SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI<br />
Đơn vị: Trường THPT Phú Ngọc<br />
Mã số: ……<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC CÂU<br />
CHUYỆN KỂ TRONG GIỜ SINH HOẠT LỚP<br />
<br />
Ngƣời thực hiện: VÕ ĐỨC HIỆU<br />
Lĩnh vực nghiên cứu:<br />
Quản lý giáo dục:<br />
Phƣơng pháp dạy học bộ môn:<br />
Phƣơng pháp giáo dục:<br />
Lĩnh vực khác:<br />
<br />
Có đính kèm:<br />
Mô hình<br />
Phần mềm<br />
<br />
Phim ảnh<br />
<br />
Năm học 2010 - 2011<br />
<br />
1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hiện vật khác<br />
<br />
SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC<br />
I.<br />
<br />
THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN<br />
1. Họ và tên: Võ Đức Hiệu<br />
2. Ngày, tháng năm sinh: 11. 12. 1974<br />
3. Nam, nữ: nam<br />
4. Địa chỉ: Trƣờng THPT Phú Ngọc, Định Quán, Đồng Nai<br />
5. Điện thoại: 0985581323<br />
6. Fax: ………. Email: vohieuvnn@yahoo.com<br />
7. Chúc vụ: Tổ trƣởng tổ Ngoại ngữ<br />
8. Đơn vị công tác: Trƣờng THPT PHÚ Ngọc, Định Quán, Đồng Nai<br />
<br />
II.<br />
<br />
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO<br />
1. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học sƣ phạm<br />
2. Năm nhận bằng: 1999<br />
3. Chuyên nghành đào tạo: Anh văn<br />
<br />
III.<br />
<br />
KINH NGHIỆM KHOA HỌC<br />
1. Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy học<br />
2. Số năm kinh nghiệm: 12 năm<br />
3. Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:<br />
(1). Nâng cao hiệu quả tiết dạy reading<br />
(2). Phƣơng pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trƣờng THPT<br />
<br />
2<br />
<br />
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
“TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN” đó là câu nói mà ai cũng có thể thấy<br />
đƣợc ở bất cứ trƣờng học nào nhƣng các nhà giáo có thật sự quan tâm đến việc<br />
giáo dục đạo đức, lễ nghĩa hay không, học sinh đã đƣợc “học lễ” nhƣ thế nào<br />
khi mà đi đến đâu chúng ta đều nghe những nhà giáo dục tiến bộ than phiền<br />
rằng: “Tình hình đạo đức của học sinh, thanh niên có nhiều hiện tƣợng không<br />
bình thƣờng, tạo ra những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội và giữa các thế hệ, vị<br />
trí và uy tín của ngƣời thầy sa sút đi nhiều”. Cả xã hội đã và đang gióng lên hồi<br />
chuông báo động về tình trạng xuống dốc đạo đức trong học sinh và việc chú<br />
trọng giáo dục đạo đức cho học sinh lúc này là cần thiết hơn bao giờ hết. Cung<br />
cấp cho học sinh những tri thức đạo đức (hiểu biết về đạo đức, về thái độ phải<br />
có, về nhiệm vụ, về bổn phận phải làm….) là một khâu quan trọng trong việc<br />
giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng. Thông qua các giờ học đạo đức, giờ sinh<br />
hoạt lớp, học sinh sẽ đƣợc trang bị những tri thức về đạo đức một cách khái quát<br />
và hệ thống. Vốn tri thức này có tác dụng quan trọng ở chỗ giúp học sinh có cơ<br />
sở đúng đắn để nhận ra và phân biệt giữa hiện tƣợng đạo đức và hiêïn tƣợng phi<br />
đạo đức biểu hiện muôn hình vạn trạng xung quanh mình hàng ngày và từ đó<br />
giúp các em tăng thêm tính tự giác trong hành vi đạo đức của mình. Ngoài ra<br />
cũng cần phải nói một cách dứt khoát, việc giáo dục đạo đức cho học sinh<br />
không phải chỉ là nhiêïm vụ của môn giáo dục công dân. Đó là những nhiệm vụ<br />
của tất cả các bộ môn văn hóa khác ở trƣờng phổ thông, nhất là phổ thông trung<br />
học và ngƣời giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh<br />
chính là giáo viên chủ nhiệm. Nhƣ chúng ta đã biết “Tuổi thanh niên” là “thế<br />
giới thứ ba” theo nghĩa đen của từ này, là sự tồn tại giữa tuổi trẻ em và tuổi<br />
ngƣời lớn, lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt trong thời kì phát triển của con<br />
ngƣời. Vị trí đặc biệt này đƣợc phản ánh bằng những tên gọi khác nhau của nó:<br />
“thời kì quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”….. Những<br />
tên gọi đó nói lên tính phức tạp và tầm quan trọng của lứa tuổi này trong quá<br />
trình phát triển của con ngƣời. Cho nên là một giáo viên chủ nhiệm khá nhiều<br />
năm, tôi đã luôn tìm cách trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào để giáo dục đạo đức<br />
cho học sinh trong giờ sinh hoạt lớp một cách thật sự có hiệu quả?”. Và cho đến<br />
bây giờ tôi nhận thấy rằng những câu chuyện sống động minh họa trong những<br />
giờ giáo dục đạo đức, trong tiết sinh hoạt lớp, những tác động đạo đức của văn<br />
học, nghệ thuật sẽ là những biện pháp hiệu nghiệm tác động vào tình cảm. Các<br />
hình tƣợng nghệ thuật của câu chuyện, lối suy nghĩ, cƣ xử hành động của các<br />
nhân vật trong truyện sẽ góp phần rất nhiều vào sự hình thành thái độ, tình cảm<br />
đạo đức của học sinh, do đó dễ chuyển tri thức đạo đức thành niềm tin đạo đức<br />
trong học sinh. Đó là tất cả những gì tôi muốn thể hiện qua chuyên đề “Giáo dục<br />
đạo đức cho học sinh thông qua các câu chuyện kể trong giờ sinh hoạt lớp” này.<br />
II. THỰC TRẠNG TRƢỚC KHI CHỌN ĐỀ TÀI<br />
1. Thực trạng chung mang tính tích cực có liên quan đến đề tài<br />
Thực tế cho thấy rằng, đã là giáo viên nói chung và giáo viên tham gia làm<br />
công tác chủ nhiệm nói riêng ai cũng muốn làm thế nào đó để học sinh của mình<br />
3<br />
<br />
đạt kết quả mĩ mãn cả về mặt trí dục lẫn đức dục. Vì vậy cho nên khi một giáo<br />
viên đƣợc phân công trực tiếp làm công tác chủ nhiệm thì tất nhiên giáo viên đó<br />
sẽ đầu tƣ hết sức lực vào công tác giáo dục học sinh của mình với mong muốn<br />
ngày sau các em thành những ngƣời có đủ đức và trí để sắp xếp hành trang bƣớc<br />
vào đời. Chính những mong ƣớc chung của giáo viên chủ nhiệm mà đã thôi thúc<br />
ngƣời giáo viên không ngừng tìm tòi các biện pháp và tận dụng mọi thời gian,<br />
đặc biệt là giờ sinh hoạt lớp để giáo dục đạo đức cho các em học sinh thân yêu<br />
của mình.<br />
2. Thực trạng chung mang tính tiêu cực có ảnh hƣởng đến đề tài<br />
* Vấn đề đầu tiên ta thƣờng thấy là hầu hết các giáo viên bao gồm giáo viên<br />
bộ môn nói chung và cả giáoviên chủ nhiệm khi lên lớp đều ít chú trọng đến vấn<br />
đề giáo dục đạo đức cho học sinh, một phần có thể do đặc thù của từng bộ môn,<br />
do thời gian có hạn, một phần có thể do giáo viên bộ môn nghĩ rằng đây nhiệm<br />
vụ của giáo viên chủ nhiệm. Nếu có chăng chỉ là những tiếng la rầy những học<br />
sinh có tác phong, có thái độ học tập không đúng mà nhƣ thế thì chƣa phải là<br />
giáo dục đạo đức thật sự cho học sinh.<br />
*Ngoài ra ngay cả giáo viên chủ nhiệm trong giờ sinh hoạt lớp cũng chƣa<br />
thật sự đặt nặng vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh. Qua tìm hiểu một số giờ<br />
sinh hoạt lớp ở các lớp khác tôi nhận thấy rằng một số lớp có những khoảng thời<br />
gian chết mà cả thầy và trò đều không biết làm gì, một số lớp khác thì giáo viên<br />
chủ nhiệm dành quá nhiều thời gian cho việc khiển trách, phê bình học sinh.<br />
Vậy tại sao ta không tận dụng thời gian này để đƣa vào những câu chuyện vừa<br />
vui, hấp dẫn lại có giá trị giáo dục cao?<br />
3. Số liệu thống kê<br />
* Có quan điểm cho rằng chỉ cần giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh nhƣ<br />
thế nào mà cả lớp đều chấp hành tốt nội qui nhà trƣờng thì giáo viên chủ nhiệm<br />
đã hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh của mình. Nhƣng tôi lại cho rằng<br />
đó chỉ là điều kiện cần thôi chứ chƣa đủ để đánh giá một giáo viên đã hoàn<br />
thành tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh hay chƣa bởi vì giáo dục đạo<br />
đức là giúp hoàn thiện một nhân cách, có thể các em chỉ nhận thấy rằng các em<br />
bị buộc phải tuân theo nội qui nhà trƣờng mà các em chƣa hình thành đƣợc tính<br />
tự giác trong hành vi đạo đức của mình. Cái đạo đức sâu kín của ngƣời học thấm<br />
đƣợm sự vâng lời hơn là sự tự lập.<br />
* Ngoài ra chúng ta cũng thƣờng nghe nói rằng giờ sinh hoạt lớp là “giờ phán<br />
xét” trong đó giáo viên chủ nhiệm nhƣ là một vị quan tòa còn học sinh vi phạm<br />
nội qui đƣợc xem nhƣ là những tội đồ và những tội đồ này phải hứng chịu mọi<br />
sự kết tội mà không đƣợc quyền phản kháng. Và giáo viên chủ nhiệm, những “vị<br />
quan tòa” nghĩ rằng mình đã hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học<br />
sinh.<br />
* Thật ra những điều này chƣa thật sự giúp đỡ nhiều cho học sinh trong việc<br />
hoàn thiện nhân cách. Cách giáo dục trên không mang lại kết quả nhiều, có khi<br />
còn phản tác dụng. Và qua đó ta cũng thấy rằng giáo dục đạo đức cho học sinh<br />
4<br />
<br />
không phải là điều đơn giản bởi vì “sai lầm của nhà giáo dục sẽ làm hỏng cả một<br />
thế hệ”. Vậy thì giáo viên chủ nhiệm nên giáo dục đạo đức cho học sinh nhƣ thế<br />
nào đặc biệt là trong giờ sinh hoạt lớp?<br />
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI<br />
1/ Cơ sở lý luận<br />
Để giáo dục đạo đức cho học sinh một cách có hiệu quả điều quan trọng<br />
không thể bỏ qua là ta phải nắm đƣợc đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi để có thể<br />
đƣa ra những phƣơng pháp giáo dục thích hợp. Một số nhà khoa học có những<br />
quan điểm nhƣ sau:<br />
- Con ngƣời không phải là một bình nƣớc cần đƣợc đổ đầy mà là một<br />
ngọn đèn cần đƣợc thắp sáng” – K. Gibran<br />
- “Phần đông cho rằng nhân cách không thể thay đổi đƣợc….. Nghĩ thế là<br />
sai. Ta luôn luôn thay đổi. Ngày hôm nay ta không giống hôm qua vì trong thời<br />
gian đó có rất nhiều tế bào trong thân thể ta đã chết và đƣợc thay thế bằng những<br />
tế bào mới. Sức khỏe, tƣ tƣởng, ý muốn, cảm xúc của ta đều thay đổi mà nhân<br />
cách của ta tùy thuộc những cái đó, thì làm sao không thay đổi đƣợc? ” –<br />
Gordon Byron<br />
- “Cách tốt nhất để sửa lỗi cho mình là hãy nhìn vào lỗi của ngƣời khác và<br />
nếu mình không muốn ngƣời ta làm đối với mình thì mình đừng bao giờ hành<br />
động nhƣ vậy vì chắc chắn sẽ có ngƣời không muốn mình làm điều đó”<br />
2/ Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài<br />
2.1. Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trung học phổ thông<br />
a/ Sự phát triển của tự ý thức<br />
Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân<br />
cách của thanh niên mới lớn, nó có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển tâm lý của<br />
tuổi thanh niên. Quá trình này rất phong phú và phức tạp nhƣng có thể kể một số<br />
đặc điểm cơ bản:<br />
o Sự hình thành tự ý thức ở lứa tuổi thanh niên là một quá trình lâu<br />
dài, trải qua những mức độ khác nhau, ở tuổi thanh niên quá trình phát triển tự ý<br />
thức diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi và có tính đặc thù riêng.<br />
o Đặc điểm quan trọng trong sự tự ý thức của thanh niên là sự tự ý<br />
thức của họ xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động. Các em hay ghi<br />
nhật ký, so sánh mình với nhân vật mà họ coi là thần tƣợng, là tấm gƣơng.<br />
o Các em không chỉ nhận thức về cái tôi của mình trong hiện tại<br />
Nhƣ thiếu niên mà còn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội, trong tƣơng lai<br />
(Tôi cần phải trở thành ngƣời nhƣ thế nào, cần làm gì để tốt hơn…)<br />
o Thanh niên còn có khả năng đánh giá sâu sắc về những phẩm<br />
chất, mặt mạnh, mặt yếu của những ngƣời cùng sống và của chính mình. Tuy<br />
nhiên thanh niên thƣờng có xu hƣớng cƣờng điệu trong khi tự đánh giá. Hoặc là<br />
các em đánh giá thấp cái tích cực, tập trung phê phán cái tiêu cực; hoặc là đánh<br />
giá quá cao nhân cách mình - tỏ ra tự cao, coi thƣờng ngƣời khác.<br />
5<br />
<br />