Các vấn đề học sinh rất hay mắc phải khi học môn Hóa
lượt xem 1
download
Tài liệu đề cập đến những vấn đề học sinh rất hay mắc phải khi học môn Hóa học như: không phân biệt được chất điện li mạnh, trung bình và yếu; không nhớ điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li; không nhớ được tính tan của các chất. Thông qua đó giúp các viên và học sinh khắc phục được những trở ngại và khó khăn trong quá trình học tập và có biện pháp khắc phục những vấn đề trên, nâng cao chất lượng dạy và học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các vấn đề học sinh rất hay mắc phải khi học môn Hóa
- Học Viện Online Lize Website : www.lize.vn Gặt vạn điều hay - Vào ngay đại học Fanpage: www.facebook.com/littlezeros Các vấn đề học sinh rất hay mắc phải khi học môn Hóa Chương 1. Sự điện li Thầy Phạm Thắng Mở đầu môn Hóa học lớp 11 là chương 1 – sự điện li. Nội dung của chương này thuộc phần kiến thức “ các vấn đề cơ bản của đại cương”. Đối với các em học sinh khi vừa học xong lớp 10, chuyển sang tiếp cận với kiến thức Hóa lớp 11, tất nhiên các em sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ về các khái niệm, định nghĩa, cũng như các dạng bài tập mới. Trong chương đầu tiên này, các em sẽ được tiếp cận và làm quen với khái niệm về sự điện li, biết cách phân loại các chất điện li mạnh, trung bình và yếu, biết phân biệt thế nào là axit, thế nào là bazơ, thế nào là muối theo hai quan điểm của hai nhà bác học nổi tiếng là Arhenius và Brosted, biết cách tính giá trị pH của các dung dịch khác nhau và đặc biệt được giới thiệu về phản ứng trao đổi ion, cũng như biết cách sử dụng phương trình ion rút gọn trong dung dịch các chất điện li, để giải quyết các bài toán hỗn hợp của nhiều chất tham gia phản ứng với nhau một cách đơn giản, hiệu quả hơn rất nhiều. Trong quá trình giảng dạy, với kinh nghiệm nhiều năm ôn thi đại học và giảng dạy đại học của mình, sau đây Thầy sẽ liệt kê cho các em một số vấn đề mà các em rất hay gặp phải khi tiếp cận và giải quyết các bài toán liên quan đến chương này, hi vọng rằng sau khi đọc xong những chia sẻ của Thầy, các em sẽ biết mình đang thiếu sót ở đâu và nhanh chóng khắc phục, sửa chữa để làm chủ lượng kiến thức cần thiết trong chương đầu tiên này. Trong chương này chưa thực sự nhiều dạng bài toán hay, điển hình, các câu hỏi chủ yếu tập trung vào lý thuyết, chính vì vậy các vấn 1 Kho tài liệu Lớp 10 + Lớp 11 + Lớp 12 + Ôn thi THPT Quốc Gia tại địa chỉ: www.lize.vn/khotailieu
- Học Viện Online Lize Website : www.lize.vn Gặt vạn điều hay - Vào ngay đại học Fanpage: www.facebook.com/littlezeros đề các em hay gặp phải sẽ chủ yếu rơi vào các dạng câu hỏi lý thuyết, cụ thể như sau 1. Không phân biệt được chất điện li mạnh, trung bình và yếu. Nếu không giải quyết được vấn đề này, các em sẽ không làm được các bài tập ở dạng đếm chất – là một trong những kiểu câu hỏi rất hay được đưa ra trong các đề thi tuyển sinh từ trước đến nay. Cách giải quyết: Đọc lại phần phân loại các chất điện li thuộc bài số 2 trong SGK, nếu chưa hiểu kỹ, các em có thể xem video bài giảng của Thầy trên Lize.vn hoặc xem hình dưới đây: 2. Chưa biết cách sử dụng công thức tính logarit để tính giá trị pH của dung dịch bất kì khi số liệu tính toán không thể tính được theo lý thuyết. Vấn đề trên hay xảy ra là do ở chương trình lớp 11 đối với môn toán, các em chưa được trang bị kiến thức về hàm logarit, phải lên lớp 12 các em mới được học. Tuy nhiên trong SGK Hóa 11 (cơ bản và nâng 2 Kho tài liệu Lớp 10 + Lớp 11 + Lớp 12 + Ôn thi THPT Quốc Gia tại địa chỉ: www.lize.vn/khotailieu
- Học Viện Online Lize Website : www.lize.vn Gặt vạn điều hay - Vào ngay đại học Fanpage: www.facebook.com/littlezeros cao) – Bộ giáo dục đã đưa công thức tính pH thông qua hàm logarit ở phần đọc thêm cho các em. Nếu chỉ áp dụng tính pH theo định nghĩa thông thường, các em không thể giải quyết trọn vẹn dạng toán này. Để khắc phục, các em nên luyện tập sử dụng máy tính của mình và áp dụng giải bài toán tính pH theo hàm logarit. 3. Không nhớ điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li. Vấn đề này rất hay gặp phải đối với các em học sinh khi viết các phương trình phản ứng trao đổi giữa các chất tham gia phản ứng tạo thành sản phẩm. Đa phần em không nhớ điều kiện của phản ứng trao đổi, dẫn tới nhiều trường hợp viết sai phản ứng, sai sản phẩm tạo thành, dẫn tới sai cả bài. Các em chỉ nhớ và quan tâm đến điều kiện của sản phẩm tạo thành mà quên mất điều kiện của các chất tham gia phản ứng cũng rất quan trọng. Để giải quyết vấn đề này, các em cần nhớ: điều kiện để xảy ra một phản ứng trao đổi bất kỳ nằm ở các chất tham gia và sản phẩm tạo thành, cụ thể: - Đối với chất tham gia: Các chất tham gia đều phải tan, trường hợp đặc biệt nếu 1 trong 2 chất tham gia không tan (kết tủa) thì chất còn lại phải là axit. - Đối với sản phẩm tạo thành: Phải tạo ra ít nhất một trong 3 sản phẩm đó là: Chất kết tủa, chất điện li yếu và chất dễ bay hơi Hiểu được bản chất của phản ứng trao đổi ion và biết cách vận dụng triệt để phương trình ion rút gọn sẽ giúp các em giải quyết tốt các bài toán liên quan đến phản ứng của hỗn hợp các chất với nhau sinh ra nhiều sản phẩm. Chúng ta không chỉ học phương trình ion rút gọn ở lớp 3 Kho tài liệu Lớp 10 + Lớp 11 + Lớp 12 + Ôn thi THPT Quốc Gia tại địa chỉ: www.lize.vn/khotailieu
- Học Viện Online Lize Website : www.lize.vn Gặt vạn điều hay - Vào ngay đại học Fanpage: www.facebook.com/littlezeros 11 mà kiến thức này còn theo chúng ta đến hết lớp 12, chính vì vậy các em cần phải nắm thật chắc kiến thức phần này. 4. Không nhớ được tính tan của các chất Đây là vấn đề rất hay gặp phải không chỉ xảy ra đối với các em học sinh học lực trung bình, mà thậm chí còn xảy ra đối với các em học lực khá trở lên. Việc nhớ được tính tan của các chất bất kì không phải là dễ dàng đối với các em, rõ ràng là có lý do của nó. Trong SGK và tài liệu tham khảo hiện nay, chưa có giáo trình nào đưa ra một cách hiệu quả nhất giúp các em phân biệt được tính tan của các chất, mà chỉ nhóm các chất có đặc điểm chung với nhau về mặt cấu tạo và phân loại chung chung, điều này dẫn tới việc khái niệm chồng chất khái niệm, khiến các em phải học thuộc lòng, không hiểu được bản chất của vấn đề, rất phản khoa học. Trong bài giảng của Thầy trên Lize.vn, Thầy đã trình bày một cách rất trực quan, có thể nói đó là một cách rất hay, giúp các em có thể nhớ được tính tan của các loại muối. Cụ thể các em xem hình sau: 4 Kho tài liệu Lớp 10 + Lớp 11 + Lớp 12 + Ôn thi THPT Quốc Gia tại địa chỉ: www.lize.vn/khotailieu
- Học Viện Online Lize Website : www.lize.vn Gặt vạn điều hay - Vào ngay đại học Fanpage: www.facebook.com/littlezeros Nhìn vào sơ đồ trên, các em thấy rằng việc phân biệt được muối nào tan, muối nào không tan đã trở nên rất dễ dàng và trực quan hơn bao giờ hết. Nhớ rõ rằng “ Mạnh thì tan, yếu thì không tan” Trên đây là một số “tips” nho nhỏ Thầy đúc kết trong quá trình giảng dạy về vấn đề các em hay gặp phải trong chương đầu tiên, chương mở đầu của môn Hóa học lớp 11 của chúng ta, tất nhiên tùy vào học lực của học sinh mà sẽ còn rất nhiều vấn đề cần phải phân tích, những vấn đề trên là những vấn đề nổi cộm, điển hình nhất xảy ra ở cả học sinh trung bình, khá trở lên. Chúc các em học tốt và yêu môn Hóa hơn! Thầy Phạm Thắng 5 Kho tài liệu Lớp 10 + Lớp 11 + Lớp 12 + Ôn thi THPT Quốc Gia tại địa chỉ: www.lize.vn/khotailieu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: :"Giáo dục cho học sinh tính tự học"
10 p | 976 | 282
-
GIÁO DỤC CHO HỌC SINH TÍNH TỰ HỌC
17 p | 1409 | 231
-
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 hệ thống kiến thức môn Ngữ Văn để ôn thi tốt nghiệp
18 p | 529 | 104
-
SKKN: Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào giảng dạy bài 10, 11, 12 Sinh lớp 12 - Ban cơ bản
20 p | 263 | 69
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh tự làm một số dạng bài tập Sinh học về xác suất
16 p | 382 | 69
-
SKKN: Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Tập viết cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học Nguyễn Trọng Nghĩa
11 p | 412 | 31
-
SKKN: Một số giải pháp giảm tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng và trốn học giữa buổi
7 p | 186 | 17
-
SKKN: Phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm Văn học
20 p | 175 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện lớp 9 - THCS
25 p | 117 | 7
-
Em có suy nghĩ như thế nào về việc học sinh hiện nay không biết nghe lời thầy cô giáo?
3 p | 55 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập tu từ so sánh trong văn miêu tả
24 p | 76 | 4
-
SKKN: Một số giải pháp giúp học sinh Bru – Vân Kiều học tốt môn Sinh học 6
18 p | 53 | 3
-
SKKN: Kinh nghiệm giúp học sinh yếu kém giải phương trình, bất phương trình mũ và logarit
20 p | 53 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
5 p | 24 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THPT chuyên
61 p | 32 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Định hướng phát triển năng lực học sinh qua dạy học chủ đề Tổng hợp và phân tích lực
22 p | 29 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kỹ thuật phát triển và dạy học bài tập Vật lí trong bồi dưỡng học sinh giỏi
53 p | 35 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn