Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 qua tiết khoa học
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 qua tiết khoa học" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp các em rèn luyện KN ứng xử thân thiện trong mọi tình huống, thói quen và KN làm việc theo nhóm, KN hoạt động xã hội, Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 qua tiết khoa học
- MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 2 PHẦN NỘI DUNG 3 3 1. Thực trạng hiện nay 3 4 2. Các giải pháp 3 2.1.Giải pháp 1. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo 3 hướng tích cực cá thể người học 2.2. Giải pháp 2. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông 7 qua những hình ảnh, mẫu vật cụ thể 2.3.Giải pháp 3.Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua 9 quan sát. 2.4. Giải pháp 4.Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông 11 qua tìm hiểu, khai thác nội dung bài học 5 3. Kết quả 12 6 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 13 4.1. Hiệu quả về khoa học: 13 4.2. Hiệu quả về kinh tế: 13 4.3. Hiệu quả về xã hội: 14 7 5. Tính khả thi 14 8 6. Thời gian thực hiện đề tài, sáng kiến. 14 9 7. Kinh phí thực hiện đề tài, sáng kiến. 14 10 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15 11 1. Kết luận 15 12 2. Kiến nghị 15
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với xu hướng phát triển con người một cách toàn diện mà ngành giáo dục đang từng bước đưa giáo dục kỹ năng sống vào trường học như một nhiệm vụ chính trong dạy và học. Việc hình thành và phát triển của kĩ năng sống trở thành một yêu cầu quan trọng trong sự phát triển nhân cách con người hiện đại. Là thực hiện quan điểm hướng vào người học, một mặt để đáp ứng những thử thách của cuộc sống của mỗi cá nhân. Thực tế cho thấy, nếu con người có kiến thức, thái độ tích cực vẫn chưa đảm bảo sự thành công, mà còn phụ thuộc vào những kĩ năng trong cuộc sống mà ta thường gọi là kĩ năng sống. Vì thế giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là nhiệm vụ hết sức cần thiết của mỗi giáo viên trong nhà trường. Nhằm giúp học sinh có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các em có thể ứng xử hiệu quả trước những nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. Đồng thời giáo dục kĩ năng sống để các em có thêm cơ hội thành công hơn trong cuộc sống. Trong những năm giảng daỵ tôi thấy môn khoa học lớp 5 giúp học sinh tìm hiểu các kiến thức khoa học đơn giản, về con người và sức khỏe, giới tính, tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của con người, tìm hiểu về các chất cấm, về cách sử dụng thuốc, phòng tránh các bệnh về lây truyền, các bệnh xã hội, cách phòng chống bị xâm hại, an toàn giao thông, tìm hiểu về sự sinh trưởng và phát triển của cây cối, về các vật liệu xây dựng về chất đốt, năng lượng sạch... tìm hiểu về sự sinh sản của động thực vật về môi trường…Tìm hiểu về hỗn hợp, dung dịch, tìm hiểu sơ bộ về năng lượng, cách sử dụng năng lượng mặt trời, gió, nước, chất đốt, điện, pin, cách tiết kiệm năng lượng…Tìm hiểu về sự sinh sản của thực vật, quá trình hình thành và phát triển của cây con. Sự sinh sản và phát triển của động vật, côn trùng … tất cả đều chú trọng đến việc hình thành các kĩ năng quan sát, dự đoán, nêu thắc mắc… đặc biệt đến kĩ năng vận dụng kiến thức để xử lí thích hợp trong cuộc sống. Vì vậy giáo dục kĩ năng sống là mục tiêu quan trọng trong dạy học môn khoa học. Giáo dục kĩ năng sống trong môn khoa học giúp các em tự nhận thức về bản thân, tự nhiên, xã hội và các giá trị như giao tiếp, ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến sức khỏe bản thân; tư duy, phân tích và bình luận về các hiện tượng, sự vật đơn giản trong tự nhiên; ra quyết định phù hợp và giải quyết có hiệu quả. Vì vậy trong những năm qua nhất là với những năm gần đây kỹ năng sống luôn là nền tảng trong cuộc sống của các em vì thế tôi đã đi sâu vào điều tra,
- 2 nghiên cứu và mạnh dạn đề ra những giải pháp, biện pháp hợp lý sát thực với yêu cầu của bộ môn cũng như đặc điểm tình hình học sinh của nhà trường trong việc vận dụng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong từng tiết học khoa học và thấy kĩ năng sống của học sinh nói riêng và chất lượng học tập của học sinh nói chung thu được kết quả khá tốt. Từ kết quả đạt được, từ kinh nghiệm thực tiễn tôi xin trao đổi kinh nghiệm “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 qua tiết khoa học’’. 2. Mục đích nghiên cứu: Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người. Thông qua môn khoa học giáo dục cho các em các kĩ năng: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống là giáo dục cho các em cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN. Kĩ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục và rèn luyện của con người trong môn khoa học. Rèn luyện KNS cho HS là nhằm giúp các em rèn luyện KN ứng xử thân thiện trong mọi tình huống, thói quen và KN làm việc theo nhóm, KN hoạt động xã hội, Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội. Đối với HS tiểu học việc hình thành các KN cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này. 3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 5C trường tiểu học Ngũ Hiệp. 4. Phương pháp nghiên cứu: Điều tra, phân tích lấy tư liệu trong cuộc sống, đúc rút kinh nghiệm qua giảng dạy hằng ngày, tìm hiểu thêm thông qua các môn học đạo đức và các mô hình trong các hoạt động ngoài giờ. - Phương pháp tham khảo, phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan. - Phương pháp kiểm tra sư phạm. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp thống kê.
- 3 PHẦN NỘI DUNG 1. Thực trạng hiện nay Qua những năm được nhà trường phân công giảng dạy lớp 5 và được dự giờ, trao đổi học tập lẫn nhau, được dự thao giảng, thi giáo viên giỏi cấp trường. Tôi thấy còn bộc lộ những hạn chế, tồn tại sau: a, Hạn chế của giáo viên: - Giáo viên chưa được đào tạo, tập huấn để giảng dạy kĩ năng sống. b, Hạn chế của học sinh: - Khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống còn hạn chế. Năm học 2023 – 2024 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5C. Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát một số kỹ năng sống của học sinh qua các tình huống cụ thể, cách giải quyết vấn đề, bài tập khảo sát ở tiết khoa học đầu năm. Cụ thể kết quả như sau: KN giao KN tư KN ra quyết KN làm Số KN tự tiếp và duy bình định & giải chủ bản học nhận thức Năm học hợp tác luận quyết vấn đề thân sinh SL % SL % SL % SL % SL % 2023-2024 39 10 25,6 8 20,5 6 15,4 7 178 8 20,5 Với kết quả thu được như trên tôi thấy kỹ năng sống của học sinh lớp tôi vào đầu năm học còn rất thấp, khi đi vào thực tế, nhiều em thiếu kỹ năng giao tiếp, không có thói quen chào hỏi, không dám tự giới thiệu mình với người khác, thậm chí có nhiều em còn không dám nói hoặc không biết nói lời xin lỗi khi các em làm sai. Có nhiều em nói rất nhỏ nhiều khi không dám ngước mặt nhìn lên khi nói, luôn luôn sợ hãi. Chính vì vậy tôi đã suy nghĩ và đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tính tích cực tự giác, chủ động của học sinh nhằm cho các em tiếp cận với yêu cầu cao của việc học tập đó là giúp các em được hình thành những kỹ năng sống qua từng tiết học môn khoa học. 2. Các giải pháp. 2.1. Giải pháp 1. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo hướng tích cực cá thể người học. Để thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo hướng tích cực cá thể người học phải có sự chuẩn bị tốt của giáo viên và học sinh theo các bước như sau:
- 4 a) Khâu chuẩn bị của tôi và học sinh trước khi lên lớp * Chuẩn bị của giáo viên Trước hết muốn giáo dục kỹ năng sống cho các em thì bản thân tôi phải có những kỹ năng sống đó. Để đạt được yêu cầu trên thì tôi phải rèn luyện bản thân mình từ việc nhận thức, qua giao tiếp, bình luận và giải quyết vấn đề đều thể hiện làm chủ được bản thân. Từ cử chỉ đến hành động đều phải gương mẫu thể hiện sự thân thiện với mọi người. Trước khi soạn bài tôi phải nghiên cứu, chọn lọc hệ thống câu hỏi phù hợp với nội dung bài học để vừa đảm bảo khai thác dẫn dắt học sinh tự chiếm lĩnh được khiến thức đồng thời hình thành và phát triển những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh thông qua những hoạt động đó. Thầy phải chú ý đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, chú ý đến tất cả các đối tượng học sinh nhất là học sinh yếu kém. + Tôi đã lựa chọn và xây dựng các hoạt động dạy – học để đạt được mục tiêu của bài, phù hợp với điều kiện của trường và với đối tượng HS lớp tôi. + Tham khảo nội dung sách hướng dẫn giảng dạy, để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức học tập cho phù hợp với đối tượng của lớp mình. + Sưu tầm đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh hoạ phục vụ cho bài dạy để học sinh hứng thú học tập tiếp thu bài sâu hơn. + Chú ý đến yêu cầu của môn khoa học: Đó là học sinh tự rút ra nội dung bài học thông qua việc khai thác hình ảnh. * Chuẩn bị của học sinh + Yêu cầu học sinh xem kỹ trước bài ở nhà, có xem trước bài ở nhà học sinh mới biết được cần chuẩn bị những gì cho tiết học. Đồng thời có những thắc mắc cần được giải đáp mang đến lớp tham khảo ý kiến của bạn và của cô giáo. b) Cách giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo cá thể người học Để thực hiện mục đích của việc giáo dục kỹ năng tự nhận thức về bản thân, xã hội và các giá trị giao tiếp ứng xử thích hợp trong một số tình huống cụ thể có liên quan đến sức khỏe bản thân, cách phòng chống một số bệnh do muỗi đốt cách phòng tránh bị xâm hại, … Biết tư duy phân tích và bình luận về các hiện tượng, sự vật đơn giản trong tự nhiên. Biết về sự sinh trưởng và phát triển của cây cối, của động thực vật, côn trùng, thú … từ đó biết ra quyết định phù hợp giải quyết có hiệu quả. Tôi dạy theo hình thức cá thể hóa người học. Hướng dẫn học sinh động não, phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh gắn với thực tiễn tôi giao nhiệm vụ cụ thể để định hướng rõ yêu cầu tự nhận thức cho học sinh (đọc thầm câu hỏi nào, quan sát những hình ảnh nào, bao
- 5 nhiêu thời gian) Giới hạn thời gian để tăng khả năng động não. Cách thực hiện biện pháp này là từng bước rút ngắn thời gian chiếm lĩnh kiến thức của học sinh và tăng dần khả năng tự nhận thức. Ví dụ1: Bài 7: “Phòng tránh các bệnh lây truyền do muỗi đốt” Những kĩ năng cần giáo dục cho các em: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp hiệu quả. Để biết được nguyên nhân và cách phòng một số bệnh lây truyền do muỗi đốt. Tôi yêu cầu học sinh thực hiện các yêu cầu sau: 1- Tìm hiểu về một số bệnh lây truyền do muỗi đốt: Bằng kiến thức của mình hãy kể tên một số bệnh lây truyền do muỗi đốt - Cá nhân học sinh được tự động não trong thời gian 1 phút và trả lời - GV tổ chức cho HS được tự nêu tên các bệnh bệnh lây truyền do muỗi đốt theo hiểu biết và vốn sống của học sinh. - Giáo viên chốt: Các bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh viêm não,…là các bệnh lây truyền do muỗi đốt có thể gây ra chết người nếu không được chữa kịp thời và đúng cách. 2- Tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây truyền do muỗi đốt: - Để thực hiện được yêu cầu trên tổ chức cho học sinh học nhóm 2 để trả lời câu hỏi: - Quan sát tranh 2 đến tranh 8 nêu nguyên nhân gây ra các bệnh lây truyền do muỗi đốt. - Học sinh được tự quan sát, tự lực tìm tòi, để phát hiện ra kiến thức mới sau đó trả lời trong nhóm rồi trả lời trước lớp. - Từ việc HS hiểu biết được những nguyên nhân gây ra các bệnh lây truyền do muỗi đốt. - Nêu cách đề phòng các bệnh lây truyền do muỗi đốt? - Mỗi cá thể được tự đặt câu hỏi - được trả lời theo suy nghĩ của mình. Mỗi nhóm gồm hai học sinh được tự trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét. - Tôi chốt: Để đề phòng bệnh lây truyền do muỗi đốt cần: Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, phun thuốc diệt muỗi, ngủ phải mắc màn, không để nước đọng trong các chum vại …thường xuyên dọn dẹp phát quang bờ bụi, khơi thông cống rãnh… giữ vệ sinh môi trường. - Cho học sinh nhắc lại nội dung bài học trong sgk. 3- Qua đó tôi giáo dục kĩ năng tự nhận thức, và giao tiếp cho học sinh: - Em cần làm những việc gì để phòng bệnh lây truyền do muỗi đốt?
- 6 - Cho học sinh được tự nêu những việc làm của mình để phòng bệnh lây truyền do muỗi đốt. + Em cần có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện + Ngủ phải mắc màn. + Phum thuốc diệt trừ muỗi. + Không nên để nước đọng trong các lọ hoa, cần thay nước thường xuyên đối với các loại cây trồng trong nhà. + Dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh xung quanh nhà ở, phát quang bờ bụt khơi thông cống rãnh quanh nhà để muỗi không có nơi trú ẩn và sinh sản. * Các kỹ năng được hình thành cho học sinh: - Các em tự nêu được việc làm của chính mình trong sinh hoạt hằng ngày. - Các em vận dụng kiến thức vào cuộc sống chính mình bằng những việc làm cụ thể. Từ đó giúp các em tự tin hơn, có kiến thức phục vụ đời sống cá nhân cũng là cơ hội để các em rèn luyện kỹ năng sống cho bản thân. Dưới sự hướng dẫn, gợi mở của giáo viên, các em đã tự nhận thức về bản thân, thể hiện được tính chủ động, say mê tìm tòi, được thể hiện mình và lĩnh hội tri thức. Giáo dục kỹ năng sống đã giúp các em có thêm vốn sống, kỹ năng xử lý tình huống, vận dụng vào thực tế khá tốt từ đó ứng xử nhanh và giải quyết vấn đề kịp thời, hợp lý, biết xử lý công việc được giao một cách tốt nhất thể hiện: Ví dụ2: Bài 10: “Phòng tránh bị xâm hại tình dục” Với bài học này tôi muốn giáo dục cho các em nắm được kỹ năng tự bảo vệ bản thân mình. Vậy muốn nắm được cách phòng tránh thì mỗi học sinh đều phải nắm được: - Xâm hại tình dục là hành vi vi phạm quyền con người và là một tội ác mà pháp luật quy định. Mọi người đều có quyền được toàn vẹn về thân thể. Điều này có nghĩa là chúng ta có quyền quyết định khi nào và mức độ nào một ai đó có thể đụng chạm đến thân thể mình. Các em cần nắm được: + Trẻ em có quyền cảm thấy an toàn và được bảo vệ khỏi xâm hại tình dục. + Trẻ em có quyền được giúp đỡ, hỗ trợ và bảo vệ khỏi xâm hại tình dục. + Trẻ em không có lỗi khi các em bị xâm hại tình dục.
- 7 - Biết tự mình báo cáo về việc bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại tình dục với cha mẹ, người có thẩm quyền một cách kịp thời có thể giúp bảo vệ và phòng tránh sự xâm hại tiếp theo. Từ những kiến thức trên các em thảo luận trong nhóm để rút ra kỹ năng tự bảo vệ bản thân mình một cách tốt nhất. Biết ứng phó với các tình huống, các nguy cơ trong cuộc sống. *Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS xem video Tình huống - Cho HS tự thảo luận các trường hợp có thể xảy ra và cách giải quyết, xây dựng kịch bản - HS trình bày kết quả thảo luận bằng cách diễn lại tình huống - Các nhóm nhận xét, GV nhận xét chốt kiến thức 2.2. Giải pháp 2. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua những hình ảnh, mẫu vật cụ thể. Đối với học sinh tiểu học việc được nhìn thấy, sờ ngắm quan sát là điều mà các em thích thú nhất. Vì không những các em dễ nắm bắt kiến thức mà còn có khả năng tự học, tự tìm tòi tri thức một cách thích thú nhất. Vì vậy không chỉ học sinh ở các lớp dưới mà đến học sinh lớp 5 khi được học tiết học mà cô giáo dạy có nhiều mẫu vật cụ thể thì chắc chắn học sinh rất say mê, hứng thú học bài
- 8 và những tiết học ấy các em rất nhớ nội dung bài học bởi nó gắn với mô hình cụ thể. Nắm bắt được tâm lí của các em tôi đã vận dụng giáo dục kỹ năng sống cho các em thông qua hoạt động quan sát mẫu vật. Để thực hiện tốt được hoạt động này tôi đã thực hiện các bước như sau: a, Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Chuẩn bị của giáo viên :Sưu tầm mẫu vật gắn với nội dung bài học. - Chuẩn bị của học sinh Xem bài trước ở nhà, sưu tầm vật mẫu có nội dung gắn với nội dung bài học. Để rèn kĩ năng tự nhận thức và tìm kiếm kiến thức. Tôi đã giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua một số mẫu vật trong bài học như sau: Ví dụ 1: Bài 11: Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ Mục tiêu KNS: Giúp HS nêu được việc nên làm và một số khoảng nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ. Đối với bài này cần chuẩn bị: a, Giáo viên: Mẫu vật như sách giáo khoa, các biển báo giao thông, biển hiệu đèn xanh đèn đỏ, tài liệu về luật giao thông, tranh ảnh về các loại xe lưu thông trên đường bộ, tranh ảnh của các em học sinh khi qua đường mỗi khi tan học, khi đến trường… b, Học sinh: sách giáo khoa, các loại biển báo giao thông tự làm. 1.Tìm hiểu về các loại cơ giới phổ biến lưu thông đường bộ: Tôi cho các em quan sát một số hình ảnh mà tôi đã chụp các lọai cơ giới hiện đang lưu thông trên đường bộ để các em tự trả lời: Như xe máy, ô tô, xe đạp, xe công nông, xe bò, xe ngựa, xích lô, ngoài ra còn có người đi bộ cũng đang lưu thông trên đường bộ. 2. Tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ: - Để thực hiện được yêu cầu trên tổ chức cho học sinh học nhóm đôi để trả lời câu hỏi: - Quan sát tranh 2 đến tranh 7 nêu nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông. - Học sinh được tự quan sát, tự lực tìm tòi, để phát hiện ra kiến thức mới sau đó trả lời trong nhóm rồi trả lời trước lớp. - Từ việc HS hiểu biết được những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông. - Từ những hình ảnh mà tôi chụp để đưa cho các em quan sát rồi rút ra kết luận theo sự hiểu biết của mình từ đó mà rút ra được cách phòng tránh. 3. Cách phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.
- 9 Qua cách tìm hiểu từ tranh ảnh băng hình và thực tế trên cổng trường hằng ngày các em nêu được cách phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ như sau; - Người tham gia giao thông cần tuân thủ đúng luật giao thông. - Mọi người khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm. - Không đi xe đạp dàn hàng ngang ra đường, không vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông, không phóng nhanh, vượt ẩu… Những kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh là: Kĩ năng hiểu biết, kỹ năng lựa chọn, kỹ năng bảo vệ bản thân mình và những người xung quanh. Từ đó giáo dục các em biết cách tuyên truyền cho mọi người hiểu biết mỗi khi tham gia giao thông cần phải làm gì để không gây tai nạn giao thông. Từ đó giáo dục các em ý thức được từng hành vi của mình để cho gia đình bớt đi lo lắng mỗi khi tham gia giao thông đảm bảo trật tự an toàn cho xã hội. Ví dụ 2: Bài 18: Tơ sợi Mục tiêu: - HS nắm được đặc điểm của tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo. - Kể tên được một số loại vải làm từ tơ sợi. Đối với bài học này cần chuẩn bị : a, Giáo viên: Mẫu vật như bông, sợi tơ nhân tạo, cói, đay, chiếu cói, các loại vải làm bằng tơ sợi..Một số sản phẩm làm bằng sợi ni lông như bàn chải đánh răng,cuốn tóc,bàn chải….. b, Với học sinh: SGK, cây cói khô, cói tươi, lõi ... Những kỹ năng sống cho học sinh biết sử dụng và biết quý trọng sản phẩm mà mình và gia đình, quê hương mình đang sản xuất. Biết được giá trị của những sản phẩm mà gia đình, quê hương mình đang làm đồng thời cũng nắm được ngoài sản phẩm của quê hương mình sản xuất còn biết được những sản phẩm tơ sợi làm ra từ tơ tằm… Đặc điểm của các sản phẩm đó. Giáo dục các em lòng tự hào về quê hương, yêu quê hương từ đó gắng học tập đế có những ước mơ tốt đẹp xây dựng quê hương mỗi ngày thêm giàu đẹp hơn. * Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS quan sát qua video về nguồn gốc của tơ sợi, cách làm ra tơ sợi. - Tổ chức cho HS quan sát thực tế theo nhóm bằng vật thật. - Tổ chức cho HS thực hành làm đồ vật từ nguyên liệu có sẵn - Trưng bày sản phẩm. 2.3. Giải pháp 3. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua quan sát.
- 10 Đối với học sinh tiểu học các em rất thích khám phá thế giới tri thức, thích tìm tòi những cái mới lạ mà đặc biệt là được xem tranh ảnh. Vì vậy không chỉ học sinh ở các lớp dưới mà đến học sinh lớp 5 khi được học tiết học mà cô giáo dạy có trình chiếu hình ảnh trên màn hình lớn học sinh rất say mê, hứng thú học bài và những tiết học ấy các em rất nhớ nội dung bài học bởi nó gắn với hình ảnh. Nắm bắt được tâm lí của các em tôi đã vận dụng giáo dục kỹ năng sống cho các em thông qua hoạt động quan sát tranh, ảnh. Để thực hiện tốt được hoạt động này tôi đã thực hiện các bước như sau: - Chuẩn bị của giáo viên: Sưu tầm tranh ảnh gắn với nội dung bài học, soạn tranh, ảnh trên màn chiếu. - Chuẩn bị của học sinh: Xem bài trước ở nhà, sưu tầm hình ảnh có nội dung gắn với nội dung bài học. Để rèn kỹ năng tự nhận thức và tìm kiếm thông tin và hiểu biết về tơ sợi. Tôi đã giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua một số tranh ảnh trong bài học như sau: Cánh đồng cói Rũ đay làm tơ sợi Quay tơ tằm
- 11 Ví dụ 1: Dạy bài 23: Sử dụng năng lượng mặt trời, Gió và nước chảy Đối với bài này cần chuẩn bị: a, Giáo viên: tranh ảnh như sách giáo khoa, tranh sử dụng năng lượng của mặt trời, gió, nước. b, Học sinh: sách giáo khoa, giấy vẽ A4, màu,chì… Những kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh là: Kỹ năng lựa chọn các hình thức sử dụng năng lượng của mặt trời, gió, nước Kỹ năng trình bày, tuyên truyền về việc bảo vệ nguồn năng lượng sạch. 1- Tìm hiểu vai trò của mặt trời - Tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp (3 phút). - Yêu cầu học sinh quan sát tranh sgk tìm việc gia đình và địa phương đã sử dụng năng lượng mặt trời. Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. Tôi chốt bằng hình ảnh: vai trò của năng lượng mặt trời đối với cuộc sống của con người. Qua những hình ảnh và những việc làm rất cụ thể trong hình vẽ giúp cho các em rút ra nội dung chính của bài. Nắm được tác dụng thiết yếu của mặt trời, gió, nước chảy trong cuộc sống hằng ngày. 2.4.Giải pháp 4. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tìm hiểu, khai thác nội dung bài học. Tìm hiểu sách khoa học lớp 5 ta thấy mục tiêu Phân môn khoa học bước đầu giúp học sinh tìm hiểu các kiến thức khoa học đơn giản, cơ bản về con người và sức khỏe về tự nhiên, con người với thế giới tự nhiên chú trong đến việc hình thành các kỹ năng quan sát, dự đoán, nêu thắc mắc…đặc biệt chú trọng đến kỹ năng vận dụng kiến thức để xử lí thích hợp trong cuộc sống: Gồm 3 chủ đề : Con người và sức khỏe. Vật chất và năng lượng. Thực vật và động vật. Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tôi đã giáo dục lồng ghép trong việc tìm hiểu, khai thác nội dung bài học và tôi đã hướng dẫn học sinh qua các hoạt động sau: a) Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Chuẩn bị của giáo viên: Tôi luôn phải nghiên cứu bài trước để tìm hiểu những nội dung bài, tham khảo thêm tư liệu, kiến thức có liên quan đến nội dung bài học. - Tìm hiểu nội dung, kiến thức trong bài học. - Khai thác hình ảnh.
- 12 - Khai thác hệ thống câu hỏi. - Khai thác những kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh có liên quan đến nội dung bài học. Chuẩn bị của học sinh: Xem bài trước và tự quan sát tranh, ảnh, trả lời câu hỏi trong sách. b) Cách giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tìm hiểu, khai thác nội dung, kiến thức bài học: Ví dụ1: Dạy bài 34: Môi trường tự nhiên có vai trò gì đối với đời sống của con người Những kỹ năng cần giáo dục cho học sinh là: Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cách bảo vệ và khai thác tài nguyên hợp lý để bảo vệ môi trường, môi trường có ảnh hưởng tốt đến đời sống của con người. Kỹ năng hiểu biết về tác hại của sự khai thác bừa bãi nguyên nhân của sự tàn phá môi trường sống của con người. Tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học qua các hoạt động: 1- Tìm hiểu về môi trường cung cấp gì. 2- Tìm hiểu môi trường tiếp nhận gì. 3- Tác hại của việc khai thác bừa bãi,tàn phá môi trường. Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu được nguyên nhân và tác hại của việc tàn phá môi trường như nội dung bài học tôi giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bằng các câu hỏi sau: - Em mong muốn được sống trong môi trường như thế nào? - Theo em chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường được trong sạch? Do đã nắm vững được nội dung kiến thức nên hầu hết học sinh đều trả lời được: Các em mong muốn được sống trong môi trường trong sạch. Các em đều ý thức được mọi người muốn được sống trong môi trường sạch thì chúng ta cần có ý thức giữ vệ sinh, hạn chế thải các loại khí độc hại, trồng thêm nhiều cây xanh không khai thác rừng, các tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi... Biết vận động gia đình và những người xung quanh trồng nhiều cây xanh góp phần bảo vệ môi trường trong lành cho quê hương, thôn xóm. Có ý kiến khi phát hiện những hiện tượng cá nhân hoặc tập thể thải các khí độc hại gây ô nhiễm môi trường… 3. Kết quả: Bằng cách hướng dẫn kiên trì thực hiện thường xuyên và liên tục tôi tiến hành khảo sát tiếp lần 2
- 13 Lần 2: Cuối học kì I tôi thấy tỷ lệ học sinh có kỹ năng sống đã có nhiều chuyển biến so với khảo sát lần 1. Cụ thể kết quả như sau: KN ra quyết KN giao KN tư KN làm Số KN tự định & giải tiếp và duy bình chủ bản học nhận thức quyết vấn Năm học hợp tác luận thân sinh đề SL % SL % SL % SL % SL % 2023-2024 39 17 43,6 13 34,2 15 38 13 34,2 20 51 Lần 3: Giữa học kì II với kết quả như sau: Kĩ năng Kĩ năng ra Kĩ năng Kĩ năng KN làm Số giao tiếp quyết định tự nhận tư duy chủ bản học và hợp &giải quyết Năm học thức bình luận thân sinh tác vấn đề SL % SL % SL % SL % SL % 2023-2024 39 28 71,8 30 76,9 29 74,4 29 74,4 27 69,2 Qua kết quả trên cho thấy cứ kiên trì thực hiện cách làm của mình thì chất lượng học tập cũng như kỹ năng sống của của học sinh đã được nâng lên rõ rệt từ những học sinh lúng túng, rụt rè không tự tin ứng xử với bạn bè và thầy cô bây giờ các em đã tự tin giao tiếp, nhận thức và ra quyết định phù hợp với một số tình huống trong học tập cũng như trong cuộc sống. Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã nghiên cứu và vận dụng trong quá trình giảng dạy thực tế của lớp mình. Với sự nỗ lực, khả năng của bản thân đã đem lại kết quả bước đầu 4. Hiệu quả của sáng kiến: 4.1. Hiệu quả về khoa học: Tôi đã vận dụng các biện pháp mới hướng dẫn các em hứng thú hơn khi học phần kĩ năng sống qua tiết Khoa học và đã tiến hành dạy thực nghiệm, tôi nhận thấy: Học sinh phát huy được tính tích cực, hứng thú, mạnh dạn hăng hái hơn. 4. 2. Hiệu quả về kinh tế: - HS đóng góp truyện, sách, báo, tạp chí, HS được đọc hàng ngày để phát triển tư duy, cách giải quyết các vấn đề cuộc sống. Tận dụng tối đa công
- 14 nghệ với các hình ảnh thực, cảnh vật thực, giảm bớt thời gian, kinh phí cho việc tự làm của giáo viên mà đem lại hiệu quả cao. 4.3. Hiệu quả về xã hội: - Tạo thói quen đọc sách, góp phần phát triển văn hóa đọc cho mỗi em. - Góp phần quan trọng hình thành tính cách của học sinh. Hình thành thái độ tự tin khi giao tiếp, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống tốt hơn.. 5. Tính khả thi: Sáng kiến này có thể áp dụng được với tất cả các em học sinh khối 5 giúp các em có kĩ năng sống tốt khi học bộ môn Tiếng Việt. Do điều kiện không cho phép, hơn nữa bản thân tôi mới nghiên cứu đề tài này nên tôi chỉ áp dụng cho học sinh đối với lớp tôi chủ nhiệm khi rèn luyện, nâng cao kĩ năng đọc hiểu cho học sinh. 6. Thời gian thực hiện đề tài, sáng kiến: Bắt đầu thực hiện từ tháng 9 năm 2023 7. Kinh phí thực hiện đề tài, sáng kiến: Tôi đã thực hiện dạy trên nền học sinh của lớp 5C trường Tiểu học Ngũ Hiệp trong một thời gian và nhận thấy rằng khi thực hiện dạy trong các tiết học thì không mất quá nhiều chi phí. Các đầu sách, clip tình huống phục vụ cho tiết học các em có thể tìm hiểu ở trên thư viện của trường và một số các trang mạng xã hội, chương trình truyền hình có sẵn.
- 15 PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết luận Trong mỗi giờ dạy khoa học với các biện pháp mà tôi đã trình bày ở trên, giúp chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong mỗi tiết dạy có bầu không khí sôi nổi. Tôi đã động viên kịp thời để học sinh tự tin hơn, phấn khởi hơn có hứng thú học với kết quả rèn luyện của mình. Tôi nghĩ các em còn nhỏ đang trong độ tuổi học sinh tiểu học nhanh nhớ, nhanh quên nên việc giáo dục kỹ năng sống cho các em phải được duy trì thường xuyên liên tục thì hiệu quả mới cao. Chú ý giáo dục, động viên kịp thời nhất là đối tượng học sinh yếu kém. Chắc chắn rằng, học sinh được rèn kỹ năng sống một cách thường xuyên liên tục. Đến hết chương trình Tiểu học các em sẽ được trang bị những kỹ năng cần thiết để tiếp tục theo học lên các cấp trên một cách vững vàng tự tin, biết yêu quý bạn bè thầy cô và mọi người xung quanh, biết yêu quý bản thân mình sống vui vẻ hòa đồng, luôn luôn có ước mơ đẹp đẽ. 2. Kiến nghị, đề xuất Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh một cách có hiệu quả, trong quá trình dạy chúng tôi rất cần sử dụng tranh ảnh gắn với nội dung bài học, các thiết bị dạy học như màn hình, máy chiếu…Đề nghị các cấp có liên quan, quan tâm hỗ trợ trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học để chúng tôi có điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2024 XÁC NHẬN CỦA Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, CƠ QUAN không sao chép nội dung của người khác. Nguyễn Thị Luyến
- MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA Trường học của em Em múa hát sân trường
- Lớp học của em Trồng cây bảo vệ môi trường
- Dọn vệ sinh quanh phòng học và sân trường Ngủ ttrong màn
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguồn tài liệu Internet, trang điện tử http://vi.wikipedia.org/wiki/kĩ năng sống 2. Nguyễn Thị Hòa. Giáo dục học tiểu học. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. 3. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Như Mai và Đinh thị Kim Thoa. Tâm lý học tiểu học. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. 4. Robert J. Marzano (người dịch GS.TS. Nguyễn Hữu Châu). Nghệ thuật và khoa học dạy học. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 5. Chia sẻ của PGS.TS Huỳnh Văn Sơn – Phó hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm TP.HCM, trang điện tử http://giaoducthoidai.com của tác giả Hồng Chương 6. James H. Stronge (người dịch Lê Văn Canh). Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 7. Giselle O. Martin Kniep (người dịch Lê Văn Canh). Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 8. Chương trình kỹ năng sống trên kênh ANTV (kênh truyền hình Công an Nhân dân), youtube … 9. Các phần mềm ứng dụng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp nâng cao cất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
7 p | 1313 | 365
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giới thiệu một số trò chơi âm nhạc bậc Tiểu học
5 p | 1767 | 249
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn luyện đạo đức cho học sinh Tiểu học
4 p | 1469 | 224
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kỹ năng thiết kế hoạt động ngoại khóa ở Liên đội tiểu học Tiên Cát
20 p | 384 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh chưa hoàn thành tiến bộ trong học tập
11 p | 181 | 26
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 5A2 tại trường Tiểu học số 2 Thanh Xương
16 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 1
18 p | 131 | 18
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giúp học sinh thực hiện tốt 4 phép tính với phân số trong môn toán lớp 4
11 p | 73 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn kỹ năng thực hành luyện gõ 10 ngón cho học sinh lớp 4
32 p | 24 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3B trường Tiểu học Yên Lãng 1 học tốt môn Toán
28 p | 16 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết thực hành trên máy tính trong môn Tin học lớp 4
19 p | 16 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 2
20 p | 52 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Lớp 2
17 p | 13 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 5B trường tiểu học Giao Châu năm học 2021 - 2022
14 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giúp học sinh chưa hoàn thành môn Toán ở lớp 4 biết thực hiện phép chia
17 p | 20 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp lưu giữ sản phẩm của học sinh lớp 1 sau các tiết học
18 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giúp học sinh lớp 5 hoàn thành tốt việc thực hiện các nề nếp lớp học
16 p | 13 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn