Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh qua tiết 1 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (Giáo dục công dân lớp 10)
lượt xem 51
download
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh qua tiết 1 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (Giáo dục công dân lớp 10) nêu lên cơ sở lý luận của vấn đề; thực trạng và phương pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh qua tiết 1 bài 14.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh qua tiết 1 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (Giáo dục công dân lớp 10)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH QUA TIẾT 1 BÀI 14: CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10) Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: GDCD THANH HÓA, NĂM 2013 1
- MỤC LỤC Nội dung Trang A. Đặt vấn đề 3 1. Tại sao phải giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh? 3 2. Vai trò của môn GDCD trong việc giáo dục truyền thống yêu 4 nước B. Giải quyết vấn đề 5 I. Cơ sở lí luận của vấn đề 5 II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 5 III. Các giải pháp và tổ chức thực hiện 6 IV. Kiểm nghiệm 16 C. Kết luận 18 II. Bài học kinh nghiệm 18 III. Kiến nghị, đề xuất 18 D. Tài liệu tham khảo 19 2
- A/ ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Tại sao phải giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh? Người dân nào khi sinh ra cũng mang trong mình dòng máu của một nước, chính vì vậy ai cũng có lòng yêu nước. Đặc điểm lòng yêu nước ở mỗi quốc gia có khác nhau do những điều kiện tự nhiên, xã hội quy định và do cả bản chất con người. Biểu hiện cao nhất của lòng yêu nước là tinh thần đấu tranh bảo vệ đất nước. Khi Tổ quốc lâm nguy, người dân Pháp tuyên bố “ Tổ quốc hay là chết”; khi bị đe doạ nghiêm trọng, người dân Cuba lên tiếng “ Tự do hay là chết”... Dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, đã tạo nên những truyền thống tốt đẹp như truyền thống cần cù lao động, sản xuất, truyền thống nhân ái, giàu lòng vị tha, truyền thống tôn sư trọng đạo... trong đó nổi bật là truyền thống yêu nước. Đây là điều thiêng liêng, cao quý nhất, là cơ sở tạo nên truyền thống khác. Mỗi thế hệ đi vào cuộc sống, hướng theo sự phát triển chung của nhân loại và dân tộc không thể không mang theo mình những giá trị của quá khứ, truyền thống dân tộc mà các thế hệ trước đã tạo lập và truyền lại. Cứ như vậy, trong đà phát triển bất tận của lịch sử, các thế hệ nối tiếp nhau sáng tạo và kế thừa những di sản quý báu của ông cha. Hiện nay, đất nước ta đang đổi mới, đang tiến hành Công nghiệp hoá Hiện đại hoá, chúng ta xây dựng xã hội hiện đại, nhưng không thể cắt đứt với truyền thống, đặc biệt là truyền thống yêu nước. Bởi vì chính truyền thống yêu nước sẽ giữ cho chúng ta đi đúng hướng. Chúng ta đang “muốn làm bạn với tất cả các nước”, đang hợp tác với các nước khác nhau để phát triển đất nước, nhưng chúng ta lại phải bảo vệ, giữ gìn bản sắc riêng của Việt Nam. Chúng ta hoà nhập nhưng không hoà tan. Đồng thời, hiện nay trên thế giới, vấn đề xung đột tôn giáo, xung đột chủng tộc vẫn đang diễn ra gây nên những tổn thất lớn. Điều đó làm cho chúng ta cần phải tăng cường giáo dục ý thức dân tộc, bản sắc dân tộc đặc biệt là truyền thống yêu nước. Bởi vì, Chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động đang tìm mọi cách làm xói mòn tinh thần đoàn kết dân tộc, làm lung lay ý chí của một bộ phận thanh niên, xa rời truyền thống yêu nước. Vì vậy, giáo dục 3
- truyền thống yêu nước sẽ giúp học sinh thấy và nhận thức được trách nhiệm của thế hệ trẻ là giữ gìn và phát huy thành quả của cha ông gây dựng, phấn đấu góp sức mình để xây dựng đất nước giàu đẹp, có thể sánh vai được với các cường quốc năm châu và có thể bảo vệ vững chắc nền độc lập khi có nguy cơ bị xâm hại. Với tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống dân tộc đặc biệt là truyền thống yêu nước cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, tôi mạnh dạn nêu lên vài kinh nghiệm của bản thân trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh qua một tiết học cụ thể đó là Tiết 1 Bài 14 : Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Giáo dục công dân lớp 10) . Để đạt hiệu quả cao đối với tiết học và để lôi cuốn học sinh vào bài giảng, tôi sử dụng phần mềm Microsoft power point để trình chiếu một số hình ảnh và phát âm thanh một số bài hát liên quan đến bài học.Với mong muốn sẽ góp một phần nhỏ vào việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay và trong việc đổi mới phương pháp dạy học của nền giáo dục nước nhà. 2.Vai trò của môn Giáo dục công dân trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh. Sinh thời Chủ tịch Hồ chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/ 1991) đã xác định mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm “ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội”. Đây là phương hướng quan trọng chỉ đạo việc đào tạo thế hệ trẻ, kế tục và phát triển sự nghiệp cách mạng, đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, đấu tranh giành những thắng lợi rực rỡ. Như chúng ta đã biết, Giáo dục công dân là một môn học có ý nghĩa rất lớn trong toàn bộ chương trình giảng dạy ở trường THPT, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà Thế giới và cả Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Là bộ môn khoa học trực tiếp tập trung vào việc xây dựng cho học sinh THPT có được thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng, lập trường vững vàng, không bị tha hoá, biến chất, có lý tưởng sống, có hoài bão và ước mơ cao đẹp, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. Trong đời sống xã hội, môn Giáo dục công dân có nhiều ưu thế trong việc giáo dục truyền thống của dân tộc, tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ...Những con người và những việc thực của quá khứ có sức thuyết phục, có sự rung cảm mạnh mẽ với thế hệ trẻ. Giáo viên có thể lấy những tấm gương anh dũng tuyệt vời của các chiến sĩ đấu tranh, hi sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc để nêu gương cho học sinh học tập, suy nghĩ về trách nhiệm của 4
- mình đối với Tổ quốc. Và trong môn Giáo dục công dân, không phải chỉ giáo dục cho học sinh tình cảm yêu, ghét trong đấu tranh giai cấp, sự căm thù và chủ nghĩa anh hùng mà còn bồi dưỡng cho các em biết yêu quý lao động, yêu cái đẹp, có óc thẩm mĩ, biết cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống. Hơn thế nữa, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nói chung và giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh nói riêng là một trong những nhiệm vụ của bộ môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông mà người giáo viên phải quán triệt và thực hiện nhằm góp phần xây dựng con người mới XHCN. Lòng yêu nước được hình thành từ rất sớm. Đó là một tình cảm thiêng liêng tạo nên sức mạnh to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lòng yêu nước được thử thách trải qua quá trình lao động, sản xuất và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác tạo thành sợi chỉ đỏ bền chặt xuyên suốt lịch sử Việt Nam qua từng giai đoạn. Chính vì thế, khai thác nội dung bài 14lớp 10 chúng ta có thể giáo dục cho học sinh một cách sinh động và cụ thể về truyền thống yêu nước. B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ. Chủ Tịch Hồ Chí Minh nói rằng :“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có thể cất dấu kín đáo trong giương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý, kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước” Như vậy, một trong những nhiệm vụ của ngành giáo dục nói chung và bộ môn Giáo dục công dân nói riêng, ngoài việc truyền thụ kiến thức khoa học cho học sinh thì còn phải giáo dục truyền thống dân tộc, truyền thống yêu nước nhưng trên thực tế nhiệm vụ này chưa được quan tâm chú trọng. Đặc biệt trong xu thế hiện nay, học sinh chỉ chú trọng học các môn tự nhiên còn các môn xã hội đặc biệt là môn Giáo dục công dân gần như không chú ý, chỉ xem đây là môn phụ thì cũng gây tâm lí không nhiệt tình giảng dạy của giáo viên dạy Giáo dục công dân, tư tưởng “ học sinh không học” đã làm cho phần đa các giáo viên chỉ cung cấp nội dung bài học theo sách giáo khoa, hoặc đưa ra câu hỏi để các em suy nghĩ rồi tự soạn bài ra vở xem như hết bài học. Việc “học lệch” nặng về các “môn chính”, xem thường các “môn phụ”( mà trong thực tiễn giáo dục không có “môn chính”, “môn phụ” vì các môn đều góp phần như nhau vào giáo dục thế hệ trẻ) đã gây những hậu quả nghiêm trọng trong việc giáo dục truyền thống dân tộc, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, phẩm chất cách mạng nổi bật là lòng yêu nước. Mặt khác nhiều giáo viên cũng cho rằng, nhiệm vụ của giáo viên chỉ cần trình bày đúng những nội dung, khái niệm, phạm trù trong sách giáo khoa 5
- và để học sinh tự suy nghĩ. Hoặc là giảng dạy Giáo dục công dân một cách giáo điều, một cách máy móc, công thức, không có hiệu quả... những sai lầm như vậy thuộc về nguyên tắc phương pháp luận và tất nhiên không có tác dụng giáo dục. Tại thời điểm này nội dung giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh vẫn được tiếp tục giới thiệu trong chương trình giáo dục ở các trường phổ thông. Nội dung này được đề cập đến trong rất nhiều môn học, trong đó có môn Giáo dục công dân. Đối với tôi là giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân, tôi luôn có tâm huyết truyền đạt những kiến thức của môn học đến học sinh một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất, trong đó có việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1/ Thực trạng: Thực tế hiện nay cho thấy, trong bối cảnh toàn cầu hoá những luồng tư tưởng văn hoá ngoại bang ồ ạt xâm nhập vào nước ta, nhiều học sinh tiếp thu không có chọn lọc, không có “ gạn đục, khơi trong” dẫn đến việc tạo ra thói quen quên lãng truyền thống, có lối sống gấp, không có tình nghĩa, không có lí tưởng… Cụ thể như nhiều em ăn mặc nhố nhăng, nhuộm tóc đỏ, tóc vàng , đánh nhau…Đây là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội nói chung và của ngành giáo dục nói riêng. Mặt khác, rất nhiều học sinh chưa tha thiết tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng; hiểu một cách lờ mờ, thiếu hệ thống về lịch sử, về truyền thống cách mạng; bàng quang trước những vấn đề chính trị của quê hương, của dân tộc; chưa tha thiết tham gia các vấn đề xã hội. Các em xem đấy là việc của người lớn chứ bản thân không cần có trách nhiệm gì cả. Như vậy, việc giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng hiện nay không phải để “ôn nghèo, kể khổ” mà nhằm mục đích bồi đắp niềm tin, khơi dậy lòng tự hào, tình yêu quê hương, lòng tự tôn dân tộc đối với thế hệ sinh ra và lớn lên trong hoà bình. Trong các giờ học, ngoài việc trang bị kiến thức cho các em còn phải giáo dục những giá trị truyền thống để các em có đủ bản lĩnh vượt qua mọi thử thách, để khỏi trở thành “ bóng mờ sao chép” của người khác. Bên cạnh đó, chúng ta thấy rằng việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh ngoài môn giáo dục công dân ra còn có môn lịch sử và môn văn học cũng làm nhiệm vụ này, dẫn đến việc thờ ơ trong giảng dạy của giáo viên và trong học tập của học sinh là điều không thể tránh khỏi.Vì có suy nghĩ không tìm hiểu ở môn học này thì tìm hiểu ở môn học khác. 2/ Kết quả của thực trạng trên: 6
- Từ thực trạng trên đã đưa đến kết quả không cao trong chất lượng giảng dạy, học tập bộ môn và trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh. Trong mỗi bài học đều có 3 mục tiêu: về kiến thức, kĩ năng và mục tiêu về tư tưởng, tình cảm ( hay mục tiêu giáo dục). Mỗi bài học, người giáo viên phải đảm bảo được 3 mục tiêu ấy, nhưng đa phần nhiều giáo viên chỉ chú trọng đến mục tiêu về kiến thức tức là chỉ chú ý cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản của bài, còn các mục tiêu khác thì xem nhẹ, có khi bỏ qua. Với tôi, dù thế nào đi nữa mỗi tiết lên lớp tôi cũng đều đặt ra mục tiêu là phải thực hiện tốt nhiệm vụ của người giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân. Dạy cho các em có kỹ năng sống, yêu cuộc sống, yêu dân tộc, giống nòi,...Chỉ trong vòng một thời gian ngắn 45 phút, tôi sẽ truyền đạt cho học sinh những kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài và giáo dục truyền thống yêu nước cho các em. Chính những lí do trên tôi chọn đề tài: giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh qua tiết 1 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc làm sáng kiến kinh nghiệm của mình. III. Các giải pháp và tổ chức thực hiện 1.Các giải pháp thực hiện. Quả thực không thể phủ nhận được vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh của môn Giáo dục công dân. Là giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, tôi rất muốn thực hiện tốt công việc này cho nên tôi đã thiết kế bài giảng của mình bằng việc sử dụng phần mềm Microsoft power point vào giảng dạy đối với tiết học này. Để tiết học có hiệu quả và đảm bảo thời gian tôi đưa ra các giải pháp đầu tiên như sau: 1. Cũng giống như nhà kiến trúc khâu quan trọng nhất của người giáo viên là “ thiết kế”. Muốn thành công được thì ngay từ đầu tôi phải nghiên cứu kĩ nội dung của bài học, sưu tầm, chuẩn bị và nghiên cứu kĩ các bài hát, hình ảnh, câu thơ, câu văn ... liên quan đến bài học cho phù hợp nhất. 2. Sau khi chuẩn bị xong các phương tiện dạy học cần thiết cho bài học tôi tiến hành soạn giảng bài học bằng việc sử dụng phần mềm Microsoft power point để trình chiếu theo từng nội dung của bài học. 3. Mỗi lần trình chiếu nội dung của bài học tôi hướng dẫn học sinh khai thác các nội dung của tranh ảnh hay thơ ca sử dụng trong bài để nắm kiến thức của bài học. 4. Cuối cùng tôi hướng dẫn học sinh về nhà tự học bài, thông qua kiến thức đã học trả lời thêm một số câu hỏi để khắc sâu thêm kiến thức của bài học. 7
- Trên đây là các giải pháp lớn để tôi giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh qua tiết 1 bài 14:Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc – (Giáo dục công dân lớp 10). 2. Các biện pháp tổ chức thực hiện: Được thể hiện qua từng nội dung cụ thể của bài học. Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nội dung của bài học này theo phân phối chương trình là học trong 2 tiết ( 90 phút), trong khoảng thời gian đó học sinh phải tiếp cận với nhiều kiến thức liên quan đến lòng yêu nước, biểu hiện của lòng yêu nước, trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... Sau đây tôi chỉ đưa ra kinh nghiệm giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh thông qua tiết 1 cụ thể là phần 1. Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Về kiến thức: Nêu được thế nào là lòng yêu nước và các biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước Việt Nam. 2. Về kĩ năng: Biết tham gia các hoạt động ở nhà trường và địa phương thể hiện lòng yêu nước. 3. Thái độ: Yêu quý, tự hào về quê hương, đất nước, dân tộc. II. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, nêu vấn đề, vận dụng tri thức liên môn, .... III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Tài liệu: SGK, SGV lớp 10 2. Phương tiện: Phần mềm Microsoft power point Tranh ảnh, các bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ... Loa... IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định trật tự lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút Thế nào là hợp tác, vì sao cần phải hợp tác, học sinh phải thực hiện hợp tác như thế nào? 3. Bài mới: Giới thiệu bài: 3 phút. *Giáo viên cho học sinh nghe băng 2 bài hát “ Quê hương” và “ Việt Nam quê hương tôi”. 8
- Sau khi học sinh nghe xong GV đặt câu hỏi: Các em có nhận xét gì về nội dung của 2 bài hát? Tình cảm của tác giả thể hiện như thế nào qua 2 bài hát? Em có suy nghĩ và cảm xúc gì sau khi nghe xong 2 bài hát đó? * GV đặt vấn đề giới thiệu bài và dạy bài mới: 30 đến 32 phút Mỗi người đều có Tổ quốc của mình. Việt Nam là Tổ quốc của chúng ta. Là những công dân của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chúng ta cần có trách nhiệm như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mình? Bài học này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ được những điều đó. 9
- Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giáo viên đặt vấn đề chuyển ý: 1. Lòng yêu nước. Yêu nước là một tình cảm tự nhiên đã có từ lâu đời. Yêu nước là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của người công dân đối với Tổ quốc. Nó được lớn dần lên cùng với sự mở rộng quan hệ của con người đối với đất nước.Qua nhiều thế hệ tình yêu nước được củng cố, được kế thừa những giá trị tinh hoa và được nâng cao mãi Học sinh thảo luận lớp theo yêu cầu của mãi. giáo viên. GV cho học sinh thảo luận lướp a. Lòng yêu nước là gì? để tìm hiểu thế nào là lòng yêu nước? Lòng yêu nước cần được thể hiện tình cảm thái độ như thế Học sinh trình bày ý kiến cá nhân. nào? Học sinh cả lớp cùng trao đổi. GV đàm thoại theo câu hỏi sau. GV trình chiếu trên máy chiếu. * Em hãy đọc và nhận xét tình cảm của tác giả đối với Tổ quốc được thể hiện qua đoạn văn sau: “ Sông núi nước Nam,vua Nam ở Rành rành định phận ở sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời ” (Lý Thường Kiệt) Học sinh theo dõi trên máy chiếu. “ Ôi! Tổ quốc ta yêu như máu thịt * Khái niệm: Lòng yêu nước là tình yêu Như mẹ cha ta, như vợ, như quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng chồng! đem hết khả năng của mình phục vụ lợi Ôi Tổ quốc! nếu cần ta chết ích của Tổ quốc. Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi con sông...” Học sinh trả lời ý kiến cá nhân. ( Chế Lan Viên) GV nhận xét và kết luận. GV đặt tiếp câu hỏi : * Em hãy nêu những hình ảnh được nhắc đến trong bài“ Quê hương” và “ Việt Nam quê hương tôi” mà em cảm thấy gần gũi, thân thương? * Những hình ảnh đó gợi Học sinh theo dõi trên máy chiếu. cho em những suy nghĩ gì? 10 GV liệt kê lên bảng: “ Tuổi thơ, lòng mẹ, khôn lớn thành người,
- a. Củng cố kiến thức: Với phần này tôi thực hiện theo cách nêu một vài câu hỏi cho học sinh trả lời nhằm khắc sâu thêm kiến thức của bài học. Tôi dành thời gian cho phần này là 5 phút. Câu hỏi: Chúng ta đang là học sinh, là những công dân trẻ tuổi của đất nước, chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước? GV: Kết thúc tiết 1. b. Phần bài tập về nhà: Về nhà các em làm bài tập 1,2 trong SGK trang 101. Chuẩn bị tiết 2 của bài. IV. Kiểm nghiệm Với phương pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh qua tiết 1 bài 14 giáo dục công dân 10: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như đã trình bày ở trên, tôi áp dụng ở lớp 10A3 trường THPT Vĩnh Lộc. Còn lớp 10A4 tôi dạy theo phương pháp chỉ cung cấp cho học sinh theo nội dung sách giáo khoa và không sử dụng công nghệ thông tin thì thấy kết quả học tập của 2 lớp hoàn toàn khác nhau. Cụ thể: 1. Khi kiểm tra bài cũ: Với bài tập tôi ra về nhà: 1. Sưu tầm những bài thơ, bài hát, câu ca dao, tục ngữ... nói về tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc? 2. Trình bày những suy nghĩ và trách nhiệm của em đối với truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam? Ở lớp 10A3, sau khi học xong bài các em hào hứng tìm hiểu và hầu hết các em đã có cảm xúc đặc biệt khi tìm hiểu về tình yêu quê hương, đất nước của các thế hệ cha anh được thể hiện trong thơ ca, nhạc họa... và nói lên được trách nhiệm của bản thân để bảo vệ và phát huy truyền thống yêu quê hương, đất nước, tự hào về quê hương, đất nước của mình. Còn lớp 10A4, chỉ có 60% làm bài tập về nhà nhưng trong số đó đa phần là làm sơ sài, làm để đối phó khi giáo viên kiểm tra. 2.Khi kiểm tra 1 tiết: Trong đề kiểm tra 1 tiết có câu hỏi: Em hãy phân tích những biểu hiện của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam ? Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần làm gì để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc? Tôi tách riêng câu hỏi này ra chấm để kiểm chứng kết quả thì thấy kết quả của hai lớp như sau: Ở lớp 10A4, đa số các em chỉ trình bày những biểu hiện mà không phân tích được. 11
- Cụ thể: Số Kết quả HS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ% SL Tỉ lệ% SL Tỉ lệ% SL Tỉ lệ% % 46 1 2.2 13 28,3 18 39,1 10 21,7 4 8,7 Còn ở lớp 10A3 kết quả như sau: Số Kết quả HS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ% SL Tỉ lệ% SL Tỉ lệ% SL Tỉ lệ% 48 10 20,8 20 41,7 13 27,1 5 10,4 0 0 Đối chiếu kết quả của hai lớp, tuy số học sinh yếu của lớp 10A3 vẫn còn xong đã giảm rõ rệt, số học sinh kém không còn. 12
- C. KẾT LUẬN. I. Bài học kinh nghiệm: Từ phương pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh qua tiết 1 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ( Giáo dục công dân 10) bản thân tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: 1. Cần nghiên cứu kĩ nội dung bài học, sưu tầm các tranh ảnh, thơ văn liên quan đến nội dung giáo dục để tác động vào tư tưởng, tình cảm của học sinh. 2. Đảm bảo những nguyên tắc của dạy học Giáo dục công dân . 3. Phát huy tinh thần tự giác của học sinh, tránh áp đặt, công thức. 4. Khai thác biểu hiện của lòng yêu nước cần lấy ví dụ minh hoạ cụ thể, sinh động, tránh tình trạng chỉ nói lí luận chung chung, hời hợt. 5. Kết hợp học tập với thực hành, bởi vì lòng yêu nước không chỉ dừng lại ở lời nói, nhận thức mà phải biểu hiện ở hành động. 6. Không nên lạm dụng kiến thức của môn học khác và CNTT vào giảng dạy, đặc biệt là kiến thức của môn Ngữ văn và môn Lịch sử. II. Kiến nghị, đề xuất: Việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh là rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới. Tôi có một số kiến nghị và đề xuất như sau: 1. Các cấp, các ngành cần đầu tư hơn nữa các thiết bị dạyhọc Giáo dục công dân để phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, để học sinh có hứng thú học tập môn học này và có thái độ yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội hơn. 2. Nhà trường nên tạo điều kiện để tổ chức các buổi ngoại khoá như: Thi tìm hiểu về lịch sử dân tộc, về truyền thống cách mạng, các nét đẹp trong đời sống văn hoá của người Việt… Trên đây là một số bài học kinh nghiệm của bản thân tôi. Trong khi nghiên cứu và sử dụng CNTT vào giảng dạy để giáo dục truyền thống yêu 13
- nước cho học sinh qua tiết 1 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chắc chắn còn nhiều thiếu sót và sai lầm mong các đồng nghiệp đặc biệt là các chuyên viên và các thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm góp ý để tôi giảng dạy được tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2013 ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Nguyễn Thị Hương D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa GDCD lớp 10 2. Sách giáo viên GDCD lớp 10 3. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông. 3. Tài liệu lịch sử và văn học liên quan đến bài dạy. 14
- 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục đạo đức học sinh tiểu học
13 p | 5104 | 1080
-
Sáng kiến kinh nghiệm - Giáo dục âm nhạc
17 p | 707 | 120
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
13 p | 500 | 103
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
26 p | 555 | 96
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục học sinh THPT trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm bằng phương pháp dạy học tích cực - Nguyễn Thị Lánh
38 p | 386 | 93
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 4
14 p | 1353 | 89
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ em mầm non trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh - Trần Thị Kim Cúc
33 p | 430 | 83
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học ở vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn
11 p | 449 | 82
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc viết sáng kiến kinh nghiệm quản lý và chỉ đạo hoạt động giáo dục
7 p | 446 | 60
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh THPT qua bài 6 chương trình GDCD 12 - Công dân với các quyền tự do cơ bản
48 p | 277 | 54
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các câu chuyện kể trong giờ sinh hoạt lớp
12 p | 348 | 46
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục thiên tai cho học sinh trung học phổ thông - Thực trạng và giải pháp
17 p | 292 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục học sinh trung học phổ thông ứng phó với biến đổi khí hậu qua môn Địa lí
24 p | 286 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục học sinh trung học phổ thông trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm bằng phương pháp dạy học tích cực
38 p | 169 | 36
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục kĩ năng sống qua giờ đọc - hiểu “ Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ
27 p | 218 | 23
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy môn Giáo dục Công Dân bậc THPT
21 p | 156 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh trường bổ túc văn hóa tỉnh
24 p | 195 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn