intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 4

Chia sẻ: Thanhbinh225p Thanhbinh225p | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

1.365
lượt xem
89
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 4 đưa ra những phương pháp dạy học tích cực nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 4

  1. A. ĐẶT VẤN ĐỀ Tục ngữ Việt Nam có câu:                                        “ Lời nói chẳng mất tiền mua                                  Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau Giao tiếp có vị  trí hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách  con người. Giao tiếp là một quá trình quan trọng đối với mỗi cá nhân, nhóm,  xã hội bao gồm tạo ra và hồi đáp lại thông điệp thích nghi với con người và  môi trường. Giao tiếp còn là mối quan hệ  qua lại giữa con người với con   người. Vì vậy, giao tiếp là hoạt động rất cần thiết đối với mỗi người. Với   học sinh hoạt động giao tiếp cũng vô cùng quan trọng vì nếu giao tiếp tốt sẽ  giúp các em học tập tốt, xây dựng được các mối quan hệ thân thiện, tốt nhất,  sẽ  thể  hiện được khả  năng nhận thức, phép lịch sự  của bản thân trong quá  trình học tập và trong các hoạt động của một người học sinh. Ở nước ta, để  nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế  hệ  trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực   phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu  hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Năm học 2012 ­ 2013  này, nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được tích hợp trong một số môn học  và hoạt động giáo dục có tiềm năng trong trường phổ thông; Việc giáo dục kĩ  năng sống cho học sinh còn được thực hiện thông qua nhiều chương trình, dự  án như: Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục phòng chông HIV/ AIDS, giáo  dục phòng chống ma tuý. Đặc biệt, rèn luyện kĩ năng sống mà trong đó có kĩ  năng giao tiếp được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong   trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các  trường phổ  thông, giai đoạn 2008­2013 do Bộ  Giáo dục và Đào tạo chỉ  đạo.  Hiện nay, giáo dục phổ  thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ  theo bốn  trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống,   đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để  cùng   chung sống. Mục tiêu giáo dục phổ  thông đã và đang chuyển hướng từ  chủ  yếu là trang bị  kiến thức sang trang bị  những năng lực cần thiết cho các em  học sinh. Phương pháp giáo dục phổ  thông cũng đã và đang được đổi mới  theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học,   phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo  nhóm, rèn luyện khả  năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến  tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Kĩ năng sống thúc   đẩy sự  phát triển cá nhân và xã hội vì nó chính là những nhịp cầu giúp con  người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh.  Người có kĩ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử  thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp. Giáo dục  kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ vì các em chính là những  1
  2. chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự  phát triển  của đất nước trong những năm tới, lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình  thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám  phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội , còn thiếu kinh nghiệm sống,  dễ  bị lôi kéo, kích động. Vì vậy, giáo dục kĩ năng sống cho thế  hệ  trẻ  là rất  cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia   đình, cộng đồng và Tổ quốc. Giáo dục kĩ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu  đổi mới giáo dục phổ thông và là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới.   Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống nhằm mục tiêu: Trang bị cho học sinh   những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành  cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ  những  hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động   hàng ngày. Vậy làm thế  nào để  học sinh có được kĩ năng sống? Đặc biệt kĩ năng  giao tiếp ngày một tốt hơn thích nghi trong học tập và trong cuộc sống. Chính  điều đó đã giúp tôi lựa chọn đề tài là:“Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh  lớp 4”. Học sinh lớp 4B trường Tiểu học Thị Trấn Cẩm Thủy. 2
  3. B . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Kĩ năng sống được hiểu là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người,   khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng  phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Chúng ta cần giáo dục và  rèn luyện cho học sinh thế kỉ 21 kĩ năng sống bao gồm các kĩ năng: nhận thức,   xác định giá trị, kiểm soát cảm xúc, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ  trợ, thể  hiện sự  tự  tin, giao tiếp, lắng nghe tích cực. Trong đó kĩ năng giao   tiếp là khả  năng có thể  bày tỏ  ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết  hoặc sử  dụng ngôn ngữ  cơ  thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hoá,   đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả  khi bất đồng  quan điểm. Bày tỏ  ý kiến bao gồm cả bày tỏ  về  suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu,  mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn khi cần thiết.   Kĩ năng Giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều  chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả; cởi mở  bày tỏ  suy nghĩ,   cảm xúc nhưng không làm hại hay gây tổn thương cho người khác. Kĩ năng   giao tiếp giúp chúng ta có mối quan hệ tích cực với người khác, bao gồm biết   gìn giữ mối quan hệ tích cực với các thành viên trong gia đình ­ nguồn hỗ trợ  quan trọng cho mỗi chúng ta; đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với   bạn bè mới và đây là yếu tố  rất quan trọng đối với niềm vui cuộc sống. Kĩ   năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều kĩ năng khác như bày tỏ sự cảm  thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự  giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn,   kiểm soát cảm xúc. Người có kĩ năng giao tiếp tốt sẽ  biết dung hoà đối với  mong đợi của những người khác; có cách ứng xử phù hợp khi làm việc cùng  và ở cùng với những người khác trong một môi trường tập thể, quan tâm đến  những điều người khác quan tâm và giúp họ  có thể đạt được những điều họ  mong muốn một cách chính đáng. Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh tiểu   học nói chung là một vấn đề  hết sức cần thiết mà đòi hỏi các yếu tố  Nhà   trường, Gia đình và Xã hội cần chung tay góp sức giáo dục đặc biệt là Nhà  trường mà lực lượng nòng cốt để giáo dục trực tiếp các em ở đây là giáo viên.  II.THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ CỦA THỰC TRẠNG 1. Thực trạng : 3
  4. Trong những năm gần đây, do tác động của mặt trái nền kinh tế  thị  trường,  một số  học sinh đã có biểu hiện giao tiếp không phù hợp với hoàn  cảnh, chưa giữ  đúng phép lịch sự, không mang lại hiệu quả  trong giao tiếp.   Hoặc có những người mặc dù có hiểu biết, có trình độ  chuyên sâu nhưng khi  đứng trước công chúng lại mất bình tĩnh, nói không nên lời, diễn đạt không ai   hiểu được. Hay ngay cả  một số  cuộc thi lớn, họ  đã đánh mất điểm trước  giám khảo chỉ vì khả năng giao tiếp, ứng khẩu chưa tốt. Trong trường học xuất hiện một bộ  phận nhỏ  học sinh có những cử  chỉ, lời nói chưa đẹp mà người ta thường gọi đó là vi phạm đạo đức như còn  nói tục, chửi thề, nói chưa hay, làm việc chưa tốt, nhiều học sinh chỉ vì câu   nói mà gây gỗ với nhau. Điều này đã làm cho mọi người trong xã hội chì chích   về chất lượng giáo dục hiện nay mới chỉ quan tâm rèn chữ mà chưa quan tâm  rèn người cụ thể là kĩ năng giao tiếp, ứng xử của học sinh. 2 . Kết quả  thực trạng: Lớp 4B, khảo sát về  kĩ năng giao tiếp của 30 học  sinh   Trong lớp, đã thu được kết quả như sau:   Năm học Học sinh có kĩ năng  Học sinh có kĩ năng  giao tiếp tốt giao tiếp chưa tốt Năm học 2011­2012 12 em = 40% 18em = 60% Đầu năm học 2012­2013 15 em= 50% 15 em =50%        Kết quả thực trạng  ở lớp 4B trường Tiểu học Thị Trấn cho thấy giáo  dục kĩ năng sống, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp cho học sinh là rất cần thiết và  cấp bách, đòi hỏi mỗi giao viên phải suy nghĩ tìm ra phương pháp giáo dục  hiệu quả  nhất để  giúp học sinh có kĩ năng giao tiếp phù hợp trong mọi tình  huống trong học tập và trong các hoạt động tập thể  và một số  hoạt động   khác. Giáo dục các em có kĩ năng giao tiếp tốt tạo cho mối quan hệ của các  em trở  nên thân thiện gần gũi nhau hơn, giao tiếp thân thiện bằng cách “gọi   bạn, xưng tôi”, nói năng có chủ ngữ, kính trọng lễ phép với thầy cô và người   trên, thực hiện tốt phong trào thi đua “ Nói lời hay, làm việc tốt” , lớp học   ngày càng thân thiện hơn.  III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN : 1. Giáo viên hiểu tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống đặc  biệt là kĩ năng giao tiếp 4
  5. Kĩ năng sống thúc đẩy sự  phát triển cá nhân và xã hội vì kĩ năng sống   chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi  và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kĩ năng phù hợp sẽ  luôn vững   vàng trước những khó khăn, thử  thách...Ngược lại người thiếu kĩ năng sống  thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống. Người không có kĩ năng ra  quyết  định sẽ  dễ  mắc sai  lầm hoặc chậm trễ  hơn những  người  khác và  thường có cách ứng phó tiêu cực khi bị căng thẳng, làm ảnh hưởng không tốt   đến sức khoẻ, học tập, công việc của bản thân. Người không có kĩ năng giao  tiếp sẽ khó khăn hơn trong xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với mọi người   xung quanh, sẽ  khó khăn hơn trong hợp tác cùng làm việc, giải quyết những   nhiệm vụ  chung. Không những thúc đẩy sự  phát triển cá nhân, kĩ năng sống  còn góp phần thúc đẩy sự  phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề  tiêu cực trong xã hội và bảo vệ  quyền con người. Việc thiếu kĩ năng sống  của cá nhân là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn  đề  xã hội như:   nghiện rượu, nghiện ma tuý, mại dâm, cờ bạc. Việc giáo dục kĩ năng sống sẽ  thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng   cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề  xã hội. Giáo dục kĩ năng sống còn giải   quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân được  ghi trong luật pháp Việt Nam và quốc tế. Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế  hệ  trẻ, bởi vì:  Các em chính là những chủ  nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ  quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có kĩ   năng sống, các em sẽ  không thể  thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân,   gia đình, cộng đồng và đất nước. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình   thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám   phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về  xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống,   dễ bị lôi kéo kích động. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, thế hệ trẻ thường  xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được   đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những   khó khăn, thử thách, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng   sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ  bị  lôi kéo vào các hành vi tiêu cực,   bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về  nhân cách. Một trong các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của   một bộ  phận học sinh phổ  thông trong thời gian vừa qua chính là do các em  thiếu những kĩ năng cần thiết như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ  năng kiên định, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng  giao tiếp. Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho các em là rất cần thiết, giúp  các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng  và Tổ quốc; giúp các em có khả  năng  ứng phó tích cực trước các tình huống  của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ  tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi  người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh. 5
  6. Giáo dục kĩ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ  thông. Vì Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của   sự  phát triển xã hội. Để  thực hiện thành công sự  nghiệp công nghiệp hoá,  hiện đại hoá đất nước, cần phải có những người lao động mới phát triển toàn   diện, do vậy cần phải đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục phổ  thông nói riêng. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là xu thế chung của nhiều   nước trên thế giới. Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống đặc  biệt là kĩ năng giao tiếp của học sinh hiện nay, người giáo viên mới xây dựng  kế hoạch giáo dục kĩ năng giao tiếp và thực hiện kế hoạch một cách thường   xuyên, liên tục thông qua các môn học, thông qua các hoạt động ngoài giờ,   trong các mối quan hệ giữa cô và trò, giữa trò và trò.  2. Giáo viên gương mẫu về  mọi mặt đặc biệt là gương mẫu trong giao  tiếp Trong con mắt của tuổi thơ, thầy cô là người mẹ thứ hai  ở trường, tất  cả  những gì được nhìn thấy  ở  thầy cô đều là đúng, là mẫu mực, là nhất. Vì   vậy, nếu thầy cô giao tiếp đúng mực, thân thiện thì học sinh sẽ  giao tiếp tốt   như  thầy cô bởi giáo viên là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Vì vậy,   để  giáo dục được các kĩ năng cho học sinh đặc biệt là kĩ năng giao tiếp đòi  hỏi người giáo viên cần gương mẫu về  mọi mặt bắt đầu từ  lời nói cho đến  cử  chỉ  và việc làm, để  thực sự  là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.  Chính vì vậy, giáo viên cần gương mẫu trong từng lời giảng, từng lời nhận  xét, lời đánh giá (nói đúng tiếng phổ thông), cách ứng xử trong mỗi tiết dạy,   gương  mẫu  trong  hoạt   động  tập  thể,  trong  sinh   hoạt  lớp,   trong  mọi  tình  huống sư phạm (kể cả khi ở nhà) để học sinh học tập và làm theo. Giáo viên   giao tiếp chuẩn mực chắc chắn học sinh sẽ giao tiếp tốt.   3. Tạo môi trường giáo dục lành mạnh Môi trường giáo dục phải đảm bảo an toàn, lành mạnh, bảo vệ về thể  chất và tinh thần cho học sinh, hỗ  trợ  và tạo cảm giác thân thiện, an tâm,  hứng thú học tập và thoải mái vui chơi sinh hoạt cho học sinh. Muốn vậy,   người giáo viên phải tạo cơ  hội cho học sinh tự tin giao tiếp trước tập th ể  lớp, nhóm, cá nhân với mục đích góp phần nâng cao chất lượng giờ  dạy và   phát huy hết tính chủ động sáng tạo, tự giác học tâp của học sinh. Cụ thể là: ­ Xây dựng môi trường tinh thần: Môi trường tinh thần là thái độ   ứng  xử giữa người với người  được thể hiện cụ thể trong mối quan hệ giữa học   sinh với những người trong gia đình, giữa học sinh với giáo viên, giữa học  sinh với học sinh. Để xây dựng môi trường tinh thần mang tính thân thiện tôi  đã tiến hành từng bước như sau : 6
  7.       + Tìm hiểu hoàn cảnh của từng học sinh ngay đầu năm học thông qua giáo  viên chủ nhiệm lớp trước, qua trao đổi với các bậc phụ huynh trong cuộc họp  phụ huynh của học sinh, trao đổi một cách thân mật, nhằm động viên gia đình   cùng tích cực tham gia giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh.         + Nắm chắc tổng thể  nội dung chương trình cả  năm học, từng học kì,   từng tháng, từng tuần của lớp chủ  nhiệm và nghiên cứu phương pháp dạy   học tích cực, Một trong   những yếu tố  quan trọng tạo nên một môi trường   học tập thân thiện, học sinh tích cực là sử  dụng hiệu quả  phương pháp và  hình thức dạy học mới, phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm,   hoạt động theo nhóm, theo tổ, đóng vai, trò chơi học tập  mang lại hiệu quả  cao  sẽ góp phần giúp học sinh tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá   trình dạy học .        Đây là giải pháp tốt để giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Lớp học   có thân thiện thì mọi học sinh trong lớp mới thân thiện trong cử  chỉ, lời nói,   thân thiện trong học tập, thân thiện trong hoạt động và vui chơi. Lớp học thân  thiện giúp các em gần gũi nhau hơn, quan tâm và giúp đỡ nhau một cách chân  tình, có những hành vi, cử chỉ, lời nói thực sự đẹp đẽ và chuẩn mực. 4. Phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục kĩ năng giao   tiếp cho học sinh Đây là giải pháp cần thiết để  giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh.   Gia đình cùng theo dõi, giúp học sinh rèn kĩ năng khi ở nhà, để  quá trình giáo  dục được thường xuyên và liên tục. Vì nếu chỉ có giáo viên tham gia việc giáo   dục kĩ năng giao tiếo cho học sinh thì khi ở nhà có em thực hiện tốt giao tiếp   nhưng cũng có em không thực hiện được hoặc quên giao tiếp lịch sự, đúng  yêu cầu… Giáo viên cần trao đổi để phụ huynh nắm được tầm quan trọng và   yêu cầu cần thiết của việc giáo dục các kĩ năng trong đó có kĩ năng giao tiếp,  phụ  huynh  ủng hộ  và cùng giúp đỡ  giáo viên khi học sinh  ở  nhà. Muốn như  vậy, giáo viên cần yêu cầu các bậc phụ huynh phải gương mẫu trong từng lời   nói, việc làm thì mới giáo dục được con em mình. Có như  vậy giáo viên mới  thực hiện thành công nhiệm vụ mà mình đã đặt ra.  Iv. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN Để giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 4B do tôi chủ nhiệm và  giảng dạy, tôi đã trăn trở suy nghĩ và lựa chọn cho mình một số biện pháp  thực hiện như sau: 1. Giáo dục kĩ năng giao tiếp qua các tiết học: Thông qua các tiết học giáo viên giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học   sinh.  7
  8. Ví dụ: Tiết Kể chuyện, giáo viên yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện cho cả  lớp nghe, giúp học sinh  rèn kĩ năng giao tiếp trước đám đông, mạnh dạn và tự  tin, nói năng ngày càng lưu loát hơn. Khi kể xong mời các bạn nhận xét, trao   đổi về  nội dung ý nghĩa câu chuyện, nhận xét về  tính cách của các nhân vật   trong truyện, giúp các em tạo cảm giác tự  tin khi trao đổi một vấn đề, cách   giải quyết một vấn đề có hiệu quả nhất. ­ Trong tiết Khoa học qua việc tổ chức học nhóm, đã rèn cho học sinh  kĩ năng giao tiếp trước các bạn, kĩ năng hợp tác cùng chung sức làm việc, giúp  đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc.  ­ Trong tiết Toán, khi học sinh đánh giá, nhận xét bài làm của bạn, các  em đã được rèn kĩ năng giao tiếp một cách đúng mực và kĩ năng chia sẻ.  Chẳng hạn: Bạn làm sai, nhận xét là: "Theo tớ, cách giải thế này" chứ không   nói là:"Cậu làm sai rồi" hoặc nhận xét một cách không tế nhị. ­ Thông qua tiết “Tập đọc”, giáo dục học sinh cách đọc hay, đọc diễn  cảm, lôi cuốn người nghe qua hoạt động “ Hướng dẫn đọc hay" đã rèn cho   học sinh cách diễn đạt, thuyết trình hấp dẫn lôi cuốn. ­ Trong các bài học Đạo đức, qua hoạt động thảo luận nhóm, đóng vai,  đã giáo dục các em biết tham gia ý kiến của mình một cách tự  tin thoải mái,  giáo dục các em biết gần gũi, quan tâm chia sẻ  và thân thiện với bạn, biết   giúp đỡ bạn khi cần; từ đó lớp tạo ra một lớp học đoàn kết và thân thiện, các   em giao tiếp với nhau thoải mái và vui vẻ  với nhau hơn.  2. Giáo dục kĩ năng giao tiếp qua học nhóm: Bạn và tôi là giao tiếp thân thiện trong nhóm. Tổ  chức nhóm là nhằm  tạo cơ hội cho mọi đối tượng được nói, được trình bày miệng trước tổ, được   mạnh dạn trình bày và biết cách trình bày một vấn đề  nào đó trước tập thể.  Từ  đó, giúp các em rèn kỹ  năng giao tiếp, biểu hiện thái độ  cử  chỉ  khi trình   bày để  tăng thêm sức biểu cảm, tăng sức thuyết phục của vấn đề  mà mình  trình bày, cũng nhờ đó các em tự  tin hơn trong giao tiếp, mạnh dạn hơn khi   nói trước đông người . Tôi xác định cần tạo ra môi trường học tập thân thiện cho các em, giúp   các em hợp tác tốt hơn trong hoạt động nhóm, phát huy tinh thần “Học thầy   không tầy học bạn” tôn trọng lắng nghe ý kiến của bạn, suy nghĩ và lựa chọn   để  đưa ra ý kiến riêng của mình. Tránh làm mất đi tính tự  tin dẫn đến tiêu   cực. Chẳng hạn:        Khi dạy Khoa học ở lớp 4: ­ Tôi thường tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, với nhiệm vụ  mỗi em trong nhóm cùng thảo luận bàn bạc và đi đến thống nhất một nội   dung mà giáo viên yêu cầu thảo luận, cử một bạn ghi vào bảng nhóm kết quả  8
  9. đã thống nhất. Khi các nhóm đã thực hiện xong nhiệm vụ. Tôi tổ  chức cho  các nhóm trình bày trước lớp để  cả  lớp cùng nhận xét về  cách trình bày của   nhóm bạn.Tôi thận trọng quan sát tất cả hoạt động giao tiếp của các em, sau   đó nhẹ nhàng nhắc nhở. Kết quả  tham gia các hoạt động nhóm, các em có thể  rèn luyện cho  mình cách nói năng rõ ràng, mạch lạc, tự tin. Khi hoạt động cả lớp thì  giáo viên nêu yêu cầu qua cách đặt câu hỏi:          Ví dụ: Em nào có ý kiến?                     Em nào trả lời câu hỏi?                     Nhóm nào trình bày trước lớp?                     Em nào có ý kiến khác?        Với cách giao tiếp như vậy, học sinh cảm thấy tiết học nhẹ nhàng, thân  thiện cởi mở  không gò bó, các em có cảm giác thoải mái, tiết học thực sự  hứng thú, tạo nên tiết học sinh động mang lại hiệu quả cao hơn.        Qua việc tổ chức học nhóm trong các môn học như Tiếng Việt, Đạo đức,  Khoa học.. các em là những người tự giác và chủ động tìm và nói ra kiến thức  đã khám phá; Mỗi khi báo cáo kết quả, giáo viên chú ý rèn học sinh ý thức tôn  trọng và lắng nghe ý kiến của bạn, của nhóm khác, tự tin và tự giác cùng trao  đổi, bàn bạc để  hoàn thành nhiệm vụ  chung của nhóm, dám nói ra suy nghĩ  hoặc bảo vệ  ý kiến của nhóm mình trước tập thể, trước các nhóm khác một   cách đúng đắn, theo hướng tích cực.     Qua học nhóm các em ngày một mạnh dạn hơn, nói năng tự tin hơn. 3. Giáo dục kĩ năng giao tiếp trong sinh hoạt đội  Hoạt động Đội là hoạt động tập thể có ý nghĩa quan trọng đối với học  sinh lớp 4, vì có những em vừa mới được kết nạp vào Đội ở  đầu năm lớp 4.  Chính hoạt động Đội đã giúp các em thấy mình dường như  lớn lên, trưởng  thành hơn, vào Đội các em được giao lưu, học hỏi với các bạn đội viên khác   trong trường, được hoạt động chung, được tham gia các phong trào, các cuộc  thi do Đội tổ  chức như: thi văn nghệ, thi phụ  trách sao giỏi, thi chúng em là  học sinh Tiểu học. Qua hoạt động Đội rèn cho các em nhiều kĩ năng giao tiếp  mới đó là giao tiếp với các anh chị Phụ trách Chi đội, các Đội viên, các Sao,   giao tiếp vơi các bạn trong Ban chỉ  huy Liên đội, tạo cho các em giao tiếp   trong các mối quan hệ  đa dạng hơn. Giáo dục các em biết giao tiếp phù hợp   trong các tình huống của môi trường mới  mà người đội viên  tham gia. 4. Giáo dục kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động tập thể khác 9
  10. Đối với học sinh tiểu học khi đến trường các em vừa được học tập và  vui chơi, Hoạt động tập thể là một hoạt động cần thiết. Vì thế giáo viên cần   chú ý rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh không chỉ  trong học tập, trong sinh   hoạt Đội mà còn phải chú ý rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh trong cả  các  hoạt động tập thể, bao gồm: Hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt lớp, sinh  hoạt đầu giờ. Trong các hoạt động này học sinh là người thực hiện. Để  rèn  được kĩ năng giao tiếp, giáo viên phải cùng sinh hoạt với các em, giáo viên  lắng nghe đồng thời hướng học sinh giao tiếp một cách lịch sự, không chỉ  chích nhau trong tiết sinh hoạt mà chỉ  khuyên các bạn cố  gắng khắc phục   những khuyết điểm, phát huy những ưu điểm để thực hiện một cách tốt hơn   trong tuần tiếp theo. Đồng thời biết lắng nghe ý kiến của nhau, giao tiếp cởi   mở, thân thiện “ Gọi bạn, xưng tôi”. ­ Hoạt động tập thể  giúp các em giao tiếp và  ứng xử  tình huống giao  tiếp một cách linh hoạt.  5. Giao tiếp trong các hoạt động vui chơi: ­ Hoạt động vui chơi, đặc biệt là trong giờ ra chơi, học sinh thường có  những biểu hiện không tốt bằng trong giờ  học. Phần lớn học sinh mắc lỗi   vào giờ  ra chơi. Vì thế  trong giờ ra chơi, giáo viên cần theo dõi, quán xuyến   đến mọi học sinh trong trường, trong lớp, chú ý xem các em chơi trò chơi gì,   nói năng với nhau ra sao, nhắc nhở  những học sinh còn nói năng chưa phù  hợp. Có như vậy học sinh mới chú ý rèn cách nói  của mình cho đúng cho phù   hợp. Qua một vài lần được cô quan tâm các em sẽ có những giờ ra chơi thực   sự vui vẻ và bổ ích, khi vào lớp tiết học càng thêm hứng thú, lôi cuốn. Vì vậy giáo viên cần hướng học sinh tham gia các trò chơi lành mạnh,   có ý nghĩa, có tinh thần tập thể như: chơi chuyền, chắt, nhảy dây, đá cầu, kéo   co. Có như vậy mới giáo dục được cho học sinh kĩ năng giao tiếp với nhau và  tạo ra tinh thần đồng đội. 6. Giáo dục kĩ năng giao tiêp khi ở nhà: Thực tế cho thấy nhiều học sinh  ở trường rất ngoan nhưng về nhà lại   ngược lại. Lí do là vì ở trường có các thầy cô và các bạn theo dõi và đánh giá  xếp loại hạnh kiểm, còn ở nhà bố mẹ chỉ nhắc nhở chứ không xếp loại. Để  các em vừa giao tiếp tốt  ở trường vừa giao tiếp tốt  ở nhà và ở  mọi nơi, mọi   lúc, tôi đã hướng dẫn học sinh cùng học nhóm ở nhà để từ đó các em theo dõi,   giúp nhau trong cả học tập lẫn  ứng xử cụ thể là giao tiếp với ông bà, bố  mẹ  hay anh, chị em trong gia đình thông qua sự phối kết hợp bằng việc thông tin   hai chiều giữa giáo viên và phụ  huynh học sinh, trao đổi một cách thường  xuyên về  tình hình của con em mình  ở  nhà. Nếu em nào mắc lỗi hoặc vi   phạm trong cách ăn nói hay cư  xử  chưa đúng mực khi  ở  nhà, tôi nhẹ  nhàng  gặp riêng để nói chuyện, nhắc nhở và khuyên bảo. Nhờ đó mà đã rèn cho học   10
  11. sinh trong lớp kĩ năng giao tiếp đúng mực, phù hợp trong mọi tình huống  ở  nhà hay ở trường.  7. Giáo dục kĩ năng giao tiếp kết hợp với  giáo dục các kĩ năng khác Kĩ năng giao tiếp là một trong 21 kĩ năng mà học sinh cần có và rèn   luyện. Học sinh có kĩ năng giao tiếp tốt sẽ tạo điều kiện cho 20 kĩ năng khác   cũng tốt hơn. Vì thế, người giáo viên phải coi việc giáo dục kĩ năng khác cũng  có ý nghĩa quan trọng như  giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh, phối kết  hợp giáo dục kĩ năng giao tiếp cùng với việc giáo dục các kĩ năng khác theo   địa chỉ tích hợp trong các môn học theo qui định và mọi lúc, mọi nơi phù hợp   trong từng hoàn cảnh cụ  thể. Có như  vậy mới giúp học sinh phát triển một   cách toàn diện và đầy đủ.  V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:  Với những biện pháp mà tôi đã đưa ra và quá trình tổ  chức thực hiện   trong thời gian gần một năm học, tôi đã nhận thấy rất rõ về  khả  năng giao   tiếp của học sinh lớp 4B do tôi chủ nhiệm được hoàn thiện ngày càng rõ rệt.   Học sinh có kĩ năng giao tiếp cũng như các kĩ năng khác, các em học sinh sẽ  mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp hơn, lớp học ngày càng thân thiện, đoàn kết  hơn, mọi hành vi cử  chỉ  đẹp được hình thành và nhân rộng, chất lượng học  tập cũng dần được nâng lên một cách rõ rệt.  Giáo viên chủ  nhiệm dễ  dàng   hơn trong việc rèn nề  nếp lớp tự  quản. Mối quan hệ  cô­trò thân thiện, học   sinh quý mến thầy cô, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Tuy nhiên kĩ năng  giao tiếp cũng như  các kĩ năng khác không thể  hình thành trong “ngày một,   ngày hai” mà đòi hỏi phải có cả  quá trình: nhận thức ­ hình thành thái độ  ­  thay đổi hành vi, phải trải qua cả một quá trình bền bỉ rèn rũa và trải nghiệm  thực tế  mới tích luỹ  được. Vì thế  việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh   phải là việc thường xuyên, làm lâu dài và thường xuyên mới đạt kết quả. Thực tế  chứng minh trong năm học này tôi đã giáo dục cho học sinh  giao tiếp thân thiện, đạt được kết quả như sau: Năm học Hoc sinh  có kĩ năng Hoc sinh  có kĩ năng 2012­2013 giao tiếp tốt giao tiếp chưa tốt Đầu năm học 15 em= 50% 15 em =50% Kết thúc tháng 3/2013 28 em = 93.3% 2 em = 6.7% C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận: 11
  12. Giáo dục học sinh giao tiếp tốt trong học tập, trong sinh ho ạt và vui  chơi là việc làm góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua“Xây dựng trường   học thân thiện, học sinh tích cực” là một yêu cầu cần thiết góp phần quan   trọng vào mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học gắn với bốn trụ  cột   của giáo dục thế kỉ XXI: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, học  để  cùng chung sống. Rèn kĩ năng giao tiếp là một trong 21 kĩ năng cần rèn  luyện cho học sinh trong nhà trường được xác định là một trong năm nội dung   của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”   trong các trường phổ thông, giai đoạn 2008 ­ 2013 do Bộ Giáo dục và Đào tạo   chỉ đạo. Vì vậy giáo viên cần phải xác định rõ trong mỗi tiết dạy là: ­ Dạy học theo hướng đổi mới phương pháp luôn xác định học sinh là  trung tâm. ­ Phải căn cứ vào đặc điểm của mạch kiến thức mà lựa chọn, thể hiện  phương pháp dạy học phù hợp để giờ dạy có hiệu quả. ­ Phải xác định nội dung dạy học của bài là gì? có những cách tổ chức  hoạt động học tập nào ? cách nào phù hợp với nội dung bài và học sinh lớp   mình, câu hỏi nên đặt ra như thế nào vừa mang tính thân thiện vừa thu hút chú  ý của học sinh. ­ Giải quyết như thế nào khi học sinh trả lời chưa đúng, nói năng chưa   phù hợp để khỏi mất lòng tin của học sinh. Có như vậy chúng ta mới phát huy đựơc tính tích cực chủ động của học  sinh trong học tập, vui chơi. Các em sẽ  chủ  động dựa trên kiến thức đã học  để lĩnh hội liến thức mới. Lớp học sẽ trở nên thân thiện hơn, học sinh thích   đến trường hơn. Vì một nhẽ học sinh quý thầy, mến bạn  coi thầy cô như mẹ  hiền ở trường. Thầy cô phải luôn luôn giữ mối quan hệ gần gũi, thân thiết và tốt đẹp  với học sinh, khuyến khích các em nói ra những gì mình nghĩ để tất cả các giờ  dạy đều thoải mái, vui tươi và sôi nổi hơn. Mỗi ngày đến trường là niềm vui   phải làm sao  hiện thực đối với tất cả các em học sinh.  Trên đây là một số giải pháp và biện pháp tôi đã thực hiện để giáo dục   kĩ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 4B do tôi   chủ  nhiệm  nói riêng. Rất mong được sự  đóng góp ý kiến của các đồng chí  trong tổ chuyên môn và Ban giám hiệu nhà trường để   tôi rút kinh nghiệm và  vận dụng vào công tác giảng dạy được tốt hơn. 12
  13. 2. Đề xuất:  ­ Liên đội Nhà trường thường xuyên theo dõi một cách tích cực và đánh  giá, xếp loại phong trào thi đua “ Nói lời hay, làm việc tốt” của từng Chi đội,  từng Sao; có thể tổ chức thành hội thi trong trường để nhân rộng gương điển  hình từ đó các em sẽ noi theo và rèn luyện tốt theo phong trào đề ra. ­ Ban giám hiệu Nhà trường nên đặt ra tiêu chí đối với giáo viên là phải  rèn nói đúng tiếng phổ  thông, xây dựng lớp chủ  nhiệm thành lớp có phong  trào tự quản tốt. ­ Mỗi giáo viên trong trường phải luôn là tấm gương sáng về  mọi mặt  cho học sinh noi theo.                     Tôi chân thành cảm ơn!     Cẩm thủy, ngày 30 tháng 3 năm 2013 XÁC NHẬN        Tôi xin cam đoan đây là SKKN của  mình viết, không sao chép nội dung của  CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ                   người khác. Hiệu trưởng                         NGƯỜI VIẾT   Trần Thị Hà Phạm Thị Hương 13
  14. MỤC LỤC                                                Trang                                                                                     A. ĐẶT VẤN ĐỀ       I. Lý do chọn đề tài                                                             1         II. Đối tượng nghiên cứu                2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ                                                I. Cơ sở lí luận                                                                      3     II. Thực trạng và kết quả của thực trạng                              3      III. Các giải pháp thực hiện                                                  4     IV. Các biện pháp tổ chức thực hiện                                    7     V. Kết quả đạt được                                                            10 C. KẾT LUẬN                                                                                   I.  Kết luận                                                                          11      II. Đề xuất                                                                           12 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2