intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm giáo dục trẻ 24 - 36 tháng tuổi chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ học hòa nhập trong trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Kinh nghiệm giáo dục trẻ 24 - 36 tháng tuổi chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ học hòa nhập trong trường mầm non" nhằm đánh giá thực trạng sự nhận thức và phát triển ngôn ngữ của trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ học hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường tại lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non; Tìm ra hệ thống các biện pháp giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ học hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường tại lớp nhà trẻ, lứa tuổi 24 - 36 tháng trong trường mầm non.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm giáo dục trẻ 24 - 36 tháng tuổi chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ học hòa nhập trong trường mầm non

  1. A. ĐẶT VẤN ĐỀ “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Trẻ em là mầm non của đất nước. Do đó, trẻ em cần được hưởng sự giáo dục, được tạo điều kiện để tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục và được hưởng sự dạy dỗ chu đáo của mọi người từ gia đình đến xã hội. Đặc biệt là việc giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ nói riêng và trẻ khuyết tật nói chung học hòa nhập ở trường mầm non. Giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ đã trở thành nhiệm vụ quan trọng và đầy tính nhân văn của ngành giáo dục. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm phát triển trí tuệ ở lứa tuổi mầm non cực kỳ quan trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ có nhận thức và giao tiếp tốt, từ đó kích thích trí tuệ của trẻ phát triển. Ngôn ngữ góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Không có ngôn ngữ không thể giao tiếp được, thậm chí không thể tồn tại được, nhất là đứa trẻ, một sinh thể yếu ớt rất cần đến sự chăm sóc, bảo vệ của người lớn. Ngôn ngữ làm cho đứa trẻ trở thành một thành viên của xã hội loài người. Ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi còn nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển, giáo dục trẻ. Trẻ em chậm phát triển trí tuệ không chỉ kém về mặt nhận thức mà thường kéo theo sự kiếm khuyết về khả năng ngôn ngữ. Đặc điểm cơ bản của trẻ em này là chậm biết nói, thường mắc các khuyết tật nói khó, nói ngọng, nói lắp hoặc phát âm. Sự mặc cảm tật nguyền, ảnh hưởng của bệnh lý về thần kinh nên trẻ hay sợ sệt, nhút nhát không dám tiếp xúc với những người lạ, không muốn tham gia vào các hoạt động tập thể. Chính những điều này làm cản trở và giảm hiệu quả của việc nuôi dưỡng, giáo dục và phát triển của trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ. Vì vậy, việc giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ là hết sức quan trọng và cần thiết để giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ phát triển hết khả năng và phát huy tiềm năng học hỏi. Thực tế trong xã hội hiện nay, nhiều phụ huynh rất quan tâm đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ngay từ bé. Họ đã nghiên cứu sách báo, tài liệu trên mạng internet…để nuôi dạy con một cách khoa học. Tuy nhiên bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ phụ huynh bị cuốn theo công việc. Mọi sinh hoạt của trẻ đều giao hết cho người giúp việc. Nhiều trẻ lớn lên trong không gian giao tiếp chật trội. Sinh hoạt hàng ngày chủ yếu là ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, chơi một mình, xem ti vi và xem điện thoại. Đó là một trong những yếu tố dẫn đến trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ. Bên cạnh đó, đối với một số cháu không được sự ưu ái của tạo hóa nên từ khi sinh ra đã chịu nhiều thiệt thòi hơn các bạn cùng lứa, lại không được sự quan tâm và chưa có 1/29
  2. biện pháp can thiệp kịp thời của phụ huynh nên đến tuổi đi học trường mầm non trẻ đã chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ hơn các bạn. Vấn đề phát triển trí tuệ, ngôn ngữ cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 24 - 36 tháng tuổi nói riêng từ lâu đã được Bộ giáo dục và Đào tạo, Sở giáo dục và Đào tạo Thành Phố rất quan tâm. Đã ban hành chương trình Giáo dục mầm non, trong đó đề ra những mục tiêu, nội dung giáo dục rất cụ thể, hướng dẫn giáo dục thực hiện rất rõ ràng. Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện, Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức tập huấn, kiến tập các chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn trao đổi về vấn đề này. Đặc biệt trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 - 2017, Ban giám hiệu nhà trường tôi đưa ra các chỉ tiêu cụ thể về việc giáo dục trẻ khuyết tật học và hòa nhập. Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo các lớp rà soát, báo cáo số lượng trẻ khuyết tật thể nhẹ trong đó có trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ để hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên lập hồ sơ theo dõi sự phát triển của trẻ, xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục hòa nhập cụ thể, phù hợp với trẻ khuyết tật. Tuy nhiên để áp dụng thực tế vào chính trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ ở lớp tôi thì còn rất khó khăn. Là một giáo viên trẻ, có nhiệt huyết với nghề, với mong muốn trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ ở lớp mình sẽ có sự phát triển hơn về mặt nhận thức và ngôn ngữ, từ đó phát triển nhân cách một cách toàn diện, hòa nhập được với các bạn trong lớp. Nên tôi luôn băn khoăn, trăn trở để tìm ra các biện pháp thực hiện hiệu quả cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ ở lớp mình. Sau thời gian nghiên cứu, áp dụng một loạt các biện pháp, cháu chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ ở lớp tôi đã có tiến bộ rõ rệt. Vì vậy, tôi xin mạnh dạn trao đổi với chị em đồng nghiệp dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Kinh nghiệm giáo dục trẻ 24 - 36 tháng tuổi chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ học hòa nhập trong trường mầm non”. * Mục đích của đề tài: - Đánh giá thực trạng sự nhận thức và phát triển ngôn ngữ của trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ học hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường tại lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non. - Tìm ra hệ thống các biện pháp giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ học hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường tại lớp nhà trẻ, lứa tuổi 24 - 36 tháng trong trường mầm non. * Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ học hòa nhập tại lớp nhà trẻ (24 - 36 tháng tuổi) trong trường mầm non. * Phạm vi áp dụng: Lớp nhà trẻ, lứa tuổi 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non, năm học 2016 - 2017. 2/29
  3. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Trẻ em chậm phát triển trí tuệ không chỉ kém về mặt nhận thức mà thường kéo theo sự kiếm khuyết về khả năng ngôn ngữ. Điều này do sự suy yếu các chức năng bên trong vỏ não tới việc hình thành rất chậm mối liên hệ phân biệt có điều kiện trong tất cả các cơ quan phân tích tiếng nói, kèm theo sự rối loạn của hệ thần kinh gây khó khăn cho việc xác lập những định hình năng động trên vỏ não. Tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ còn do nguyên nhân những mối liên hệ có điều kiện không bền vững được hình thành chậm ở vùng cơ quan phân tích thính giác. Do những nguyên nhân này mà trẻ không hiểu được những từ mới và cụm từ mới. Chính vì lẽ đó trẻ chỉ lựa chọn được số ít các từ vựng dẫn đến tình trạng nghèo vốn từ. Một số từ mà trẻ tích lũy được cũng dần bị lãng quên nếu không được củng cố một cách liên tục. Trẻ em chậm phát triển trí tuệ phân biệt rất kém các âm gần giống nhau, đặc biệt là các âm phụ. Mặt khác, trẻ còn mắc nhiều lỗi phát âm sai và các tật ngôn ngữ như nói khó, nói ngọng, nói lắp... Qua nghiên cứu người ta còn cho thấy sự phát triển rất kém của thính giác âm vị dẫn đến sự thay thế âm này bằng âm khác trong âm của đứa trẻ. Các trẻ chậm phát triển trí tuệ do bị tổn thất trung ương thần kinh kéo theo sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến tri giác nghe, hiện tượng co giật hay bị liệt cứng làm tổn thất đến cơ quan vận động ngôn ngữ sẽ nảy sinh các khuyết tật về ngôn ngữ và giao tiếp như nói khó, không nói được, nói ngọng, nói lắp...Trẻ có vốn từ nghèo, ngữ pháp thấp kém. Trẻ nói ta không hiểu trẻ nói gì và ngược lại ta nói trẻ cũng không hiểu được những điều ta vừa nói với trẻ. Như vậy cả hai đều không hòa hợp trong giao tiếp. Ngay ở trong gia đình nhiều trẻ cũng bị lãng quên, không hỏi han, dạy dỗ khiến cho trẻ rơi vào tình trạng ngày càng trầm trọng hơn. Đặc điểm về nhận thức của trẻ là chậm hiểu, nhanh quên nên rất khó khăn trong việc tiếp thu các từ mới và hiểu nghĩa từ. Những từ được tiếp thu trong kinh nghiệm sống của trẻ cũng sẽ bị lãng quên rất nhanh. Trẻ thường không biết biểu đạt nhu cầu cuả bản thân bằng lời nói, đôi khi trẻ phải dùng cử chỉ điệu bộ. Nếu không được đáp ứng kịp thời các nhu cầu đó của trẻ, trẻ thường gào thét, có thể tức giận, nếu kích thích gia tăng thường đập phá. Trẻ không biết trả lời các câu hỏi mà ta hỏi dù là những câu hỏi đơn giản nhất. Trẻ thường không biết hợp tác với bạn bè, tự chơi một mình, đôi khi còn lẩm bẩm một mình nhưng vẫn không phát ra được những ngôn ngữ rõ ràng. Đặc điểm của trẻ này là khó tiếp xúc và khó làm quen nếu ta chưa chiếm lĩnh được tình cảm của trẻ. Những đặc điểm trên đã dẫn trẻ đến hạn chế khả năng giao tiếp. Vì vậy, ngôn ngữ của trẻ cũng chậm phát triển. 3/29
  4. Để giúp trẻ phát triển trí tuệ, ngôn ngữ, ta cần phải có nhiều biện pháp dạy trẻ. Điều quan trọng là phải cung cấp cho trẻ vốn từ bằng nhiều hình thức khác nhau, bởi vốn từ là nền tảng để hình thành ngôn ngữ ở trẻ. Sở dĩ trẻ ngại giao tiếp và ít dùng lời nói chính là do từ ngữ quá nghèo, trẻ muốn diễn đạt mà không thể nói ra được. Khi trẻ đã có được những vốn từ mới có thể hình thành khả năng ngữ pháp cho trẻ. Muốn vậy cần phải tăng cường những hoạt động làm thay đổi các trạng thái tâm lý ở trẻ, trẻ mới mạnh dạn tiếp xúc, sẽ tạo điều kiện để trẻ giao tiếp. Để dạy được trẻ phải hết sức kiên trì, giàu lòng nhân ái và biết trinh phục trẻ thì mới mang lại kết quả mong muốn. Vì một lý do nào đó mà trẻ bị chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ thì rất thiệt thòi cho trẻ. Vậy nên việc phát triển trí tuệ, ngôn ngữ cho trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng, cần thiết và được tiến hành càng sớm càng tốt. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Mô tả thực trạng - Ngôi trường nơi tôi công tác nằm ở khu vực ngoại thành. Trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Năm 2015, kiểm định chất lượng giáo dục đạt cấp độ 3. Trường có hai khu với khung cảnh trường lớp khang trang, sạch sẽ. Trường có sân chơi rộng rãi, cây cối xanh tươi và được trang bị đồ dùng, đồ chơi đầy đủ, hiện đại để phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. - Năm 2016 - 2017, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp nhà trẻ (24 - 36 tháng tuổi). Lớp có 5 giáo viên, bản thân tôi và 3 giáo viên có trình độ trên chuẩn, có nhiều kinh nghiệm và nhiều năm công tác trong ngành. Một giáo viên còn lại đang theo học lớp Đại học sư phạm, khoa giáo dục mầm non. - Lớp tôi phụ trách có 54 trẻ, trong đó có 21 cháu trai và có 33 cháu gái. Trong đó có 1 cháu khuyết tật thể nhẹ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ là cháu Nguyễn Vân Trang. Xuất phát từ những thực trạng trên, trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 2. Thuận lợi: - Bản thân là một giáo viên trẻ luôn nhiệt tình, tâm huyết với nghề, ham học hỏi trau dồi kiến thức. Giáo viên nắm vững phương pháp dạy của bộ môn, được bồi dưỡng thường xuyên và tham gia học tập các lớp chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức. 100% giáo viên trong lớp có tinh thần đoàn kết, có sự phối hợp nhau trong công tác giảng dạy đặc biệt là chú ý phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Lớp học rộng rãi, khô thoáng, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc phát triển ngôn ng÷ của trẻ đầy đủ, hiện đại phong phú về hình ảnh, màu sắc hấp dẫn (tranh ảnh, vật thật). 4/29
  5. - Luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường. - Luôn được sự ủng hộ của phụ huynh. - Đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ: Trẻ có sức khỏe bình thường. 3. Khó khăn: - Năm nay, tôi mới dạy lớp nhà trẻ có trẻ bị khuyết tật thể nhẹ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ nên việc lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ còn gặp nhiều khó khăn. Giáo viên cùng lớp rất quan tâm đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ nhưng chưa thực sự chú trọng đến việc phát triển trí tuệ, ngôn ngữ cho trẻ khuyết tật học hòa nhập. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ được đầu tư đầy đủ nhưng nhiều khi vẫn chưa đáp ứng đủ theo yêu cầu và điều kiện cho việc chăm sóc, giáo dục chuyên biệt trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ. Bên cạnh đó, các tài liệu về giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ học hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường còn ít, nên chúng tôi ít có tài liệu tham khảo và học tập. - Phụ huynh cháu Nguyễn Vân Trang còn hạn chế về những kiến thức, kỹ năng cuộc sống - giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ nên sự phối hợp cùng giáo viên để giáo dục cho trẻ ở nhà còn gặp nhiều khó khăn. - Đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ: + Thể chất: Trẻ bị suy dinh dưỡng và thấp còi. + Trẻ không thích tham gia hoạt động cùng các bạn, thích chơi một mình, hay chạy lung tung. + Trẻ không có ngôn ngữ nói, khóc la hét khi không được đáp ứng nhu cầu. + Kỹ năng vận động thô và vận động tinh không phát triển đồng đều. Xuất phát từ những cơ sở thực trạng và những điều kiện khó khăn, thuận lợi trên, tôi đã áp dụng thực hiện hệ thống các biện pháp sau để giúp cháu Nguyễn Vân Trang chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ ngày càng tiến bộ hơn. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Khảo sát đầu năm trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ. * Khảo sát trẻ đầu năm là biện pháp rất cần thiết. Thông qua việc khảo sát trẻ, tôi biết được nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ để xây dựng kế hoạch và có biện pháp phù hợp để giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ học hòa nhập. * Cách làm: Từ tuần 1 tháng 9 năm 2016, tôi và các giáo viên cùng lớp đã tiến hành đánh giá mức độ nhận thức của trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ, xây dựng hệ thống các câu hỏi, đặt ra các tình huống, tổ chức một số hoạt động quan sát, lao động, dạo chơi, tham quan, trải nghiệm cho trẻ chậm phát triển trí 5/29
  6. tuệ, ngôn ngữ tham gia. Thông qua kết quả của các hoạt động đó, tôi đã đánh giá được mức độ nhận thức những kỹ năng cơ bản của trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ. Kết quả đánh giá được ghi vào bảng đánh giá riêng của trẻ dựa vào những tiêu chí sau đây: - Vận động thô: Đánh giá khả năng lật, xoay người, ngồi, bò, đứng, đi, chạy, nhảy... - Vận động tinh: Đánh giá khả năng sử dụng tay khéo léo: Cầm đồ vật, tự xúc ăn, biết cởi quần áo... - Nhận thức: Đánh giá trí nhớ: trí nhớ làm việc, trí nhớ gần, trí nhớ xa... + Khả năng tư duy: Tư duy biểu tượng, tư duy trừu tượng... + Giải quyết vấn đề: Đơn giản, phức tạp + Khả năng khái quát hóa + Khả năng học tập: Đọc, làm toán... - Khả năng tự điều chỉnh: Chú ý, tập trung... - Ngôn ngữ: Ngôn ngữ không lời, ngôn ngữ có lời, ngôn ngữ hiểu... - Cảm xúc: Ghi nhận cảm xúc, điều chỉnh cảm xúc, diễn đạt cảm xúc... - Hành vi đáp ứng: Kỹ năng tự chăm sóc, làm việc nhà, tham gia công việc đáp ứng ngoài xã hội... - Kỹ năng chơi: Chơi một mình, chơi cấu trúc, chơi biểu tượng, chơi nhóm... - Các lĩnh vực xử lý cảm giác - vận động của trẻ chậm phát triển trí tuệ: + Thị giác - không gian: Biết vị trí đồ vật + Thính giác: Không đáp ứng hay dễ giật mình? + Xúc giác: Nhột? thích cảm giác đau? không sợ đau?... + Tiền đình: Thích lắc lư? đong đưa? nhảy nhót? + Cảm giác bản thể: Biết vị trí các phần trên cơ thể, bên phải, trái... + Khứu giác: Thích mùi gì? sợ mùi gì? + Vị giác: Thích thức ăn gì? tránh thức ăn gì? + Hoạch định vận động và chuỗi: Vận động có tính toán, làm việc theo chuỗi thứ tự trước sau... Bên cạnh đó, do trẻ chậm phát triển trí tuệ thường chậm phát triển ngôn ngữ. Chính vì vậy mà tôi rất chú trọng để đánh giá mức độ giao tiếp của trẻ. Nhờ đánh giá mà tôi có cơ sở để lựa chọn những cách kích thích giao tiếp tích cực nhằm giúp trẻ thể hiện được bản thân và đồng thời để trẻ hiểu được đối tượng giao tiếp của mình. 6/29
  7. BẢNG XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ GIAO TIẾP CỦA TRẺ Các loại Vô âm (không có âm thanh) Có âm (có âm thanh) mức độ Mức độ phi * Hành vi: * Hành vi: biểu tượng - - Cử động của chân tay - Khóc Phi ngôn ngữ - Tư thế đầu và người - Cười - Cách sử dụng không gian - Rên rỉ - Nhìn - Thở dài - Nét mặt - Làu bàu - Ăn mặc - Gào thét - Cầm, nắm, sờ đồ vật - Càu nhàu Mức độ tiền - Các đồ vật mẫu * Bắt chước các âm: m, biểu tượng, tiền - Các đồ vật thay thế m, m... ngôn ngữ - Vị trí của các đồ vật * Các âm có chức năng - Cử chỉ, ký hiệu như gây sự chú ý, biểu - Chỉ, cầm, nắm, sờ đồ vật hiện sự không thích. - Ảnh - Hình vẽ - Tranh biểu tượng. Mức độ biểu * Ngôn ngữ ký hiệu * Nói tượng ngôn ngữ - Chính thống, trừu tượng * Hát - Đánh vần bằng ngon tay - Tự nhiên * Hình thức viết - Bảng chữ cái - Hệ thống tranh biểu tượng * Kết quả đạt được: Kết quả sau khi tiến hành khảo sát, đánh giá trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ. - Vận động thô: Trẻ không có khả năng chạy, nhảy, đá bóng, leo trèo... - Vận động tinh: Trẻ có khả năng cầm, nắm đồ vật nhưng chưa có khả năng tự xúc cơm ăn, chưa biết đi giày, dép. - Nhận thức: Trẻ chưa có khả năng tư duy, chưa có khả năng học tập, hiểu chậm, quên nhanh. - Khả năng chú ý: Trẻ chưa tập trung, chú ý. - Ngôn ngữ của trẻ rất hạn chế, vốn từ ít, chậm nói, chỉ ú ớ khi muốn biểu lộ điều gì. - Cảm xúc: Trẻ chưa biết diễn đạt và điều chỉnh cảm xúc. 7/29
  8. - Kỹ năng tự phục vụ: Trẻ không biết xúc cơm ăn, không biết cởi quần áo, không biết cầm cốc uống nước, đi vệ sinh không đúng nơi quy định... - Kỹ năng chơi: Trẻ thích chơi một mình, không chịu tham gia vào các hoạt động trong lớp. - Thị giác: Khả năng phối hợp tay - mắt kém. - Thính giác: Trẻ không có phản ứng khi người khác gọi, dễ giật mình. - Xúc giác: Trẻ không sợ đau, khóc thường lăn lộn - Tiền đình: Trẻ thích lắc lư. - Cảm giác bản thể: Trẻ không biết vị trí các bộ phận trên cơ thể - Khứu giác: Trẻ sợ mùi thức ăn. - Vị giác: Trẻ thích ăn bánh và uống sữa. - Hoạch định vận động và chuỗi: Trẻ hoạt động không theo chuỗi thứ tự. Căn cứ vào kết quả khảo sát đánh giá trẻ như trên, tôi nhận thấy cháu Nguyễn Vân Trang lớp tôi chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ ở thể nặng. Tôi đã trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu để có biện pháp chăm sóc, giáo dục phù hợp với trẻ. 2. Xây dựng mục tiêu, nội dung giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ theo tháng. * Xây dựng kế hoạch là dự kiến hệ thống các mục tiêu cần đạt được trên trẻ, xác định và lựa chọn nội dung, phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ để trẻ thực hiện mục tiêu. Vì khả năng nhận thức và giao tiếp của trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ không giống như trẻ bình thường nên mục tiêu, nội dung giáo dục đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ phải được xây dựng riêng để phù hợp với trẻ. Việc xây dựng kế hoạch giúp tôi có cở sở để tự đánh giá chất lượng tổ chức thực hiện chương trình và có cơ sở để tự đánh giá sự phát triển, sự tiến bộ của trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ dưới sự tác động của chương trình. Từ đó, tôi có thể rút ra bài học kinh nghiệm và có những điều chỉnh phù hợp trong công tác tổ chức thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ. * Cách làm: Căn cứ vào mức độ nhận thức, hành vi, kỹ năng, vận động, ngôn ngữ, giao tiếp...của trẻ, căn cứ vào mục tiêu, nội dung giáo dục trẻ theo độ tuổi, căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ của lớp mình, tôi đã xây dựng mục tiêu, nội dung giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ của lớp tôi như sau: 8/29
  9. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TRẺ 24 - 36 THÁNG TUỔI CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ NGÔN NGỮ HỌC NHẬP TRONG TRƯỜNG MẦM NON NĂM HỌC 2016 - 2017 Sự kiện trong Tháng Mục tiêu giáo dục Nội dung giáo dục tháng - Tuần 2: Tết - Trẻ gọi tên một số đồ - Dạy trẻ gọi tên một số đồ Trung Thu chơi, bánh đặc trưng chơi: Đèn ông sao, đèn của ngày Tết Trung lồng; một số loại bánh: 9 Thu. Bánh nướng, bánh dẻo. - Tuần 3: Bé là ai? - Trẻ biết gọi tên một số - Dạy trẻ biết gọi tên một bộ phận đặc điểm trên số bộ phận trên khuôn mặt khuôn mặt của mình. mình: Mắt, mũi, mồm, tai. - Tuần 4: Cơ thể - Trẻ gọi tên các bộ - Dạy trẻ gọi tên, một số bé có những gì? phận trên cơ thể. bộ phận trên cơ thể mình: Mặt, bụng, đầu, tay, chân... - Trẻ biết gọi tên và đặc - Dạy trẻ biết gọi tên của điểm cơ bản của các một số bạn: Linh, Chi, bạn trong lớp. My… - Tuần 1: Đồ dùng - Trẻ biết gọi tên đồ - Dạy trẻ gọi tên đồ dùng trong lớp bé. dùng trong lớp bé. quen thuộc trong lớp: Cốc, khăn. Trẻ biết cầm cốc uống nước, uống sữa. Biết cầm khăn lau miệng sau khi ăn. - Tuần 2: Đồ dùng - Trẻ gọi tên đồ dùng - Dạy trẻ biết gọi tên đồ 10 mà bé yêu thích. mà bé yêu thích trong dùng của bé: Ba lô, lớp bé. dép…,biết cất, lấy ba lô, dép khi đến lớp và khi ra về. - Tuần 3: Bé yêu - Trẻ biết yêu quý, kính - Dạy trẻ biết yêu quý bà, bà và mẹ. trọng bà và mẹ của mẹ của mình thể hiện qua mình. cử chỉ, hành động ôm, hôn… - Tuần 4: Đồ chơi - Trẻ gọi tên đồ chơi - Dạy trẻ gọi tên đồ chơi của bé. của bé. quen thuộc: Búp bê, bập bênh. Trẻ biết chơi đồ chơi trong lớp và sân trường. 9/29
  10. - Tuần 1: Cô nhân - Trẻ gọi tên cô nhân - Dạy trẻ gọi tên cô nhân viên y tế. viên y tế và công việc, viên y tế: Cô Hòa; công đồ dùng của cô. việc của cô: Cân, đo. - Tuần 2: Bác cấp - Trẻ gọi tên và tìm hiểu - Dạy trẻ gọi tên bác cấp dưỡng. công việc của bác cấp dưỡng: Bác Minh, cô 11 dưỡng. Hồng; công việc của các bác, các cô là nấu ăn. - Tuần 3: Ngày hội - Trẻ biết yêu quý, kính - Dạy trẻ biết yêu quý cô của cô giáo. trọng cô giáo. giáo thể hiện qua những cử chỉ, nét mặt… - Tuần 4: Nghề - Trẻ biết một số nghề - Dạy trẻ biết nói một nghề truyền thống. truyền thống như nghề truyền thống như trồng trồng lúa, nghề thêu… lúa. - Tuần 5: Bố mẹ - Trẻ biết nghề của bố - Dạy trẻ biết nói nghề của làm nghề gì? mẹ mình. bố hoặc mẹ mình : Kế toán - Tuần 1: Những - Trẻ gọi tên những - Dạy trẻ gọi tên những người thân yêu của người thân yêu của người thân yêu của mình: bé. mình. Ông, bà, bố, mẹ. 12 - Tuần 2: Đồ dùng - Trẻ gọi tên một số đồ - Dạy trẻ gọi tên một số đồ gia đình bé. dùng để ăn, đồ dùng để dùng để ăn, đồ dùng để uống và đồ dùng sinh uống, đồ dùng sinh hoạt hoạt. như: Bát, thìa, cốc, ấm, chén, bàn, ghế… -Tuần 3: Bé vui - Trẻ biết tên và công - Dạy trẻ biết nói tên ông Noel việc của ông già Noel già Noel. - Tuần 4: Tết - Trẻ biết tết Dương - Dạy trẻ biết nói Tết dương lịch. lịch và một số hoạt Dương lịch. động trong ngày tết Dương lịch. - Tuần 1: Mùa - Trẻ biết tên gọi và một - Dạy trẻ biết nói hoa đào, xuân đến rồi. số đặc điểm nổi bật của hoa mai. hoa đào, hoa mai. - Tuần 2: Bé đi - Trẻ biết về Tết âm lịch - Dạy trẻ biết phát âm Tết 01 chơi xuân. và một số hoạt động Âm lịch, chợ Tết, chúc ngày Tết: Chợ Tết, Tết. mâm ngũ quả, đi chúc Tết… 10/29
  11. - Tuần 3: Bánh - Trẻ biết tên, màu lá và - Dạy trẻ biết nói bánh chưng xanh. những nguyên liệu để chưng, màu xanh. gói bánh chưng. - Tuần 4: Bé đón - Trẻ biết ý nghĩa và - Dạy trẻ biết nói Tết Tết cổ truyền. một số hoạt động của Nguyên Đán. tết Nguyên Đán. - Tuần 1: Chú gà - Trẻ gọi tên và biết một - Dạy trẻ biết gọi tên con con. số đặc điểm của con gà. gà, biết một số đặc điểm của con gà: Đầu, thân, đuôi. - Tuần 2: Chú cún - Trẻ gọi tên và biết một - Dạy trẻ biết gọi tên con 02 con. số đặc điểm của con chó, biết một số đặc điểm chó. của con chó: Đầu, thân, đuôi. - Tuần 3: Con cá - Trẻ gọi tên và biết một - Dạy trẻ biết gọi tên con số đặc điểm của con cá. cá, biết một số đặc điểm của con cá: Đầu, thân, - Tuần 4: Con voi - Trẻ gọi tên con voi và đuôi. biết một số đặc điểm - Dạy trẻ gọi tên con voi của con voi. và biết đặc điểm của con voi: Đầu, thân, đuôi. - Tuần 1: Hoa đẹp - Trẻ gọi tên một số loại - Dạy trẻ gọi tên một số 8/3. hoa quen thuộc. loại hoa như: Hoa cúc, hoa hồng. - Tuần 2: Bé thích - Trẻ gọi tên một số loại - Dạy trẻ gọi tên một số ăn quả gì? quả quen thuộc. quả như: Quả cam, quả nho. 03 - Tuần 3: Bé yêu - Trẻ gọi tên một số loại - Dạy trẻ gọi tên một số cây xanh. cây xanh loại cây xanh: Cây sấu, cây phượng. - Tuần 4: Bé ăn - Trẻ gọi tên một số loại - Dạy trẻ gọi tên một số rau gì? ra ăn lá. loại rau ăn lá: Rau cải, rau bí. - Tuần 1: Xe đạp - Trẻ gọi tên và biết một - Dạy trẻ biết gọi tên xe số đặc điểm của xe đạp đap và biết một số đặc điểm của xe đạp như: Ghi 04 đông, yên xe, 2 bánh xe… 11/29
  12. - Tuần 2: Ô tô - Trẻ gọi tên và biết một - Dạy trẻ biết gọi tên ô tô số đặc điểm của ô tô. và biết một số đặc điểm của ô tô như: Đầu xe, thân xe, bánh xe - Tuần 3: Máy bay - Trẻ gọi tên và biết một - Dạy trẻ biết gọi tên máy số đặc điểm của máy bay và biết đặc điểm của bay. máy bay như: Đầu, thân, cánh, bánh xe... - Tuần 4: Thuyền - Trẻ gọi tên và biết một - Dạy trẻ biết gọi tên buồm số đặc điểm của thuyền thuyền buồm và biết một buồm. số đặc điểm của thuyền buồm. - Tuần 1: Nắng - - Trẻ gọi tên một số - Dạy trẻ biết nói nắng, Mưa. hiện tượng thời tiết. mưa. 05 - Tuần 2: Trang - Trẻ gọi tên một số - Dạy trẻ biết nói váy, áo, phục mùa hè của trang phục màu hè của quần đùi. bé. bé. - Tuần 3: Mừng - Trẻ biết ngày sinh - Dạy trẻ biết tên Bác Hồ. sinh nhật Bác Hồ. nhật của Bác Hồ (19/5) 3. Xây dựng môi trường học tập để giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ. * Xây dựng môi trường giáo dục hòa nhập trong trường mầm non thực sự cần thiết và quan trọng. Một môi trường giáo dục hòa nhập sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí các khu vực chơi, học tập trong và ngoài lớp phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ. Mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết và kích thích trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ tích cực tham gia vào các hoạt động tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện. Trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ nên khả năng nhận thức, khả năng giao tiếp kém hơn so với trẻ bình thường. Vì vậy phải xây dựng môi trường giáo dục hòa nhập thân thiện, không rào cản để trẻ có được cảm giác an toàn. Vậy muốn xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tôi đã tập trung làm tốt các việc sau: a. Xây dựng môi trường học tập: Ở lớp tôi chưa có góc hoạt động và đồ dùng dành riêng cho trẻ chậm phát triển. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học, tôi và các đồng nghiệp trong lớp đã trang trí nhiều góc chơi với nhiều màu sắc sinh động, những hình ảnh nhân vật ngộ nghĩnh, nhiều hình ảnh cụ thể minh họa phù hợp với nội dung giáo dục. Tôi 12/29
  13. sắp xếp các góc chơi gần gũi với trẻ giúp trẻ tích cực tham gia các hoạt động. Các góc hoạt động chính được duy trì thường xuyên để trẻ thể hiện khả năng của mình. Chúng tôi xây dựng cụ thể nội quy của các góc chơi. Ví dụ: Ở góc “Bé chơi với búp bê”, tôi đã dùng các ký hiệu hình ảnh để trẻ biết bế em và ru em ngủ...Ở góc “Bé yêu văn học”, tôi dùng các ký hiệu hình ảnh để hướng dẫn trẻ cầm sách, lật sách đúng chiều, giữ gìn sách truyện...Ở góc “Hoạt động với đồ vật”, tôi đã dùng các ký hiệu hình ảnh để quy định số người chơi, không tranh giành đồ chơi, không chạy nhảy trong khi chơi, lấy và cất đồ chơi đúng chỗ... Bên cạnh việc xây dựng nội quy của các góc chơi, tôi và các đồng nghiệp trong lớp đã tận dụng các nguyên vật liệu đã qua sử dụng để làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo để kích thích tính tò mò khám phá của trẻ trong các hoạt động giáo dục và trang trí môi trường học tập của lớp. * Kết quả đạt được: Môi trường lớp học được trang trí nhiều góc chơi có nội quy chơi bằng các ký hiệu hình ảnh cụ thể, nhiều đồ dùng, đồ chơi sáng tạo giúp cháu Nguyễn Vân Trang dễ dàng thực hiện theo. Cháu đã thích tham gia các hoạt động cùng các bạn ở lớp. Khi chơi, cháu đã biết ngồi chơi ngoan, không chạy lung tung nữa. (Ảnh minh họa số 1 phần phụ lục I) b. Xây dựng môi trường tinh thần: - Ngay từ đầu năm học, tôi đã trao đổi với phụ huynh để nắm bắt được tình hình sức khỏe của trẻ. Tôi đã phối hợp với nhân viên y tế nhà trường để theo dõi cân nặng, chiều cao của trẻ theo từng tháng. Tôi luôn quan tâm đến sức khỏe, nhận thức, hành vi của cháu. Tôi thường xuyên gần gũi với trẻ để nắm bắt được tâm sinh lý, sở thích, thói quen của trẻ mọi lúc, mọi nơi để có những biện pháp giáo dục chuyên biệt giúp trẻ sớm hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường. - Xây dựng môi trường giao tiếp giữa trẻ và trẻ: Tôi luôn tạo điều kiện để trẻ được chơi hòa nhập và được giao tiếp cùng các bạn trong lớp. Giáo dục các trẻ trong lớp biết đồng cảm, chia sẻ và đoàn kết với bạn trong khi chơi. Bên cạnh đó, tôi cũng động viên, khích lệ các trẻ trong lớp trò chuyện, hòa đồng với bạn, không bắt nạt và xa lánh với bạn kém may mắn hơn mình. - Xây dựng môi trường giao tiếp giữa cô và trẻ: Trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ nên khả năng giao tiếp của trẻ còn hạn chế. Vì thế, tôi luôn dành tình cảm thương yêu với trẻ qua ánh mắt trìu mến, nét mặt tươi vui, cử chỉ âu yếm, vỗ về... Tôi gần gũi, thân thiện với trẻ, tạo cho trẻ cảm giác an toàn, không còn sợ hãi giúp trẻ tự tin hơn trong học tập và giao tiếp. Tôi cởi mở trò chuyện với trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư, mong muốn của mình. 13/29
  14. Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp và thể hiện sự quan tâm của mình đối với mọi người, đối với sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh. - Rèn kỹ năng sống cho trẻ: Đối với trẻ mầm non, việc rèn kỹ năng sống cho trẻ là nhiệm vụ rất quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ. Đặc biệt đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ rèn luyện kỹ năng sống sẽ giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập với tập thể, dễ dàng tiếp cận với môi trường xung quanh. Rèn luyện kỹ năng sống sẽ giúp trẻ sớm có ý thức làm chủ bản thân và tích cực tham gia các hoạt động. Do đó, việc rèn luyện kỹ năng sống ở mức độ cơ bản đối với cháu Nguyễn Vân Trang là điều bắt buộc phải có. Rèn những kỹ năng sống sau đây: + Kỹ năng tự phục vụ: Tôi luôn hướng dẫn trẻ để trẻ biết tự lau mặt, tự rửa tay, tự xúc cơm ăn, tự cầm cốc uống nước, tự đi vệ sinh đúng nơi quy định...thông qua các ký hiệu như ký hiệu nhà vệ sinh, hình ảnh các bước rửa tay đúng cách... + Kỹ năng bảo vệ an toàn: Tôi hướng dẫn trẻ chơi an toàn, không sờ tay vào ổ điện, nước nóng, không cầm dao, kéo, các đồ vật nhọn... + Kỹ năng lễ giáo: Tôi giáo dục trẻ biết chào hỏi, lễ phép thông qua các hoạt động, biết cảm ơn, xin lỗi khi được giúp đỡ và khi làm sai chuyện gì. + Kích thích các giác quan của trẻ: Tôi cho trẻ tô màu, xé dán, nặn...để phát triển xúc giác. Tôi cho trẻ hát, vận động, chơi các trò chơi âm nhạc...để phát triển thính giác. Bên cạnh đó, tôi luôn trò chuyện về mùi, vị của các món ăn trong giờ ăn của trẻ giúp trẻ phát triển khứu giác và vị giác. Nếu trẻ trả lời đúng, tôi động viên, khen ngợi trẻ. Nếu trẻ không trả lời được, tôi gợi ý giúp trẻ trả lời. - Tổ chức cho trẻ hoạt động tập thể trong các ngày hội, ngày lễ, các hoạt động giao lưu, các buổi liên hoan văn nghệ...nhằm tạo cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ có một sân chơi vui vẻ, bổ ích và phát huy tính tích cực của trẻ. Thông qua các ngày hội, ngày lễ, các buổi văn nghệ của trường, tôi cho trẻ được giao lưu, trò chuyện với các bạn trong lớp và trong trường, tạo cho trẻ tâm thế vui vẻ, thoải mái khi tham gia. * Kết quả đạt được: Qua việc xây dựng môi trường tinh thần cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ ở lớp tôi, tôi thấy trẻ đã vui vẻ, thoải mái hơn và thích đến lớp, hứng thú tham gia vào các hoạt động cùng cô và các bạn trong lớp. Trẻ đã biết tránh xa những đồ vật nguy hiểm. Trẻ đã biết tự cầm cốc uống nước, uống sữa, biết lau mặt, rửa tay, biết chào hỏi, lễ phép...Trẻ đã tự tin hơn trong giao tiếp với mọi người xung quanh. 14/29
  15. 4. Sưu tầm các hoạt động giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ ngôn ngữ học hòa nhập. Việc sưu tầm các hoạt động giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ ngôn ngữ là việc làm quan trọng. Nội dung này còn mới, nên tôi gặp nhiều khó khăn, kinh nghiệm bản thân còn hạn chế, thời gian nghiên cứu bị chi phối bởi các hoạt động khác trên lớp. Chính vì vậy, tôi đã tranh thủ các buổi trưa để sưu tầm các cuốn sách cũng như trên mạng internet như: “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em; Tâm lý học trẻ em; Giáo trình đọc, kể chuyện diễn cảm cho bé”. Ngoài ra, tôi còn nghiên cứu rất nhiều các trang mạng nói về việc trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ. Kết quả: Qua quá trình tham khảo, tôi đã lựa chọn một số hoạt động giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ theo chủ đề như sau: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ NGÔN NGỮ 1. Bé là ai? Cơ thể bé có những gì? a. Gọi tên các bộ phận cơ thể * Mục đích: - Giúp trẻ chỉ ra được các bộ phận trên cơ thể khi nhìn tranh. * Chuẩn bị: - Màu sáp, giấy trắng A0 * Cách tiến hành: Để trẻ nằm xuống tờ giấy A0 đặt trên sàn nhà, sau đó tô hình trẻ. Gọi tên các bộ phận trên cơ thể mà bạn vừa tô được. Khi hình đã vẽ xong, cho trẻ đứng dậy và cô vẽ thêm mắt, mũi, mồm, tai và viết tên trẻ lên hình vẽ, treo hình vẽ lên để trẻ có thể nhìn và chạm vào nó. Chỉ cho trẻ thấy những bộ phận khác nhau của cơ thể trên hình vẽ đó. Nói với trẻ về tên gọi của những bộ phận mà trẻ biết: + Đây là cái gì? Đó là cái chân. Đúng rồi! + Và đây là cái gì? Đó là cái tay đấy. b. Kể về bản thân * Mục đích: - Tập cho trẻ kể về bản thân. * Cách tiến hành: Kể cho một trẻ nghe về những gì xảy ra trong một ngày của trẻ. Trong khi kể, hỏi trẻ những câu hỏi nhằm để cho trẻ tham gia cùng kể. 15/29
  16. Ngày xưa, có một bé gái tên là Vân Trang. Đó có phải là tên của con phải không? Một buổi sáng, Vân Trang ngủ dậy, các con nghĩ xem, bạn Vân Trang sẽ làm gì? Ăn sáng? Đúng rồi. Bạn Vân Trang ăn sáng và được bố mẹ đưa tới lớp đấy. * Kết quả đạt được: Với các nội dung này, cháu Vân Trang lớp tôi đã biết nói từ trai, gái và nói màu đỏ khi cầm bút màu. 2. Đồ dùng đồ chơi ở lớp bé a. Đồ vật gì ? để làm gì? * Mục đích: - Giúp trẻ chỉ đúng đồ vật khi người lớn nói về công dụng của nó. * Chuẩn bị: - Một bộ các bức tranh về các đồ vật quen thuộc với trẻ như: ghế, đồ chơi, cái bát, cái thìa…. * Cách tiến hành: - Cùng trẻ xem các bức tranh, nói chuyện với trẻ về công dụng của các đồ vật đó. Chú ý xem liệu trẻ có thể gọi tên và chỉ ra được những bức tranh về các đồ vật mà cô đang nói tới hay không. + Cô chỉ vào cái bát và hỏi trẻ: Đây là cái gì? Cái bát dùng để làm gì? + Với những đồ vật khác cô cũng hỏi tương tự. Khi trẻ sử dụng bất kì một đồ vật thật nào, chúng ta đều phải nói với trẻ về công dụng của đồ vật và cách sử dụng đồ vật đó. b. Trò chơi: “Cái gì” * Mục đích: - Giúp trẻ gọi tên những đồ vật quen thuộc * Cách tiến hành: Chọn một đồ vật mà trẻ gặp hàng ngày, giơ nó lên để trẻ nhìn thấy. Hỏi trẻ xem đó là cái gì. Sau đó xem trẻ có thể nói gì về đồ vật đó. Chú ý bổ sung vào lời nói của trẻ để câu nói được rõ nghĩa và đầy đủ hơn. Đây là một vật mà các con dùng để ăn đấy. Đó là cái gì?(cái bát) Con hãy lấy cái bát con các bạn xem nào. * Kết quả đạt được: Qua nội dung này, cháu Vân Trang đã biết tên và vị trí đồ vật của lớp mình và biết cách sử dụng với chúng, biết thể hiện nhu cầu của mình. Cháu đã nói được câu có 2 từ. 3. Những người thân yêu của bé a. Album gia đình * Mục đích: - Giúp trẻ nhận ra và chỉ được một vài người thân. * Chuẩn bị: 16/29
  17. - Ảnh trẻ và gia đình của trẻ, dán các ảnh vào album. * Cách tiến hành: Cùng trẻ xem và trò chuyện về các thành viên trong bức ảnh: + Ảnh ai đây? Đây là mẹ của Vân Trang phải không? + À đây là mẹ bạn vân Trang đấy. Bạn Trang đang ngồi trên đùi của mẹ. + Bạn Trang đang ôm cái gì đấy? +À đúng rồi bạn Trang đang ôm một chú gấu bông đấy. b. Gọi tên * Mục đích: - Tập cho trẻ nói một số từ. * Chuẩn bị: - Một con rối tay. * Cách tiến hành: Dùng rối tay để nói chuyện cùng trẻ. Cho rối hỏi trẻ. Chơi một cách vui vẻ và làm như con rối ngờ nghệch khi hỏi về tên của trẻ, quần áo, các bộ phận cơ thể, đồ chơi, thức ăn hay những thứ khác quen thuộc với trẻ. Xin chào, tên bạn là gì? Còn mình, mình tên là Thỏ. Bạn mặc áo màu gì đấy? Bạn đi cái gì ở chân đấy? Mình thích cái đó lắm. Chúng là cái gì đấy? (Đôi giày). * Kết quả đạt được: Với nội dung này, cháu Vân Trang đã tiến bộ hơn. Cháu đã nói được câu có 2,3 từ. 4. Những con vật đáng yêu a. Chọn con vật giống tranh. * Mục đích: - Chọn được những bức tranh tương ứng với những đồ vật. * Chuẩn bị: - Khoảng 5- 6 con vật đò chơi và những bức tranh về con vật đó. Cho chúng vào một cái hộp. * Cách tiến hành: Cho trẻ thấy cô đặt bức tranh lên bàn hoặc ra sàn nhà. Sau đó hướng dẫn trẻ cách lựa chọn những con vật đồ chơi vào những bức tranh của con vật đó. Trò chuyện với trẻ về con vật đó và yêu cầu trẻ nhìn cẩn thận trước khi lựa chọn một bức tranh để đặt vào vị trí đúng. Con vật này là gì? Con gà này xếp vào đâu? Con có nhìn thấy bức tranh con gà không? Đúng rồi, giỏi lắm. Con đã tìm ra rồi. Để con gà vào bức tranh con gà đi. 17/29
  18. b. Các con vật đồ chơi * Mục đích: - Trẻ có thể nhận biết một vài tên gọi các con vật. * Cách tiến hành: Chuẩn bị nhiều loại đồ chơi các con vật. Trưng bày như một trang trại hoặc sở thú. Ngoài ra đặt một vài đồ chơi các con vật và những bức tranh phù hợp gần đó và những câu đố về các con vật cần đơn giản. Để trẻ sử dụng những con vật này theo cách chơi riêng của chúng, khi trẻ chơi cô trò chuyện về những con vật và đố trẻ. Trang ơi! Con tìm cho cô xem con chó ở đâu? Con hãy để con gà về chuồng nào! * Kết quả đạt được: Với nội dung này, cháu rất hứng thú tham gia vào các trò chơi, thông qua các trò chơi vốn từ của cháu tăng nhanh rõ rệt đồng thời cháu còn được học thêm các từ mới như: To - nhỏ. * Kết quả đạt được: Với các hoạt động như trên cháu Vân Trang chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ lớp tôi đã tiến bộ rõ rệt. Cháu biết nói 2-3 từ đơn giản, cháu thực hiện được các yêu cầu trong lời nói giao tiếp hàng ngày. Cháu biết biểu đạt các nhu cầu, mong muốn của mình sử dụng được các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn như: vâng ạ, có ạ, chào cô. Cháu thể hiện niềm vui, tự tin hơn khi được chơi với các bạn. Đặc biệt trẻ đã biết làm quen với sách và nhìn các hình trong tranh theo tay chỉ của cô, xem tranh và bước đầu đã biết cất đồ dùng vào những nơi quen thuộc khi được cô yêu cầu. 5. Giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ thông qua các hoạt động chơi tập có chủ đích. Chơi tập có chủ đích là hình thức chơi tập thu hút sự tập trung chú ý của trẻ. Thông qua hình thức chơi tập này, tôi giới thiệu với trẻ các nội dung mới. Tôi phải dành nhiều thời gian để chuẩn bị kỹ lưỡng đồ dùng, nội dung, phương pháp giáo dục... Vì vậy, tôi đã lựa chọn những hoạt động mới phù hợp với sự kiện đang dạy để có thể hướng dẫn trẻ kỹ hơn, tỉ mỉ hơn. Bên cạnh đó, tôi còn chuẩn bị tranh ảnh, vật thật, mô hình sinh động, hấp dẫn, mới lạ, thay đổi hình thức dạy, lồng ghép các hoạt động để thu hút sự chú ý của trẻ. Thông qua các hoạt động đó, tôi cung cấp thêm vốn từ cho trẻ. * Hoạt động “Nhận biết”: Nhận biết tập nói là một hoạt động quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ, ngôn ngữ của trẻ. Trẻ lứa tuổi 24 - 36 tháng đang bắt đầu học nói, phát âm còn chưa chuẩn. Đặc biệt là với trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ thì càng khó khăn hơn nhiều. Cho nên trong hoạt động, tôi chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, 18/29
  19. hấp dẫn để gây hứng thú cho trẻ. Bên cạnh đó, tôi cũng chuẩn bị một hệ thống các câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn. Trong khi trẻ trả lời cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ. * Ví dụ 1: Trong hoạt động nhận biết “ Quả na - Quả xoài”, tôi chuẩn bị đầy đủ quả thật cho trẻ có thể: Sờ, ngửi, nếm…Để giúp trẻ hứng thú tập trung vào đối tượng quan sát, tôi đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp với trẻ: + Đây là quả gì? (Cháu Trang đọc là ả a) + Quả na có màu gì? (Cháu Trang đọc là àu anh) + Hạt quả na như thế nào? (Cháu Trang đọc là iêu ạt). Tôi đã chú ý sửa sai cho trẻ bằng cách tôi nói trước rõ lời, nói chậm để trẻ phát âm theo. Khi gọi trẻ lên phát âm tôi luôn động viên, khuyến khích trẻ phát âm đúng, rõ ràng. Qua tiết nhận biết đã thúc đẩy các giác quan và ghi nhớ có chủ định của trẻ phát triển. Như vậy, nhờ có sự giao tiếp của cô và trẻ đã phát huy được tính tích cực của trẻ, qua đó mở rộng vốn hiểu biết, làm giàu vốn từ cho trẻ. (Giáo án minh họa phần phụ lục II) (Ảnh minh họa số 3 phần phụ lục I) * Hoạt động “Làm quen văn học”: Cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học là một hoạt động quan trọng và cần thiết giúp trẻ phát triển trí tuệ, ngôn ngữ. Thông qua các tác phẩm văn học, tôi đàm thoại với trẻ về nội dung, tính cách các nhân vật trong bài thơ, câu chuyện. Từ đó, tôi giúp trẻ có nhiều vốn từ hơn. Trẻ nói rõ ràng, mạch lạc hơn. * Ví dụ 1: Dạy trẻ đọc thơ “Bắp cải xanh”. Tôi cho trẻ quan sát cây bắp cải thật, trẻ được quan sát và được sờ. Tôi chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp với trẻ: + Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? (Bắp cải xanh) + Cây bắp cải có màu xanh như thế nào? (Xanh man mát) + Lá bắp cải sắp như nào? ( Sắp vòng quanh) Như vậy thơ, truyện đã kích thích nhận thức có hình ảnh của trẻ với nhân vật. Khi trẻ nhớ được tên câu chuyện, tên các nhân vật, đọc được thơ chứng tỏ trẻ đã biết ghi nhớ và biết sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, tiếp thu kiến thức, biết sử dụng nhiều từ mới làm phong phú vốn từ của mình. (Ảnh minh họa số 7 phần phụ lục I) * Hoạt động “Giáo dục thể chất”: Trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ tham gia các vận động cơ bản còn gặp nhiều khó khăn so với trẻ bình thường. Vì vậy, tôi đã căn cứ vào sự phát triển thể chất của trẻ giúp trẻ thực hiện các bài vận động cơ bản đơn giản, dễ dàng. 19/29
  20. Ví dụ: Vận động cơ bản “Đi trong đường dích dắc”: Với trẻ bình thường thì đường dích dắc rộng khoảng 30 - 35cm. Với trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ, tôi để đường dích dắc rộng hơn khoảng 40 - 45cm. Khi trẻ đã có kỹ năng đi trong đường dích dắc rồi, tôi cho trẻ thực hiện vận động giống các bạn. Trong quá trình trẻ tập luyện, tôi luôn động viên, khuyến khích trẻ tham gia hoạt động. Với những vận động trẻ còn khó khăn, tôi tập cùng trẻ để trẻ tự tin, mạnh dạn tham gia hoạt động. * Hoạt động “Giáo dục âm nhạc”: Giáo dục âm nhạc là một hình thức giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ phát triển thính giác. Thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc, trẻ cảm nhận được giai điệu vui tươi của các bài hát. Trẻ thể hiện khả năng của mình với các động tác vận động theo nhạc và được vui vẻ chơi các trò chơi âm nhạc. Vì vậy, tôi luôn động viên, khuyến khích trẻ tham gia hoạt động để phát triển khả năng nghe nhạc và khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ. * Hoạt động “Tạo hình”: Với trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ, hoạt động tạo hình là một hoạt động giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo cho trẻ. Thông qua hoạt động tạo hình, trẻ có thể nâng cao vận động tinh, khả năng phối hợp tay và mắt, giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung chú ý. Trong giờ hoạt động tạo hình, tôi khuyến khích trẻ tham gia hoạt động với thời gian ngắn, làm theo từng thao tác nhỏ. Nội dung học đơn giản, gần gũi với trẻ và được lặp đi lặp lại theo nhiều cách khác nhau. (Giáo án minh họa phần phụ lục II) *Kết quả đạt được: Với cách tổ chức như vậy, tôi thấy trẻ rất hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động chơi tập có chủ đích. Ngôn ngữ của trẻ phát triển đồng thời trí tuệ của trẻ cũng phát triển. Trẻ biết diễn đạt sự hiểu biết của mình, mặc dù trẻ vẫn còn ngọng. Vốn từ của trẻ cũng được tăng rõ rệt. Bản thân tôi đã tích lũy được thêm nhiều kiến thức và phương pháp giúp cháu Vân Trang phát triển ngôn ngữ tốt hơn và có hiệu quả hơn. 6. Giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ học hòa nhập mọi lúc, mọi nơi. Ngoài việc giáo dục trẻ qua các tiết học, tôi còn giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ học hòa nhập ở mọi lúc, mọi nơi để tránh tình trạng trẻ bị nhàm chán, mệt mỏi. Tôi luôn tổ chức lồng ghép, đan xen các hoạt động cùng các trò chơi để nhằm thay đổi trạng thái giữa động và tĩnh cho trẻ. Từ đó, trẻ mạnh dạn, tự tin hơn và có đầy đủ khả năng học hòa nhập vào lớp bình thường. 20/29
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2