intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh bằng các tình huống trực quan

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

26
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh bằng các tình huống trực quan" góp phần giúp HS tìm hiểu về luật GT, các kĩ năng cần thiết và đặc biệt là văn hoá GT; từ đó hình thành ý thức, trách nhiệm cho HS mỗi khi tham gia GT; Đề tài đi sâu vào rèn luyện các kĩ năng sống cần thiết cho HS như: Kĩ năng xử lý các tình huống có vấn đề, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh bằng các tình huống trực quan

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI: “ Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh bằng các tình huống trực quan”. (LĨNH VỰC KĨ NĂNG SỐNG) Tác giả: 1. Nguyễn Thị Thu Hằng Tổ: Khoa học tự nhiên Năm thực hiện: 2021 - 2022 Số điện thoại: 0942698025 2. Nguyễn Tiến Hà Tổ: Khoa học xã hội Năm thực hiện: 2021 - 2022 Số điện thoại: 0947871240
  2. SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI: “ Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh bằng các tình huống trực quan”. (LĨNH VỰC KĨ NĂNG SỐNG)
  3. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. Lí do chọn đề tài 1 II. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2 II.1. Mục tiêu 2 II.2. Nhiệm vụ 2 III. Thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 III. 1. Thời gian 2 III. 2. Đối tượng nghiên cứu 2 III. 3. Phạm vi nghiên cứu 2 IV. Đóng góp của đề tài 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 I. Cơ sở lý luận 3 I.1. Khái niệm ATGT. 3 I. 2. Lợi ích của an toàn giao thông. 3 I.3. Mối quan hệ giữa văn hoá giao thông và an toàn giao thông. 4 I.4. Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông 4 I.5. An toàn giao thông là trách nhiệm của ai? 5 I.6. Khái niệm tuyên truyền giáo dục pháp luật an toàn giao thông. 5 II. Cơ sở pháp lí 6 III. Cơ sở thực tiễn 6 III.1. Về tình hình tham gia giao thông của học sinh ở các trường THPT 6 III.2. Yêu cầu của việc giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường cho học sinh 8 III.3. Vai trò của GVCN, các tổ chức đoàn thể nhà trường trong việc giáo dục ATGT cho học 9 sinh. III.4. Ý nghĩa của hoạt động giáo dục ATGT trong quá trình học tập của học sinh. 11 IV. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 11
  4. IV.1. Thực trạng nhận thức, văn hoá tham gia giao thông của học sinh. 11 IV.2. Thực trạng công tác giáo dục ATGTcho học sinh hiện nay tại các trường THPT. 14 V. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG 15 V.1. Về phía học sinh. 15 V.2. Về phía giáo viên, nhà trường. 15 VI. N I DUNG 15 VI.1. Giải pháp giáo dục an toàn giao thông tích cực, hiệu quả cho học sinh. 15 VI.2. Phương pháp, cách thức thực hiện: 16 VI.3. Xây dựng giáo án để giáo dục ATGT cho học sinh trong thời gian một buổi tập trung toàn 18 trường hoặc trong các tiết sinh hoạt của GVCN. VI.4. Thực nghiệm sư phạm. 29 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 33 1. Kết luận 33 2. Khuyến nghị 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
  5. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT HS: Học sinh GV: Giáo viên GVCN: Giáo viên chủ nhiệm GT: Giao thông TNGT: Tai nạn giao thông ATGT: An toàn giao thông GTVT: Giao thông vận tải THPT: Trung học phổ thông VHGT: Văn hoá giao thông GD: Giáo dục
  6. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cùng với sự phát triển của đất nước đó sự là tăng trưởng kinh tế và những mục tiêu phát triển xã hội mà chính phủ đặt ra, nhu cầu về giao thông cũng đang đựơc gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Các loại phương tiện giao thông ở đường bộ, đường không, đường thuỷ. . . phát triển không ngừng, kéo theo đó là sức ép nặng nề về trật tự an toàn giao thông, tình trạng mất an toàn giao thông diễn ra rất nghiêm trọng, các vụ tai nạn nghiêm trọng vẫn xẩy ra hàng năm. Thống kê cho thấy hơn 90% số vụ tai nạn có nguyên nhân là người điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông. Vì vậy nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với ngành giáo dục là phải xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông. 2. Học sinh THPT là lứa tuổi đang dần hình thành, hoàn thiện ý thức, kĩ năng và hành động. Do thiếu hiểu biết về luật giao thông và hạn chế về kĩ năng khi tham gia giao thông nên thực tế có không ít vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xẩy ra mà người gây tai nạn hay nạn nhân lại chính là các em học sinh. Chính vì vậy, việc cung cấp cho học sinh THPT những hiểu biết cơ bản về luật ATGT, giáo dục học sinh tham gia giao thông an toàn, có văn hoá là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. 3. Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh THPT là một nội dung giáo dục tuy có vẻ đơn giản nhưng lại rất khó vì không chỉ dạy cho học sinh thuộc lòng những điều luật quy định mà phải làm cho các em hiểu, nhớ và quan trọng hơn cả là có hành vi đúng, có văn hoá khi tham gia giao thông. 4. Vì vậy, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với ngành giáo dục là phải xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông. Đối với học sinh THPT, yêu cầu về giáo dục an toàn giao thông cũng nằm trong những mục tiêu chung ở. Chính vì thế mà Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động cuộc vận động học sinh, sinh viên gương mẫu thực hiện và vận động gia đình chấp hành nghiêm túc luật giao thông nhằm giảm bớt số vụ tai nạn xảy ra. Nhận thức rõ điều này, các trường THPT cùng với các tổ chức đoàn thể hằng năm ngoài việc phổ biến, tổ chức cho các học sinh tham gia đầy đủ các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông thì còn tổ chức khá nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến an toàn giao thông. Tuy nhiên, nhìn chung các hoạt động chủ yếu còn mang tính tuyên truyền về kiến thức cơ bản, về luật an toàn giao thông một cách lý thuyết, đơn thuần chủ yếu mang tính thuyết trình. Vì vậy, chúng tôi nhận thấy chưa thực sự mang tính hiệu quả cao, chưa đi sâu vào tâm trí của học sinh. Theo chúng tôi, một trong những phương pháp giáo dục an toàn giao thông hữu hiệu nhất đó chính là thông qua các tình huống giao thông trực quan trong thực tế. Bởi khi các em được tiếp xúc, có cơ hội quan sát các tình huống thực tế thì đó là sự tác động mạnh mẽ nhất đến hệ cảm quan của mỗi con người. Khi tận mắt chứng kiến những hậu quả khôn lường của việc không chấp hành luật ATGT, của việc thiếu văn hoá khi tham gia GT thì các em mới nhận thức rõ được tác hại của nó và thúc đẩy ý nghĩ phải tuân thủ ATGT trong các em. Vì chắc chắn không ai muốn mình là nạn nhân trong các vụ tai nạn giao thông đó. 1
  7. Xuất phát từ những lí do trên, từ tính cấp thiết của thực tế về việc cần đưa ra các giải pháp giáo dục ATGT cho HS một cách tích cực, hiệu quả, chúng tôi xin chia sẻ đề tài “ Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh bằng các tình huống trực quan”. II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI. 1. Mục tiêu - Nghiên cứu đặc điểm, tình hình về trật tự ATGT của nước ta hiện nay. - Đề tài nhằm phát huy vai trò tích cực của giáo viên, GVCN, các tổ chức trong nhà trường, đặc biệt là tổ chức Đoàn trường, trong việc giáo dục ATGT cho HS. - Đề tài góp phần giúp HS tìm hiểu về luật GT, các kĩ năng cần thiết và đặc biệt là văn hoá GT; từ đó hình thành ý thức, trách nhiệm cho HS mỗi khi tham gia GT. - Đề tài đi sâu vào rèn luyện các kĩ năng sống cần thiết cho HS như: Kĩ năng xử lý các tình huống có vấn đề, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ… - Đề tài góp phần hình thành, rèn luyện, bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho HS: ý thức chấp hành luật lệ GT, ý thức làm chủ bản thân, ý thức trách nhiệm với gia đình và cộng đồng, đoàn kết tương trợ trong công việc… 2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu các nội dung cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài. - Trình bày các vấn đề khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Vai trò của GVCN, các tổ chức nhà trường, đoàn thể trong việc giáo dục ATGT cho HS. - Chỉ ra một số biện pháp giáo dục HS nâng cao ý thức tham gia GT. - Thực nghiệm sư phạm để nghiên cứu hiệu quả của phương pháp giáo dục ATGT đã xây dựng và khả năng áp dụng trong các trường THPT; rút ra kết luận, giúp học sinh THPT phát triển các phẩm chất, năng lực cần có và hình thành thái độ, hành vi đúng đắn trong hoạt động nhận thức cũng như trong đời sống xã hội. III. THỜI GIAN, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 1. Thời gian: Đề tài được thực hiện nghiên cứu và áp dụng trên đối tượng học sinh THPT, có thể thực hiện bất cữ lúc nào trong thời gian của năm học. 2. Đối tƣợng nghiên cứu: - Đề tài thực hiện trên đối tượng là HS các lớp tại trường chúng tôi công tác năm học 2021 – 2022 thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục giúp HS trang bị những kiến thức, kĩ năng cần thiết khi tham gia GT. 3. Phạm vi nghiên cứu: 2
  8. - Tất cả học sinh của trường THPT. Người thực hiện có thể là các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như Đoàn trường, cũng có thể là các GVCN. IV. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI. - Về mặt lí luận : Góp phần làm sáng tỏ tác dụng của việc sử dụng các phương pháp giáo dục tích cực trong việc giáo dục phẩm chất đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh. - Về mặt thực tiễn: Thiết kế giáo án cụ thể để giáo dục các kiến thức về ATGT một cách hiệu quả nhất cho học sinh THPT. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm an toàn giao thông. An toàn giao thông là thuật ngữ được sử dụng phổ biến, tuy nhiên thuật ngữ này lại chưa có định nghĩa thống nhất. Ta có thể hiểu, an toàn giao thông là đảm bảo cho người tham gia giao thông giảm thiểu tình trạng phát sinh tai nạn giao thông và hạn chế tốn thất về vật chất, tính mạng, tinh thần của con người khi xảy ra tai nạn giao thông. An toàn giao thông được hiểu là người lái xe an toàn khi tham gia giao thông đường bộ. Khi tham gia giao thông, người cầm lái các phương tiện di chuyển cần tuân thủ luật giao thông để bảo đảm an toàn giao thông. 2. Lợi ích của an toàn giao thông. Phải khẳng định một điều rằng đảm bảo an toàn giao thông luôn là ưu tiên hàng đầu, rất nhiều điều luật được đưa ra cùng với hệ thống tuyên truyền nhưng mục đích cuối cùng là hướng đến an toàn giao thông, cố gắng giảm tỉ lệ tại nạn giao thông đến mức thấp nhất. Khi mà an toàn giao thông được đam bảo thì nó mang đến rất nhiều lợi ích như: - Đảm bảo tính mạng con người, như thống kê tại nước ta hằng năm thì số lượng người chết vì tai nạn giao thông tính đến tháng 6 năm 2019 lên đến 3810 người một con số thật sự quá lớn và đi kèm với đó rất nhiều nỗi mất mát tan thương cho gia đình nhạn nhân. Bên cạnh đó con số người bị thương tật do tai nạn là 6358 người cũng rất lớn, chính vì thế mà nếu an toàn giao thông được đảm bảo tốt thì số người tử vong và bị thương sẽ được kéo giảm một cách tuyệt đối đúng như câu khẩu hiệu “An toàn giao thông là hạnh phục của mỗi gia đình và cả xã hội” Tham gia thực hiện an toàn giao thông không chỉ có lợi ích cho chính bản thân bạn mà còn là những người xung quanh. Tham gia an toàn giao thông sẽ giúp hạn chế tỉ lệ xảy ra tai nạn giao thông cho chính bản thân bạn và những người xung quanh. - An toàn giao thông có vai trò vô cùng quan trọng đối với đất nước. An toàn giao thông giúp người tham giao thông và những người xung quanh giảm tỷ lệ tai nạn. Đồng thời, an toàn giao thông cũng giảm thiệt hại về kinh tế, bên cạnh thiệt hại về mặt con người thì thiệt hại về mặt kinh tế do tai nạn giao thông gây ra là vô cùng lớn bao gồm tiền chạy chữa cho người bị nạn, tiền sữa chữa xe cộ, ùn tắt giao thông…hậu quả kinh tế do nó gây ra là vô cùng lớn 3
  9. 3. Mối quan hệ giữa văn hoá giao thông và an toàn giao thông. 3.1 Văn hóa giao thông là gì? Văn hóa giao thông là những hình thức ứng xử chuẩn mực, gương mẫu và tuân thủ luật giao thông khi tham gia lái xe. Nếu văn hóa giao thông của bạn được nâng cao thì an toàn giao thông cũng sẽ được đảm bảo, tỷ lệ xảy ra tai nạn giao thông cũng giảm đi. 3.2 Mối quan hệ giữa văn hóa giao thông và an toàn giao thông. Có thể nói giữa văn hóa giao thông và an toàn giao thông tồn tại một mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, nếu như văn hóa giao thông của mọi người được nâng cao thì khi ấy an toàn giao thông cũng sẽ được đảm bảo, kéo theo đó là tỉ lệ tai nạn giao thông giảm mang đến hạnh phục cho mọi người và xã hội. Ngược lại khi an toàn giao thông được thực hiện tốt, mọi người nghiệm chỉnh chấp hành luật an toàn đường bộ thì những người khác sẽ nhìn vào đó mà làm gương từ đây thì văn hóa giao thông cũng trở nên tốt hơn do mọi người đã thấy được lợi ích mà an toàn giao thông mang lại cho họ. Từ đó có thể thấy nếu người chấp hành tốt văn hóa giao thông cũng sẽ thực hiện tốt an toàn giao thông. Vì vậy an toàn giao thông và văn hóa giao thông có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau. Từ lâu việc xây dựng văn hóa giao thông đã được nhiều chuyên gia xem là biện pháp quan trọng nhất nhằm kiềm chế TNGT. Xây dựng văn hóa giao thông là nâng cao ý thức và thái độ của mọi người khi tham gia giao thông, như: Từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên nhường đường cho người già, trẻ em; Biết xin lỗi khi có va chạm; đội mũ bảo hiểm cho mình và trẻ em khi tham gia giao thông… Văn hóa giao thông còn thể hiện qua việc không chen lấn, giành đường, quan tâm cứu giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giao thông, cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường; cùng với cảnh sát giao thông phê bình, ngăn chặn hành vi sai phạm của người khác; thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, phải báo hiệu, thông báo cho nơi liên quan để kịp thời ngăn chặn xử lý. Không tranh cãi, đánh nhau khi xảy ra va chạm, không vô cảm trước nỗi đau và rủi ro của người khác. Văn hóa giao thông nâng lên thì những hành vi sai trái sẽ trở thành lố bịch, bị cộng đồng lên án, khi đó TNGT và ùn tắc giao thông sẽ từng bước được đẩy lùi. 4. Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông Việc đảm bảo an toàn giao thông luôn được đặt lên hàng đầu, tuy nhiên do sự thiếu ý thức khi tham gia giao thông của một số thành phần đã làm ảnh hưởng đến rất nhiều người, gây mất an toàn giao thông cho cả xã hội. Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông thường được phân làm hai loại: Nguyên nhân chủ quan: xuất phát từ sự thiếu ý thức của người dân khi tham gia giao thông thể hiện qua các hành vi: điều khiển phương tiện khi đã uống rượu, phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, không đội mủ bảo hiểm, lấn làn… Bên cạnh đó, nhiều người chưa thật sự có kiến thức, kỹ năng khi tham gia giao thông. Nguyên nhân khách quan: do các sự cố của phương tiện hoặc các tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến người điều khiển giao thông như: hệ thống đường bộ 4
  10. nhiều nơi xuống cấp dẫn đến có nhiều hố gà dễ gây tai nạn giao thông; Sự phân bố không hợp lý của hệ thống biển báo giao thông; Các hình phạt về vi phạm luật giao thông còn quá nhẹ nên nhiều người không sợ. Hiện tại thì nguyên nhân chủ quan đang chiếm tỉ lệ lên đến hơn 95%. 5. An toàn giao thông là trách nhiệm của ai? An toàn giao thông là trách nhiệm của tất cả các cá nhân khi tham gia giao thông. Bởi vì một cá nhân không có trách nhiệm thực hiện tốt an toàn giao thông cũng đủ gây ra tai nạn giao thông. Chính vì vậy, bất cứ ai khi tham gia giao thông đều phải có trách nhiệm tuân thủ luật giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những người xung quanh. Đảm bảo an toàn giao thông là mục tiêu chung của toàn xã hội để tai nạn giao thông không còn là nỗi đau của mỗi gia đình nữa, muốn thế mọi người cần tự giác chấp hành nghiệm chỉnh luật giao thông và nhắc nhở người khác cùng thực hiện, có thế thì tại nạn giao thông mới bị kéo giảm, mang lại hạnh phục cho mọi gia đình và toàn xã hội. Việt Nam là một nước tỉ lệ tai nạn giao thông rất cao trên thế giới, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông như: say rượu, không làm chủ tốc độ, chủ quan, ý thức giao thông kém…chính những lý do trên đã làm cho số người bị thương và chết do tai nạn là rất cao, cũng chí vì thế mà an toàn giao thông hiện đang được xem vấn đề đang rất nhức nhối ở nước ta và chiếm được sự quan tâm của rất nhiều người. Các cơ quan truyền thông ra sức tuyên truyền, cảnh sát giao thông tăng cường kiểm tra nhằm xử lý người vi phạm, các mức án phạt cũng được đề ra nhằm răng đe những người vi phạm và mục đích chính của việc này là giảm số vụ tai nạn giao thông đến mức thấp nhất. Nội dung bài viết hôm nay chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về thực trạng an toàn giao thông tại nước ta cũng như các hình thức tuyên truyền để mọi người hiểu tầm quan trọng mà an toàn giao thông mang lại. 6. Khái niệm tuyên truyền giáo dục pháp luật an toàn giao thông. “Phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động do tổ chức, cá nhân thực hiện thông qua các hình thức nhất định nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật cho tổ chức, cá nhân được phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Giáo dục an toàn giao thông là quá trình dạy và học, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông. Mục đích của giáo dục an toàn giao thông nhằm trang bị những kỹ năng cần thiết và quan trọng định hướng người học có những hành vi tuân thủ pháp luật và đảm bảo an toàn cho chính mình và người khác. Trong thời đại hiện nay, giáo dục an toàn giao thông cần được phổ biến tại tất cả các cơ sở giáo dục, mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Điều này nhằm xây dựng một xã hội mà ở đó tất cả mọi người đều có ý thức cao trong việc tham gia giao thông. 5
  11. Giáo dục về an toàn giao thông là một quá trình, không phải là một việc làm ngày một ngày hai. Do đó mà nó đòi hỏi thời gian và môi trường tốt nhất để hình thành nhận thức, thái độ, hành vi và kỹ năng tham gia giao thông. Để xây dựng được một môi trường tốt nhất cho người học, không chỉ phía nhà trường mà cả xã hội cần chung tay nâng cao ý thức của chính mình. Giáo dục về an toàn giao thông, nhất là với lứa tuổi vị thành niên phải được tích hợp đa dạng dưới mọi hình thức. Bên cạnh những kiến thức được dạy trong nhà trường, còn phải cần đến sự tác động của những hoạt động ngoại khóa, lối sống của khu dân cư, nếp sống trong gia đình, ảnh hưởng của sách báo… Giáo dục cần được thực hiện từ nhỏ để học sinh có thể hình thành ý thức dần dần trở nên tự chủ trong các hành vi tham gia giao thông của mình. Chính vì vậy mà mỗi nhà trưởng, mỗi cơ sở giáo dục, mỗi thầy cô giáo đều cần đặt ra những kế hoạch cụ thể để triển khai giảng dạy, giáo dục về an toàn giao thông đến cho học sinh. II. CƠ SỞ PHÁP LÍ Luật giao thông đường bộ Luật số: 23/2008/QH12 Bộ luật giao thông đường bộ bổ sung năm 2019 Thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc GT. Về bảo đảm an toàn giao thông có Chỉ thị số 317/TTg ngày 26/05/1995 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị, Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ về bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ đề ra với mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục ATGT trong các cơ sở giáo dục, cụ thể như sau: (1) Nâng cao nhận thức, ý thức khi tham gia GT trong HS, sinh viên; (2) Phấn đấu giảm các vụ TNGT liên quan tới HS, sinh viên; (3) Đồng bộ hóa các phương pháp giảng dạy, truyền đạt về ATGT sao cho phù hợp với từng lứa tuổi và bậc học, hướng dẫn xây dựng các tiêu chí “Văn hóa giao thông” trong trường học; (4) Góp phần giảm thiểu vi phạm ATGT, TNGT trong phạm vi cả nước. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN. 1. Về tình hình tham gia giao thông của học sinh ở các trƣờng THPT. Do trình độ nhận thức đã phát triển ở mức độ cao nên ở lứa tuổi này, học sinh đã hoàn toàn hiểu được các quy định của Luật Giao thông đường bộ, đã “đọc” được ý nghĩa của các biển báo giao thông và phân biệt được các hành vi giao thông nào là vi phạm hay không vi phạm. Nói cách khác, học sinh đã nhận thức được rõ ràng các quy định về an toàn giao thông. Nếu như ở bậc THCS, học sinh chủ yếu quan tâm đến những đặc điểm bên ngoài thì ở bậc THPT, các em đã hướng đến tự đánh giá những giá trị bên trong 6
  12. thuộc về năng lực, tính cách, đạo đức của bản thân, cũng như tự đánh giá các hành vi xã hội, trong đó có hành vi giao thông của mình. Đặc điểm tâm lý này được biểu hiện thông qua ý thức chấp hành nghiêm túc Luật Giao thông, biết cách giữ gìn hình ảnh của bản thân bằng những hành vi phù hợp, đúng quy định trong cuộc sống hàng ngày cũng như khi tham gia giao thông nói riêng. Thế giới quan của học sinh lúc này cũng đã bắt đầu hình thành. Chúng ta có thể thấy, hầu hết học sinh đều nghiêm túc chấp hành Luật Giao thông và thể hiện sự không đồng tình, thậm chí là phê phán với những hành vi vi phạm văn hóa khi tham gia giao thông. Chẳng hạn như, trước hiện tượng các nam sinh chạy xe phân khối lớn và thường nẹt pô xe tạo ra những âm thanh lớn, một bạn nữ sinh lớp 11 cho rằng: “Đó là hành vi không thể chấp nhận được. Các bạn ấy cứ nghĩ rằng chạy xe đẹp, nẹt pô ầm ĩ là để thu hút sự chú ý của các bạn nữ nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại. Đối với em và một số bạn nữ khác rất ghét những bạn nam như vậy”. Bên cạnh đại bộ phận học sinh chấp hành đúng Luật Giao thông và có những hành vi hết sức văn hóa khi tham gia giao thông thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh chưa nghiêm túc chấp hành các quy định về an toàn giao thông và có những hành vi phi văn hóa khi tham gia giao thông. Do tâm lý muốn khẳng định, thể hiện bản thân trước bạn bè, thay vì tập trung vào học tập thì một bộ phận học sinh lại chọn cách phô trương vẻ bề ngoài để thu hút sự chú ý của người khác. Tâm lý này khiến cho một số học sinh thích sử dụng xe gắn máy, song song đó, các bạn còn lạng lách, đánh võng, nẹt pô hay sử dụng những loại còi có âm thanh “khác người” cùng các kiểu đèn pha độc đáo… Trong những trường hợp như vậy, học sinh vẫn hiểu được rằng mình đang vi phạm pháp luật, nhưng do suy nghĩ và định hướng lệch lạc về việc khẳng định giá trị của bản thân nên các em sẵn sàng thực hiện. Tâm lý của học sinh thường thích những gì mang đến cảm giác mạnh, do đó thích sử dụng các loại xe phân khối lớn hơn mức cho phép với tốc độ cao. Nguyên nhân một phần là do bản thân học sinh và sự đồng tình của phụ huynh. Nhưng mặt khác, là do việc thực thi pháp luật giao thông chưa nghiêm, chưa có những chế tài hợp lý và đủ mạnh để răn đe, xử lý các trường hợp vi phạm. Trên đường, không khó để bắt gặp hình ảnh những thanh, thiếu niên phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, lấn làn, đi vào đường cấm, đường ngược chiều gây cản trở giao thông; đi xe không có biển số, giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm, dùng ô khi điều khiển xe, vượt đèn đỏ, dừng đỗ xe không đúng nơi quy định, bóp còi inh ỏi hoặc vừa điểu khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại... Bên cạnh đó, có những thanh, thiếu niên còn đi dàn hàng ngang hay đèo ba, đèo bốn, lạng lách, đánh võng. Rất nhiều xe máy do giới trẻ điều khiển được "biến hóa” khác biệt hẳn nhãn mác, màu sắc, kiểu dáng ban đầu. Một số còn tự ý tháo biển số xe và lắp hệ thống đèn chiếu sáng quá kích cỡ, gắn còi ô tô, còi hú trái quy định, đùa giỡn gây mất trật tự khi lưu thông trên đường. Nhiều trường hợp sau khi va quệt thì thoái thác trách nhiệm, cãi vã, thậm chí gây gổ đánh nhau.… Những hành vi này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây TNGT. 7
  13. Hiện nay, học sinh sử dụng xe gắn máy đi học rất nhiều, tình trạng học sinh vi phạm pháp luật về an toàn giao thông diễn ra phổ biến như: Chưa đủ tuổi điều kiển xe phân khối lớn, không đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông, vượt đèn đỏ, phóng nhanh, vượt ẩu, dàn hàng ngang,…Việc vi phạm khi tham gia giao thông của học sinh trước hết do các em chưa có ý thức tốt chấp hành pháp luật về giao thông, chưa nhận thức hết những nguy hiểm khi tham gia giao thông. Học sinh đi xe phân khối lớn gửi xe gắn máy bên ngoài, nên nhà trường cũng không thể can thiệp được. Một số trường hợp, học sinh bị lực lượng cảnh sát giao thông lập biên bản xử lý, thì phụ huynh lại đến đóng phạt ngay. Theo thống kê, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông hàng đầu thế giới. Từ lâu, tai nạn giao thông đã trở thành một vấn nạn tại Việt Nam, tạo gánh nặng rất lớn cho xã hội. Thống kê dưới đây nói lên những con số “giật mình” về tình hình an toàn giao thông tại Việt Nam. Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông, năm 2020, toàn quốc xảy ra 14.977 vụ TNGT, làm chết 6.857 người, bị thương 11.161 người. Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2021, trên địa bàn cả nước xảy ra 11.454 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 7.370 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 4.084 vụ va chạm giao thông, làm 5.739 người chết, 3.889 người bị thương và 4.109 người bị thương nhẹ. Bình quân 1 ngày trong năm 2021, trên địa bàn cả nước xảy ra 31 vụ tai nạn giao thông, gồm 20 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 11 vụ va chạm giao thông, làm 16 người chết, 11 người bị thương và 11 người bị thương nhẹ. Trong đó phân tích số liệu chưa đầy đủ của Công an các địa phương về độ tuổi của người bị nạn và người điều khiển phương tiện gây tai nạn cho thấy trong số 10.357 người bị nạn có 974 người dưới 18 tuổi, 3.524 người từ trên 18 đến 30 tuổi; 4.019 người gây tai nạn có 260 người dưới 18 tuổi, 1.460 người từ trên 18 đến 30 tuổi. Đặc biệt, tai nạn giao thông xảy ra đối với trẻ em ở lứa tuổi học sinh đang được đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng, là mối lo chung của toàn xã hội. Theo thống kê, trung bình mỗi năm có tới 2.000 trẻ em thiệt mạng vì tai nạn giao thông trên cả nước. Tình trạng trẻ em vi phạm quy tắc giao thông khi điều khiển xe máy điện diễn ra phổ biến, tiềm ẩn nguy cơ TNGT. 2. Yêu cầu của việc giáo dục an toàn giao thông trong nhà trƣờng cho học sinh Cùng với sự phát triển của đất nước đó sự là tăng trưởng kinh tế và những mục tiêu phát triển xã hội mà chính phủ đặt ra, nhu cầu về giao thông cũng đang đựơc gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Các loại phương tiện giao thông ở đường bộ, đường không, đường thuỷ. . . phát triển không ngừng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Chính vì vậy mà vào thời điểm này tai nạn giao thông và những bức xúc về giao thông lại đang gây những sức ép nặng nề lên xã hội. Thống kê cho thấy hơn 90% số vụ tai nạn có nguyên nhân là người điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông. Vì vậy nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với ngành giáo dục là phải xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông. Đối với học sinh THPT, yêu cầu về giáo dục an toàn giao thông cũng nằm trong những mục tiêu chung ở trên. Chính vì thế mà Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động cuộc vận 8
  14. động học sinh, sinh viên gương mẫu thực hiện và vận động gia đình chấp hành nghiêm túc luật giao thông nhằm giảm bớt số vụ tai nạn xảy ra. Nhưng hiện nay, tình hình về tai nạn giao thông ở nước ta ngày càng trở thành vấn đề bức xúc. Hằng năm, số lượng người chết và bị thương do tai nạn giao thông gây nên ngày càng gia tăng, thiệt hại đến hàng chục tỉ đồng cho Nhà nước và Nhân dân (trong đó có hàng trăm vụ liên quan đến học sinh và trẻ em). Cùng với những thông tin về an toàn giao thông thì việc giáo dục an toàn giao thông cho các em học sinh THPT là một việc thiết thực và có thể thực hiện được. Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh THPT là một nội dung giáo dục tuy có vẻ đơn giản nhưng lại rất khó vì không chỉ dạy cho học sinh thuộc lòng những điều luật quy định mà phải làm cho các em hiểu, nhớ và quan trọng hơn cả là có hành vi đúng khi tham gia giao thông. Như chúng ta đã biết hằng ngày các em đi học hay đi chơi trên các con đường có rất nhiều các loại xe, không chỉ riêng ở thành phố mà nông thôn chúng ta trên đường đi hiện nay người và xe đi lại khá đông đúc.Thật là nguy hiểm nếu không biết cách đi đường cho đúng, các em sẽ rất dễ bị tai nạn hoặc gây tai nạn cho người khác. Điều đó thật là đáng tiếc vì nó sẽ đem lại nỗi bất hạnh rất lớn cho bản thân các em cho gia đình và xã hội. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người, các em cần có hiểu biết về luật giao thông đường bộ, tức là chúng ta làm sao cho các em biết cách tham gia giao thông theo đúng quy định, như vậy sẽ tránh được tai nạn xảy ra. Việc vi phạm khi tham gia giao thông của học sinh trước hết do các em chưa có ý thức tốt chấp hành pháp luật về giao thông, chưa nhận thức hết những nguy hiểm khi tham gia giao thông. Để hạn chế các vụ TNGT do lứa tuổi thanh, thiếu niên gây ra cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục về Luật Giao thông đường bộ trên tất cả các “mặt trận” với các hình thức, phương pháp đa dạng, sinh động, thực sự “lay động” ý thức của thanh, thiếu niên. Xây dựng nếp sống văn hóa giao thông là nhằm giúp mọi người có ý thức và trách nhiệm đúng khi tham gia giao thông, không chỉ vì lợi ích của bản thân mình mà còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác. Mỗi thanh, thiếu niên hãy có những hành động thiết thực để góp sức xây dựng văn hóa giao thông. TNGT chỉ có thể giảm khi ý thức của mỗi người được nâng lên, mà trong đó thanh, thiếu niên đóng vai trò trước hết và trên hết. Xuất phát từ những đặc điểm tâm lý trên, công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh THPT đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình - nhà trường - xã hội. Đồng thời, phải đảm bảo nguyên tắc giáo dục thông qua tập thể bởi vì ở lứa tuổi này, bạn bè đối với các em vẫn hết sức quan trọng. Hình thức giáo dục cần linh hoạt, đa dạng, có thể lồng ghép trong các buổi dã ngoại, tham quan thực tế hay tọa đàm, trong các tiết sinh hoạt của GV chủ nhiệm, trong các hoạt động của các tổ chức Đoàn thể trong nhà trường,… Điều quan trọng là phải định hướng nhân cách cho học sinh một cách đúng đắn cũng như tập trung giáo dục tình cảm, đạo đức cho các em. 3, Vai trò của GVCN, các tổ chức đoàn thể nhà trƣờng trong việc giáo dục ATGT cho học sinh. 3.1. Vai trò của GVCN. 9
  15. Giáo viên chủ nhiệm(GVCN) lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. GVCN lớp phải biết phối hợp với các GV bộ môn, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác. Giáo viên chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường, trong đó quan hệ nhiều ở cấp THPT là Đoàn thanh niên, chi đoàn GV, hội CMHS, để làm tốt công tác dạy- học, giáo dục HS trong lớp phụ trách. Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm học hoặc trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học. Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh. Như vậy, trong số tất cả các GV tham gia vào hoạt động giáo dục của lớp, GVCN lớp chính là người trực tiếp, thường xuyên gần gũi với HS nhất, là chỗ dựa tinh thần vững vàng cho các em trong cuộc sống để các em có thể nhận được hỗ trợ, giúp đỡ hoặc hướng dẫn, dạy dỗ cần thiết kịp thời. Thời gian qua, công tác này được các cấp lãnh đạo đặc biệt là Ban giám hiệu các nhà trường rất quan tâm. Công tác chủ nhiệm của một giáo viên thành công đồng nghĩa với việc giúp học sinh hoàn thiện mình, xây dựng được tập thể lớp vững mạnh, đào tạo con người mới Xã hội chủ nghĩa. Với vai trò quan trọng của mình, GVCN lớp có rất nhiều lợi thế trong việc giáo dục ATGT cho HS. Có thể nói, GVCN là tấm gương để các em học sinh noi theo. Hành động, suy nghĩ, cách cư xử của GVCN sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quan niệm của học sinh. Vì vậy, nếu GVCN lớp là tấm gương về tham gia GT, có nhiệt huyết truyền đạt kiến thức và giáo dục kĩ năng tham gia GT an toàn cho HS thì chắc chắn hiệu quả giáo dục sẽ rất cao. GVCN có thể lồng ghép việc giáo dục ATGT vào các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, hoặc có thể làm thành một chuyên đề trong tiết sinh hoạt lớp. 3.2. Vai trò của Đoàn trƣờng. Giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh cho đoàn viên thanh niên là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng và là trách nhiệm chung của toàn xã hội, nhưng trước hết phải nói tới vai trò quan trọng của nhà trường. Tại đây, Đoàn thanh niên với tư cách là tổ chức chính trị - xã hội của HS, SV, có trách nhiệm to lớn trong công việc quan trọng này. Đoàn là trường học XHCN của thanh niên: Tạo môi trường đưa thanh niên vào các hoạt động giúp họ rèn luyện và phát triển nhân cách, năng lực của người lao động mới phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay. Công tác Ðoàn, Ðội trong trường học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, trang bị kỹ năng cho thanh, thiếu niên. Đặc biệt, trong công tác giáo dục ATGT cho học sinh, Đoàn trường đóng vai trò quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc giáo dục kĩ năng, văn hoá tham gia giao thông của học sinh THPT. 10
  16. 4. Ý nghĩa của hoạt động giáo dục ATGT trong quá trình học tập của học sinh. Công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh THPT đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình - nhà trường - xã hội. Đồng thời, phải đảm bảo nguyên tắc giáo dục thông qua tập thể bởi vì ở lứa tuổi này, bạn bè đối với các em vẫn hết sức quan trọng. Hình thức giáo dục cần linh hoạt, đa dạng, có thể lồng ghép trong các buổi dã ngoại, tham quan thực tế hay tọa đàm… Điều quan trọng là phải định hướng nhân cách cho học sinh một cách đúng đắn cũng như tập trung giáo dục tình cảm, đạo đức cho các em. Chính vì vậy, việc giáo dục ATGT trong quá trình học tập cho HS là một yêu cầu bức thiết và lâu dài. Nhà trường, các tổ chức đoàn thể, GVCN và các GV giảng dạy cần đặc biệt quan tâm và có biện pháp, kế hoạch thực hiện có hiệu quả. IV. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 1. Thực trạng nhận thức, văn hoá tham gia giao thông của học sinh. Mặc dù nhà trường đã rất qua tâm đến việc giáo dục ATGT cho học sinh, tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức, hoạt động khác nhau nhưng tình trạng HS vi phạm giao thông vẫn còn rất nhiều và là vấn đề đáng báo động hiện nay. Khắp các ngả đường đến trường, chúng ta không khó để bắt gặp những tình huống vi phạm ATGT của các em học sinh. Khảo sát tại trường đang công tác, chúng tôi nhận thấy vấn đề tham gia GT vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại. Do lượng HS đông, phân bố trên địa bàn rộng nên phương tiện đi lại của các em cũng đa dạng. Những em gần trường chủ yếu là đi bộ, còn ở xa thì các em đến trường bằng các phương tiện khác nhau như xe đạp điện, xe máy điện, xe máy có dung tích dưới 50 cm3 và có cả xe máy trên 50cm3. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy HS của trường vẫn còn những biểu hiện chưa đúng khi tham gia giao thông như: - HS chưa đủ tuổi vẫn điều khiển xe gắn máy có dung tích lớn hơn 50 cm3. - Đi xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mang tính đối phó, mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng, hay chỉ đội mũ khi đến cổng trường, đi xe không có biển số, giấy phép lái xe. - Lảng lách, đánh võng, điều khiển xe với tốc độ cao, phóng nhanh, vượt ẩu, không tuân thủ luật lệ. - Dừng đỗ xe không đúng nơi quy định gây cản trở giao thông, - Sử dụng điện thoại hoặc dùng ô che khi đi xe máy. - Đi dàn hàng ngang hay đèo ba, đèo bốn, khi ra về HS thường tụ tập thành nhóm ở khu vực cổng trường hoặc khu vực chợ gần trường gây ảnh hưởng đến giao thông, tạo ách tắc giao thông cục bộ, gây mất trật tự ATGT. - Một số HS còn đi xe múc đầu, rú ga gây mất trật tự. - Một số HS mặc dù chưa đến tuổi nhưng đã uống rượu bia, sau đó còn tham gia GT. - Đặc biệt là về văn hoá GT là một vấn đề rất đáng lo ngại. Rất nhiều xe máy do giới trẻ điều khiển được "biến hóa” khác biệt hẳn nhãn mác, màu sắc, kiểu dáng 11
  17. ban đầu. Một số còn tự ý tháo biển số xe và lắp hệ thống đèn chiếu sáng quá kích cỡ, gắn còi ô tô, còi hú trái quy định, đùa giỡn gây mất trật tự khi lưu thông trên đường. Nhiều trường hợp sau khi va quệt thì thoái thác trách nhiệm, cãi vã, thậm chí gây gổ đánh nhau.… Những hành vi này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây TNGT. Năm học 2020 – 2021, đã xẩy ra khá nhiều vụ TNGT liên quan đến HS của trường. Những vụ tai nạn của học sinh đi bộ không đúng luật, đi xe đạp, xe máy chở nhau, bị xe máy, xe ô tô va quệt do chưa biết cách đi đường, hay đi chơi đến cuối năm học 2020 – 2021 số học sinh bị tai nạn là 6 vụ, cuối năm học 2011-2012 số học sinh bị tai nạn là 8 em. Lý do bị tai nạn chủ yếu là tham gia giao thông không đúng luật( Chơi trên lòng đường, nô nghịch khi đi học, chở nhau trên xe đạp, xe máy lạng lách ...). Chính những vụ tai nạn trên, làm bản thân tôi lo nghĩ đến khu vực của mình đang quản lý và giảng dạy Sau đây là một số hình ảnh được chúng tôi ghi lại về thực trạng tham gia GT của HS. Đi xe dàn hàng ba, hàng bốn, không đội mũ bảo hiểm. 12
  18. Đi xe múc đầu Dùng ô che, sử dụng điện thoại khi tham gia GT Điều khiển xe không đúng độ tuổi quy định 13
  19. Và đã có nhiều vụ TNGT thương tâm xẩy ra 2. Thực trạng công tác giáo dục ATGTcho học sinh hiện nay tại các trƣờng THPT. Giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật về trật tự ATGT trong trường học nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách trong những năm trước mắt của nhà nước. Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng chính phủ và của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT cùng với các cơ quan chức năng đưa nội dung giáo dục Pháp luật về trật tự ATGT vào các trường học từ năm học 2001 đến nay. Nhưng vì do tài liệu và điều kiện còn hạn chế nên chất lượng và hiệu quả của việc giáo dục pháp luật ATGT cho HS trong trường chưa đảm bảo. Giáo dục ATGT cho HS THPT là một nội dung giáo dục tuy có vẻ đơn giản nhưng lại rất khó vì không chỉ dạy cho học sinh thuộc lòng những điều luật quy định mà phải làm cho các em hiểu, nhớ và quan trọng hơn cả là có hành vi đúng khi tham gia giao thông. Thực tế 14
  20. cho thấy, các trương THPT nói chung, trường chúng tôi nói riêng, công tác giáo dục ATGT cho HS đã được các bộ phận chức năng, lãnh đạo nhà trường, các cơ quan đoàn thể trong nhà trường, các GVCN quan tâm. Nhưng nhìn chung các hình thức và phương pháp giáo dục còn mang tính chú trọng lý thuyết, giáo điều, chưa thực sự thu hút sự quan tâm của các em HS. Vì vậy, hiệu quả giáo dục mang lại chưa cao, tình trạng vi phạm ATGT xẩy ra đối với các em HS vẫn còn tiếp diễn và chưa có dấu hiệu thuyên giảm. V. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG 1. Về phía học sinh. Việc vi phạm khi tham gia giao thông của học sinh trước hết do các em chưa có ý thức tốt chấp hành pháp luật về giao thông, chưa nhận thức hết những nguy hiểm khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế một số gia đình khá giả, nên họ chọn phương án mua xe máy cho con đi học, đó là chưa kể đến việc nhiều học sinh muốn có xe máy để “bằng anh, bằng em”. Nhiều phụ huynh mua xe trên 50 phân khối cho con đi học vì lí do kinh tế. Xe đạp điện và xe máy điện giá thành cao nhưng tuổi thọ không dài, nhanh hư hỏng và không hữu dụng bằng xe máy , trong khi đó, các em thiếu kỹ năng lái xe, thiếu kinh nghiệm phán đoán và xử lý tình huống dẫn đến những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Do đặc điểm tâm lý tuổi mới lớn, háo thắng, muốn chứng tỏ, một số học sinh còn đi độ xe, rồi đua xe, mà không biết mình đang vi phạm pháp luật. Học sinh đi xe phân khối lớn gửi xe gắn máy bên ngoài, nên nhà trường cũng không thể can thiệp được. Một số trường hợp, học sinh bị lực lượng cảnh sát giao thông lập biên bản xử lý, thì phụ huynh lại đến đóng phạt ngay. 2. Về phía giáo viên, nhà trƣờng. Mặc dù các cơ quan chức năng, BGH nhà trường và hội đồng GV của trường đã chăm lo đến công tác giáo dục ATGT cho HS. Nhưng nhìn chung còn mang tính hình thức, theo mùa vụ. Công tác giáo dục chưa được triển khai một cách thường xuyên, lâu bền và chưa có tính đồng bộ. Do đặc thù dạy học nên việc giáo dục ATGT cho HS chưa thật sự được chú trọng đúng mức và chưa dành nhiều thời gian cho việc giáo dục ATGT. Các nhà trường chưa thực sự chú trọng, chưa phát huy hết vai trò của GVCN trong việc giáo dục ATGT cho HS. Và chính hầu hết các GVCN cũng chưa thực sự chú trọng công tác này trong kế hoạch chủ nhiệm của mình. Thậm chí có một số GV còn thờ ơ, xem đây không phải là trách nhiệm của mình. VI. NỘI DUNG 1. Giải pháp giáo dục an toàn giao thông tích cực, hiệu quả cho học sinh. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2