SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI<br />
TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
ĐỀ TÀI<br />
<br />
GIÁO DỤC THIÊN TAI CHO HỌC SINH<br />
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – THỰC<br />
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP<br />
<br />
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN:<br />
NGUYỄN THỊ LINH<br />
TỔ SỬ – ĐỊA - GDCD<br />
<br />
LONG KHÁNH, THÁNG 5/2012<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
Lời nói đầu<br />
Việt Nam là một trong những quốc gia thường xuyên phải chịu tác động của thiên<br />
tai, đặc biệt là thiên tai liên quan đến nước, gây thiệt hại rất lớn đến người và của. Thế<br />
nhưng dường như chúng ta vẫn chưa tìm ra giải pháp thực sự hiệu quả để phòng chống và<br />
hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.<br />
Theo chương trình hành động được phát động trong ngày thế giới phòng chống<br />
thiên tai năm 2010, thì nhiệm vụ giáo dục về thiên tai rất lớn, đó là “phòng chống thiên<br />
tai từ trường học”. Cả thế giới quan tâm và tích cực thực hiện chương trình này bằng rất<br />
nhiều biện pháp và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Còn ở Việt Nam, vấn đề này đã<br />
thực hiện như thế nào và hiệu quả đến đâu, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục?<br />
Với đề tài nhỏ này, hi vọng sẽ góp phần nhắc nhở mọi người ý thức hơn nữa của<br />
việc giáo dục thiên tai cho học sinh, trước hết là đối tượng học sinh THPT. Đặc biệt hơn<br />
là 1 giáo viên Địa lý, chúng ta sẽ có nhiều thuận lợi khi đề cập tới đề tài này, góp phần<br />
quan trọng trong việc “giảm nhẹ thiên tai”.<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Như đã trình bày ở trên, đất nước Việt Nam thân yêu nằm trong vành đai khí hậu<br />
nhiệt đới gió mùa, hằng năm chịu ảnh hưởng của thiên tai khá nhiều. Trong chương trình<br />
Địa lý 10 và 12 chúng ta sẽ tiến hành lồng ghép, nhằm giáo dục học sinh nhận biết được<br />
thiên tai và cách phòng tránh, hạn chế những hậu quả đáng tiếc xảy ra.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Bài viết này mong muốn đóng góp ý kiến nhỏ trong việc giảng dạy bộ môn Địa lý<br />
ở trường THPT và cung cấp những kiến thức cơ bản về thiên tai, với mục tiêu “giảm nhẹ<br />
thiên tai từ trường học”<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Học sinh THPT 1 số trường ở Thành phố Hồ Chí Minh và học sinh trường THPT<br />
Long Khánh – tỉnh Đồng Nai.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Sưu tầm, tổng hợp tài liệu, nghiên cứu sách giáo khoa địa lý THPT và một số tài<br />
liệu liên quan.<br />
Liên hệ thực tế, tìm ra các giải pháp nâng cao giáo dục thiên tai trong trường học.<br />
Thực nghiệm: tiến hành giảng dạy, kiểm tra mức độ so sánh sự hứng thú tiếp thu<br />
bài và tìm hiểu vấn đề của học sinh. Hướng dẫn một số giải pháp nêu ra khi học sinh gặp<br />
phải biết cách phòng tránh.<br />
Trong đề tài có sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, tổng hợp tài liệu, điều tra<br />
thực tế…<br />
5. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng<br />
Chương trình địa lí phổ thông 10, 11, 12.<br />
Ứng dụng vào giáo dục thiên tai, lồng ghép vào các bài học trong chương trình địa<br />
lí phổ thông và các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa trong trường học.<br />
----1----<br />
<br />
Sáng kiến chỉ dừng lại ở mức khái quát, không đi sâu vào từng bài cụ thể, ở đây<br />
chỉ minh họa 1 bài trong chương trình địa lí phổ thông: Bài 15 – Bảo vệ môi trường và<br />
phòng chống thiên tai (Địa lí 12 - ban cơ bản).<br />
6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu<br />
<br />
Hướng tiếp cận: giáo dục thiên tai cho học sinh trung học phổ thông ngay trong<br />
các bài học và liên hệ thực tiễn địa phương.<br />
<br />
Tổng hợp và đưa ra các giải pháp giáo dục thiên tai cho học sinh trung học phổ<br />
thông.<br />
7. Cấu trúc của đề tài<br />
Đề tài gồm 3 phần<br />
Phần mở đầu<br />
Phần nội dung<br />
Phần kết luận<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
a. Khái quát về thiên tai<br />
Thiên tai là những thảm họa bất ngờ do thiên nhiên gây ra cho con người ở một<br />
địa phương, một vùng, một đất nước, một khu vực hay toàn thế giới. Thiên tai là một bộ<br />
phận vật chất của thiên nhiên, vận động theo phương thức đặc biệt, thường gọi là biến đổi<br />
của tự nhiên.<br />
Thiên tai có nguồn gốc khác nhau và nhiều biểu hiện khác nhau. Thiên tai có thể<br />
đến từ lòng đất với hoạt động núi lửa, động đất, lũ bùn, đất trượt, núi lửa…Thiên tai có<br />
thể đến từ không trung, đến từ bầu trời xanh như bão, giông tố, sấm sét, mưa đá và tuyết.<br />
----2----<br />
<br />
Thiên tai cũng có thể là những trận dịch do tác nhân sinh vật gây ra. Đặc biệt phổ biến<br />
nhất là các thiên tai có nguồn gốc từ nước. Lũ lụt, hạn hán, sóng thần, vòi rồng…đều là<br />
những thiên tai liên quan đến nước.<br />
Thiên tai dù ở hình thức nào cũng gây ảnh hưởng đến vật chất và thậm chí cả sinh<br />
mạng con người ở nhiều mức độ khác nhau. Có những lần chỉ gây hậu quả rất nhẹ, tuy<br />
nhiên, rất nhiều lần thiên tai đã gây hậu quả nặng nề cho con người.<br />
b. Giáo dục thiên tai là gì?<br />
Có thể hiểu đơn giản giáo dục thiên tai là giáo dục về những kiến thức và kỹ năng<br />
cơ bản trong việc dự đoán, ngăn chặn, phòng chống và khắc phục hậu quả của thiên tai.<br />
Ví dụ như những kiến thức về nguyên nhân, cơ chế hình thành, diễn biến, hậu quả, cách<br />
phòng tránh, cách hạn chế, cách khắc phục hậu quả thiên tai và cách tự bảo vệ mình và<br />
mọi người khi xảy ra thiên tai. Khi động đất, điều tối thiểu các em phải làm gì để có thể<br />
giữ cho mình được an toàn nhất? Các em có nên tắm mưa không? Các em sẽ làm gì để<br />
góp phần hạn chế thiên tai? Đó chính là những nội dung cơ bản mà chương trình giáo dục<br />
thiên tai cần đạt được. Kết quả mà chúng ta cần đạt đến không phải chỉ là sự hiểu biết của<br />
các em với những kiến thức khoa học trên sách vở. Các em cần được trang bị tốt những<br />
kỹ năng để đối phó khi xảy ra thiên tai cũng như có những thái độ, nhìn nhận đúng đắn<br />
khi thiên tai tàn phá ở khu vực nào đó. Làm sao để cho các em biết đồng cảm với nỗi đau<br />
của đồng bào bị ảnh hưởng của thiên tai. Làm sao để các em sẽ tự nguyện và tích cực làm<br />
một cái gì đó giúp đỡ đồng bào bị thiên tai…để các em đừng tỏ ra khó chịu khi quyên<br />
góp, đừng nhăn mặt khi nhà trường hay địa phương phát động quyên góp!<br />
2. Thực trạng<br />
Để tìm hiểu thực tế, tôi đã tiến hành khảo sát cả ba khối lớp tại trường THPT<br />
Nguyễn Trãi – Q4, trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa –Q1 tại TP Hồ Chí Minh và<br />
học sinh THPT Long Khánh – Đồng Nai với 1 số câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. Kết quả<br />
thu được như sau:<br />
Phần lớn học sinh (65%) có hứng thú tìm hiểu về các hiện tượng thiên tai trên Trái<br />
Đất và các em khá tích cực trong việc tìm hiểu thông tin, kiến thức về lĩnh vực này. Đây<br />
cũng chính là một thuận lợi lớn trong việc chúng ta nâng cao chất lượng giáo dục thiên<br />
tai. Có khoảng 24% số học sinh được khảo sát thừa nhận giáo viên thường xuyên cung<br />
cấp những kiến thức này cho học sinh thông qua những bài giảng trên lớp, 22% qua hoạt<br />
động ngoại khóa, tuy nhiên có đến 26% số học sinh cho rằng không được nhà trường<br />
cung cấp thông tin về thiên tai và ảnh hưởng của chúng. Như vậy, giáo dục thiên tai của<br />
nhà trường diễn ra như thế nào để có hơn ¼ số học sinh không biết mình đã được trang<br />
bị những kiến thức đó. Có thể là trong quá trình học tập, học sinh không chú ý, thế nhưng<br />
chúng ta phải làm thế nào để học sinh quan tâm hơn, hay có lẽ chúng ta chưa thể làm<br />
được công việc ấy? Đó chính lý do khiến tỷ lệ học sinh tự tin ứng phó với thiên tai của<br />
mình chỉ đạt 12.4%, 27% nghĩ là mình không tự tin lắm. Còn hơn 50% nghĩ là mình<br />
không làm được. Với hai câu hỏi liên hệ thực tế để kiểm tra kỹ năng của các em, chỉ có<br />
23% biết cách tự bảo vệ mình khi có động đất (chui xuống gầm bàn, gầm giường… nếu<br />
đang ở trong phòng), 15% học sinh khảo sát biết rằng khi đang đi dưới trời mưa, cách tốt<br />
nhất để tránh sét là dừng lại ở những chỗ càng trống trải càng tốt. Số còn lại không biết<br />
mình phải làm gì? Trong cả hai trường hợp, giải pháp các em chọn nhiều nhất là nhanh<br />
chóng rời khỏi đó, nhưng các em đâu biết rằng, chính thái độ hoảng loạn và bỏ chạy lại<br />
làm cho các em nguy hiểm nhất? Ở Việt Nam, mưa bão là chuyện bình thường, 70% dân<br />
số Việt Nam bị đe dọa bởi những thiên tai có liên quan đến nước. Vậy mà những kiến<br />
thức cơ bản nhất các em cũng không có. Điều này thực sự rất nguy hiểm.<br />
----3----<br />
<br />
Trong khi công tác tại trường THPT Long Khánh, khi tôi đang đứng lớp thì ngay<br />
bên cạnh lớp tôi có công trình xây dựng đang tiến hành đào móng và khoan sâu xuống<br />
mặt đất, làm cho lớp tôi bị dao động nhẹ, các em hoảng loạn và cho rằng đó chính là<br />
động đất. Tôi đã giải thích và trấn an các em lại, đó không phải là động đất và hướng dẫn<br />
cho các em hình thành khái niệm động đất, biểu hiện và cách phòng tránh.<br />
Vậy chúng ta nên làm gì khi có động đất xảy ra?<br />
Khi thấy mặt đất chao đảo thì việc đầu tiên của bạn là chui xuống gầm bàn gần<br />
nhất và ôm lấy đầu. Chiếc bàn mỏng manh bằng gỗ kia có thể che chở cho bạn khỏi các<br />
mảng trần vỡ rơi trúng và chống đỡ cho bạn khỏi bị trần, tường bê tông đè, có đủ khoảng<br />
trống để thở và chờ đợi đội cứu hộ đến. Khi biết cơn chấn động tạm ngưng thì bạn nhanh<br />
chóng chạy ra khỏi ngôi nhà, đến một khoảng trống và ở tạm đó (có thể đến vài ba ngày)<br />
cho đến khi không còn dư chấn , lúc đó bạn có thể trở về nhà.<br />
Nếu chẳng may bạn bị chôn vùi trong đống đổ nát thì cần phải nằm im, ít cử động<br />
để tránh mất nước, mất sức. Chỉ nên lên tiếng kêu cứu khi nghe tiếng đội cứu hộ đến gần<br />
sát mình để họ có thể nghe thấy tiếng kêu cứu. Khi tiếp xúc với đội cứu hộ, cần thông<br />
báo cho họ biết tình trạng chôn vùi và sức khỏe của mình để họ có thể cấp cứu nhanh<br />
chóng, kịp thời hoặc tiếp nước uống, thức ăn, dụng cụ sơ cấp cứu trong khi chờ đợi đưa<br />
ra đống đổ nát.<br />
Có thể nói gần như cả xã hội ta đều chưa chú trọng đến việc giáo dục nội dung<br />
này. Chẳng hạn như, trong tác phẩm “Hướng về trẻ em năm 2000” của Ủy ban chăm sóc<br />
và bảo vệ trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh – NXB TPHCM 2000, có đoạn viết “nhà<br />
trường cần có kế hoạch, biện pháp để đảm bảo an toàn và kịp thời đóng cửa trường học<br />
khi xảy ra thiên tai” – nhà trường là môi trường nâng cao sức khỏe cho học sinh – PGS<br />
TS Nguyễn Võ Kỳ Anh. Năm 2006, để hạn chế thiệt hại do mưa gây ra, trường tiểu học<br />
Hòa Thành – xã Hòa Thành – Thành phố Cà Mau – Tỉnh Cà Mau đã đóng cửa 2 tuần chờ<br />
nước rút. Tận mắt chứng kiến cảnh trường học bị đóng cửa, nước ngập đầy đường mà tôi<br />
có thể hình dung được hậu quả do thiên tai gây ra, that đau lòng…Như vậy, hình như<br />
trong quan niệm của chúng ta hạn chế những thiệt hại của thiên tai chỉ là những giải pháp<br />
thế thôi sao? Chỉ là để giải quyết phần “ngọn” chứ chưa chú trọng làm tận phần “gốc”.<br />
Giải pháp chỉ là đóng cửa trường học khi gặp thiên tai, như vậy đã đủ đảm bảo an toàn<br />
cho thầy và trò chưa?<br />
Giáo dục thiên tai cho học sinh không chỉ giáo dục cho các em hiểu nó như thế<br />
nào? Thông qua những tri thức đó, giáo viên còn phải giúp chop học sinh có những thái<br />
độ ứng xử đúng đắn, phải giúp các em thực sự quan tâm đến vấn đề này trên mọi khía<br />
cạnh. Nhưng dường như chúng ta chưa làm được điều đó. Trong quá trình khảo sát, tôi có<br />
đưa ra câu hỏi “bạn có muốn làm một nghề nào đó liên quan đến phòng chống, khắc phục<br />
hậu quả của thiên tai không?” Vẫn biết đó là câu hỏi khó đánh giá về việc giáo dục thiên<br />
tai cho các em học sinh bởi lẽ các em quan tâm không có nghĩa là phải làm một nghề gì<br />
đó liên quan đến nó. Tuy nhiên, chỉ có 11% các em mong muốn được làm công việc đó.<br />
Khi trò chuyện về chủ đề tài, rất nhiều em cho rằng “ở nước mình mà làm những nghề đó<br />
thì lấy đâu ra tiền nếu không tham nhũng tiền cứu trợ?”. Thật buồn và xót xa với những<br />
câu trả lời đó, mặc dù tôi không hề trách các em, chỉ buồn là chúng ta đã giáo dục các em<br />
về vấn đề này quá ít.<br />
Một vấn đề nữa cũng rất quan trọng mà tôi rất muốn tìm hiểu thái độ của các em<br />
với những đồng bào bị thiên tai. Theo trả lời của các em, chỉ có 25.5% số học sinh thấy<br />
buồn và thương họ. Phần lớn các em thờ ơ “vì đó không phải là chuyện của mình” và<br />
“chuyện đó bình thường mà năm nào chẳng có”. Vô tâm và ích kỷ hơn là suy nghĩ “trời<br />
ơi lại chuẩn bị bắt đóng quyên góp”. Dù số người nghĩ như thế không nhiều, chỉ khoảng<br />
----4----<br />
<br />