Chu Việt Hà và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
99(11): 151 - 159<br />
<br />
ỨNG DỤNG ĐÁNH DẤU SINH HỌC CỦA CÁC CHẤM LƯỢNG TỬ BÁN DẪN<br />
Chu Việt Hà1, Trần Anh Đức1, Đỗ Thị Duyên1,<br />
Vũ Thị Kim Liên1*, Trần Hồng Nhung2<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên<br />
2<br />
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
So sánh với chất màu hữu cơ truyền thống và các protein phát quang tự nhiên, các chấm lượng tử<br />
bán dẫn có đặc tính quang học và điện tử độc đáo: có thể điều khiển ánh sáng phát xạ nhờ thay đổi<br />
kích thước, phổ phát xạ hẹp và đối xứng ,độ chói cao, thời gian sống phát quang dài và điểm đặc<br />
biệt nhất là độ bền quang cao (gấp vài trăm lần so với chất màu hữu cơ), ít bị tẩy quang, và quang<br />
phổ hấp thụ rộng dễ kích thích đồng thời của nhiều màu sắc huỳnh quang. Với các tính chất quang<br />
lý đó, việc ứng dụng các hạt nano chấm lượng tử bán dẫn phân tán được trong nước để ứng dụng<br />
cho mục đích đánh dấu sinh học đã và đang được thực hiện cả trên thế giới cũng như ở Việt Nam.<br />
Các tiến bộ gần đây giúp phát triển thiết bị thăm dò các hạt nano đa chức năng, cho thấy phát xạ<br />
của các hạt nano này là rất sáng và ổn định trong điều kiện phức tạp của cơ thể sống. Các chấm<br />
lượng tử ứng dụng trong đánh dấu sinh học đã đặt ra khả năng mới cho hình ảnh siêu nhạy và ghép<br />
các mục tiêu phân tử trong tế bào sống, các mô động vật và cơ thể con người. Chấm lượng tử hiện<br />
nay có rất nhiều ứng dụng trong y-sinh như làm chất đánh dấu hiện ảnh phân tử và tế bào cả in<br />
vitro và in vivo, làm các cảm biến sinh học. Bài báo này trình bày tổng quan về các ứng dụng đánh<br />
dấu sinh học của các chấm lượng tử trong giai đoạn hiện nay.<br />
Từ khóa: chấm lượng tử bán dẫn, đánh dấu sinh học, hạt nano<br />
<br />
TỔNG QUAN VỀ CÁC CHẤM LƯỢNG TỬ*<br />
Các chấm lượng tử kể từ khi được phát hiện,<br />
đã dần trở thành các chất dán nhãn huỳnh<br />
quang quan trọng dùng trong cảm biến sinh<br />
học và hiện ảnh [1]. Các chấm lượng tử là<br />
những tinh thể nano bán dẫn bao gồm các<br />
nguyên tử của các nguyên tố nhóm II - VI (ví<br />
dụ, Cd, Zn, Se, Te) hoặc III-V (ví dụ, In, P,<br />
As) trong bảng hệ thống tuần hoàn các<br />
nguyên tố hóa học. Các hiệu ứng lượng tử xảy<br />
ra khi kích thước tinh thể có thể so sánh với<br />
bước sóng de Broglie của điện tử và lỗ trống.<br />
Khi đó cả điện tử và lỗ trống đều bị giam giữ<br />
và các mức năng lượng của chúng bị lượng tử<br />
hóa. Sự giam giữ lượng tử làm gián đoạn các<br />
mức năng lượng theo chiều giam giữ và làm<br />
thay đổi mật độ trạng thái theo năng lượng.<br />
Kết quả là hấp thụ hay phát xạ của các chấm<br />
lượng tử phụ thuộc vào kích thước hạt, nghĩa<br />
là người ta có thể điều khiển được tính chất<br />
quang (ví dụ màu phát xạ huỳnh quang) theo<br />
kích thước của các chấm lượng tử. Các chấm<br />
lượng tử có phổ hấp thụ rộng, phổ phát xạ<br />
hẹp, do đó có thể linh hoạt lựa chọn bước<br />
sóng kích thích cũng như giảm thiểu sự chồng<br />
chập phổ phát xạ từ các chấm lượng tử đa<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912 789436, Email: lienvusptn@gmail.com<br />
<br />
thành phần, làm cho chúng trở thành các chất<br />
dán nhãn tuyệt vời với sự sàng lọc thông<br />
lượng cao. Ngoài ra, việc lựa chọn bước sóng<br />
kích thích xa các bước sóng phát xạ có thể<br />
loại bỏ sự tán xạ nền. So với các chất màu<br />
hữu cơ, các chấm lượng tử có hiệu suất lượng<br />
tử tương tự nhưng hệ số dập tắt lớn hơn, làm<br />
giảm tốc độ dập tắt quang [2]. Độ chói huỳnh<br />
quang của các chấm lượng tử cũng lớn hơn độ<br />
chói của chất màu hữu cơ khoảng 10 đến 20<br />
lần và độ bền quang cao gấp 100 đến 200 lần<br />
[2]. Ngoài ra, bằng cách sử dụng các chấm<br />
lượng tử khác nhau người ta có thể đánh dấu<br />
huỳnh quang trong khoảng rộng từ vùng khả<br />
kiến đến vùng hồng ngoại gần, trong khoảng<br />
từ 400nm đến 2000nm [3]. Các chấm lượng<br />
tử thường được sử dụng trong đánh dấu sinh<br />
học là các chấm lượng tử trên cơ sở CdSe<br />
và CdTe vì phổ phát xạ của chúng trải toàn<br />
bộ vùng phổ nhìn thấy tùy thuộc vào kích<br />
thước [3].<br />
Các chấm lượng tử có phổ hấp thụ liên tục và<br />
rộng tương tự như của vật liệu bán dẫn khối<br />
với một số đỉnh. Phổ hấp thụ kéo dài từ vùng<br />
tử ngoại tới một bước sóng giới hạn trong<br />
vùng nhìn thấy, tương ứng với dịch chuyển cơ<br />
bản, được gọi là đỉnh hấp thụ thứ nhất. Các<br />
chấm lượng tử không hấp thụ ánh sáng có<br />
151<br />
<br />
Chu Việt Hà và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
bước sóng lớn hơn bước sóng của đỉnh hấp<br />
thụ thứ nhất. Do sự phụ thuộc của các mức<br />
năng lượng điện tử - lỗ trống vào kích thước<br />
và thành phần hóa học của chấm lượng tử nên<br />
bước sóng đỉnh hấp thụ thứ nhất cũng phụ<br />
thuộc vào kích thước và thành phần hóa học<br />
của chấm lượng tử. Các chấm lượng tử càng<br />
nhỏ thì đỉnh hấp thụ thứ nhất càng ở bước<br />
sóng ngắn. Mỗi đỉnh ứng với dịch chuyển<br />
năng lượng giữa các mức năng lượng gián<br />
đoạn của các điện tử - lỗ trống (exciton) [4].<br />
Các chấm lượng tử có phổ hấp thụ rộng nên<br />
huỳnh quang có thể được kích thích ở bước<br />
sóng nào ngắn hơn bước sóng huỳnh quang.<br />
Vì vậy nhiều chấm lượng tử với màu huỳnh<br />
quang khác nhau có thể được kích thích bằng<br />
một ánh sáng đơn sắc (hay bằng một nguồn<br />
đơn). Điều này trái ngược với chất màu hữu<br />
cơ, có tần số cộng hưởng hấp thụ chỉ trong<br />
một vùng tần số hẹp, do đó với mỗi chất màu<br />
hữu cơ chỉ có một bước sóng kích thích xác<br />
định và mỗi bước sóng xác định chỉ kích thích<br />
được một chất màu hữu cơ xác định [5, 6].<br />
Các chấm lượng tử có các mức năng lượng<br />
phụ thuộc vào kích thước nên có thể điều<br />
khiển tính chất quang theo kích thước. Hình 1<br />
trình bày ảnh phát xạ huỳnh quang của dung<br />
dịch các chấm lượng tử CdSe/CdS được chế<br />
tạo tại phòng thí nghiệm Vật lý Chất rắn,<br />
trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên với các<br />
màu phát xạ khác nhau dưới ánh sáng kích<br />
thích của đèn tử ngoại.<br />
<br />
Hình 1. Ảnh phát xạ của các chấm lượng tử<br />
CdSe/CdS dưới ánh sáng của đèn tử ngoại với các<br />
kích thước lõi CdSe từ trái sang phải là 2,5; 5 và 7<br />
nm [6]<br />
<br />
Các kết quả về nghiên cứu động học hạt tải<br />
của các các chấm lượng tử cho thấy thời gian<br />
sống phát quang của chấm lượng tử là khá<br />
lớn, khoảng 10-50 ns, lớn hơn thời gian sống<br />
huỳnh quang của các chất màu hữu cơ chỉ<br />
khoảng 5 ns [1].<br />
Đối với các chấm lượng tử mà thành phần chỉ<br />
là một loại chất bán dẫn (còn gọi là hiệu suất<br />
152<br />
<br />
99(11): 151 - 159<br />
<br />
lượng tử thấp, chỉ cỡ 10% do các tái hợp<br />
không phát xạ tại các trạng thái bề mặt. Để<br />
loại bỏ một cách hiệu quả và bền vững các<br />
tâm tái hợp không bức xạ tại trạng thái bề<br />
mặt, người ta thường tiến hành bọc 1 hoặc 2<br />
đơn lớp các chất bán dẫn với hằng số mạng<br />
tương tự và độ rộng vùng cấm lớn hơn độ<br />
rộng vùng cấm của bán dẫn lõi, khi đó các hạt<br />
mang điện bị bẫy trong hố thế do việc tạo vỏ<br />
bọc xung quang lõi bán dẫn bằng vật liệu bán<br />
dẫn có vùng cấm lớn hơn vật liệu làm lõi (ví<br />
dụ: vỏ ZnS bao quanh lõi CdSe). Với cấu trúc<br />
lõi - vỏ, các hạt mang điện bị giam trong hố<br />
thế, làm giảm sự tái hợp không phát xạ trên<br />
bề mặt chấm lượng tử, do đó hiệu suất lượng<br />
tử tăng lên. Ví dụ đối với tinh thể nano lõi vỏ CdSe/ZnS hiệu suất lượng tử có thể đạt<br />
đến 70-80% [5-8].<br />
Các chấm lượng tử có độ bền quang cao và<br />
cao hơn nhiều so với các chất màu hữu cơ<br />
trong cùng một điều kiện do các chấm lượng<br />
tử được tổng hợp từ vật liệu vô cơ nên chúng<br />
ít bị tẩy quang (photobleaching). Ví dụ so<br />
sánh giữa chấm lượng tử CdSe đã có lớp vỏ<br />
bọc (ví dụ CdSe/ZnS) và phân tử Rhodamine<br />
thì chấm lượng tử có độ chói cao gấp 20 lần<br />
và độ bền quang cao hơn 100 lần so với<br />
Rhodamine [5, 9]. Đây là ưu việt của chấm<br />
lượng để dùng trong các thí nghiệm sinh học<br />
diễn ra trong khoảng thời gian dài.<br />
YÊU CẦU CỦA CÁC CHẤM LƯỢNG TỬ<br />
TRONG ĐÁNH SINH HỌC<br />
Vì môi trường sinh học chủ yếu là nước nên<br />
các chấm lượng tử dùng trong đánh dấu sinh<br />
học phải phân tán được trong nước. Mặt khác,<br />
các chấm lượng tử muốn đánh dấu được các<br />
đối tượng sinh học như ADN, protein, kháng<br />
thể, tế bào… thì chúng phải gắn kết được với<br />
các đối tượng sinh học đó. Vì vậy các chấm<br />
lượng tử phải có các nhóm chức hóa học thích<br />
hợp để có thể phân tán được trong nước và<br />
gắn kết với các phân tử sinh học, do đó chúng<br />
phải có lớp hợp sinh ưa nước bao quanh. Ví<br />
dụ đối với các chấm lượng tử CdSe/ZnS tồn<br />
tại trong các dung môi hữu cơ với các ligand<br />
là các phân tử TOPO, người ta phải thực hiện<br />
việc trao đổi ligand để làm sao trên bề mặt<br />
của các chấm lượng tử có các nhóm chức làm<br />
cho chấm lượng tử có thể tan được trong<br />
nước và gắn kết được với các đối tượng sinh<br />
<br />
Chu Việt Hà và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
học. Có hai cách chính để làm các chấm<br />
lượng tử này phân tán được trong nước [3],<br />
đó là: i) thay đổi những phân tử bề mặt kỵ<br />
nước TOPO bằng những phân tử hai nhóm<br />
chức mà một đầu tan trong nước liên kết với<br />
phân tử sinh học và một đầu còn lại liên kết<br />
với bề mặt chấm lượng tử; và ii) phủ cho tinh<br />
thể nano bán dẫn kỵ nước vỏ polymer ưa<br />
nước. Trong phương pháp này đuôi kỵ nước<br />
của polymer tương tác với phân tử kỵ nước<br />
trên bề mặt tinh thể và vì vậy hình thành thêm<br />
lớp vỏ. Tính ưa nước của tinh thể nano vỏ<br />
polymer được đảm bảo bởi nhóm ưa nước của<br />
polymer quay ra ngoài.<br />
Một cách tiếp cận để có được các chấm lượng<br />
tử phục vụ cho các ứng dụng đánh dấu sinh<br />
học là chế tạo chúng trực tiếp trong môi<br />
trường nước. Trên thế giới và cả ở nước ta<br />
hiện nay, các chấm lượng tử như CdSe, CdTe<br />
đã và đang được nghiên cứu chế tạo trực tiếp<br />
trong môi trường nước phục vụ cho các ứng<br />
dụng đánh dấu sinh học, rút ngắn bớt thời<br />
gian chế tạo và giảm độ độc hại so với các<br />
chấm lượng tử chế tạo trong dung môi hữu cơ<br />
truyền thống.<br />
MỘT SỐ ỨNG DỤNG ĐÁNH DẤU SINH<br />
HỌC CỦA CÁC CHẤM LƯỢNG TỬ<br />
Cảm biến sinh học (biosensors)<br />
Cảm biến sinh học là một thiết bị có khả năng<br />
tích hợp tác nhân sinh học enzyme, chất nền,<br />
kháng nguyên, kháng thể … trong đầu dò để<br />
đo đạc, phát hiện hoặc phân tích hóa chất.<br />
Biosensors phát hiện các phân tử sinh học<br />
quan trọng qua việc tạo ra các tín hiệu quang<br />
hoặc tín hiệu điện, từ đó nhận ra chất phân<br />
tích. Phần lớn các biosensors hoạt động trên<br />
nguyên lý nhận dạng các phân tử; các chuỗi<br />
kháng thể, peptides, protein, ADN được liên<br />
kết chặt chẽ với các phân tử đích với tính đặc<br />
hiệu cao. Các chất màu được gắn kết với các<br />
phân tử nhận biết này để tạo ra một điểm<br />
huỳnh quang khi có sự liên kết đặc hiệu.<br />
Biosensors sử dụng các chấm lượng tử có<br />
nhiều ưu điểm nổi trội so với loại sử dụng các<br />
chất đánh dấu cổ điển. Bề mặt của chấm<br />
lượng tử có thể dễ dàng thay đổi, tạo ra lộ<br />
trình đơn giản cho sự nhận biết các phân tử.<br />
Thêm vào đó, do kích thước nhỏ nên dễ cho<br />
phép đưa chúng vào sử dụng trong các thiết bị<br />
điện tử hiện nay. Nhiều loại biosensors đã<br />
<br />
99(11): 151 - 159<br />
<br />
được nghiên cứu nhưng thông dụng nhất là<br />
loại dựa trên sự truyền năng lượng cộng<br />
hưởng huỳnh quang (fluorescence resonance<br />
energy transfer - FRET) hoặc sự kết hợp<br />
nhiều đầu dò huỳnh quang để phát hiện ra<br />
chất phân tích.<br />
Hình 2 là một ví dụ sử dụng chấm lượng tử<br />
làm biosensor. Đây là một nanosensor chấm<br />
lượng tử được dùng để phát hiện đường<br />
maltose. Chấm lượng tử được chức năng hóa<br />
bề mặt với protein liên kết với đường maltose<br />
(MBP) có chứa thành phần β-cyclodextrinQSY-9 được gắn chặt vào vị trí liên kết để<br />
dập tắt sự phát xạ của chấm lượng tử (do sự<br />
truyền năng lượng từ chấm lượng tử sang βcyclodextrin-QSY-9). Khi maltose có trong<br />
mẫu thì maltose sẽ thay thế cho thành phần βcyclodextrin-QSY-9 ngăn cản sự truyền năng<br />
lượng làm chấm lượng tử phát xạ.<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ chức năng của một nanosensor<br />
chấm lượng tử phát xạ ở 560 nm nhằm phát hiện<br />
đường maltose [9]<br />
<br />
Ví dụ về cảm biến sinh học dựa trên chấm<br />
lượng tử sử dụng trong các phép phân tích di<br />
truyền là xác định động học trong việc sao<br />
chép ADN [10]. Cảm biến sinh học ADN dựa<br />
trên kĩ thuật FRET-QD đã được Patolsky và<br />
cộng sự thực hiện [11]. ADN được kẹp giữa<br />
một đầu dò được biotin hóa và phần tử báo<br />
cáo được dán nhãn với chất màu Cy5. Một<br />
đích ngắm được dán nhãn với một chấm<br />
lượng tử được gắn streptavidin với vài<br />
oligonucleotide gắn xung quanh (xem hình 3).<br />
Chấm lượng tử QD650 và chất màu Cy5 được<br />
chọn làm cặp donor – acceptor. So với đèn<br />
hiệu phân tử thường được sử dụng trong các<br />
ứng dụng ADN lai, phương pháp này tạo ra<br />
một sự đáp ứng cảm biến cao hơn nhiều tại<br />
hầu hết các nồng độ đích được thử nghiệm.<br />
Ứng dụng làm chất đánh dấu huỳnh quang<br />
các tế bào<br />
Ứng dụng phổ biến nhất của các chấm lượng<br />
tử trong sinh học là đánh dấu huỳnh quang<br />
153<br />
<br />
Chu Việt Hà và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
các tế bào. Các chấm lượng tử được gắn kết<br />
với kháng thể đặc hiệu với các cấu trúc đích<br />
trong tế bào. Hình 4a mô tả các thụ thể tế bào<br />
(màu đen) được đánh dấu bởi các chấm lượng<br />
tử đã được thay đổi các ligand tương thích với<br />
các thụ thể này. Các chấm lượng tử cũng có<br />
thể được dùng để theo dõi sự phát triển của<br />
các tế bào trong nuôi cấy tế bào. Khi tế bào<br />
được đưa vào dung dịch chấm lượng tử, các<br />
chấm lượng tử bắt đầu xâm nhập vào chúng.<br />
Vì các chấm lượng tử có độ bền quang cao<br />
nên có thể quan sát sự phân chia tế bào ở trên<br />
được truyền qua cho cả các tế bào con và tín<br />
hiệu huỳnh quang có thể được quan sát trong<br />
thời gian dài. Hình 4b cho thấy nếu một tế<br />
bào trong một cụm tế bào được đánh dấu với<br />
QDs thì khi tế bào này phân chia, các tế bào<br />
con có thể quan sát được thấy.<br />
<br />
99(11): 151 - 159<br />
<br />
nhãn tế bào chất bằng chấm lượng tử thông<br />
qua việc tiếp hợp với protein Tat bằng cách<br />
bọc pullulan chịu cholesterol (CHP) có nhóm<br />
amin đã được Hasegawa U và cộng sự thực<br />
hiện [14]. Thêm nữa, việc ghi nhãn sợi actin –<br />
F (một loại protein có trong cơ động vật) bởi<br />
QDs được bọc streptavidin [15] cho thấy có<br />
thể sử dụng chấm lượng tử để bảo vệ các<br />
protein được dán nhãn trong sự hoạt động của<br />
enzyme.<br />
<br />
Hình 4. Mô tả tế bào được đánh dấu bằng QDs (a<br />
– QDs được gắn trên các thụ thể của tế bào). Khi<br />
tế bào phân chia, có thể quan sát được các tế bào<br />
con (b) [13]<br />
<br />
Hình 3. Giản đồ hình thành một nanosensor tự<br />
tập hợp (nanosensor assembly) trong sự xuất hiện<br />
của các đích (hình trên) và huỳnh quang của Cy5<br />
xuất hiện khi kích thích QD do FRET từ QD (donor)<br />
đến Cy5 (acceptor) trong một nanosensor [12]<br />
<br />
Việc dán nhãn bên ngoài tế bào bởi các chấm<br />
lượng tử tương đối đơn giản, nhưng việc đánh<br />
dấu nội bào là khó khăn hơn rất nhiều. Có<br />
một số phương pháp để nhuộm cấu trúc nội<br />
bào bằng chấm lượng tử, song cho đến nay<br />
vẫn chưa có phương pháp nào đặc biệt thành<br />
công. Kỹ thuật vi tiêm (microinjection) đã<br />
được sử dụng trong dán nhãn tế bào chất ở<br />
phôi ếch và cá ngựa nhưng rất mất thời gian<br />
với quy định phân tích ở thể tích lớn. Chấm<br />
lượng tử hấp thụ vào tế bào qua cả hai con<br />
đường là nội bào và không bào. Việc dán<br />
154<br />
<br />
Ứng dụng để theo dõi tế bào (cell tracking)<br />
Ứng dụng đáng chú ý của chấm lượng tử<br />
trong đánh dấu tế bào là theo dõi động học tế<br />
bào. Thay vì đánh dấu toàn bộ cấu trúc tế bào<br />
thì các phân tử riêng biệt, đơn lẻ cũng có thể<br />
được đánh dấu huỳnh quang bằng chấm lượng<br />
tử, do đó có thể theo dõi chuyển động của<br />
protein màng riêng biệt. Việc phát hiện các<br />
chuyển động của tế bào tăng cho phép đánh<br />
giá, ước lượng khả năng di căn của các tế bào<br />
ưng thư. Các tế bào khi di căn có thể “ăn”<br />
(ingest) các phân tử khác khi chúng di chuyển<br />
tới các phân tử đó, việc để lại phía sau đường<br />
dẫn được biết đến như theo dõi động học thực<br />
bào (phagokinetic track)… Chúng có thể dễ<br />
dàng gắn trên cơ chất và kích thước của<br />
chúng thì không ảnh hưởng đến chuyển động<br />
của tế bào. Trong một số thử nghiệm, người<br />
ta đã dùng chấm lượng tử để phân biệt giữa tế<br />
bào ung thư và tế bào không ung thư và chấm<br />
lượng tử vẫn còn phát quang trong hơn một<br />
tuần sau khi được gắn với tế bào. Công trình<br />
đáng chú ý của Tada và cộng sự [16] đã làm<br />
sáng tỏ cơ chế phân phối của các chấm lượng<br />
tử vào các tế bào ung thư vú của con người.<br />
Các tác giả đã sử dụng một dòng tế bào mang<br />
<br />
Chu Việt Hà và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
các thụ thể HER2 (kháng nguyên ung thư vú)<br />
có trên màng tế bào. Các chấm lượng tử được<br />
tiếp hợp với kháng thể đơn dòng trastuzumab<br />
(trastuzumab là kháng thể đơn dòng chọn lọc<br />
với protein HER2, khi liên kết với các khiếm<br />
khuyết protein HER2, protein HER2 không<br />
còn khiến các tế bào trong vú sinh sản không<br />
kiểm soát được; làm tăng sự sống còn của<br />
người bị ung thư) cho hiển thị các hạt nano<br />
trong mạch máu phục vụ các tế bào khối u ở<br />
chuột. Các chấm lượng tử đã giúp xác định<br />
vận tốc và hướng dịch chuyển, sự liên kết của<br />
kháng thể với kháng nguyên HER2 trên màng<br />
tế bào, và sự di chuyển vào khu vực xung<br />
quanh nhân tế bào (perinuclear) (hình 5).<br />
<br />
Hình 5. Sơ đồ minh họa phức chấm lượng tử –<br />
kháng thể trastuzumab lưu thông trong mạch máu<br />
khối u di chuyển đến các thụ thể HER2 trên tế bào<br />
ung thư vú [16]<br />
<br />
Những ứng dụng in vivo của chấm lượng tử<br />
Ứng dụng hấp dẫn nhất của đánh dấu chấm<br />
lượng tử là sử dụng được trong các phân tích<br />
in vivo [3, 17]. Sự ổn định lâu dài và độ sáng<br />
của chấm lượng tử làm cho chúng trở nên lý<br />
tưởng cho hiện ảnh trong cơ thể sống.Tuy<br />
nhiên, ứng dụng này vẫn còn đầy thách thức.<br />
Đối với các chất màu truyền thống không có<br />
ứng dụng này. Sự truyền qua của ánh sáng<br />
kích thích và phát xạ trong cơ thể sống là rất<br />
khó, chẳng hạn như mô chỉ cho ánh sáng<br />
hồng ngoại truyền qua. Mặt khác sự chuyển<br />
hóa và tính thích ứng sinh học của các tinh<br />
thể nano in vivo phức tạp hơn trong các tế bào<br />
đơn lẻ. Phần lớn các hạt nano chấm lượng tử<br />
được dùng trong các ứng dụng sinh học được<br />
dựa trên cấu trúc Cd-X, với X là Te, S, Se. Cd<br />
gây ra trở ngại cho việc tái tổ hợp cặp đôi của<br />
ADN, là chất gây ung thư. Sự thụ động hóa<br />
bề mặt và tạo lớp vỏ bọc có thể làm giảm bớt<br />
đáng kể nguy cơ xuất hiện của Cd tự do. Với<br />
độ chói tốt, độ bền quang cao khi kích thích<br />
<br />
99(11): 151 - 159<br />
<br />
bằng laser trong khoảng thời gian dài và tối<br />
ưu hóa lớp vỏ bọc đã cho thấy rằng lớp bọc<br />
đặc hiệu polyethylene glycol (PEG) đã làm<br />
tăng thời gian lưu thông in vivo, tăng độ bền<br />
và giảm sự kết bám không đặc hiệu tối đa.<br />
Đây là những yếu tố cần thiết và quan trọng<br />
trong hiện ảnh in vivo.<br />
Thí nghiệm in vivo đầu tiên là hiện ảnh mặt<br />
cắt (section) của mô trong các cơ quan của<br />
chuột sau khi tiêm vào tĩnh mạch chuột một<br />
lượng chấm lượng tử đã gắn kết với peptide.<br />
Các ứng dụng gần đây chủ yếu tập trung vào<br />
hiện ảnh động vật sống kết hợp với kính hiển<br />
vi đa photon (multiphoton exitation<br />
microscopy) hoặc với việc dùng các tinh thể<br />
QDs bức xạ hồng ngoại gần (NIR). Thiết diện<br />
hấp thụ hai photon lớn của chấm lượng tử cho<br />
phép phát hiện các mẫu dày với hiệu suất cao<br />
hơn nhờ kính hiển vi kích thích đa photon. Sử<br />
dụng kỹ thuật này có thể phát hiện được hàng<br />
trăm các tín hiệu huỳnh quang ở độ sâu<br />
micromet dưới da của chuột sống và của các<br />
mẫu mô dày và quan sát được các mạch máu<br />
của khối u, theo dõi sự di chuyển của các tế<br />
bào đã được đánh dấu bằng chấm lượng tử,<br />
điều này không thể làm được với các chất<br />
đánh dấu truyền thống. Những phát hiện này<br />
chứng tỏ chấm lượng tử có tiềm năng trong<br />
vai trò chất đánh dấu trong các nghiên cứu<br />
sinh lý học bệnh lý khối u và là các hạt dẫn<br />
truyền thuốc.<br />
Những ứng dụng in vitro của chấm lượng tử<br />
Với những nỗ lực không ngừng trong việc<br />
phát triển các đặc tính thích ứng sinh học của<br />
chấm lượng tử, các hạt nano gắn kết được với<br />
các kháng thể, peptide, và ADN đã được chế<br />
tạo và sử dụng để nhận biết các tế bào và mô<br />
đặc hiệu, nhờ đó cho phép đánh dấu đa kênh<br />
và thực hiện những nghiên cứu đòi hỏi thời<br />
gian dài [18]. Dahan và cộng sự [19] đã phát<br />
triển phương pháp nghiên cứu các mô hình<br />
đơn tinh thể nano phát quang sử dụng kính<br />
hiển vi lệch tiêu (defocused microscopy).<br />
Bằng cách liên kết các mô hình này với các<br />
cấu trúc tinh thể nano phát quang lưỡng cực<br />
(emission dipoles), các nhà thực nghiệm đã<br />
xác định được sự định hướng 2 chiều của các<br />
hạt nano và đã thành công khi ứng dụng công<br />
nghệ này để theo dõi sự định hướng màng thụ<br />
thể đơn (single membrance reception) trong<br />
các tế bào sống. Các chấm lượng tử cũng<br />
155<br />
<br />