogen, thiếu hoạt động, hút thuốc lá, uống rượu và dùng nhiều thuốc, chế độ dinh dưỡng thiếu canxi. Thể phổ biến nhất của loãng xương được cho là nồng độ estrogen (nội tiết tố sinh dục nữ) thấp sau mãn kinh. Vì vậy, phụ nữ sau mãn kinh thường bị loãng xương. Ở nam giới thì dấu hiệu của loãng xương xuất hiện chậm hơn. Có thể kiểm tra loãng xương bằng chụp Xquang và đo độ dày của xương bằng máy siêu âm Điều trị loãng xương Điều trị có thể làm ngừng tiến triển của loãng xương nhưng không hồi phục được những tổn hại trước đó. Do đó việc điều trị sớm là rất cần thiết. Mục đích của điều
  8. trị là ngăn ngừa cho tế bào xương không bị mất thêm và tránh cho xương bị gãy. Điều trị làm giảm sự mất xương bao gồm tăng can xi qua chế độ ăn và thuốc uống, bổ sung vitamin D hoặc fluorid tác động lên sự chuyển hoá của xương. Phụ nữ mãn kinh có thể phòng ngừa hoặc làm ngừng sự phát triển của loãng xương bằng điều trị oestrogen thay thế. Phòng chứng loãng xương Can xi là thành phần cấu trúc quan trọng của xương, giúp cân bằng kiềm toan để giữ trương lực cơ. Vì vậy, cần cung cấp đầy đủ can xi cho cơ thể qua chế độ ăn uống, vận động. Nhu cầu về can xi ở trẻ dưới 12 tuổi là 800 - 1000mg/ngày, trên 12 tuổi và người lớn cần 1200mg/ngày, phụ nữ có thai và đang cho con bú cần 1500mg/ngày. Các thực phẩm giàu can xi là sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại cá, tôm, cua, ốc, đậu tương, rau cải, lòng đỏ trứng... Ngoài ra cần bổ sung nguồn vitamin D (trong sữa, trứng, nấm tươi, cá hồi, lươn, trai, sò...) để cơ thể hấp thụ được can xi. Phụ nữ mang thai nên ăn thức ăn đa dạng, bảo đảm đủ can xi và chất đạm giúp hình thành xương cho thai nhi trong suốt quá trình phát triển. Nên vận động điều độ, phù hợp lứa tuổi, tạo sự dẻo dai cho cơ thể. Tập thể dục vừa sức như đi bộ đạp xe, bơi... vì tập thể dục giúp cho xương được rắn chắc, giúp tăng mật độ xương, hạn chế chứng loãng xương.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
23=>2