GIÁO DỤC CHO HỌC SINH TÍNH TỰ HỌC
lượt xem 231
download
Giáo dục cho học sinh tính tự học là vấn đề rất thiết thực và mang tính thời sự trong giáo dục hiện nay. Thực tế cho thấy các em đạt kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi là những em dành rất nhiều thời gian cho việc tự học của mình. Những năm học trước Phòng giáo dục nói chung và trường tiểu học Âu Cơ nói riêng đã phát động phong trào rèn cho học sinh có ý thức tự học ở nhà nhưng hiệu quả đạt được chưa cao. Từ năm học...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: GIÁO DỤC CHO HỌC SINH TÍNH TỰ HỌC
- GIÁO DỤC CHO HỌC SINH TÍNH TỰ HỌC I.ĐẶT VẤN ĐỀ: Giáo dục cho học sinh tính tự học là vấn đề rất thiết thực và mang tính thời sự trong giáo dục hiện nay. Thực tế cho thấy các em đạt kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi là những em dành rất nhiều thời gian cho việc tự học của mình. Những năm học trước Phòng giáo dục nói chung và trường tiểu học Âu Cơ nói riêng đã phát động phong trào rèn cho học sinh có ý thức tự học ở nhà nhưng hiệu quả đạt được chưa cao. Từ năm học này, nhà trường tiếp tục phát động phong trào này để giúp học sinh chủ động trong việc tiếp thu kiến thức mới và hứng thú say mê học tập hơn. Hiểu được mục tiêu trên nên từ năm học này tôi đã mạnh dạn thực hiện việc giáo dục cho học sinh tính tự học ngay từ đầu năm học. Giáo dục cho học sinh tính tự học chính là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi. Theo tôi bên cạnh việc học tập kinh nghiệm của các đồng nghiệp, tham khảo sách báo, giáo viên cũng cần nắm kĩ những khó khăn và thuận lợi của trường mình để chọn phương pháp phù hợp từ đó phong trào mới thực sự đạt hiệu quả cao. Sau 9 năm dạy học tại trường, tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn trong việc giáo dục cho học sinh tính tự học như sau: Thuận lợi: - Ban giám hiệu rất quan tâm đến việc giáo dục cho học sinh tính tự học.
- - Ban giám hiệu tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện nâng cao ý thức tự học cho học sinh: Trang bị sách báo có liên quan, Internet giúp giáo viên lấy thông tin và trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. . . - Sự nhiệt tình của giáo viên trong việc giáo dục cho học sinh của mình tính tự học. Khó khăn: - Trường thuộc địa bàn dân cư có thu nhập thấp, đa phần là tạm trú, trình độ dân trí chưa cao. Phụ huynh lo làm ăn kiếm sống từng ngày. Phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc tự học của con em mình, chưa nhận thấy tầm quan trọng của việc này. Không đôn đốc con em học tập ở nhà. - Giáo viên có ít thông tin liên quan đến vấn đề giáo dục cho học sinh tính tự học. II.NỘI DUNG – BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Trước khi nêu nội dung và biện pháp giáo dục cho học sinh tính tự học, tôi thiết nghĩ cần biết thế nào là tự học. Học với sách không có thầy bên cạnh thường được hiểu là tự học. Nhưng hiểu như vậy là hơi hẹp. Ngay khi có thầy bên cạnh thì thầy cũng giảng giải, uốn nắn chứ thầy đâu có học hộ học trò. Dạy dù sao cũng chỉ là ngoại lực tác động đến trò. Ngoại lực đó phải tạo được sự cộng hưởng của nội lực cố gắng của trò. Sự cố gắng này mới đúng là tự học ( Nguyễn Cảnh Toàn – Bàn về giáo dục Việc Nam) Đối với học sinh tiểu học do lứa tuổi còn nhỏ, tư duy độc lập còn hạn chế nên khả năng tự học chưa cao và chưa bền vững. Mà tự học có nghĩa là tự giác học, chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Vì vậy mà nhiệm vụ của giáo viên là phải từng bước giáo dục tính tự học cho học sinh. Tôi xin đề ra các nội dung và biện pháp sau:
- 1 Trước khi giáo dục tính tự học cho học sinh, giáo viên cần tìm hiểu xem để thực hiện được điều đó cần có những điều kiện nào? Có hai điều kiện không thể thiếu: đó là cách học và sự say mê hứng thú học tập. Vì khi đã có cách học tức các em đã biết cách làm việc độc lập cộng với niềm say mê hứng thú học tập thì các em sẽ tự giác học. Có cách học với tinh thần tự giác, say mê học tập chắc chắn các em sẽ có tính tự học. Trong quá trình dạy học người giáo viên cần có ý thức xây dựng phát triển cho học sinh niềm say mê, hứng thú học tập cũng như hình thành cho các em cách tự học. Phát triển cho học sinh niềm say mê, hứng thú học tập có rất nhiều cách, tôi xin trình bày một số biện pháp sau: - Tạo sự say mê học tập ở các em bằng chính các tiết học hấp dẫn, lôi cuốn. Muốn tiết học thực sự thu hút, hấp dẫn học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết và năng lực chuyên môn nhất định. Để đạt được điều đó, phần chuẩn bị của giáo viên trước khi lên lớp là hết sức quan trọng. Giáo viên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học, chọn lọc những phương pháp phù hợp nội dung bài dạy, phù hợp đối tượng học sinh của lớp mình là việc làm không thể thiếu để có tiết dạy đạt chất lượng. Vd: Học sinh thật sự bị thu hút khi được tham gia các trò chơi nên giáo viên nên lồng kiến thức vào trò chơi nào đó như : Với bài: Số có ba chữ số ( lớp 2) Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực hành bài tập 3 nhằm cũng cố các số có 3 chữ số thông qua trò chơi “ Trúc xanh”. Giáo viên phải chuẩn bị 6 bộ thẻ ghi nội dung bài tập 3 cho 6 nhóm ( 7 hs/ nhóm). Học sinh tự đếm số từ 1 đến 7 rồi tự hình thành nhóm. Lần lượt từng thành viên trong nhóm lật 2 thẻ nếu phù hợp thì giữ hai thẻ đó như: 528 Năm trăm hai mươi tám
- Tổng kết em nào có nhiều thẻ thì thắng. - Về phương pháp, giáo viên phải không ngừng tìm tòi các cách dạy hay, hấp dẫn nhằm cuốn hút học các em trong từng tiết học. Vd: Giáo viên có thể vận dụng các phương pháp được học trong các buổi tậrp huấn như: phương pháp chuyển trạm, làm dấu trích đoạn, phương pháp nói chuyện tay ba . . .vào bài dạy - Một điều hết sức quan trọng là giáo viên phải tạo được sự hấp dẫn ở chính nội dung giảng dạy. Vì cái mới mẻ, cái kì lạ bao giờ cũng gây hứng thú cao độ và nó kích thích trí tưởng tượng của học sinh, thúc đẩy trí óc các em muốn tìm tòi khám phá, phát hiện ra những điều lí thú đối với bản thân. Tuy ở sách giáo khoa có cố gắng cung cấp kiến thức mới cho học sinh nhưng chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu tiếp cận cái mới của các em. Do đó, trong mỗi bài học giáo viên cần tìm tòi các kiến thức mới gây hứng thú nhận thức cho các em. Giáo viên cần lưu ý, kiến thức ấy không được quá sức so với trình độ nhận thức của học sinh. Vd: Khi dạy môn Thủ công lớp 2, bài “ Làm dây xúc xích”, sau khi hoàn thành sản phẩm có thể cho học sinh dùng sản phẩm ấy trang trí lớp học hay góc học tập ở nhà. - Với phương pháp lôi cuốn, nội dung hấp dẫn thì các em sẽ bị lôi cuốn vào từng tiết học, sẽ không ngừng tìm tòi , liên hệ thực tế, tự đặt ra các câu hỏi và tìm cách để giải đáp thắc mắc. Thế là giáo viên đã dẫn vào con đường tự học.
- - Học sinh tiểu học với tâm lí thích thi đua, thích được khen thưởng nên để phát triển niềm say mê hứng thú học tập thì giáo viên nên tạo nên phong trào thi đua học tập trong lớp như: Thi đua giữa các tổ. Tổ chức các đôi bạn học tập. - Khi tổ chức thi đua giữa các tổ, nếu thuận tiện giáo viên có thể tiến hành thường xuyên trong các tiết học. Vd: Trong bài Các con vật sống dưới nước (luyện từ và câu lớp 2) Giáo viên cho học sinh các tổ sưu tầm hình ảnh các con vật sống dưới nước và trình bày sản phẩm theo tổ, cho các em nhận xét, bầu chọn sản phẩm của các tổ. - Về việc tổ chức đôi bạn học tập, tôi thấy cách xếp sau đây mang lại hiệu quả rõ rệt: Giáo viên nên xếp hai học sinh có học lực chênh nhau vừa phải: Giỏi – khá, Khá – trung bình, Trung bình – yếu (Trong đó bạn có học lực khá hơn sẽ làm nhóm trưởng). Sau 2 tháng, nếu bạn yếu hơn trong nhóm có tiến bộ sẽ chuyển sang làm nhóm trưởng nhóm mới. Vì các em trong độ tuổi rất muốn tự khẳng định mình, luôn muốn được khen, các em rất thích làm thầy giáo, cô giáo. Vì vậy dù chỉ hướng dẫn cho bạn một điều nhỏ cũng làm các em rất vui. Mà để hướng dẫn buộc các em phải cố gắng học tập. Với em còn lại trong nhóm luôn muốn chuyển sang làm nhóm trưởng nhóm mới nên cũng phải nỗ lực học tập. Từ đó kích thích hứng thú say mê học tập ở học sinh. - Ngoài ra giáo viên cần động viên, tuyên dương kịp thời dù em có tiến bộ ít vì học sinh rất thích được khen.
- - Bên cạnh đó cần phối hợp với gia đình nhắc nhở, động viên, mua sắm đầy đủ sách vở đồ dùng học tập, tạo cho các em có góc học tập tốt ( bàn ghế phù hợp, đặt nơi có nhiều ánh sáng), yên tĩnh để các em muốn ngồi vào học. Nhiều học sinh có ý thức học rất tốt, có mọi điều kiện tốt nhưng các em không thể tự học được là vì các em không có cách học. Để giúp cho học sinh có cách học giáo viên cần: - Trong các tiết học ở mỗi nội dung học ngoài dạng kiến thức kĩ năng, giáo viên cần hướng dẫn cho các em cách tư duy. Vd: Giáo viên cần giúp học sinh nắm các bước khi giải một bài toán như sau: Đọc kĩ đề toán Xác định yêu cầu đề. Tóm tắt. Phân tích để tìm cách giải. Giải toán. - Khi học sinh tự học ở nhà, giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể vừa sức với học sinh, hướng dẫn cách học bài, làm bài Cách học bài: + Trước khi học bài cần nhớ lại bài cô giảng trên lớp. Tập trung suy nghĩ để hiểu kĩ, nhớ lâu rồi làm các bài tập liên quan ( nếu có)
- Cách làm bài: + Xem lại bài học trong sách trước khi làm bài tập. + Đọc kĩ bài tập, làm nháp, thử lại rồi mới làm vào tập. 2 Khi giáo dục học sinh lớp 2 tính tự học, giáo viên nên lên kế hoạch thực hiện từ đầu năm học. Thời Nội dung Cách thực hiện Nhận gian xét Tháng Giúp học sinh biết - Cho học sinh đọc 9 cách chuẩn bị bài vở, đồ thời khóa biểu sau mỗi buổi dùng học tập trước khi đến học lớp. - Nêu các loại sách vở, đồ dùng học tập cần thiết cho buổi học - Mỗi ngày một học sinh nêu – các em khác bổ sung. - Tuyên dương khen thưởng những em có tiến bộ.
- Tháng - Tiến hành - Học sinh đọc bài 10 chuẩn bị cụ thể cho môn: trước, trả lời câu hỏi, tìm từ Tập đọc khó. - Mỗi tuần có 2 bài tập đọc chính, 1 luyện bài đọc thêm. Trong giờ tự học giáo viên cho học sinh luyện đọc bài đọc thêm dưới sự điều khiển của lớp trưởng - Giáo viên hay học sinh tìm các bài đọc hay - Kiểm tra trong sách, báo cho các em việc chuẩn bị ở nhà của luyện đọc trước rồi trình bày học sinh trước lớp. - Tổ trưởng kiểm tra thành viên của tổ và báo kết quả cho giáo viên. - Tuyên dương khen thưởng những em có tiến bộ.
- Tháng - Tiến hành Chính tả: 11 chuẩn bị cụ thể cho môn: Chính tả, Tập viết. - Học sinh đọc trước các bài chính tả, gạch dưới các chữ viết hoa ( tự trả lời: Vì sao viết hoa?), chữ viết dễ sai. - Làm trước bài tập chính tả bằng viết chì. - Tự sửa lại các lỗi chính tả. - Chọn bài chính tả khác nhờ người lớn đọc cho viết, mang cho giáo viên nhận xét, chấm điểm.( có thể ghi ai đọc cho viết) Tập viết: - Kiểm tra - Học sinh tập viết việc chuẩn bị ở nhà của trước các chữ sắp học ( trên học sinh bảng con, vở rèn chữ) - Viết lại các chữ đã học. - Tìm các bài văn
- trong sách, báo mà em thích viết lại trên giấy đôi, cho giáo viên nhận xét chữ viết. - Tổ trưởng kiểm tra thành viên của tổ và báo kết quả cho giáo viên. -Tuyên dương khen thưởng những em có tiến bộ. Tháng - Tiến hành Luyện từ và câu: 12 chuẩn bị cụ thể cho môn: Luyện từ và câu, Kể - Các em xem và chuyện. làm trước các bài tập. - Ghi lại những gì chưa hiểu, muốn hỏi cô Kể chuyện: - Sau mỗi bài tập đọc, tập kể lại (dựa vào tranh nếu có). - Kể lại cho bạn, gia đình mình nghe. - Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của - Kể lại những
- học sinh chuyện em đã được đọc trên sách báo hay được nghe bố mẹ kể cho thầy cô hay bạn cùng nghe. - Tổ trưởng kiểm tra thành viên của tổ và báo kết quả cho giáo viên. Tháng - Tiến hành - Các em đọc và trả 1 chuẩn bị cụ thể cho môn: lời các câu hỏi gợi ý của bài sẽ Tập làm văn. học. - Đọc những bài văn hay của bạn. - Thường xuyên đọc sách, báo ở nhà. - Viết lại suy nghĩ - Kiểm tra của em sau khi đọc. việc chuẩn bị ở nhà của - Viết lại các bài học sinh văn giáo viên đã sửa. - Tổ trưởng kiểm tra thành viên của tổ và báo kết quả cho giáo viên. - Tuyên dương
- khen thưởng những em có tiến bộ. Tháng - Tiến hành - Xem và chuẩn bị 2 chuẩn bị cụ thể cho môn: đồ dùng học tập cho mỗi bài Toán. học. - Làm trước những bài tập mà mình biết vào vở nháp. - Làm lại các dạng - Kiểm tra toán đã học. việc chuẩn bị ở nhà của - Làm các bài toán học sinh trên báo nhi đồng. - Tổ trưởng kiểm tra thành viên của tổ và báo kết quả cho giáo viên. - Tuyên dương khen thưởng những em có tiến bộ.
- Tháng - Tiến hành Thủ công: 3 chuẩn bị cụ thể cho môn: Thủ công, Mĩ thuật. - Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, vật liệu cho từng bài. - Làm lại các sản phẩm chưa đẹp. - Trang trí sản phẩm theo ý thích. - Xem và nhận xét các sản phẩm đẹp của bạn. Mĩ thuật: - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho từng bài. - Quan sát các bài vẽ đẹp của bạn. - Vẽ, tô màu các hình ảnh mà mình thích. - Vẽ lại các bài đã học trên lớp vào giấy A 4 - Giáo viên kiểm tra trong các tiết dạy việc chuẩn
- bị bài của các em - Tuyên dương khen thưởng những em có tiến bộ. Tháng - Tiến hành - Chuẩn bị bài theo 4 chuẩn bị cụ thể cho môn: lời dặn của giáo viên: hình ảnh, Tự nhiên xã hội. vật thật. - Tìm kiếm những hình ảnh có liên quan đến bài học. - Giáo viên cung cấp vài địa chỉ trên Internet để em nào có điều kiện có thể lên mạng tìm thông tin phục vụ cho bài học. - Tuyên dương khen thưởng những em có tiến bộ. Tháng Tổng kết - Giáo viên chọn bài cho học sinh chuẩn bị. Vd:
- 5 Chủ đề về Bác Hồ – Học sinh tìm kiếm qua sách báo, mạng Internet những gì có liên quan đến Bác Hồ: Hình ảnh, câu chuyện về Bác . . . - Thực hiện phong trào: “Mỗi tuần đọc một cuốn sách ”- Học sinh tự chọn, đọc và trình bày phần mình thích nhất cho các bạn nghe. - Nhận xét, khen thưởng cá nhân xuất sắc hay có tiến bộ. Ý thức tự học của học sinh phải được hình thành trong quá trình lâu dài nên giáo viên cần nhận xét cụ thể tình hình tự học của học sinh để bàn giao cho giáo viên lớp trên tiếp tục thực hiện phong trào này. III.KẾT QUẢ: Sau gần một năm thực hiện, tôi thấy các em lớp tôi đạt kết quả như sau: Học sinh không biết Học sinh biết
- tự học tự học Đầu 38/43 HS 5/43 HS năm Học 25/43 HS 18/43 HS kì 1 Học 10/43 HS 33/43 HS kì 2 IV.ĐỀ NGHỊ: 1 Phạm vi áp dụng: Theo tôi kinh nghiệm mà tôi đúc kết được sau một năm thực hiện có thể áp dụng rộng rãi cho các khối lớp vì nó cómột số ưu điểm nhất định: - Tạo được cho học sinh sự hứng thú, say mê học tập. - Học sinh có khả năng làm việc độc lập rất cao. - Các em biết cách học, nên việc học tập sẽ nhẹ nhàng từ đó có nhiều thời gian tham gia các hoạt đông vui chơi khác. - Giờ dạy trên lớp trở nên nhẹ nhàng đối với giáo viên. Bên cạnh đó còn một số khuyết điểm sau:
- - Đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư lâu dài. - Quá trình giáo dục cho học sinh tự học phải thực hiện trong thời gian dài. 2 Kiến nghị: Tôi thiết nghĩ việc giáo dục cho học sinh tính tự học để các em chủ động chiếm lĩnh kiến thức là việc làm rất cần thiết trong tình hình giáo dục hiện nay. Giáo viên rất cần học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. Tôi xin kiến nghị Phòng giáo dục có thể tổ chức buổi hội thảo về chủ đề này để giáo viên giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nhằm nâng cao dần ý thức tự học cho học sinh. V.KẾT LUẬN: “Tự học” đối với học sinh tiểu học quả là rất khó khăn. Song tôi tin rằng một khi tạo cho các em niềm say mê hứng thú học tập, cách học phù hợp kết hợp với sự tận tâm của giáo viên thì việc giúp cho học sinh có khả năng tự học là việc làm không quá khó khăn. Trên đây là một số ý kiến của tôi về việc giáo dục cho học sinh tính tự học. Rất mong nhận được nhiều chia sẻ từ đồng nghiệp có kinh nghiệm về vấn đề trên để giúp việc học của học sinh ngày càng nhẹ nhàng thoải mái hơn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: :"Giáo dục cho học sinh tính tự học"
10 p | 981 | 282
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 4
14 p | 1364 | 89
-
Giáo án Hình Học lớp 10: PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG (4)
4 p | 442 | 86
-
Giáo án Hình Học lớp 10: CÁC HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VÀ GIẢI TAM GIÁC (1)
5 p | 397 | 62
-
Giáo án Hình Học lớp 10: CÁC HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VÀ GIẢI TAM GIÁC(2)
5 p | 656 | 51
-
Giáo án Hình Học lớp 10: TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI VECTƠ(T1)
4 p | 321 | 47
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan
11 p | 417 | 40
-
Giáo án Hình Học lớp 10: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỌA ĐỘ
3 p | 198 | 32
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc ở trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu
20 p | 632 | 20
-
Giáo án Hình Học lớp 10: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRUNG ĐIỂM, TRỌNG TÂM
6 p | 197 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 4A1 tại Trường Tiểu học Sính Phình số 2
14 p | 86 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua đoạn trích Vợ nhặt (Kim Lân)
33 p | 31 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
85 p | 4 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp giáo dục kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân cho học sinh THPT
69 p | 2 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao năng lực thiết kế bài giảng cho giáo viên về giáo dục sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục, bình đẳng giới và kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh THPT
79 p | 3 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 qua tiết khoa học
21 p | 1 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tuyên truyền an toàn giao thông cho học sinh qua chủ đề: Phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại trường THPT Diễn Châu 5
71 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn