intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp giáo dục kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân cho học sinh THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Giải pháp giáo dục kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân cho học sinh THPT" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất những giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm giáo dục cho học sinh các kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân; Giúp học sinh phát triển một cách toàn diện về tinh thần, tư duy đến kĩ năng xã hội, thông qua việc tự nhận thức và xác định giá trị bản thân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp giáo dục kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân cho học sinh THPT

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: GIẢI PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ NHẬN THỨC VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ BẢN THÂN CHO HỌC SINH THPT LĨNH VỰC: KĨ NĂNG SỐNG Năm học 2023 – 2024
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 2 ---o0o--- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: GIẢI PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ NHẬN THỨC VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ BẢN THÂN CHO HỌC SINH THPT LĨNH VỰC: KĨ NĂNG SỐNG Tác giả: 1. Nguyễn Thị Vân Anh 2. Lê Thị Hải Yến 3. Võ Thị Hiền Điện thoại: 0988 063 748 - 0979 162 776 Năm học 2023 – 2024
  3. MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................. 1 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. ........................................................... 2 2.1. Mục đích. .............................................................................................................. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. ........................................................................................... 2 3. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............. 3 3.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. ..................................................................... 3 3.2. Thời gian nghiên cứu: ........................................................................................... 3 3.3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 3 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ............................................................................... 3 4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận ........................................................................... 3 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn........................................................................ 3 4.3. Phương pháp thống kê toán học ............................................................................ 3 5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI. ................................................................................ 3 PHẦN II: NỘI DUNG ......................................................................................................... 4 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................................................. 4 1. Tổng quan về KNS....................................................................................................... 4 1.1. Khái niệm về KNS ................................................................................................ 4 1.2. Vai trò của việc giáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ thông .................... 4 2. Kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân ....................................................... 6 2.1. Quan niệm về kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân .......................... 6 2.2. Vai trò kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân đối với HS ................... 7 2.3. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị ......... 7 2.4. Các mức độ của kĩ năng tự nhận thức và xác đinh giá trị bản thân....................... 8 3. Thực trạng của việc rèn luyện kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân ........ 9 3.1. Đối với giáo viên................................................................................................... 9 3.2. Đối với học sinh .................................................................................................. 11 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ NHẬN THỨC VÀ XÁC ĐỊNH ... 12 1. Lựa chọn một số kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân cần giáo dục ..... 12 1.1. Kĩ năng tự nhận thức về giới tính....................................................................... 12 1.2. Kĩ năng tự nhận thức về năng lực bản thân......................................................... 13 1.3. Kĩ năng tự nhận thức về lí tưởng, mục đích và giá trị sống ................................ 14
  4. 1.4. Kĩ năng tự nhận thức về thái độ sống.................................................................. 14 1.5. Kĩ năng tự nhận thức về mối quan hệ và trách nhiệm giữa bản thân với ............ 14 2. Giải pháp giáo dục kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân cho HS .......... 15 2.1. Phát huy vai trò của GVCN lớp trong giáo dục kĩ năng tự nhận thức và ........... 15 2.1.1. Tìm hiểu học sinh ......................................................................................... 16 2.1.2. Xây dựng các phong trào thi đua và đổi mới giờ sinh hoạt lớp để HS ........ 20 2.2. Phát huy vai trò của GV bộ môn trong giáo dục kĩ năng tự nhận thức và .......... 22 2.2.1. Giáo dục kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân cho HS ........... 23 2.2.2. Giáo dục kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân cho HS ........... 24 2.3. Phối hợp với các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường và.......................... 28 2.3.1. Phối hợp với các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường ...................... 28 2.3.2. Phối hợp với các lực lượng giáo dục khác ngoài xã hội trong giáo dục ..... 35 III. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ............ 37 1. Mục đích khảo sát ...................................................................................................... 37 2. Nội dung và phương pháp khảo sát............................................................................ 38 3. Đối tượng khảo sát ..................................................................................................... 38 4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất ........... 39 4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất ............................................................ 39 4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất ................................................................ 41 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC. 42 1. Kết quả đạt được ........................................................................................................ 42 2. Một số hình ảnh thực hiện: ........................................................................................ 43 PHẦN III: KẾT LUẬN ...................................................................................................... 44 1. Kết luận ...................................................................................................................... 44 1.1. Ưu điểm và hạn chế của giải pháp ...................................................................... 44 1.2. Phương hướng khắc phục các hạn chế ................................................................ 44 1.3. Hiệu quả của đề tài đối với hoạt động giáo dục .................................................. 44 2. Kiến nghị .................................................................................................................... 45 2.1. Đối với nhà trường .............................................................................................. 45 2.2. Đối với GVCN và giáo viên bộ môn .................................................................. 45 2.3. Đối với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường ........................ 45 3. Hướng phát triển của đề tài ........................................................................................ 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 47
  5. DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt Chữ đầy đủ BGH Ban giám hiệu BCH Ban chấp hành GV Giáo viên HS Học sinh GVCN Giáo viên chủ nhiệm THPT Trung học phổ thông CLB Câu lạc bộ CNTT Công nghệ thông tin KNS Kĩ năng sống
  6. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bản báo cáo nổi tiếng của Jacques Delors năm 1996 đồng thời cũng là nội dung triết lí giáo dục của UNESCO nêu ra Bốn trụ cột: Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tồn tại. Thực hiện phương châm đó, giáo dục Việt Nam những năm gần đây đã có những đổi mới quan trọng từ mục tiêu, chương trình đến nội dung, phương pháp dạy học. Đặc biệt, về mục tiêu, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 không chỉ tập trung vào việc hình thành kiến thức cho người học mà còn chú trọng đến việc phát triển phẩm chất, năng lực, hướng tới phát triển con người toàn diện, trong đó, việc giáo dục KNS, giá trị sống được coi là một trong những nhiệm vụ giáo dục trọng tâm. Nhà bác học Albert Einstern cũng từng khẳng định: Đừng cố gắng để thành công, hãy cố gắng sống có giá trị. Ngoài chinh phục tri thức để thành công, con người còn phải biết sống yêu thương, trân trọng bản thân và đồng loại, biết sẻ chia, cảm thông, giúp đỡ và nhất là biết tự nhận thức đúng giá trị của bản thân, biết sống đúng với những giá trị tốt đẹp của con người để hạnh phúc. Vì vậy, kĩ năng tự nhận thức giá trị của bản thân đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là với HS THPT, lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động, ...Việc giáo dục giá trị sống, rèn luyện KNS, nhất là kĩ năng tự nhận thức giá trị của bản thân cho HS THPT, bởi vậy, rất cần thiết. Trong thời đại ngày nay, HS THPT đang phải đối mặt với một loạt áp lực và thách thức không chỉ nảy sinh trong quá trình học tập mà còn trong việc thích nghi với môi trường xã hội đầy biến động. HS thường xuyên tiếp xúc với những tiện ích cũng như mặt trái của các phương tiện công nghệ và nguy cơ của những biểu hiện tiêu cực của xã hội hiện đại. Việc thiếu những kĩ năng cần thiết để ứng phó với những áp lực và thách thức này có thể ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của các em. Vì vậy, việc trang bị cho HS THPT các kĩ năng tự nhận thức về giá trị bản thân đóng vai trò quan trọng trong việc giúp HS hiểu rõ hơn về bản thân mình, nhận biết giá trị cá nhân và định hình chiều hướng phát triển cá nhân tích cực, tự tin hơn khi đối diện với các thách thức để phát triển tâm sinh lí, nhân sinh quan, thế giới quan. Thông qua các hoạt động giáo dục, GV cần xây dựng nội dung và phương pháp linh hoạt để giúp HS THPT hiểu bản thân hơn, tự tin, khám phá và phát triển tiềm năng cá nhân một cách tốt nhất. Đồng thời, nâng cao khả năng tự chủ và trách nhiệm của HS trong việc tự rèn luyện và phát triển nhận thức về giá trị bản thân. Ngoài ra, việc rèn luyện kĩ năng tự nhận thức giá trị của bản thân không chỉ quan trọng đối với người học mà còn phản ánh chất lượng giáo dục. Đánh giá kĩ năng tự nhận thức giá trị bản thân của HS cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh 1
  7. giá tính hiệu quả của chương trình, mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục, đồng thời giúp định hình chiến lược phát triển giáo dục có tính toàn diện phù hợp với nhu cầu phát triển của HS và yêu cầu của xã hội. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về KNS, nhưng chủ yếu chỉ tập trung vào các vấn đề chung và nhóm kĩ năng lớn, chưa có những nghiên cứu đầy đủ, chi tiết, cụ thể như kĩ năng tự nhận thức giá trị của HS THPT. Do đó, tìm hiểu về các quan điểm lý luận, thực trạng, đưa ra các biện pháp cụ thể, phù hợp với chương trình giáo dục hiện nay giúp HS THPT phát triển kĩ năng tự nhận thức về giá trị bản thân một cách chủ động và hiệu quả, đồng thời tạo cơ hội cho HS vận dụng những giá trị này vào các hoạt động sống. Xuất phát từ các lí do trên chúng tôi quyết định lựa chọn đề tàì: “Giải pháp giáo dục kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân cho HS THPT” để nghiên cứu. Hi vọng thông qua những biện pháp được đưa ra trong đề tài sẽ giúp nâng cao hiệu quả giáo dục phẩm chất và năng lực cho HS, góp phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 2.1. Mục đích. - Đề xuất những giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm giáo dục cho HS các kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân - Giúp HS phát triển một cách toàn diện về tinh thần, tư duy đến kĩ năng xã hội, thông qua việc tự nhận thức và xác định giá trị bản thân - Quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi cũng rút ra một số kinh nghiệm, chia sẻ các hiệu quả và khó khăn cùng với đồng nghiệp để từ đó nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục - Góp phần đổi mới phương pháp giáo dục, hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lí luận về KNS nói chung và kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân nói riêng - Tiến hành khảo sát, điều tra phân tích để đánh giá thực trạng của vấn đề - Đề xuất các giải pháp nhằm giáo dục cho HS kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân - Tiến hành thực nghiệm sư phạm các giải pháp đề xuất để kiểm nghiệm tính hiệu quả và tính khả thi của những giải pháp đề xuất 2
  8. 3. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu là các giải pháp giáo dục kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân cho HS - Khách thể nghiên cứu là HS THPT. 3.2. Thời gian nghiên cứu: Từ năm học 2022- 2023 đến năm học 2023-2024. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Một số giải pháp giáo dục kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân cho HS THPT 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp: 4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến KNS nói chung và kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân cho HS THPT nói riêng. - Nghiên cứu các giải pháp nhằm giúp HS THPT rèn luyện các kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra, khảo sát - Phương pháp thực nghiệm sư phạm 4.3. Phương pháp thống kê toán học - Phân tích, tính toán, thống kê kết quả khảo sát và thực nghiệm qua phiếu điều tra từ đó rút ra kết luận và đưa ra ý kiến đề xuất. 5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI. - Trong giáo dục không chỉ nên tập trung vào học kiến thức mà còn chú trọng vào việc rèn luyện, phát triển kĩ năng cá nhân. Giáo dục kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân cho HS giúp các em hiểu rõ hơn về bản thân mình, tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện. - Phân tích cơ sở lí luận, đánh giá cơ sở thực tiễn, xây dựng quy trình và đề xuất các giải pháp giáo dục kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân cho HS THPT - Xây dựng và thực hiện một số giải pháp giáo dục kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân cho HS mang lại hiệu quả cao. 3
  9. PHẦN II: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Tổng quan về KNS 1.1. Khái niệm về KNS Theo quan niệm chung nhất, KNS (KNS) bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người. Bản chất KNS của là kĩ năng tự quản lý bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Có nhiều tên gọi khác nhau của KNS; các KNS không tự nhiên có được mà phải hình thành dần trong quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. KNS là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. KNS là kết quả quá trình chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì, và làm như thế nào để đạt được kết quả). Học những kĩ năng để giúp học sinh đối diện, giải quyết các tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống thông qua học tập hoặc kinh nghiệm, các phương cách đối diện và đương đầu với những khó khăn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày... Cho nên, học sinh phải nâng cao nhận thức giá trị sống, làm nền tảng xây dựng các KNS, giúp các em có những năng lực để lựa chọn những hành vi, ứng xử tích cực phù hợp với nhu cầu của cá nhân và xã hội. 1.2. Vai trò của việc giáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ thông KNS giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho mỗi con người nói chung và cho các em học sinh (HS) nói riêng, vì khoa học giáo dục ngày nay đã khẳng định mỗi cá nhân muốn tồn tại và phát triển trong một xã hội công nghiệp, hiện đại thì phải học. Theo Tổ chức UNESCO, KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết (Learning to know); Học để tự khẳng định (Learning to be); Học để chung sống (learning to live together); Học để làm (Learning to do). 4
  10. Giáo dục KNS là quá trình hình thành những hành vi tích cực, lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp HS có cả kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng thích hợp; là giáo dục những kĩ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp HSchuyển dịch kiến thức (cái HS biết), thái độ, giá trị (cái mà HS cảm nhận, tin tưởng, quan tâm) thành hành động thực tế (làm gì và làm cách nào) trong những tình huống khác nhau của cuộc sống. Giáo dục KNS cho HS THPT sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cho người học và cộng đồng, xã hội: Giáo dục KNS có tác động tích cực trong quá trình dạy và học, là thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Mục tiêu của giáo dục phổ thông theo yêu cầu mới đã chuyển từ chỗ chủ yếu là trang bị kiến thức cho HS sang chủ yếu là trang bị những phản chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quổc. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng được xác định “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên" (Luật Giáo dục năm 2005, Điều 5). Giáo dục KNS với mục tiêu và cách tiếp cận là hình thành và làm thay đổi hành vi của HS theo huống tích cực, bồi dưỡng cho các em năng lực hành động trong cuộc sống, thực chất là thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông. Phương pháp giáo dục KNS là thực hiện quan điểm hướng vào người học nên có thể đáp ứng được nhu cầu của người học, năng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. Mặt khác, giáo dục KNS thông qua những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực mang tính tương tác, cùng tham gia, đề cao vai trò chủ động, tự giác của người học sẽ có những tác động tích cực đối với quan hệ giữa thầy và trò, giữa HS với nhau, tạo ra động lực cho việc học tập. HS sẽ hứng thú và học tập tích cực hơn, có hiệu quả hơn, nhất là khi các vấn đề mà các em được tham gia có quan hệ trực tiếp đến cuộc sống của bản thân. HS THPT đang ở trong độ tuổi thanh niên, lứa tuổi đang phát triển mạnh về cả thể chất và tinh thần. Nhu cầu hoạt động và giao tiếp của các em đang phát triển mạnh. Do đó, ý thức về cuộc sống, về bản thân, về con người cũng phát triển; các năng lực cá nhân cũng dần hình thành. Đời sống tình cảm của các em cũng rất phong phú, thể hiện rõ nhất trong quan hệ tình bạn (đồng giới hoặc khác giới). Nó chi phối tình cảm và xu hướng hoạt động của các em. Giáo dục KNS nếu biết khai thác những khía cạnh tích cực trong đặc điểm tâm lí của học sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp các em phát triển nhân cách. Bên cạnh đó, môi trường xã hội cũng ảnh hường rất lớn đến nhân cách của các em. Bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay với những tác động tích cực và tiêu cực đan xen khiến trẻ luôn luôn phải có sự lựa chọn, phải đương đầu với những áp lực, thử thách, nếu không được hướng dẫn, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực như nghiện hút, bạo lực, ăn chơi sa đoạ. Giáo dục KNS giúp các em ứng phó với những vấn đề của lứa tuổi HS THPT như phòng tránh lạm dụng game, phòng tránh rủi ro trong quan hệ giới tính, phòng tránh sử dung chất gây nghiện, phòng tránh bạo lực học đường. Tầm quan trọng của việc đào tạo KNS cho HS phổ thông đó là giúp các em có khả năng thích ứng với mọi hoàn cảnh và dễ dàng phát triển. Một trong những vấn 5
  11. đề quan trọng nhất cần được quan tâm và giải quyết nhanh chóng hiện nay là tình trạng thiếu KNS cho thế hệ mới. Sở dĩ như vậy là do đầu ra của các cơ sở giáo dục còn thiếu KNS Kết quả là, nhiều người đã thất bại trong sự nghiệp và cuộc sống cá nhân do thiếu KNS. Giáo dục KNS cũng giúp HS xây dựng sự tự tin trong cả kĩ năng giao tiếp và hợp tác. Nó cung cấp cho các em những công cụ quan trọng để phát triển, tìm ra những cách suy nghĩ và giải quyết vấn đề mới, đồng thời cung cấp các phương pháp về cách giao tiếp xã hội, kết bạn mới và nhận tác động của hành động và hành vi. KNS cũng giúp HS hành động đúng chuẩn mực và có thể tự chịu trách nhiệm về hành vi của chính bản thân mình. 2. Kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân 2.1. Quan niệm về kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân Kĩ năng tự nhận thức là khả năng của con người nhận biết đúng đắn rằng mình là ai; sống trong hoàn cảnh nào; tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu, của bản thân mình ra sao. Kĩ năng tự nhận thức bản thân được hiểu là khả năng hiểu rõ được bản thân cần gì, mong muốn gì, tự nhận thấy được con người mình sống ra sao, đâu là thế mạnh của mình, điểm yếu của mình là gì, nhận thức được tư duy, cảm xúc của chính bản thân mình trước cuộc sống. vị trí của mình trong mối quan hệ với người khác như thế nào; luôn ý thức được mình đang làm gì hoặc mình có thể thành công ờ những lĩnh vực nào. Tự nhận thức là một KNS cơ bản của con ngựời. Nó giúp chúng ta ứng xử, hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân; biết nhận ra điểm mạnh của mình để phát huy, điểm yếu của mình để khắc phục; biết điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của mình theo hướng tích cực. Có hiểu đúng về mình, con người mới có thể có những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp, có thể điều chỉnh mục tiêu hoạt động và mục tiêu cuộc sống cho phù hợp và khả thi. Đề có kĩ năng tự nhận thức, ta phải luôn đặt ra và trả lời được câu hỏi: Mình là ai? Mình có ưu thế gì? Điểm khác biệt của mình với người khác là gì? Điểm mạnh, điểm yếu của mình về tính cách và năng lực ra sao? Sở thích của mình là gì? Mục tiêu cuộc sống của mình là gì? Mình hay thành công trong những công việc nào? Người khác đánh giá về mình ra sao? Kĩ năng nhận thức bản thân không những giúp HS hiểu về bản thân mình mà còn dễ dàng hiểu được người khác, cách họ suy nghĩ về mình cũng như thái độ và sự phản hồi của mình, tự nhận thấy bản thân phải bổ sung hoàn thiện như thế nào trong quá trình rèn luyện hoặc dựa trên sự đánh giá của người khác mà bản thân nhìn nhận lại mình xem có đúng hay không và đưa ra phương án tốt nhất cho bản thân. Mình biết cách thức để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân như thế nào? Từ đó, bản thân cần mạnh dạn nhận công việc mà mình thấy có khả năng đảm nhiệm và làm tốt, tạo sự tin tưởng với người khác; đặt ra mục đích cho bản thân và mục tiêu cho công việc; điều chỉnh bản thân để thích nghi với những hoàn cảnh khác nhau. 6
  12. Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, là có ý nghĩa đối với bản thân mình, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống của bản thân trong cuộc sống. Giá trị có thể là những chuẩn mục đạo đức, những chính kiến, thái độ và thậm chí là thành kiến đối với một điều gì đó. Giá trị có thể là giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần, có thể thuộc các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, đạo đức, kinh tế. Mỗi người đều có một hệ thống giá trị riêng. Kĩ năng xác định giá trị là khả năng con người hiểu rõ được những giá trị của bản thân mình. Xác định giá trị bản thân được hiểu là khả năng xác định giá trị bản thân trong các lĩnh vực, hành động do chính bản thân làm, đánh giá bản thân đã thực sự làm tốt chưa, tâm huyết và theo đuối mục tiêu tới cùng không. Kĩ năng xác định giá trị có ảnh hưởng lớn đến quá trình ra quyết định của mọi người. Kĩ năng này còn giúp người ta biết tôn trọng người khác, biết chấp nhận rằng người khác có những giá trị và niềm tin khác. Giá trị không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian, theo các giai đoạn trưởng thành của con người. Giá trị phụ thuộc vào giáo dục, vào nền văn hoá, vào môi trường sống, học tập và làm việc của cá nhân. 2.2. Vai trò kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân đối với HS Kĩ năng tự nhận thức đóng vai trò hết sức quan trọng đối với HS THPT trong việc giúp các em xác định đúng nhu cầu, khả năng của bản thân cũng như tự định hướng sự phát triển của bản thân phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế. Do đó để phát triển kĩ năng tự nhận thức, mỗi cá nhân học sinh cần tự rèn luyện bản thân, nhìn nhận khách quan về chính bản thân mình, học tập những tấm gương tốt để có những ứng xử tích cực đối với các vấn đề của bản thân. 2.3. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân cho HS THPT Giáo dục kĩ năng tự nhận thức giúp HS THPT tự nhận thức về kiến thức, kĩ năng, mục tiêu và cảm xúc của mình từ đó và xác định giá trị bản thân. Giáo dục kĩ năng tự nhận thức kiến thức giúp HS nhận biết kiến thức hiện có và nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình trong việc hiểu và ứng dụng kiến thức. Từ đó có những điều chỉnh phù hợp trong quá trình học tập để nâng cao hiệu quả và đạt được kết quả tốt hơn. Giáo dục kĩ năng tự nhận thức giúp mỗi cá nhân tổ chức và quản lý kiến thức một cách hiệu quả. HS có thể xác định những gì các em đã biết, những gì các em cần học thêm và cách tìm kiếm thông tin cần thiết. Kĩ năng này cũng giúp tiết kiệm thời gian và nỗ lực trong việc học tập, nghiên cứu. Giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho phép HS theo dõi và đánh giá quá trình học tập của mình. Từ đó có những thay đổi và điều chỉnh cách tiếp cận học tập để đạt được kết quả tốt hơn. Giáo dục kĩ năng tự nhận thức giúp từng HS tự điều chỉnh hành vi, cách tiếp 7
  13. cận trong quá trình học tập và rèn luyện. Góp phần giúp mỗi HS tăng cường khả năng tự học, linh hoạt trong việc đối phó với các thách thức và tình huống mới. Giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho phép mỗi cá nhân đánh giá bản thân một cách khách quan. HS có thể nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình, nhận thức về tiến bộ và phát triển cá nhân. Từ đó xác định mục tiêu và hướng đi trong cuộc sống, đồng thời cảm thấy tự tin hơn trong việc đạt được thành công. Khi có kĩ năng tự nhận thức, HS sẽ xác định được giá trị bản thân, mỗi HS sẽ biết phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu. Xác định được giá trị bản thân sẽ là tiền đề để mỗi HS trở nên tự tin hơn, vui vẻ hơn khi làm công việc mình yêu thích, có hướng đi đúng đắn để thành công hơn trong cuộc sống. HS tham gia buổi lễ giáo dục ý thức pháp luật và kĩ năng sống tại trường 2.4. Các mức độ của kĩ năng tự nhận thức và xác đinh giá trị bản thân Kĩ năng tự nhận thức của học sinh THPT được đánh giá theo 5 mức độ Mức độ kĩ năng tự Yêu cầu cần đạt nhận thức 1. Kĩ năng ở mức độ sơ Học sinh nhận biết được hành động, làm đúng khi đẳng thực hành ở tình huống mẫu nhưng thực hiện chưa thành công trong các trải nghiệm thực tế của mình 8
  14. 2. Kĩ năng đã được thực Thực hiện thành công trong tình huống thực tế hiện thành công trong nhưng tình huống/ môi trường quen thuộc và số tình huống thực tế lần thành công không nhiều, chỉ trong một số trường hợp. 3. Kĩ năng thực hiện Số lần thực hiện thành công và không thành công thành công trong các tình tương đối ngang nhau huống thực tế quen thuộc 4. Kĩ năng tương đối Kĩ năng tương đối thuần thục, thực hiện thành thuần thục công trong hầu hết các tình huống thực tế 5. Kĩ năng ở mức độ Thực hiện thành công trong mọi tình huống, kể cả thành thạo và sáng tạo trong tình huống, môi trường mới. Đồng thời, biết sử dụng kết hợp các kĩ năng khác để đạt hiệu quả trong tình huống. Khi có kĩ năng tự nhận thức, HS sẽ xác định được giá trị bản thân, mỗi HS sẽ biết phát huy điểm mạnh cả trong học tập, rèn luyện, xây dựng mục tiêu, theo duổi hoài bão, định hướng tương lai và trở nên tốt hơn từng ngày cũng như được mọi người xung quanh tôn trọng, có hướng đi đúng đắn để thành công hơn trong cuộc sống. Khi quyết định những việc sẽ làm dựa vào giá trị của bản thân sẽ giúp các em HS thấy đó là sự lựa chọn sáng suốt và thực hiện kế hoạch với thái độ vui vẻ, đầy năng lượng. 3. Thực trạng của việc rèn luyện kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân cho HS THPT KNS đối với các HS phổ thông vô cùng quan trọng. Nếu KNS không tốt sẽ ảnh hưởng đến sự phấn đấu của học sinh. Trong đó kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân là rất quan trọng và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Rèn luyện được kĩ năng tự nhận thức mới giúp HS có thể cớ những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội. Ngược lại, nếu HS đánh giá không đúng về bản thân có thể dẫn các em đến những hạn chế, sai lầm, thất bại trong cuộc sống và trong giao tiếp với người khác. Để tự nhận thức đúng về bản thân thì chính các em HS cần phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là giao tiếp với người khác. 3.1. Đối với giáo viên Để thấy được mức độ nhận thức và mức độ quan tâm của GV về việc tổ chức giáo dục kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân cho HS THPT, chúng tôi làm khảo sát như sau: (Phiếu khảo sát xem phụ lục 1- Phiếu khảo sát số 1) Sau khi khảo sát với 85 GV dạy tại trường THPT Nghi Lộc 2 và THPT Nghi Lộc 5 - Huyện Nghi Lộc - Tỉnh Nghệ An, chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 1: Kết quả điều tra về mức độ quan tâm của giáo viên trong việc tổ 9
  15. chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Tổng số Kết quả điều tra giáo viên Câu hỏi 1 Câu hỏi 2 điều tra Rất cần Cần Không Rất cần Cần Không 85 60 23 2 66 18 1 Tỉ lệ % 70,6 27,1 2,3 89,4 9,4 1,2 câu hỏi 1 Câu hỏi 2 9% 2% 2% Rất cần thiết 27% Rất cần thiết 89% Cần thiết 71% Cần thiết Không cần thiết Không cần thiết Câu 3: Vấn đề Đồng ý Không đồng ý Giáo viên chưa quan tâm 36 49 Giáo viên còn thiếu kinh nghiệm 55 30 Tài liệu hướng dẫn còn ít 62 23 Áp lực thi cử 56 29 Thiếu thời gian 54 21 Cơ sở vật chất còn thiếu thốn 25 60 Thiếu sự phối hợp giữa các lực 45 40 lượng giáo dục và đoàn thể khác Câu 3 Thiếu sự phối hợp CSVC thiếu thốn Thiếu thời gian Áp lực thi cử Tài liệu hướng dẫn còn ít GV còn thiếu kinh nghiệm GV chưa quan tâm 0 10 20 30 40 50 60 70 Không đồng ý Đồng ý 10
  16. Như vậy, theo số liệu điều tra chúng ta thấy phần lớn GV đều rất quan tâm và nhận thấy tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động rèn luyện KNS, hỗ trợ tâm lý cho HS ở trường THPT. Tuy nhiên, do còn nhiều điều khó khăn nên phần lớn GV vẫn chưa tổ chức được các hoạt động rèn luyện kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân cho HS một cách hiệu quả. Khi thực hiện GV còn gặp nhiều lúng túng bởi tài liệu dùng cho giảng dạy về KNS còn ít, GV quen với việc cung cấp kiến thức để phục vụ thi cử, HS có tình trạng học lệch để chạy đua vào các trường đại học mà không hoặc ít quan tâm đến giáo dục KNS. Ngoài ra, sự hạn hẹp về mặt thời gian, thiếu thốn về vật chất cũng là cản trở cho HS được học tập và trải nghiệm để hình thành các KNS. Bên cạnh đó, trong công tác hỗ trợ tâm lý cho học sinh, nhiều GV gặp khó khăn khi nhận diện vấn đề HS đang gặp phải và nhu cầu tư vấn, hỗ trợ của các em. Một số GV chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân, công tác tư vấn tâm lý cho HS, việc hỗ trợ tâm lý chỉ đang dừng lại ở cho lời khuyên, dặn dò chứ chưa thực sự đi sâu tìm hiểu vấn đề. Do vậy, việc tổ chức các hoạt động rèn luyện kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân cho HS là rất cần thiết. Các hoạt động rèn luyện rất đa dạng, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế, tùy vào khả năng của mỗi HS và GV để có những hình thức cũng như nội dung rèn luyện cho HS phù hợp. 3.2. Đối với học sinh Để thấy được mức độ quan tâm và húng thú của HS về việc rèn luyện kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân, chúng tôi làm khảo sát như sau: (Phiếu khảo sát xem phụ lục 1- Phiếu khảo sát số 2) Sau khi khảo sát với 460 HS ở trường THPT Nghi Lộc 2, chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 2. Kết quả điều tra về mức độ cần thiết của các hoạt động trải nghiệm trong tiết sinh hoạt lớp và mức độ hứng thú của học sinh đối với các hoạt động trải nghiệm. Kết quả điều tra Tổng số học Câu hỏi 1 Câu hỏi 2 Câu hỏi 3 sinh Rất Cần Không Rất Cần Không Rất Hứng Không điều cần thiết cần cần thiết cần hứng thú hứng tra thiết thiết thiết thiết thú thú 460 251 192 17 310 143 7 406 49 5 Tỉ 54,6 41,7 3,7 67,4 31,1 1,5 88,3 10,7 1,0 lệ(%) 11
  17. Câu 1 2% 11% Câu1%3 4% 31% 42% 54% 67% 88% Rất cần thiết Rất cần thiết Rất hứng thú Cần thiết Cần thiết Hứng thú Không cần thiết Không cần thiết Không hứng thú Như vậy theo kết quả điều tra thì phần lớn HS đều cảm thấy việc rèn luyện kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân cho các em HS là rất cần thiết. Đồng thời các em cũng mong muốn nhà trường, GV và ở các địa phương tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát triển KNS cho HS và các em cũng mong muốn được tham gia các hoạt động trải nghiệm này. Bởi đây là cơ hội cho các em được trải nghiệm, được thể hiện mình với những vai trò và vị trí khác nhau. Các em không những là diễn viên làm chủ sân khấu với những hình thức phong phú, đa dạng mà còn hợp tác với GV trong khâu dựng kịch bản cũng như làm đạo diễn. Điều đó, giúp cho HS có KNS tốt, biết được giá trị của bản thân để từng bước hình thành các phẩm chất và năng lực của bản thân. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ NHẬN THỨC VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ BẢN THÂN CHO HS THPT 1. Lựa chọn một số kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân cần giáo dục cho HS THPT hiện nay 1.1. Kĩ năng tự nhận thức về giới tính Giáo dục kĩ năng tự nhận thức về giới tính là quá trình giáo dục về các khía cạnh nhận thức, tâm lí, thể chất và xã hội của giới tính nhằm trang bị cho HS các kiến thức, kĩ năng, thái độ và giá trị cần thiết để các em tự nhận thức được sức khoẻ, lợi ích và giá trị con người của bản thân mình; hình thành các mối quan hệ xã hội và quan hệ tình dục trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau; nhận thức được lựa chọn của mình ảnh hưởng tới bản thân và người khác như thế nào, đảm bảo quyền lợi của bản thân trong suốt cuộc đời. Giáo dục kĩ năng tự nhận thức về giới tính góp phần thúc đẩy quyền lợi của HS khi giúp các em nâng cao kĩ năng phân tích, kĩ năng giao tiếp và các KNS khác cần thiết cho sức khoẻ và lợi ích của bản thân liên quan tới tính dục, quyền con người, các mối quan hệ lành mạnh và tôn trọng lẫn nhau giữa gia đình và các cá nhân, chuẩn mực về văn hoá và xã hội, bình đẳng giới, hành vi tình dục, sự đồng thuận và bất khả xâm phạm về cơ thể, xâm hại tình dục…Từ đó các em sẽ trang bị cho mình kiến thức, kĩ năng để bảo vệ sức khoẻ sinh sản, có sự lựa chọn phù hợp và đúng đắn cho bản thân mình. Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc giảng dạy giáo dục giới tính cho HS chưa 12
  18. được thực hiện rộng rãi ở các trường THPT, mà chỉ trên cơ sở lồng ghép vào một số môn học như Sinh học… Trong khi đó, ở lứa tuổi này, tâm sinh lí các em đã thay đổi lớn: Cơ quan sinh sản của các em đã phát triển, bản năng sinh dục xuất hiện một cách vô ý thức, song song đó thì bộ não các em cũng đã phát triển hoàn thiện, nảy sinh tình cảm với bạn khác giới. Các em thích tìm tòi, học hỏi những gì liên quan tới sự thay đổi của cơ thể mình. Nhưng kiến thức thì vô hạn, thông tin đa dạng, hàng ngày các em phải tiếp xúc với nhiều môi trường, làm nhiều công việc khác nhau, trong đó có cả điều tốt lẫn điều xấu. Vì vậy, việc rèn luyện kĩ năng tự nhận thức về giới tính cho HS THPT là vấn đề cần thiết giúp các em có những kiến thức và sự nhận thức đúng đắn để các em tự bảo vệ sức khoẻ bản thân, tự tin bước vào đời vững vàng, không đi vào con đường lạc lối để ảnh hưởng đến tương lai của mình. 1.2. Kĩ năng tự nhận thức về năng lực bản thân Năng lực bản thân là tổng hợp các đặc điểm, tính chất tâm lí của mỗi các nhân thích hợp với yêu cầu đạc trưng của một công việc hay nhiệm vụ nào đó nhằm mang lại kết quả cao. Tự nhận thức năng lực bản thân là quá trình cá nhân tự nhận thức ra những điểm khác biệt so với cá nhân khác. Đó có thể là ưu điểm, cũng có thể là điểm hạn chế hay những tiềm năng nổi bật trong một số lĩnh vực cụ thể của bản thân mình. Giáo dục kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân cho HS giúp HS xác định đúng năng lực của bản thân từ đó có những phương pháp giúp cải thiện bản thân, phát huy thế mạnh trong học tập và cuộc sống. Mặt khác khi tự nhận thức và xác định được năng lực của bản thân các em cũng nhìn nhận được những khuyết điểm của mình để tìm cách cải thiện và nâng cấp giá trị bản thân. Đối với HS THPT, lứa tuổi đứng trước ngưỡng cửa phải định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù họp cho tương lai, việc rèn luyện kĩ năng tự nhận thức và xác định đúng năng lực của bản thân đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhận thức và xác định đúng năng lực giúp các em xác định đúng sở thích, sở trường, thế mạnh của bản thân. Từ đó, giúp các em dễ dàng lựa chọn cho mình một con đường phù hợp và vững chắc trong tương lai với ngành học và nghề nghiệp mà bản thân cảm thấy phù hợp và yêu thích, tạo bước đệm cho sự thành công phía trước. Như vậy, tự nhận thức và xác định đúng năng lực của bản thân là một trong những kĩ năng quan trọng đối với HS. Nó đem lại cho các em rất nhiều giá trị tốt đẹp và lợi ích to lớn. Tuy nhiên để nhận thức và đánh giá năng lực bản thân một cách phù hợp và mang lại những kết quả chính xác nhất cần rèn luyện cho các em một số cách thức như: Xác định đúng mục tiêu; xác định đúng ưu và nhược điểm bản thân; tự phê bình mỗi ngày; học cách chấp nhận và thích nghi…Giáo dục kĩ năng tự nhận thức và xác định năng lực của bản thân nghĩa là giúp các em nhận ra rằng mỗi cá nhân đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng biệt, không ai giống ai và không ai là một phiên bản hoàn hảo. Học cách chấp nhận và thích nghi với những điểm yếu của mình để xây dựng được những phương pháp cải thiện. Mục tiêu phấn đấu của bản thân là trở thành một phiên bản tốt hơn ngày hôm qua của 13
  19. chính mình, không áp lực vì phải so sánh mình với một người nào đó. 1.3. Kĩ năng tự nhận thức về lí tưởng, mục đích và giá trị sống Giá trị sống là những giá trị được cá nhân nhận thức là quan trọng, cần thiết, có ý nghĩa đối với bản thân; những giá trị này có khả năng chi phối thái độ, tình cảm, hành vi của người đó trong cuộc sống và được xã hội chấp nhận. Hiện nay với sự bùng nổ của CNTT đã ảnh hưởng nhiều đến sự hình thành kĩ năng tự nhận thức về lí tưởng, mục đích, giá trị sống. Vì vậy, giáo dục kĩ năng tự nhận thức về lí tưởng, mục đích, giá trị sống cho HS THPT có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó thôi thúc các em có những hành vi tốt đẹp có ích cho bản thân và cộng đồng. Kĩ năng tự nhận thức về lí tưởng, mục đích, giá trị sống sẽ giúp các em định hướng đúng tư duy, hoàn thiện nhân cách, hình thành sự kiên cường, ý chí, là động lực giúp các em nỗ lực phấn đấu trong cuộc sống. 1.4. Kĩ năng tự nhận thức về thái độ sống Thái độ sống là cách thể hiện suy nghĩ, cảm xúc và hành động trước một sự vật, hiện tượng nào đó. Hiện nay, trước sự bùng nổ của CNTT HS được tiếp nhận một khối lượng thông tin và kiến thức khổng lồ, vậy nhưng để biết cách kiểm soát những điều này đòi hỏi các em phải có thái độ sống tích cực, biết lọc thông tin, né tránh những vấn đề tiêu cực. Giáo dục kĩ năng tự nhận thức về thái độ sống cho HS THPT có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Khi nhận thức được thái độ sống tích cực các em sẽ biết cách thay đổi suy nghĩ cho phù hợp với hoàn cảnh và có thể thay đổi được cả cuộc đời. Sự thành công sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự lựa chọn thái độ tiếp cận cuộc sống của các em. Nếu có thái độ sống tích cực các em có cách nhìn cuộc sống bằng lăng kính lạc quan, màu sắc rực rỡ, ngược lại một người tiêu cực chỉ thấy màu xám xịt ảm đảm, luôn nhìn nhận vấn đề tiêu cực và tăng mức độ trầm trọng của vấn đề và không thể giải quyết được. Giáo dục kĩ năng tự nhận thức về thái độ sống giúp các em có lối sống tích cực, biết tìm cách đơn giản hoá vấn đề và giải quyết vấn đề hiệu quả, nâng cao năng lực, hoàn thiện và cải thiện cuộc sống bản thân, có đủ ý chí, minh mẫn để vượt qua những khó khăn thách thức trong học tập và cuộc sống. Tự nhận thức về thái độ sống đúng đắn chính là thái độ khiêm tốn, luôn chú ý lắng nghe, học hỏi và vui vẻ hoà đồng với mọi người; có trách nhiệm với bản thân và tập thể; tôn trọng mọi người, suy nghĩ tích cực, nhiệt tình, có tính kỉ luật cao, ham học hỏi và luôn có thái độ biết ơn…Đây là những kĩ năng vô cùng cần thiết cần được rèn luyện cho HS THPT, là hành trang giúp các em tự tin bước vào cuộc sống với một thái độ sống tích cực. 1.5. Kĩ năng tự nhận thức về mối quan hệ và trách nhiệm giữa bản thân với cộng đồng Trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình; nó được hiểu là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, cần phải thực hiện đúng đắn, nếu sai trái thì phải gánh chịu hậu quả. Trách nhiệm giúp chúng ta tự 14
  20. nhận thức được vai trò, giá trị của mình trong quá trình phát triển bản thân. Trách nhiệm bao gồm “trách nhiệm đối vói bản thân”, “trách nhiệm đối với gia đình” và “trách nhiệm đối với xã hội, cộng đồng”. Trách nhiệm đối với bản thân được hiểu đơn giản là là vì bản thân mà nỗ lực, hướng đến điều tốt đẹp, yêu thương chính mình, hiểu được giá trị bản thân. Ngày nay, thực tế một bộ phận giới trẻ chưa thực sự sống có trách nhiệm với bản thân, hi sinh bản thân cho những điều không xứng đáng, thường xuyên thức khuya để chơi game, an uống thiếu khoa học, mải mê theo đuổi những thứ vô bổ, sống không có mục tiêu và thiếu sự tin tưởng vào chính mình, thậm chí huỷ hoại bản thân vì những lí do mù quáng. Các em có thể gửi gắm nhiều lời yêu thương cho những người xa lạ nhưng lại dành những lời cáu gắt, khó chịu cho chính những người thân yêu của mình. Các em tự tạo cho mình một vỏ bọc cứng cỏi và vô tình ít quan tâm nhũng điều gần gũi nhất. Giáo dục kĩ năng tự nhận thức về trách nhiệm với gia đình giúp các em nhận thức được ý nghĩa và tình cảm thiêng liêng của bố mẹ dành cho mình, dành thời gian và trân quý phút giây bên bố mẹ và người thân. Sống biết yêu thương và có trách nhiệm với gia đình của mình. Khi các em đã rèn luyện được lối sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình thì trong mỗi em sẽ tự hình thành ‘trách nhiệm với xã hội”, đó là tình yêu đối với quê hương, đất nước, con người. Khi rèn luyện được kĩ năng tự nhận thức về mối quan hệ và trách nhiệm giữa bản thân với cộng đồng các em sẽ có thái độ sống tích cực, sống cống hiến, có mục tiêu, lí tưởng và hoãi bão. Các em sẽ có động lực để phấn đấu, phát huy các thế mạnh và điều chỉnh, thay đổi bản thân mỗi ngày để trở thành một phiên bản tốt nhất của chính mình. 2. Giải pháp giáo dục kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân cho HS THPT 2.1. Phát huy vai trò của GVCN lớp trong giáo dục kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân cho HS GVCN là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm học hoặc trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học. GVCN thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong giáo dục HS nói chung và giáo dục kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị cho HS nói riêng. GVCN cũng là người giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục. Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học, do vậy GVCN phải là người chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dục cùng với các lực lượng giáo dục đó một cách có hiệu quả nhất. Năng lực, uy tín chuyên môn, kinh nghiệm công tác của GVCN là điều kiện quan trọng để tập hợp lực lượng, phối hợp thành công các hoạt động giáo dục cho học sinh trong lớp. Phát huy vai trò của GVCN lớp trong giáo dục kĩ năng tự nhận thức và xác 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2