Các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và nghề nghiệp
lượt xem 5
download
Nội dung tài liệu trình bày hệ thống tiêu chuẩn vệ sinh môi trường của Việt Nam, hệ thống tiêu chuẩn vệ sinh lao động ở Việt Nam, các ứng dụng của các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và lao động trong việc đánh giá nguy cơ môi trường và nghề nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và nghề nghiệp
- CÁC TIÊU CHUẨN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ NGHỀ NGHIỆP Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: 1. Trình bày hệ thống tiêu chuẩn vệ sinh môi trường của Việt Nam. 2. Trình bày hệ thống tiêu chuẩn vệ sinh lao động ở Việt Nam. 3. Trình bày các ứng dụng của các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và lao động trong việc đánh giá nguy cơ môi trường và nghề nghiệp. Nội dung: 1. Một số khái niệm về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (Luật số 68/2006/QH 11) đã được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006. Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: (1) Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng. (2) Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, áp dụng các tiêu chuẩn trong nước và nước ngoài, cần hiểu một thêm một số khái niệm sau đây: - TLVs (Threshold Limit Value): Trị số giới hạn ngưỡng bao gồm: + TLV-TWA (Time Weighted Average): Nồng độ trung bình trọng lượng theo thời gian, quy ước 8 giờ trong một ngày làm việc và 40 giờ trong một tuần làm việc mà ở nồng độ đó, người ta tin rằng gần như tất cả các công nhân có thể tiếp xúc lặp đi lặp lại, ngày này sang ngày khác mà không bị ảnh hưởng có hại sức khoẻ. + TLV-STEL (Short Term Exposure Limit): Là nồng độ mà người ta tin rằng ở nồng độ đó, công nhân có thể tiếp xúc liên tục trong một giai đoạn ngắn mà không phải chịu đựng: 1) Sự kích thích. 2) Tổn thương mô không hồi phục hoặc mạn tính. 3) Những ảnh hưởng độc hại phụ thuộc vào tỷ lệ liều tiếp xúc. 4) Bất tỉnh ở các mức độ đủ làm tăng tổn thương cấp, khả năng tự giải cứu kém hoặc giảm khả năng lao động. STEL được xác định là tiếp xúc nồng độ trung bình trọng lượng thời gian 15 phút mà không được vượt quá giới hạn đó vào bất cứ thời gian nào trong một ngày làm việc thậm chí nếu nồng độ trung bình trọng lượng theo thời gian 8 giờ là nằm 1
- trong TLV-TWA. Sự tiếp xúc trên TLV-TWA cho tới STEL cũng không nên lâu hơn 15 phút và cũng không nên xuất hiện nhiều hơn 4 lần trong một ngày. Nên giới hạn tối thiểu 60 phút giữa những lần tiếp xúc quá giới hạn trong phạm vi này. - TLV-C (Ceiling): Nồng độ không được vượt quá trong bất cứ thời gian nào của sự tiếp xúc nghề nghiệp. Trong quy ước thực hành vệ sinh lao động, nếu quan trắc tức thời là bất lợi thì TLV-C có thể được đánh giá bằng cách lấy mẫu trong khoảng thời gian không vượt quá 15 phút, trừ trường hợp những chất này có thể gây ra những kích thích cấp tính ngay lập tức khi tiếp xúc ngắn. Ngoài ra ở Mỹ, người ta còn xây dựng các giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp - OELs (Occupational Exposure Limit) cho một số những nghề hoặc công việc đặc thù. Ví dụ: OELs đối với những nghề có tiếp xúc với amiang, asen,…. 2. Phân loại tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2.1 Phân loại tiêu chuẩn Theo Điều 12, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn gồm các loại sau đây : (1) Tiêu chuẩn cơ bản quy định các đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng những quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể, (2) Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn. (3) Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn. (4) Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn. (5) Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản, quy định các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hoá. 2.2 Phân loại quy chuẩn kỹ thuật Theo Điều 28, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, có 5 loại quy chuẩn kỹ thuật: (1) Quy chuẩn kỹ thuật chung: quy định về kỹ thuật và quản lí áp dụng cho một lĩnh vực quản lí hoặc một nhóm sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình. (2) Quy chuẩn kỹ thuật an toàn, quy định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn sinh học, an toàn cháy nổ, an toàn cơ học, an toàn công nghiệp, xây dựng, an toàn nhiệt, hoá học, điện, thiết bị y tế, an toàn bức xạ hạt nhân, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dược phẩm, mỹ phẩm đối với sức khoẻ con người; vệ sinh, an toàn thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học và hoá chất dùng cho động vật, thực vật.... (3) Quy chuẩn kỹ thuật môi trường, quy định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu về chất lượng môi trường xung quanh, về chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn,...). 2
- (4) Quy chuẩn kỹ thuật về quá trình, quy định yêu cầu về vệ sinh, an toàn trong quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng, bảo trì sản phẩm, hàng hoá. (5) Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ, quy định yêu cầu về vệ sinh, an toàn trong dịch vụ kinh doanh, thương mại, bưu chính, viễn thông, xây dựng, giáo dục, tài chính, khoa học công nghệ, chăm sóc sức khoẻ, du lịch, giải trí, văn hoá, thể thao, vận tải và dịch vụ trong các lĩnh vực khác. 3. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vệ sinh môi trường của Việt Nam. Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc công bố danh mục Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng, bao gồm: A- Tiêu chuẩn về môi trường không khí: Bao gồm 12 tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí xung quanh,tiêu chuẩn khí thải công nghiệp, khí thải lò đốt chất thải rắn y tế, khí thải phương tiện giao thông đường bộ. B- Tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn và rung động, chấn động: Bao gồm 5 tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư, tiếng ồn phương tiện giao thông đường bộ, rung động và chấn động: Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuẩt công nghiệp- Mức tối đa cho phép đối với môi trường khu công cộng và khu dân cư. C- Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về nước: Bao gồm 15 tiêu chuẩn liên quan đến nước mặt, nước biển ven bờ, nước ngầm, nước dùng cho thuỷ lợi, nước ngọt bảo vệ đời sống thuỷ sinh, nước thải công nghiệp. Ngoài ra, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường còn ban hành 4 tiêu chuẩn: + TCVN 6772:2000 Chất lượng nước-Nước thải sinh hoạt-Giới hạn ô nhiễm cho phép. + TCVN 7222:2002 Yêu cầu chung về môi trường đối với các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung. + TCVN 5502:2003 Nước cấp sinh hoạt-Yêu cầu chất lượng. + TCVN 7382:2004 Nước thải bệnh viện-Tiêu chuẩn thải. Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, bao gồm 5 tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành tại Quyết định số 1696/QĐ-BKHCN ngày 28/7/2006: - TCVN 5937:2005-Chất lượng không khí-Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. - TCVN 5938:2005-Chất lượng không khí-Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh. - TCVN 5939:2005-Chất lượng không khí-Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. - TCVN 5940:2005-Chất lượng không khí-Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ. 3
- - TCVN 5945:2005-Nước thải công nghiệp-Tiêu chuẩn thải. Các tiêu chuẩn này thay thế cho các tiêu chuẩn liên quan đã ban hành trước đây trong Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Năm 2009, Bộ Y tế ban hành Thông tư 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 về “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống” và Thông tư 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 về “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt”. Quy chuẩn này thay thế cho các tiêu chuẩn liên quan trước đây. D- Tiêu chuẩn về đất: + TCVN 5941:1995 Chất lượng đất- Giới hạn tối đa cho phép dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật. + TCVN 6945:1995 Chất lượng đất-Từ vựng. + TCVN 7209:2002 Chất lượng đất- Giới hạn tối đa cho phép của kim loại nặng trong đất. E- Tiêu chuẩn về chất thải rắn: Bao gồm các tiêu chuẩn về chất thải nguy hại, tiêu chuẩn lưu chứa, thu gom, vận chuyển, bảo quản, tái chế và xử lý chất thải nguy hại. 4. Hệ thống tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Việt Nam 4.1 Các tiêu chuẩn quốc gia: + TCVN 3743-83 Tiêu chuẩn chiếu sáng-Phương pháp đo và đánh giá mức độ chiếu sáng. + TCVN 5126-90: Rung động. Giá trị cho phép tại chỗ làm việc. + TCVN 5127-90: Rung động cục bộ. Giá trị cho phép và phương pháp đánh giá. + TCVN 3985:1999 Âm học - Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc. + TCVN 6561:1999 An toàn bức xạ ion hoá tại các cơ sở X quang y tế. + TCVN 5508:2009 Không khí vùng làm việc. Yêu cầu về điều kiện vi khí hậu và phương pháp đo. + TCVN 5509:2009 Không khí vùng làm việc. Silic dioxit trong bụi hô hấp. Giới hạn tiếp xúc tối đa. 4.2 Các tiêu chuẩn của Bộ Y tế Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số về vệ sinh lao động. Phần thứ nhất: 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động 1. Tiêu chuẩn cơ sở vệ sinh-phúc lợi. 2. Tiêu chuẩn khoảng cách bảo vệ vệ sinh. 3. Lao động thể lực-Tiêu chuẩn phân loại thao tác theo tiêu hao năng lượng. 4. Lao động thể lực-Tiêu chuẩn phân loại thao tác theo tần số nhịp tim. 5. Tiêu chuẩn mang vác-Giới hạn trọng lượng cho phép. 6. Tiêu chuẩn chiếu sáng. 7. Tiêu chuẩn vi khí hậu. 8. Tiêu chuẩn bụi silic. 9. Tiêu chuẩn bụi không chứa silic. 4
- 10. Tiêu chuẩn bụi bông. 11. Tiêu chuẩn bụi amiăng. 12. Tiêu chuẩn tiếng ồn. 13. Tiêu chuẩn rung. 14. Tiêu chuẩn từ trường tĩnh-Mật độ từ thông. 15. Tiêu chuẩn từ trường tần số thấp-Mật độ từ thông. 16. Tiêu chuẩn cường độ từ trường tần số thấp và điện trường tĩnh. 17. Tiêu chuẩn cường độ điện từ trường dải tần số 30KHz-300GHz. 18. Bức xạ tử ngoại-Giới hạn cho phép. 19. Tiêu chuẩn phóng xạ. 20. Bức xạ tia X-Giới hạn cho phép. 21. Hoá chất-Giới hạn cho phép trong không khí vùng làm việc. Phần thứ hai: 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động I. Nguyên tắc 1-Ecgônômi thiết kế các hệ thống lao động. II.Nguyên tắc 2- Ecgônômi thiết kế vị trí lao động. III. Nguyên tắc 3-Ecgônômi thiết kế máy móc công cụ. IV. Nguyên tắc 4-Bố trí vùng làm việc. V. Nguyên tắc 5-Vị trí lao động với máy vi tính. VI. Thông số 1-Vị trí lao động với máy vi tính. VII. Thông số 2-Chiều cao bề mặt làm việc. VIII. Thông số 3-Khoảng cách nhìn từ mắt tới vật. IX. Thông số 4-Góc nhìn. X. Thông số 5-Không gian để chân. XI. Thông số 6-Chiều cao nâng nhấc vật. XII. Thông số 7-Thông số sinh lý về căng thẳng nhiệt-Trị số giới hạn. 5. Áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vệ sinh môi trường và vệ sinh lao động để đánh giá nguy cơ môi trường và nghề nghiệp. Ngày nay, con người phải đương đầu không chỉ với các mối hiểm họa đến từ môi trường thiên nhiên (như bão, lũ, hạn hán, các dịch bệnh lây nhiễm do các sinh vật truyền bệnh, v.v.) mà còn phải chống chọi với những hiểm họa mới do chính mình gây nên (như tình trạng ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp, ô nhiễm thực phẩm do thay đổi các phương thức canh tác nông nghiệp và thói quen chế biến/tiêu dùng thực phẩm, biến đổi môi trường và khí hậu do tác động của các hoạt động phát triển kinh tế, tai nạn do gia tăng cường độ giao thông, ảnh hưởng từ các yếu tố vật lý do sử dụng các công nghệ mới như trường điện từ, hạt nhân v.v.). Bên cạnh đó, các cộng đồng nghèo vẫn tiếp tục phải đối mặt với hàng loạt những hiểm họa và rủi ro môi trường do điều kiện sống thấp kém như thiếu nước sạch, không được tiếp cận các dịch vụ vệ sinh, chăm sóc y tế, ... Để giải quyết những vấn đề về môi trường, đòi hỏi phải có những biện pháp chủ động và tích cực với sự tham gia của mọi tầng lớp trong xã hội. Một trong các giải pháp đó là phải khống chế và kiểm soát được yếu tố gây ô nhiễm môi trường sinh thái nói chung và môi trường lao động nói riêng thông qua các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. 5
- Môi trường lao động là yếu tố cơ bản, thường xuyên ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động và do đó gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng lao động và năng suất lao động, chính vì vậy, người ta có lý khi nói rằng môi trường lao động mang ý nghĩa kinh tế và xã hội. Quan hệ giữa môi trường lao động với sức khỏe người lao động là mối quan hệ nhân quả. Một trong những lợi ích căn bản hàng đầu của con người là sự trong sạch về môi trường sống và đối với người lao động là môi trường lao động. Quan tâm cải thiện môi trường sống nói chung và môi trường lao động nói riêng là quan tâm đến sức khoẻ, vốn quý nhất của con người. Những yếu tố độc hại của môi trường sống và lao động là rất đa dạng, phong phú tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất của cơ sở sản xuất, các nguồn thải, nguyên vật liệu, quy trình công nghệ, kể cả các sản phẩm được làm ra. Các yếu tố độc hại khác nhau của môi trường được xếp thành các nhóm: các yếu tố vật lý: bức xạ nhiệt, ồn, rung, phóng xạ...; các yếu tố hoá học: các loại hoá chất, hơi khí độc; các yếu tố sinh học: vi khuẩn, vi rut, kí sinh trùng. Con người có thể chịu tác động của một hay nhiều yếu tố. Để bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người, người ta đưa ra giới hạn tối đa cho phép của mỗi yếu tố độc hại nào đó trong môi trường. Nếu vượt quá giới hạn đó, chắc chắn môi trường và sức khoẻ con người sẽ bị tổn hại. Tiêu chuẩn cho phép cũng được thay đổi phụ thuộc vào sự kiểm nghiệm của thực tiễn, trình độ sản xuất và điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Do vậy, tiêu chuẩn không phải là hằng số bất biến và tất yếu là có sự khác nhau ở mỗi quốc gia. Hiện nay, có một số nơi sử dụng các thiết bị đo nhanh, hiện số điện tử (được gọi là dụng cụ đọc trực tiếp: Direct Reading Instrument) để đo đạc, quan trắc môi trường sau đó so sánh kết quả với tiêu chuẩn, quy chuẩn để đánh giá và nhận định. Kết quả là mẫu đo của đó không mang tính đại diện hay nói một cách khác là việc đánh giá và nhận định là không chính xác vì có 2 khả năng xảy ra là vào thời điểm đo, nồng độ hay yếu tố độc hại đó quá cao hoặc quá thấp so với thực tế tiếp xúc trong 8 giờ lao động hoặc 24 giờ (một ngày-đêm) hoặc lâu hơn. Để khắc phục tình trạng này, người ta khuyên không nên lạm dụng việc so sánh với giới hạn cho phép tức thời, theo thời điểm (TLV-STEL hoặc TLV-C) mà nên áp dụng phương pháp đo cả ca 8 giờ trong lao động hoặc 24 giờ trong môi trường sinh thái, thậm chí đo trong nhiều ngày hoặc nhiều tháng khác nhau (trạm quan trắc môi trường liên tục). Để đáp ứng các yêu cầu về việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật một cách khách quan, khoa học và chính xác, người ta đã và đang nghiên cứu xây dựng các giới hạn cho phép với thời gian đánh giá càng dài càng tốt (theo ngày, tuần, tháng hoặc năm). Trong lao động sản xuất, người ta lấy mốc giới hạn thời gian là ca làm việc 8 giờ. - Tiêu chuẩn dài là tiêu chuẩn giới hạn tối đa cho phép của yếu tố độc hại trong môi trường lao động mà con người được phép làm việc hàng ngày với thời gian một ca làm việc dài hơn 8 giờ mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ. - Tiêu chuẩn ngắn là tiêu chuẩn giới hạn tối đa cho phép của yếu tố độc hại trong môi trường lao động mà con người được phép làm việc hàng ngày với thời gian một ca làm việc ngắn trong 8 giờ (có mức quy định cụ thể) mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ. 6
- Tiêu chuẩn dài thể hiện tính chất ít độc hại của môi trường lao động hoặc nói một cách khác là môi trường lao động tốt và giá trị đo được thực tế của các yếu tố độc hại tại môi trường lao động là thấp hơn giới hạn tiêu chuẩn cho phép. Tiêu chuẩn ngắn thể hiện tính độc hại cao hơn của môi trường lao động và giá trị đo được thực tế của các yếu tố độc hại tại môi trường lao động cao hơn giới hạn tiêu chuẩn cho phép. Điều này được thể hiện rõ trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường và vệ sinh lao động. Nồng độ tối đa cho phép là giới hạn tối đa của các yếu tố độc hại là hoá chất, chất độc trong không khí nơi làm việc (hơi khí độc, bụi, khói...) của môi trường lao động mà con người được phép làm việc hàng ngày với thời gian một ca lao động trung bình là 8 giờ mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ (Đối với các yếu tố vật lý, vi sinh vật là trị số giới hạn hay giá trị giới hạn cho phép). Đối với chất gây ngủ, các chất kích thích, chất mẫn cảm, những chất có khả nâng gây nhiễm độc cấp tính thường áp dụng nồng độ tối đa cho phép. Đối với các chất có tác dụng tích luỹ, áp dụng trị số giới hạn ngưỡng. Đối với các chất gây ung thư không thể quy định giới hạn mà trị số giới hạn phải bằng không mới đảm bảo sức khoẻ con người. Trong hệ thống tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam hiện nay mới chỉ quy định giá trị giới hạn cho phép từng yếu tố. Tuy nhiên, con người hiếm khi chịu tác động riêng rẽ của từng yếu tố tác hại mà thường từ hai yếu tố trở lên. Vì vậy, một số nước đã xây dựng tiêu chuẩn giới hạn cho phép tiếp xúc với nhiều yếu tố theo công thức như sau: C1 C2 C3 Cn C = ----------------- + ----------------- + ----------------- + ..... ---------------- ≤ 1 NĐTĐCP A NĐTĐCP B NĐTĐCP C NĐTĐCP N Trong đó: - C: giá trị giới hạn cho phép của hỗn hợp các chất (các yếu tố trong môi trường). - C1: nồng độ chất A trong môi trường. - NĐTĐCP A: Nồng độ tối đa cho phép chất A trong môi trường. - C2: nồng độ chất B trong môi trường. - NĐTĐCP B: Nồng độ tối đa cho phép chất B trong môi trường. - C3: nồng độ chất C trong môi trường. - NĐTĐCP C: Nồng độ tối đa cho phép chất C trong môi trường. - Cn: nồng độ chất N trong môi trường. - NĐTĐCP N: Nồng độ tối đa cho phép chất N trong môi trường. Nếu tổng giá trị lớn hơn 1 thì hỗn hợp các yếu tố vượt quá giới hạn cho phép. Cần lưu ý rằng nồng độ tối đa cho phép, trị số giới hạn ngưỡng không phải là giới hạn an toàn cho mọi tiếp xúc nghề nghiệp bởi lẽ các hoá chất độc không chỉ xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp mà có thể qua da, niêm mạc, ví dụ như TNT, Anilin, Nỉtrobenzen,...và như vậy, nồng độ các chất này trong không khí chỉ 7
- là một thông số về tác hại mà thôi. Bên cạnh đó, các yếu tố cơ địa trong tiếp xúc nghề nghiệp với các hoá chất độc hại cũng vô cùng quan trọng trong quá trình phát sinh, phát triển bệnh lý. Nhiều trường hợp tuy tiếp xúc dưới ngưỡng cho phép, cơ thể vẫn bị tổn thương. Thêm vào đó, những điều kiện như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí... của môi trường lao động cũng làm thay đổi khả năng gây tác hại của các hoá chất độc trong môi trường lao động cũng như phản ứng tự vệ của cơ thể. Chính vì vậy, khi đánh giá mức độ độc hại của môi trường không chỉ xét đơn thuần về nồng độ tối đa cho phép hoặc trị số giới hạn ngưỡng mà phải tính đến cả các điều kiện khác của môi trường. Từ những năm 1972, việc đánh giá mức độ độc hại của môi trường lao động theo chỉ số được ứng dụng và được đánh giá tốt. Các chỉ số được xác định là 1,0- 0,8-0,5-0,2-0,0. Chỉ số càng cao thì mức độ độc hại càng thấp. Cụ thể: + Chỉ số 1: Không tiếp xúc độc hại, không ảnh hưởng đến sức khoẻ, không ảnh hưởng đến khả năng lao động (vùng tiếp xúc an toàn). + Chỉ số 0,8: Có tiếp xúc độc hại, không ảnh hưởng đến sức khoẻ, ít ảnh hưởng đến khả năng lao động. + Chỉ số 0,5: Có tiếp xúc độc hại, ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng lao động nhưng có thể hồi phục nhanh chóng. + Chỉ số 0,2: Có tiếp xúc độc hại, ảnh hưởng rõ rệt đến sức khoẻ, giảm khả năng lao động nhiều, gây bệnh rõ rệt. + Chỉ số 0,0: Có tiếp xúc độc hại (mức độ độc hại lớn), ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, và khả năng lao động, không thể hồi phục được. Chỉ số độc hại NĐCP NĐĐĐ NĐĐĐ 1,0 NĐĐĐ < 0,5 NĐCP 0,8 < 0,5 NĐCP ≤ NĐĐĐ < 1,0 NĐCP 0,5 NĐCP ≤ NĐĐĐ < 2,0 NĐCP 0,2 2,0 NĐCP ≤ NĐĐĐ < 4,0 NĐCP 0,0 NĐĐĐ > 4,0 NĐCP Chú thích: - NĐCP: Nồng độ cho phép. - NĐĐĐ: Nồng độ đo được. Năm 1968, Tổ chức y tế thế giới và Tổ chức lao động quốc tế đã đưa ra bảng phân loại tiếp xúc nghề nghiệp về mặt tác hại sinh học do hoá chất độc trong không khí như sau: + Loại A: Sự tiếp xúc không gây ra bất cứ một sự biến đổi nào về sức khoẻ và khả năng thích ứng trong suốt cuộc đời của người lao động (gọi là vùng tiếp xúc an toàn). + Loại B: Sự tiếp xúc có gây tác hại đến sức khoẻ và khả năng lao động nhưng có thể hồi phục nhanh chóng, không gây bệnh rõ rệt. + Loại C: Sự tiếp xúc gây bệnh có thể hồi phục được. + Loại D: Sự tiếp xúc gây bệnh không thể hồi phục được hoặc gây tử vong. 8
- Câu hỏi lượng giá: Câu hỏi lựa chọn (Multiple Choice Question) 1. Tiêu chuẩn dùng để: A. Quy định đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, môi trường. B. Quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật sản phẩm, môi trường. C. Phân loại, đánh giá sản phẩm, môi trường. D. Nâng cao chất lượng sản phẩm, môi trường. E Nâng cao hiệu quả của sản phẩm, môi trường. 2. Quy chuẩn kỹ thuật dùng để: A. Quy định đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, môi trường. B. Quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật sản phẩm, môi trường. C. Quản lý sản phẩm, môi trường. D. Đảm bảo chất lượng sản phẩm, môi trường. E. Đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người. 1. Những tiêu chuẩn hiện nay đang được sử dụng là: A. Tiêu chuẩn cơ sở. B. Tiêu chuẩn ngành. C. Tiêu chuẩn địa phương. D. Tiêu chuẩn quốc gia. E. Tiêu chuẩn quốc tế. 2. Cơ quan có thẩm quyền công bố tiêu chuẩn quốc gia là: A. Bộ Y tế. B. Bộ Tài nguyên và Môi trường. C. Bộ Khoa học và Công nghệ. 9
- D. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. E. Chính phủ. 3. Cơ quan có thẩm quyền xuất bản và phát hành tiêu chuẩn quốc gia là: A. Bộ Y tế. B. Bộ Tài nguyên và Môi trường. C. Bộ Khoa học và Công nghệ. D. UBND tỉnh, thành phố. E. Chính phủ. 4. Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn là: A. Bắt buộc áp dụng. B. Khuyến khích áp dụng. C. Tự nguyện áp dụng. D. Lựa chọn áp dụng. E. Áp dụng trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn. 5. Có bao nhiêu loại tiêu chuẩn? A. 3 loại B. 4 loại C. 5 loại D. 6 loại E. 7 loại 6. Những quy chuẩn nào hiện nay đang được sử dụng: A. Quy chuẩn kỹ thuật cơ sở. B. Quy chuẩn kỹ thuật ngành. C. Quy chuẩn kỹ thuật địa phương. D. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. E. Quy chuẩn kỹ thuật quốc tế. 7. Cơ quan có thẩm quyền công bố quy chuẩn kỹ thuật là: A. Bộ Khoa học và Công nghệ. B. Bộ Tài nguyên và Môi trường. C. Chính phủ. D. Bộ Y tế. E. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. F. Cả 5 loại trên 8. Nguyên tắc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật là: A. Tự nguyện áp dụng. B. Bắt buộc áp dụng. C. Khuyến khích áp dụng D. Lựa chọn áp dụng. E. Sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp. 9. Có mấy loại quy chuẩn kỹ thuật: A. 3 loại B. 4 loại C. 5 loại D. 6 loại 10
- E. 7 loại 10.Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vệ sinh môi trường của Việt Nam bao gồm: A. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về không khí. B. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về nước. C. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về đất D. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn, rung chuyển. E. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải rắn. F. Cả loại trên 11. Hệ thống tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Việt Nam bao gồm: A. Tiêu chuẩn về vệ sinh lao động. B. Tiêu chuẩn về an toàn lao động. C. Tiêu chuẩn về 5 nguyên tắc vệ sinh lao động. D. Tiêu chuẩn về 7 thông số vệ sinh lao động. E. Tiêu chuẩn về môi trường khu dân cư. 12. Tiêu chuẩn đánh giá ô nhiễm môi trường không khí trong lao động chính xác nhất là: A. Nồng độ tối đa cho phép. B. Nồng độ tối đa cho phép cả ca làm việc. C. Nồng độ tối đa cho phép theo thời điểm. D. Nồng độ Đỉnh (Ceiling) E. Giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp (OELs). 13. Lấy mẫu để đánh giá ô nhiễm nước thải như thế nào là tốt nhất: A. Lấy mẫu giờ thứ nhất. B. Lấy mẫu giờ thứ 4. C. Lấy mẫu giờ thứ 8. D. Lấy mẫu giờ thứ 24. E. Mỗi giờ lấy một mẫu, sau 24 giờ thì trộn lẫn 24 mẫu với nhau. 14. Tiêu chuẩn có thể đánh giá mức độ tiếp xúc đồng thời với nhiều yếu tố độc hại là: A. Tiêu chuẩn nồng độ tối đa cho phép cả ca làm việc. B. Tiêu chuẩn nồng độ đo tức thời. C. Tổng các nồng độ đo được (C chung lớn hơn 1). D. Tổng các nồng độ đo được (C chung bằng 1). E. Tổng các nồng độ đo được (C chung bằng và nhỏ hơn 1). 15. Chỉ số đánh giá mức độ nguy hiểm nhất của ô nhiễm môi trường là: A. Bằng 1 B. Bằng 0,8 C. Bằng 0,5 D. Bằng 0,2 E. Bằng 0,0 16. Loại nào nguy hiểm nhất trong bảng phân loại tiếp xúc nghề nghiệp về mặt tác hại sinh học do hoá chất độc trong không khí: A. Loại A. 11
- B. Loại B. C. Loại C. D. Loại D. Câu hỏi và đáp án câu hỏi tự luận 1. Phân biệt sự khác nhau giữa tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Trả lời: - TCVN: là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, quá trình, môi trường ... nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng. - QCVN là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, quá trình, môi trường… phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. 2. Những tiêu chuẩn nào hiện nay đang được sử dụng: Tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn địa phương, tiêu chuẩn quốc gia? Trả lời: - Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN). - Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS). 3. Cơ quan nào có thẩm quyền công bố tiêu chuẩn quốc gia? Trả lời - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố tiêu chuẩn quốc gia. - Các tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở bao gồm: A. Tổ chức kinh tế; B. Cơ quan nhà nước; C. Đơn vị sự nghiệp; D. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp. 4. Cơ quan nào có thẩm quyền xuất bản và phát hành tiêu chuẩn quốc gia? Trả lời: - Bộ Khoa học và Công nghệ giữ quyền xuất bản và phát hành tiêu chuẩn quốc gia. - Tổ chức công bố tiêu chuẩn cơ sở giữ quyền xuất bản và phát hành tiêu chuẩn cơ sở. 5. Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn? Trả lời: - Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện. Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật. 12
- - Tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn. 6. Phân loại tiêu chuẩn? Trả lời: (1) Tiêu chuẩn cơ bản quy định các đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng những quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể, (2) Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn. (3) Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn. (4) Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn. (5) Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản, quy định các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hoá. 7. Những quy chuẩn nào hiện nay đang được sử dụng: Quy chuẩn kỹ thuật cơ sở, quy chuẩn kỹ thuật ngành, quy chuẩn kỹ thuật địa phương, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia? Trả lời - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN). - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP). 8. Cơ quan nào có thẩm quyền công bố quy chuẩn kỹ thuật ? Trả lời A. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý. B. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương để áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình đặc thù của địa phương và yêu cầu cụ thể về môi trường cho phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, thuỷ văn, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương được ban hành sau khi được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định ở mục a) trên đây. 9. Nguyên tắc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật? Trả lời - Quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng bắt buộc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác. - Quy chuẩn kỹ thuật được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp. 10. Phân loại quy chuẩn kỹ thuật? 13
- Trả lời Theo Điều 28, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, có 5 loại quy chuẩn kỹ thuật: (1) Quy chuẩn kỹ thuật chung: quy định về kỹ thuật và quản lí áp dụng cho một lĩnh vực quản lí hoặc một nhóm sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình. (2) Quy chuẩn kỹ thuật an toàn, quy định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn sinh học, an toàn cháy nổ, an toàn cơ học, an toàn công nghiệp, xây dựng, an toàn nhiệt, hoá học, điện, thiết bị y tế, an toàn bức xạ hạt nhân, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dược phẩm, mỹ phẩm đối với sức khoẻ con người; vệ sinh, an toàn thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học và hoá chất dùng cho động vật, thực vật.... (3) Quy chuẩn kỹ thuật môi trường, quy định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu về chất lượng môi trường xung quanh, về chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn,...). (4) Quy chuẩn kỹ thuật về quá trình, quy định yêu cầu về vệ sinh, an toàn trong quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng, bảo trì sản phẩm, hàng hoá. (5) Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ, quy định yêu cầu về vệ sinh, an toàn trong dịch vụ kinh doanh, thương mại, bưu chính, viễn thông, xây dựng, giáo dục, tài chính, khoa học công nghệ, chăm sóc sức khoẻ, du lịch, giải trí, văn hoá, thể thao, vận tải và dịch vụ trong các lĩnh vực khác. 11. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vệ sinh môi trường của Việt Nam (Tóm tắt)? Trả lời: Bao gồm các tiêu chuẩn về không khí, nước, tiếng ồn, đất, chất thải rắn. 12.Hệ thống tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Việt Nam (Tóm tắt)? Trả lời: Gồm 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động. 13. Loại tiêu chuẩn nào đánh giá ô nhiễm môi trường không khí chính xác nhất? Trả lời: Tiêu chuẩn dài (long term standard) hay TLVs-TWA. 14. Lấy mẫu để đánh giá ô nhiễm nước thải như thế nào là tốt nhất? Trả lời: Lấy mẫu 24 giờ, mẫu trộn (mỗi giờ lấy một mẫu sau đó trộn lẫn 24 mẫu giờ với nhau). 15.Tiêu chuẩn nào có thể đánh giá mức độ tiếp xúc đồng thời với nhiều yếu tố độc hại? Trả lời: Tiêu chuẩn giá trị cho phép hỗn hợp nhiều chất C ≤ 1. 14
- 16. Đánh giá mức độ nguy hiểm của ô nhiễm môi trường cần dựa vào chỉ số nào? Trả lời: Dựa vào chỉ số độc hại Chỉ số độc hại NĐCP NĐĐĐ NĐĐĐ 1,0 NĐĐĐ < 0,5 NĐCP 0,8 < 0,5 NĐCP ≤ NĐĐĐ < 1,0 NĐCP 0,5 NĐCP ≤ NĐĐĐ < 2,0 NĐCP 0,2 2,0 NĐCP ≤ NĐĐĐ < 4,0 NĐCP 0,0 NĐĐĐ > 4,0 NĐCP Chú thích: - NĐCP: Nồng độ cho phép. - NĐĐĐ: Nồng độ đo được. 17.Trình bày phân loại tiếp xúc nghề nghiệp về mặt tác hại sinh học do hoá chất độc trong không khí? Trả lời: Năm 1968, Tổ chức y tế thế giới và Tổ chức lao động quốc tế đã đưa ra bảng phân loại tiếp xúc nghề nghiệp về mặt tác hại sinh học do hoá chất độc trong không khí như sau: + Loại A: Sự tiếp xúc không gây ra bất cứ một sự biến đổi nào về sức khoẻ và khả năng thích ứng trong suốt cuộc đời của người lao động (gọi là vùng tiếp xúc an toàn). + Loại B: Sự tiếp xúc có gây tác hại đến sức khoẻ và khả năng lao động nhưng có thể hồi phục nhanh chóng, không gây bệnh rõ rệt. + Loại C: Sự tiếp xúc gây bệnh có thể hồi phục được. + Loại D: Sự tiếp xúc gây bệnh không thể hồi phục được hoặc gây tử vong. Tài liệu tham khảo Tài liệu bắt buộc: - Trường Đại học y tế Công cộng (2010), Sức khỏe nghề nghiệp, Tài liệu giảng dạy cho cử nhân y tế công cộng định hướng Sức khỏe môi trường - Nghề nghiệp. Tài liệu tham khảo: Tài liệu tiếng Việt 1. Luật bảo vệ môi trường Việt Nam, 2005. 2. Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, 2006. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Hệ thống tiêu chuẩn về môi trường và các quy định mới nhất về bảo vệ môi trường. NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội. 4. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2008), Hệ thống tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động và các quy định mới nhất về bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 2008. NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội. 5. Bộ Y tế (2003), Tiêu chuẩn vệ sinh lao động, NXB Y học, Hà Nội. 15
- 6. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Viện khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động (2002), Những văn bản hướng dẫn thực hiện công tác bảo hộ lao động. Nhà xuất bản lao động Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh 7. ACGIH, USA (2006), TLVs and Bels, Based on the Documentation of the Threshold Limit Values for Chemical Substances and Physical Agents and Biological Exposure Indices, Worldwilde, Signature Publication. 8. NIOSH (2008), Pocket guide to chemical hazards. CDC, U.S. DHHS. 9.Yassi et al. Sức khỏe môi trường cơ bản (Tài liệu dịch). Trường Đại học Y tế công cộng, 2009. 10.Mark G. Robson and vWilliam A. Toscano. Risk assessment for Environmental Health. Chapters No 3, 8 and 14 10.Woodside G., Kocurek D., 1997. Environmental, Safety and Health Engineering. John Wiley & Son, Inc. Một số trang web hữu ích: http://www.who.int/occupational_health/en/ http://www.wpro.who.int/themes_focuses/theme2/focus1/healthy_workplace.asp http://www.lib.unimelb.edu.au/postgrad/litreview/home.html http://www.nohsc.gov.au http://www.ilo.org http://www.dosmolisa.gov.vn 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu về Dược điển Việt Nam: Phần 1
714 p | 340 | 113
-
Bài giảng Chuẩn đoán và điều trị suy tim - PGS.TS Phạm Nguyễn Vinh
45 p | 188 | 26
-
Giáo trình Dị ứng học đại cương (chuyên ngành vệ sinh học và tổ chức y tế): Phần 2
142 p | 133 | 25
-
Bài giảng Vệ sinh an toàn thực phẩm: Chương 3.2 - Lê Thùy Linh
40 p | 149 | 19
-
Bài giảng Vệ sinh học đại cương môi trường và nghề nghiệp
27 p | 116 | 16
-
Tìm hiểu về Dược điển Việt Nam V - Tập 2: Phần 1
524 p | 55 | 11
-
Tìm hiểu về Dược điển Việt Nam V - Tập 1: Phần 1
520 p | 47 | 11
-
Đánh giá 3 năm thực hiện mô hình xã, phường điểm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố tại huyện Long Thành, Đồng Nai 2006-2008
6 p | 62 | 8
-
Bài giảng Các tiêu chuẩn của siêu âm 12 tuần theo hiệp Hội siêu âm sản phụ khoa thế giới
53 p | 39 | 6
-
Tình hình đo kiểm hơi khí độc trong môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, tỉnh Bình Dương, năm 2007-2012
7 p | 73 | 5
-
Bài giảng Các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và nghề nghiệp
5 p | 61 | 5
-
Bài giảng Đại cương về thăm dò chức năng sinh lý
162 p | 88 | 4
-
Giáo trình Vệ sinh phòng bệnh (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
127 p | 11 | 4
-
Nghiên cứu các yếu tố môi trường lao động và tình trạng sức khỏe công nhân ngành chế biến thủy sản tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng và đánh giá kết quả can thiệp năm 2020-2021
8 p | 13 | 3
-
Bài thuyết trình Bào chế và sinh dược học: Tiêu chuẩn và các phương pháp sản xuất viên bao
23 p | 28 | 2
-
Giáo trình Quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm (Ngành: Dinh dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
120 p | 4 | 2
-
Thực trạng điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm của các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai tại tỉnh Đồng Nai năm 2018-2019
6 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn