intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Công tác phòng ngừa, can thiệp với học sinh bị chứng rối loạn hành vi ở trường THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:35

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Công tác phòng ngừa, can thiệp với học sinh bị chứng rối loạn hành vi ở trường THPT" nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần và giúp học sinh có một sức khỏe tâm thần khỏe mạnh, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện về thể chất và nhân cách cho học sinh. Bên cạnh đó giúp cho học sinh bị rối loạn hành vi được quan tâm kịp thời, đúng cách, được hoà nhập và phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Công tác phòng ngừa, can thiệp với học sinh bị chứng rối loạn hành vi ở trường THPT

  1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------------ ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA, CAN THIỆP VỚI HỌC SINH BỊ CHỨNG RỐI LOẠN HÀNH VI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Nhóm tác giả: 1. Nguyễn Thị Thanh Hà 2. Phạm Thị Quỳnh Trang 3. Phạm Mạnh Cường 4. Nguyễn Thị Minh Yến 5. Trần Thị Thanh Nga Gia Viễn, tháng 5 năm 2021 1
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến trường THPT Gia Viễn C Chúng tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ (%) Trình đóng T Năm Nơi công độ Họ và tên Chức vụ góp vào T sinh tác chuyên việc tạo môn ra sáng kiến THPT Gia Phó hiệu 1 Nguyễn Thị Thanh Hà 1978 Thạc sĩ 20% Viễn C trưởng THPT Gia Cử 2 Phạm Thị Quỳnh Trang 1986 Giáo viên 20% Viễn C nhân THPT Gia Cử 3 Phạm Mạnh Cường 1984 TKHĐ 20% Viễn C nhân THPT Gia Cử 4 Nguyễn Thị Minh Yến 1985 Giáo viên 20% Viễn C nhân THPT Gia Cử 5 Trần Thị Thanh Nga 1982 Giáo viên 20% Viễn C nhân I. Tên sáng kiến: Công tác phòng ngừa, can thiệp với học sinh bị chứng rối loạn hành vi ở trường THPT. II. Lĩnh vực áp dụng: Lĩnh vực giáo dục. III. Nội dung 1. Giải pháp cũ thường làm Rối loạn hành vi ở học sinh THPT đang trở thành mối lo ngại của từng gia đình, nhà trường và xã hội. Theo nghiên cứu cứ có 124.134 thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10-17 tuổi thì có 21.960 em bị rối loạn hành vi (chiếm tỉ lệ 3,4 %). Công tác đánh giá, xếp loại hạnh kiểm cho học sinh THPT căn cứ vào các tiêu chí về xếp loại hạnh kiểm với các mức độ vi phạm nề nếp, nội quy trường lớp của học sinh. Hạnh kiểm của học sinh được xếp thành 4 loại: Tốt, Khá, Trung Bình, Yếu sau mỗi học kỳ và cả năm học. Trong các nhà trường những học sinh bị rối loạn hành vi được xếp vào đối tượng học sinh cá biệt- những học sinh có hành vi không đúng chuẩn mực. Hành vi của các em không tuân theo các chuẩn mực đạo đức, nội quy nề nếp trường lớp. Vì vậy những học sinh này thường bị xếp vào mức hạnh kiểm Khá, Trung Bình, thậm chí là Yếu. Việc tham vấn, tư vấn tâm lí trong nhà trường thường xuất phát từ nhu cầu của học sinh. Khi học sinh có nhu cầu tham vấn, tư vấn tâm lí thì việc tham vấn, tư vấn 2
  3. tâm lí cho học sinh mới diễn ra. Bên cạnh đó hầu hết các nhà trường chưa có giải pháp phòng ngừa hay can thiệp cụ thể với học sinh bị rối loạn hành vi. 1.1 Ưu điểm của giải pháp cũ: Giải pháp xếp loại hạnh kiểm học sinh theo mức độ phi phạm nề nếp, nội quy chỉ phù hợp với những học sinh không có ý thức nề nếp thực hiện nội quy của trường lớp. Việc xếp loại hạnh kiểm theo 4 mức sẽ góp phần chấn chỉnh ý thức nề nếp của học sinh để học sinh cố gắng tu dưỡng rèn luyện mình. Bên cạnh đó, công tác tham vấn tư vấn tâm lí trong các nhà trường đã phần nào giúp học sinh giải toả những khó khăn tâm lí trong học tập và cuộc sống. 1. 2 Nhược điểm của giải pháp cũ: Giải pháp xếp loại học sinh có hành vi không tuân theo quy định nề nếp của trường lớp vào mức hạnh kiểm Khá, Trung bình, thậm chí là Yếu, khiến học sinh gặp chứng rối loạn hành vi sẽ rất thiệt thòi trong quá trình xếp loại hạnh kiểm. Vấn đề mà các em gặp phải là vấn đề tâm lí- một loại bệnh tâm thần chứ không phải do ý thức nề nếp hay không chịu cố gắng. Học sinh có thể sẽ có hành vi hung hăng, phá hoại, đôi khi là sẽ vi phạm các quyền của người khác. Người lớn và những học sinh khác có thể sẽ coi những học sinh này là “hư”, là “xấu”, chứ không nghĩ rằng trẻ đang mắc phải một vấn đề sức khỏe tinh thần. Điều này khiến cho những học sinh bị rối loạn hành vi không được quan tâm chăm sóc kịp thời. Đôi khi còn khiến các em mặc cảm, dẫn đến tình hình nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó hoạt động tư vấn, tham vấn tâm lí trường học chưa chú ý đến công tác phòng ngừa. Những học sinh bị rối loạn hành vi cũng chưa được quan tâm. Chưa đưa ra các giải pháp cần làm nếu trong nhà trường có học sinh bị rối loạn hành vi. Việc can thiệp cho các em lúc này sẽ rất khó khăn. Thậm chí bị động vì nhà trường chưa có cách thức cụ thể với những học sinh bị chứng rối loạn hành vi. Đó cũng chính là lý do mà chúng tôi muốn chia sẻ về : “Công tác phòng ngừa, can thiệp với học sinh bị chứng rối loạn hành vi ở trường THPT.” nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần và giúp học sinh có một sức khỏe tâm thần khỏe mạnh, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện về thể chất và nhân cách cho học sinh. Bên cạnh đó giúp cho học sinh bị rối loạn hành vi được quan tâm kịp thời, đúng cách, được hoà nhập và phát triển. 2. Giải pháp mới cải tiến 2.1. Mô tả bản chất của giải pháp mới Để làm tốt công tác phòng ngừa, can thiệp với học sinh bị chứng rối loạn hành vi ở trường THPT, trước hết cần phải tiến hành các hoạt động dự phòng và phát triển tâm lí học đường. Trang bị những hiểu biết cơ bản về chứng rối loạn hành vi. Tiến hành chẩn đoán sàng lọc để kịp thới phát hiện ra những học sinh bị rối loạn hành vi. Thực hiện các bước tham vấn, can thiệp với trường hợp học sinh bị rối loạn hành vi. Bên cạnh đó cần tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và các lực lượng xã hội trong công tác phòng ngừa và can thiệp với học sinh bị rối loạn hành vi. 2.1.1. Tiến hành các hoạt động dự phòng và phát triển tâm lí học đường Đây là một phần cơ bản trong hoạt động trợ giúp tâm lí học đường. Nhiệm vụ này được triển khai trên tất cả học sinh trong trường học với mục tiêu là tạo ra những điều kiện tâm lý - xã hội thuận lợi để học sinh có thể phát triển tốt nhất về 3
  4. mọi mặt và nâng cao được chất lượng cuộc sống tinh thần của mình từ đó hình thành nhưng hành vi chuẩn mực. Nhiệm vụ dự phòng và phát triển tâm lí học đường có các nội dung cơ bản: Yếu tố bảo vệ được đề cập đến đầu tiên là tổ chức cho học sinh được tham gia vào các hoạt động giải trí. Ví dụ các bộ môn thể thao, võ thuật, đọc sách, xem phim, tham gia các câu lạc bộ hoặc các chuyến dã ngoại do trường tổ chức, học trực tuyến. Các câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa và mạng internet, môn học kỹ năng sống và giáo dục công dân mà trẻ được học ở trường có tác dụng giúp trẻ đối phó với những căng thẳng. ( Phụ lục 1: Ảnh học sinh tham gia hoạt động ngoại khoá tại nhà trường) Hoạt động dự phòng và phát triển tâm lí học đường còn được lồng ghép qua các tiết sinh hoạt lớp có lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Tóm lại, hoạt động dự phòng và phát triển tâm lí học đường có mục tiêu là nâng cao sức đề kháng tâm lý, hình thành những nhận thức suy nghĩ tích cực cho HS. Từ đó học sinh sẽ có những hành vi chuẩn mực. ( Phụ lục 2: Minh hoạ hoạt động dự phòng tâm lí với học sinh tại nhà trường) 2.1.2. Trang bị những hiểu biết cơ bản về chứng rối loạn hành vi ở học sinh THPT a. Biểu hiện Học sinh bị rối loạn hành vi thường rất khó để kiểm soát và không sẵn sàng để tuân theo các nguyên tắc. Học sinh thường hành động một cách bốc đồng mà không suy nghĩ đến hậu quả của hành động đó. Học sinh cũng sẽ không suy nghĩ về cảm xúc của người khác. Học sinh có thể sẽ bị rối loạn hành vi nếu thường xuyên có một số các hành vi dưới đây: Cách cư xử hung hãn đối với người khác hoặc động vật, phá hoại tài sản. Những thanh thiếu niên mắc chứng rối loạn hành vi còn tham gia vào những hoạt động có hại cho bản thân như hút thuốc lá hay xì gà, uống rượu, ‘sex’ thiếu an toàn. Không tuân thủ các nội quy, quy định trường lớp, các qui tắc xã hội, hay có các hành động quá đáng và quá mức, vi phạm trật tự. Sự chống đối có thể tăng đến độ nguy hiểm. Các biểu hiện vi phạm bao gồm nói dối, ăn cắp, gây hấn, trốn học hoặc dã man tàn bạo. b. Nguyên nhân Tổn thương thùy trán của não có liên quan đến các rối loạn hành vi. Ở những trẻ bị rối loạn hành vi, thùy trán có thể sẽ không hoạt động bình thường, gây ra: Thiếu kiểm soát các xung động; Giảm khả năng hành động theo kế hoạch; Giảm khả năng học hỏi từ những kinh nghiệm tiêu cực trong quá khứ Trẻ bị rối loạn hành vi thường bị anh hưởng bởi cấu trúc gia đình không hoàn chỉnh trong môi trường gia đình sinh sống gồm các yếu tố mồ côi cha mẹ, cha mẹ vắng nhà thường xuyên, cha mẹ ly hôn, cha mẹ không có nghề nghiệp ổn định... Ảnh hưởng các chứng tật của cha mẹ và anh chị em gồm các hiện tượng tính cách không bình thường, rối loạn hành vi nặng, nghiện rượu, nghiện ma túy, thường xuyên xung đột... Ảnh hưởng của các phương pháp giáo dục không hợp lý gồm những hiện tượng đánh mắng thô bạo, quá nghiêm khắc, quá chiều chuộng, thiếu quan tâm... Chứng rối loạn hành vi ở học sinh THPT có thể là hậu quả của sách báo, phim ảnh bạo lực, văn hóa phẩm đồi trụy. Đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực của mạng 4
  5. xã hội. Phần lớn trẻ em sẽ lớn lên và trở thành công dân của một môi trường kỹ thuật số bị chi phối bới các thông tin sai lệch trên mạng. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Thanh niên đưa ra, Việt Nam đứng thứ 22 toàn cầu về số lượng người sử dụng mạng xã hội và là một trong 10 quốc gia có lượng người dùng Facebook, YouTube cao nhất thế giới, trong đó thanh thiếu niên chiếm tỷ lệ lớn. Ngoài ra còn phải kể đến áp lực học hành. Áp lực học hành, thi cử là 1 trong những nguyên nhân dễ dẫn đến rối loạn hành vi ở học sinh THPT. Đây là một vấn đề không còn quá mới trong xã hội hiện nay và tỉ lệ học sinh bị stress ngày càng gia tăng. c. Hậu quả Học sinh THPT bị rối loạn hành vi sẽ ảnh hưởng đến nguồn lực phát triển đất nước. Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, dân số Việt Nam 2015 đạt 92.935.470 người, trong đó độ tuổi 10 – 19 (lứa tuổi học sinh THPT) chiếm 16,3% dân số. Học sinh THPT có một vị trí, vai trò quan trọng trong xã hội, trước hết họ được gọi là “thế hệ công dân tương lai” của toàn cầu, là lực lượng kế cận làm chủ xã hội. Chứng rối loạn hành vi không chữa trị kịp thời sẽ để lại hậu quả lâu dài cho chính bản thân học sinh THPT bị rối loạn hành vi: + Những học sinh mắc chứng rối loạn hành vi sẽ gây hại cho chính sức khỏe bản thân các em. Học sinh làm những hành động gây hại cho bản thân, ảnh hưởng tới sức khỏe. Học sinh khó thích nghi với xã hội, cô lập mình. Học sinh hay gây gổ, không thực hiện theo nguyên tắc xã hội. Học sinh hay cáu gắt, tức giận và không tự chủ được hành vi và cảm xúc cá nhân. + Hậu quả nặng của việc mắc các rối loạn tâm thần và hành vi không được can thiệp là các hiện tượng tự sát. Theo thống kê, mỗi năm có tới một triệu thanh thiếu niên chết vì tự tử. Tại Việt Nam, tự tử là nguyên nhân gây tử vong thứ hai với những người trẻ tuổi, chỉ đứng sau tai nạn giao thông. Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam cho thấy trong hơn 10.000 thanh thiếu niên, trên 73% người từng có cảm giác buồn chán, hơn 4% từng nghĩ đến chuyện tự tử. Đáng chú ý, tỷ lệ thanh niên nghĩ đến việc tự tử đã tăng lên khoảng 30%. + Nếu không được điều trị, trẻ sẽ tiếp tục phát triển thêm các vấn đề mới. Học sinh sẽ không thể thích nghi được với những yêu cầu của tuổi trưởng thành. Do vậy, gây ra các vấn đề trong các mối quan hệ và công việc. Tuổi càng nhỏ càng có khả năng cao có hành vi chống đối xã hội khi trưởng thành.Trẻ cũng sẽ dễ có nguy cơ lạm dụng chất và gặp phải các vấn đề liên quan đến luật pháp. Thậm chí có thể bị rối loạn nhân cách, ví dụ như rối loạn nhân cách phản xã hội khi đến tuổi trưởng thành. Rối loạn hành vi ở học sinh THPT không được can thiệp còn gây những hậu quả hành vi khác, gây rối trật tự trường học và công cộng. Các rối loạn hành vi có thể kể đến như: Gây thương tích cho người khác, chống người thi hành công vụ, nói tục nơi công cộng, ăn cắp, đua xe mạo hiểm trên đường phố, tấn công trẻ em; đe dọa, uy hiếp người khác bằng phương tiện, vũ khí có thể gây thương tích; độc ác với người khác hoặc với động vật (hành hạ, đánh đập), ăn cắp, cướp giật ví tiền, tống tiền, xâm phạm tình dục…Học sinh bị rối loạn hành vi thường thích vi phạm nghiêm trọng các luật lệ, đi qua đêm mặc dù bố mẹ cấm đoán, thường bỏ nhà qua đêm ít nhất 2 lần hoặc bỏ nhà 1 lần và không trở về trong một thời gian dài; trốn 5
  6. học; chống đối nhà chức trách, gây rối trật tự trị an (đua xe máy mạo hiểm trên đường phố đông đúc), gây cháy, phá hoại tài sản của người khác, lừa đảo... 2.1.3 Tiến hành chẩn đoán . * Mục tiêu: Nhiệm vụ này có tính chất định hướng cho các hoạt động tham vấn và tư vấn tâm lý trong trường học. Chẩn đoán tâm lí học đường có các mục tiêu sau đây: - Chẩn đoán để lập hoặc bổ sung dữ liệu cho hồ sơ tâm lí học đường của học sinh. - Chẩn đoán để xác định phương thức và hình thức giúp đỡ học sinh khi các em gặp khó khăn trong học tập, trong giao tiếp và những khó khăn khác liên quan đến sức khoẻ tâm thần, - Chẩn đoán nhằm lựa chọn phương tiện, công cụ và hình thức trợ giúp học sinh trong quá trình học tập một cách phù hợp nhất. * Hình thức: Thông thường, chẩn đoán tâm lí học đường có các hình thức sau: + Chẩn đoán phân loại định kỳ: Đây là hình thức chẩn đoán cơ bản, có thể được tiến hành hai lần trong một năm học (đầu năm và cuối năm) với hai mục tiêu khác nhau, cũng có khi được tiến hành với học sinh ở các thời điểm có sự chuyển tiếp giữa các hoạt động chủ đạo. Chẩn đoán định kỳ đầu năm học mang tính phân loại, cho phép chia toàn bộ học sinh thành ba nhóm khác nhau: nhóm thứ nhất gồm những học sinh có hành vi chuẩn mực; nhóm thứ 2 gồm những học sinh có các vấn đề trong hành vi; nhóm thứ 3 gồm những học sinh có nguy cơ dẫn đến rối loạn hành vi. ( Phụ lục 3: Bảng điều tra chứng rối loạn hành vi ở học sinh ) + Chẩn đoán chuyên biệt ban đầu: Đây là hình thức chẩn đoán được tiến hành với nhóm học sinh có biểu hiện bị rối loạn hành vi. Dựa trên những vấn đề của một học sinh cụ thể nào đó có liên quan đến các rối loạn hành vi mang tính chất lâm sàng trong phát triển tâm lý, giáo viên tham vấn có trách nhiệm chuyển học sinh đó đến các nhà chuyên môn khi cần thiết. Trong đó, giáo viên tham vấn sẽ thực hiện phỏng vấn học sinh có dấu hiệu rối loạn hành vi và gia đình để tìm hiểu rõ hơn về các em. (Phụ lục 4: Phiếu thu thập thông tin gia đình) * Phương tiện Việc chuẩn đoán dựa trên các phiếu điều tra tâm lí, hành vi của học sinh. Lập phiếu điều tra hành vi, tâm lí của học sinh. Trong đó có khảo sát về hành vi của học sinh cũng như nguyên nhân dẫn đến những hành vi không đúng chuẩn. Từ đó xem xét các rối loạn hành vi của học sinh. Sắp xếp phân chia theo mức độ để có biện pháp can thiệp, xử lí kịp thời. 2.1.4 Cách tham vấn với trường hợp học sinh bị rối loạn hành vi Bước 1: Quan sát hành vi Quan sát hành vi của học sinh có biểu hiện rối loạn hành vi có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Những thông tin thu được từ quan sát sẽ giúp người tham vấn tìm hiểu rõ hành vi của học sinh từ đó đưa ra giải pháp, lựa chọn kĩ thuật can thiệp. Trong quá trình tiến hành quan sát, người tham vấn cần định nghĩa hành vi quan sát, tiến hành quan sát và ghi chép.Từ đó xác định hành vi mục tiêu: - Khi học sinh có quá nhiều hành vi có vấn đề, việc thay đổi một lúc tất cả hành vi là việc không khả thi. 6
  7. - Nên chọn từ 1 đến 3 hành vi đang gây ảnh hưởng nhiều nhất đến đời sống của trẻ và của gia đình để thay đổi. - Khi việc chấm dứt hoàn toàn một hành vi là không khả thi, một mục tiêu khả thi có thể là giảm 30-50-80% số lần hành vi diễn ra. ( Phụ lục 5: Phiếu quan sát hành vi của học sinh) Bước 2: Phân tích hành vi của học sinh sau khi quan sát Phân tích thông tin thập được thông qua quá trình đánh giá ở trên sẽ giúp xác định các mẫu hành vi, những sự kiện xảy ra trước hoặc sau hành vi (hoặc cả hai) có liên quan đến sự xuất hiện của hành vi mục tiêu cũng như các sự kiện không liên quan. Phân tích hành vi dựa trên kĩ thuật phân tích hành vi ứng dụng ABC(tiền hành vi, hành vi, hậu hành vi). Từ đó người tham vấn sẽ trả lời được câu hỏi: - Hành vi xuất hiện ở đâu? - Những thời gian nào trong ngày thì hành vi xuất hiện? - Hành vi xuất hiện khi có sự hiện diện của ai? - Những hoạt động nào thì hành vi thường xuất hiện hơn? - Những hoạt động nào thì hành vi ít xuất hiện hơn? - Điều gì xảy ra ngay sau hành vi của học sinh? - Hành vi có dẫn tới sự thay đổi của môI trường xung quanh không? - Học sinh được gì, mất gì? - Những người khác phản ứng đối với hành vi đó như thế nào? Bước 3: Tiến hành các kĩ thuật quản lý hành vi a. Khen thưởng * Trong Khen thưởng, có hai phần chính là: - Để ý và khen thưởng hành vi tốt, ví dụ học sinh ngồi học hoặc biết chào hỏi thầy cô -Để ý và khen thưởng khi hành vi có vấn đề không xảy ra, ví dụ học sinh không đánh bạn nữa. * Cách làm: - Để ý quan sát hành vi tốt của học sinh. Lưu ý: Khái niệm về hành vi tốt tùy thuộc vào từng học sinh và hoàn cảnh. - Ví dụ, với một học sinh hiếu động, việc ngồi yên một chỗ để chơi hoặc xem tivi có thể coi là hành vi tốt. - Ngay khi hành vi tốt diễn ra, lập tức tỏ ra quan tâm, khuyến khích và khen ngợi học sinh. Phần thưởng hoặc sự khen thưởng phải phù hợp với hành vi tốt của học sinh. Hành vi nhỏ thì chỉ cần khen, hành vi tốt cần nhiều nỗ lực thì phần thưởng lớn. b. Dạy hành vi thay thế Nhiều khi học sinh có hành vi không phù hợp hay không đúng mực vì không biết hành vi đúng (thiếu kỹ năng). Người tham vấn cần tìm ra hành vi tích cực để thay thế và hướng dẫn học sinh thực hiện. ( Phụ lục 6: Bảng Hành vi thay thế mang tính chức năng và lợi ích của chúng) c. Thưởng quy đổi Kẻ bảng để liệt kê hành vi theo giờ, theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng tùy theo từng loại hành vi, tần suất (số lần) diễn ra và mức độ nghiêm trọng hay không. Treo hoặc để bảng thưởng quy đổi ở nơi dễ thấy và để học sinh luôn nhìn thấy. 7
  8. Khi đánh dấu tốt hay xấu, cho học sinh biết mình đã đánh giá như vậy. Thống nhất với học sinh về phần thưởng hoặc hình phạt học sinh sẽ có khi có được một số lượng điểm tốt/xấu nhất định. Bước 4: Thu thập thông tin về hiệu quả can thiệp và điều chỉnh kế hoạch Khi thực hiện kế hoạch can thiệp hành vi chúng ta cần đánh giá việc tăng cường hành vi thay thế và giảm thiểu hành vi không mong muốn. Một sự giám sát liên tục và cẩn thận những hành vi mục tiêu và hành vi thay thế là điều kiện đảm bảo rằng kế hoạch đang được thực hiện. Hơn nữa nhóm cần có sự hỗ trợ từ Ban giám hiệu nhà trường và phụ huynh. ít nhất số liệu nên được thu thập và dưa ra tỉ lệ tần xuất xuất hiện hành vi mục tiêu. Các nhà nghiên cứu cũng khuyên rằng sự xuất hiện của hành vi thay thế cũng cần được thu thập và báo cáo. (Phụ lục 7: Phiếu ghi chép quá trình tiến bộ của học sinh) 2.1.5 Phối hợp với gia đình và các lực lượng xã hội a. Gia đình Gia đình có mối quan hệ tình cảm bền chặt hoặc gia đình gắn kết cũng là một yếu tố bảo vệ quan trọng giúp học sinh tránh khỏi những căng thẳng và tổn thương tâm lý xã hội. Do vậy, việc nâng cao nhận thức và kỹ năng cho cha mẹ liên quan đến phòng ngừa các vấn đề về sức khoẻ tâm thần và nhận biết sớm các dấu hiệu khi học sinh có các biểu hiện tiêu cực về sức khỏe tâm thần là rất cần thiết. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần tăng cường kỹ năng giao tiếp và ứng xử với con cái, đặc biệt là trong việc ứng phó với những mâu thuẫn, xung đột giữa cha mẹ và con cái. Kỹ năng tương tác giữa cha mẹ và con cái phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ sẽ giúp trẻ điều chỉnh được những khó khăn và rối loạn cảm xúc, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các hành vi tích cực. b. Phối hợp với các lực lượng xã hội - Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên phần lớn có liên quan đến yếu tố tâm lý xã hội xuất phát từ môi trường sống của gia đình, trường học và xã hội. Chúng đóng vai trò chủ yếu trong cơ chế gây nên bệnh lý và phát sinh bệnh. Vì vậy, công tác phòng ngừa rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên đòi hỏi phải có sự quan tâm của toàn xã hội với sự kết hợp của nhiều ngành có liên quan như: giáo dục, y tế, văn hóa, công an, tư pháp, đoàn thể thanh thiếu niên... nhằm hạn chế những yếu tố nguy hại được hình thành từ trong cả 3 loại môi trường gia đình, trường học và xã hội. - Ngành giáo dục cần chú ý đến giáo dục tâm lý, đặc biệt chú trọng đến giáo dục đạo đức, tác phong, ngôn ngữ, luật pháp cho học sinh nhằm tạo ra những tập tính tốt và loại trừ những tập tính thô bạo, xâm phạm; chú trọng đến sức khỏe tâm thần trong hệ thống y tế trường học nhằm tạo ra kỹ năng phát hiện sớm các rối loạn hành vi để kịp thời uốn nắn và giáo dục; đồng thời đào tạo và bồi dưỡng các chuyên gia tâm lý giáo dục có đủ trình độ, khả năng tham gia công tác phòng ngừa và điều trị rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên. - Ngành y tế phải phát triển ngành tâm thần nói chung và ngành tâm thần ở trẻ em nói riêng để có thể hình thành đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tâm thần có kỹ năng phòng ngừa và điều trị rối loạn hành vi cũng như các rối loạn tâm lý xã hội khác ở thanh thiếu niên; đặc biệt tổ chức được mạng lưới quản lý sức khỏe tâm thần tại các cộng đồng để cùng gia đình, trường học và các ngành liên quan loại trừ những tệ hại tâm lý xã hội của môi trường, giải quyết những xung đột trong các gia 8
  9. đình... để góp phần ngăn chặn tại cộng đồng những yếu tố phát sinh ra rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên. - Ngành văn hóa cần kiểm tra chặt chẽ các loại sách, báo, phim, ảnh và các sản phẩm văn hóa khác... để loại trừ tối đa những văn hóa phẩm đồi bại, kích thích tính xâm phạm và tình dục ở thanh thiếu niên. - Ngành công an, tư pháp cần kết hợp với ngành giáo dục, y tế tổ chức các trung tâm giáo dục điều trị để mang lại nhiều hiệu quả tốt hơn trong công tác cải tạo và phòng ngừa tái phạm cho thanh thiếu niên có rối loạn hành vi; lưu ý việc giáo dục sâu rộng luật pháp, đặc biệt là luật hình sự cho người dân và các tổ chức thanh thiếu niên. - Ngoài ra, trong hoạt động giáo dục của các đoàn thể thanh thiếu niên, cần uốn nắn đúng hướng, chú ý đến các rối loạn hành vi và các rối loạn tâm lý xã hội khác; đặc biệt để ngăn chặn thanh thiếu niên đi theo các nhóm xấu, cần thay đổi hay cải tiến các hình thức sinh hoạt của thanh thiếu niên về những mặt văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch, hội thảo... nhằm tạo được sự sinh động và hấp dẫn. Thực tế những biện pháp ngăn ngừa nêu trên chỉ có thể thực hiện được khi các ngành liên quan có quan tâm đến trách nhiệm, chủ động phối hợp với nhau trong tổ chức bảo vệ sức khỏe tâm thần cho thanh thiếu niên; các cấp chính quyền ở trung ương đến địa phương cần nhìn nhận, đánh giá đúng đắn mức độ nghiêm trọng của thực trạng rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên hiện nay để lãnh đạo, chỉ đạo, tập hợp được các ngành liên quan giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả. 2.2. Tính mới tính sáng tạo của giải pháp - Tổ chức các chương trình phòng ngừa tới toàn bộ học sinh nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng để học sinh tự ứng phó và giải quyết các vấn đề gặp phải. - Dự báo, khảo sát định kỳ phân loại đối tượng học sinh về những vấn đề sức khỏe, tâm lý học sinh và thực hiện hoạt động tham vấn phòng ngừa. - Sàng lọc, phát hiện sớm những vấn đề về sức khỏe, tâm lý học sinh và thực hiện hoạt động tham vấn trực tiếp cho học sinh. - Tiến hành các bước can thiệp cụ thể với trường hợp học sinh bị rối loạn hành vi. - Học sinh bị rối loạn hành vi được quan tâm hơn. Việc đánh giá các hành vi vi phạm của các em không còn dựa vào ý thức tuân thủ các nội quy, quy định trường lớp mà căn cứ vào yếu tâm lí, sức khoẻ tâm thần của các em để khích lệ động viên, hỗ trợ. 3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được 3.1. Hiệu quả kinh tế Công tác phòng ngừa và can thiệp với học sinh THPT bị chứng rối loạn hành vi mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cao: - Tăng cường, nâng cao nhận thức giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống và giao tiếp ứng xử, sức khoẻ tâm thần cho học sinh để từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trong nhà trường. - Ngày nay, trước yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, ngành giáo dục nói chung cũng như toàn xã hội cần phải có những bước tiến mạnh mẽ nhằm giúp người học phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để đáp ứng với những yêu cầu mới. Góp phần tạo ra đội ngũ nhân lực tiềm năng cho đất nước trong quá trình phát triển kinh tế. 9
  10. - Phòng trừ những hành vi tiêu cực lệch lạc trong lối sống của một bộ phận học sinh. Hạn chế những thiệt hại về kinh tế cho gia đình, nhà trường và xã hội. 3.2. Hiệu quả xã hội - Hình thành những hành vi tích cực, lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp học sinh có cả kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng thích hợp; là giáo dục những kĩ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp học sinh chuyển dịch kiến thức (cái học sinh biết), thái độ, giá trị (cái mà học sinh cảm nhận, tin tưởng, quan tâm) thành hành động thực tế (làm gì và làm cách nào) trong những tình huống khác nhau của cuộc sống. Đem lại những lợi ích thiết thực về mặt xã hội: - Thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Mục tiêu của giáo dục phổ thông theo yêu cầu mới đã chuyển từ chỗ chủ yếu là trang bị kiến thức cho học sinh sang chủ yếu là trang bị những phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quổc. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng được xác định “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên" (Luật Giáo dục năm 2005, Điều 5). - Công tác phòng ngừa và can thiệp sớm đối với học sinh rối loạn hành vi giúp cho xã hội, thầy cô giáo thay đổi trong cách nhìn nhận đánh giá học sinh, tránh cái nhìn kì thị, thiếu công bằng với học sinh có hành vi lệch chuẩn. 4. Điều kiện và khả năng áp dụng 4.1 Điều kiện áp dụng a. Thuận lợi về con người và cơ sở vật chất Quá trình triển khai sáng kiến có nhiều thuận lợi về con người và cơ sở vật chất. Đó là: - Bộ giáo dục và Đào tạo đã ra công văn số: 4436/BGDĐT-CTHSSV về việc: Thành lập bộ phận tư vấn tâm lý cho học sinh trong các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; bố trí cán bộ, giáo viên chuyên trách (hoặc kiêm nhiệm) làm công tác tư vấn tâm lý. Tiếp tục đa dạng hóa nội dung, xây dựng và nhân rộng mô hình tư vấn tâm lý nhằm triển khai có hiệu quả công tác tư vấn tâm lý trong nhà trường; Các sở giáo dục và đào tạo tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, bố trí các nguồn lực để thực hiện tốt công tác tư vấn tâm lý trong các trường phổ thông, đồng thời đẩy mạng xã hội hóa hoạt động các nguồn lực cho công tác tư vấn tâm lý; Các cơ sở giáo dục tổ chức hiệu quả hoạt động đối thoại giữa người học với các thầy giáo, cô giáo và lãnh đạo nhà trường để nắm bắt và xử lý kịp thời tâm tư, nguyện vọng của người học.. - Phòng tham vấn, tư vấn tâm lí được thành lập trong các nhà trường THPT. - Giáo viên được cử đi tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng tư vấn, tham lí tâm lí cho học sinh. - Lớp học kết nối Internet, có lắp máy chiếu góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giờ sinh hoạt. b. Khó khăn về con người và cơ sở vật chất Tuy nhiên trong qua trình thực hiện sáng kiến, chúng tôi gặp không ít những khó khăn về con người và cơ sở vật chất. Cụ thể là: - Học sinh thường ngại đến phòng tư vấn tâm lý để “trút nỗi lòng” do các em có suy nghĩ “đến phòng tư vấn tâm lí là có vấn đề” hoặc sợ bí mật riêng tư bị tiết lộ hoặc quỹ thời gian của học sinh ở trường đã kín vì lịch học. Mỗi khi gặp sự 10
  11. cố tâm lý mà không biết cách giải quyết, các em thường vào các diễn đàn trên mạng, chia sẻ với bạn bè thân chứ không thổ lộ với gia đình hoặc thầy cô giáo. - Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên tư vấn tâm lý và các giáo viên chủ nhiệm, cán bộ Đoàn, cha mẹ học sinh… trong việc phát hiện học sinh có “vấn đề” để chủ động tư vấn, hướng dẫn. - Ở một số trường chưa có giáo viên tư vấn tâm lý chuyên trách, phòng tư vấn tâm lí do một số thầy cô hoặc trợ lí thanh niên đảm trách. Do đó, hoạt động tư vấn tâm lý thiếu tính chuyên nghiệp, trong nhiều trường hợp các “nhà tư vấn nghiệp dư” gặp lúng túng hoặc khi trò cần chia sẻ, thầy cô lại có tiết dạy… 4.2 Khả năng áp dụng Sáng kiến có thể áp dụng trong các trường hợp sau: - Sáng kiến có thể áp dụng cho các khối lớp trong trường THPT Gia Viễn C. - Sáng kiến là tài liệu để các các nhà trường THPT áp dụng trong công tác phòng ngừa can thiệp cho học sinh bị chứng rối loạn hành vi. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO Gia Viễn, ngày tháng 5 năm 2021 ĐƠN VỊ CƠ SỞ Người nộp đơn Nguyễn Thị Thanh Hà ……….. Phạm Thị Quỳnh Trang ……….. Phạm Mạnh Cường ……….. Nguyễn Thị Minh Yến ……….. Trần Thị Thanh Nga ………… 11
  12. PHỤ LỤC 1 Ảnh học sinh tham gia ngoại khoá tại trường THPT Gia Viễn C Tiết mục nhảy Erobic của lớp 10B4 Nhảy dân vũ của lớp 12B1 12
  13. Ngoại khoá tại đình Đông Khê của lớp 10B1 Học sinh cùng thầy cô ủng hộ đồng bào lũ lụt 13
  14. Học sinh tham gia hoạt động ngoại khoá định hướng nghề nghiệp 14
  15. PHỤ LỤC 2 Hoạt động dự phòng tâm lí với học sinh tại nhà trường Trang bị kiến thức và kĩ năng giải tỏa khó khăn tâm lí và tiến hành các hoạt động dự phòng và phát triển tâm lí học đường cho học sinh THPT thông qua buổi sinh hoạt lớp Bước 1. Tìm hiểu nhận thức của học sinh về các kĩ năng nhận biết, giải tỏa khó khăn tâm lí Chúng tôi tiến hành tổ chức thực về kiến thức và kĩ năng nhận biết giải tỏa khó khăn tâm lí của học sinh THPT ở 2 lớp 10B1 và 10B4 tại trường THPT Gia Viễn C. Bảng 1. Ứng phó tập trung vào nhận thức của học sinh THPT (Lớp 10B1, 10B4) Cách ứng Rất Khá Không Điểm phó Ít khi thường thường bao TB Mức độ xuyên xuyên giờ SL % SL % SL % SL % SL Chấp nhận những vấn đề 1. 18,2 14,6 34 47,9 19,3 2,9 mình đang có 13 11 14 Nghĩ rằng mọi vấn đề sẽ 2. 11 16,2 9 11,9 39 53,9 13 18,0 2,8 qua Coi vấn đề của mình chỉ là 3. 5,6 7,7 33 44,7 30,1 2,1 tạm thời 4 6 29 Nghĩ rằng ai cũng có thể mắc những cảm xúc tiêu 4. 4 5,9 6 8,1 33 43,3 31 41,7 2,1 cực này nên đây là hiện tượng bình thường Thay đổi nhận thức của bản 5. thân về nguyên nhân gây 5 7,0 7 9,6 36 49,8 25 34,2 2,3 cảm xúc khó chịu Cố gắng thay đổi cách nhìn của mình về thế giới xung 6. 10 12,3 10 12,3 35 49,8 17 25,6 2,6 quanh để không mắc các cảm xúc tiêu cực. 15
  16. Bảng 2. Ứng phó tập trung vào cảm xúc (Lớp 10B1, 10B4) Cách ứng phó Rất Thường Không Điểm thường xuyên Ít khi bao Mức TB độ xuyên giờ SL % SL % SL % SL % SL Tự theo dõi cảm xúc bên 1. 10,4 2,4 trong 8 11 14,6 40 55,7 13 19,3 Ghi nhật ký về cảm xúc 9 12 2. 9,6 2,0 để nhận ra sự thay đổi 7 11,9 44 60,5 18,0 Gặp chuyên gia tâm lý để 1 6 30 3. 1,8 1,3 giải tỏa cảm xúc 8,1 34 46,7 42,8 Bộc lộ cảm xúc ra bên 7 6 30 4. 9,6 2,3 ngoài 8,1 29 39,8 42,8 7 25 Cảm thấy có lỗi về tình 5 5. 6,9 3,9 trạng cảm xúc của mình 9,6 35 49,8 34,2 16
  17. Bảng 3. Ứng phó tập trung vào hành vi (10B1,10B4) Cách ứng phó Rất Thường Không Điểm thường xuyên Ít khi bao Mức TB độ xuyên giờ Tìm hiểu về những biểu 1. hiện của mình qua sách 6,7 8,1 25,1 43,5 2,1 báo, mạng Tìm hiểu thông tin về 2. những biểu hiện của mình 4,2 8,0 34,5 28,5 2,3 qua bạn bè Tìm hiểu thông tin về 3. những biểu hiện của mình 3,4 6,5 33,9 42,2 2,0 qua thầy/cô giáo Tìm hiểu thông tin về 4. những biểu hiện của mình 6,5 13,7 27,6 29,3 2,4 qua người thân Chia sẻ vấn đề của mình 5. 16,1 8,7 28,7 23,9 2,6 với cha mẹ Chia sẻ với những người 6. 8,8 8,1 27,4 31,2 2,4 thân khác trong gia đình 7. Chia sẻ với bạn bè 19,1 19,1 23,1 15,0 3,0 Tìm hiểu kinh nghiệm về 8. cách giải quyết vấn đề 10,3 14,4 29,9 26,3 2,5 của mình Gọi điện đến các đường 9. 2,9 3,4 7,4 80,7 1,4 dây tư vấn tâm lý 10. Gặp chuyên gia tâm lý 1,8 1,8 7,2 84,5 1,3 Chia sẻ với bạn thân cùng 11. 18,2 12,8 24,7 21,2 2,6 giới Chia sẻ với bạn thân khác 12. 5,8 5,4 20,5 60,0 1,8 giới Tham gia hoạt động vui 13. 27,1 16,3 19,7 15,2 3,2 chơi, giải trí, mua sắm Tham gia các hoạt động 14. 13,7 6,7 29,4 30,2 2,4 từ thiện Đi chùa, đi nhà thờ cầu 15. 12,4 9,0 29,2 31,0 2,4 nguyện 16. Đi cúng bái, xem bói 4,0 2,2 17,1 70,9 4,1 17. Không làm gì cả 7,6 4,9 19,7 57,0 4,1 17
  18. Qua bảng số liệu cho thấy học sinh chưa hiểu được thế nào là khó khăn tâm lí mặc dù trong cuộc sống có khi đã từng hoặc đang trải qua. Và mức độ hiểu biết của các bạn về vấn đề này còn thấp còn rất thấp. Cụ thể 19/72 (26,3 %) học sinh nghĩ rằng khó khăn tâm lí không có ảnh hưởng. Về khả năng giải quyết các tình huống khi gặp khó khăn tâm lí có thể xảy ra đối với các bạn học sinh thì không có học sinh nào đưa ra được kĩ năng có thể đảm bảo an toàn cho bản thân mình. Từ thực trạng trên, chúng tôi nhận thấy công tác trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng giải quyết các tình huống tâm lí cũng như việc phòng ngừa, can thiệp sớm với học sinh rối loạn hành vi là rất cần thiết. Bước 2: Tổ chức hoạt động phòng ngừa tâm lí cho học sinh qua tiết sinh hoạt lớp GIÁO ÁN: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ngày soạn…./……/….. Ngày dạy…./……/…… Giáo viên thực hiện: Chñ ®Ò ho¹t ®éng th¸ng 10, Khối lớp 10 Thanh niªn víi t×nh b¹n, t×nh yªu, gia đình Bước 1: Nội dung chủ đề Thanh niªn víi t×nh b¹n, t×nh yªu, gia đình. Bước 2: Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức Giúp học sinh : - Hiểu được vẻ đẹp của tình bạn, tình yêu trong sáng, lành mạnh ở lứa tuổi vị thành niên. Nhận thức rõ hơn về giá trị của tình bạn, tình bạn khác giới, tình yêu. Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong quan hệ bạn bè, tình yêu và gia đình. - Hiểu được thanh niên học sinh có quyền được bày tỏ và bảo vệ quan điểm của mình về tình bạn, tình yêu và trong quan hệ gia đình. 2. Kĩ năng - Kĩ năng vận dụng những kiến thức một cách linh hoạt. - Kĩ năng gợi nhớ và vận dụng ngôn ngữ để trả lời chính xác, nhanh chóng và đầy đủ các câu hỏi. - Kĩ năng làm việc nhóm. - Kĩ năng nói trước đám đông, bày tỏ và bảo vệ quan điểm của mình. - Xây dựng tình cảm trong sáng, đoàn kết, gắn bó... giữa các bạn học cùng lớp, cùng trường. Ứng phó trước các tình huống thực tế trong tình bạn, tình yêu, gia đình. - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. - Kĩ năng tìm kiếm thu thập thông tin. - Kĩ năng giải toả khó khăn tâm lí trong mối quan hệ gia đình, tình bạn, tình yêu. Để từ đó có được chỗ dựa vững chắc trong học tập và cuộc sống. 3. Thái độ, phẩm chất a. Thái độ - Có ý thức xây dựng và hình thành tình cảm yêu quý, gắn bó với bạn bè, gia đình. - Thực hiện đúng các quy định của buổi sinh hoạt. - Sôi nổi, hăng say phát biểu để thể hiện sự hiểu biết và trau dồi kiến thức. - Đoàn kết, tránh hành vi cạnh tranh không lành mạnh. - Tích cực, hăng hái, tự tin khi tham gia. 18
  19. b. Phẩm chất : Trung thực, trung thành, trách nhiệm, yêu thương. 4. Về phát triển năng lực Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. Bước 3. Thiết kế tiến trình lên lớp Hoạt động 1: Thanh niên với tình bạn.( Tuần 1) 1. Hoạt động Khởi động: Mục tiêu: Tạo tình huống, tâm thế và không khí sôi nổi cho giờ sinh hoạt. Bước 1: Mỗi đội cử hai người (một nam, một nữ), bốc thăm theo nội dung của BTC: Bạn nam được dùng điệu bộ, cử chỉ, động tác để diễn đạt, không được sử dụng từ có chứa trong đáp án, không dịch sang tiếng nước ngoài, không nói lái, không dùng từ trái nghĩa, không được chẻ từ. Bạn nữ đoán ý để đọc ra từ bạn nam diễn tả, mỗi từ đúng được 10 điểm, từ nào không diễn tả được hoặc không đoán được thì bỏ qua . Các từ của nhóm 1: 1. ăn cơm, 2. cắt lúa, 3. uống rượu cần, 4. bắn nỏ, 5. soi gương Các từ của nhóm 2: 1. học bài 2. đi chợ, 3. múa, 4. phóng lao, 5. đánh phấn lên mặt . Các từ của nhóm 3: 1. cao, 2. địu con trên lưng, 3. hát, 4. gài chông, 5. tô son lên môi Các từ của nhóm 4: 1. thấp, 2. gội đầu, 3. đánh cồng chiêng, 4. gài bẫy, 5. chải tóc Bước 2: Bước 3: Bước 4: GV qua trò chơi nhận xét về sự hiểu ý của các nhóm chơi. Để các em gắn kết và hiểu nhau hơn, chúng ta sẽ tham gia trò chơi : Người ấy là ai? 2. Tổ chức hoạt động 19
  20. Mục tiêu: Qua trò chơi “Người ấy là ai” Giúp học sinh làm quen với các bạn trong lớp, gắn kết và hòa đồng với nhau hơn. Qua đó góp phần xây dựng tập thể lớp vững mạnh. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Yêu cầu các em tìm hiểu để nhớ mặt, nhớ tên các bạn ở tổ, trong lớp để tham gia trò chơi: “Người ấy là ai?” - Gv hướng dẫn cách chơi trò chơi “Người ấy là ai”: + GV chọn ra 1 học sinh tham gia trò chơi. GV không tiết lộ thông tin về học sinh tham gia trò chơi. + Gv chia lớp thành 4 nhóm. + Trong giờ sinh hoạt, Gv sẽ sử dụng máy chiếu để tổ chức trò chơi. GV tiết lộ các đặc điểm về học sinh tham gia ( Bàn tay, tính cách, giới tính, sở thích, nơi ở, tên bắt đầu bằng chữ cái, giọng nói) Những đặc điểm này sẽ được tiết lộ theo từng mức độ: 100 điểm, 90 điểm, 80 điểm, 70 điểm, 60 điểm, 50 điểm, 40 điểm để học sinh đoán. + Nhóm nào đoán đúng và nhanh nhất sẽ được nhận phần thưởng. Bước 2: Tiến hành chơi: - Tổ chức cho hs chơi thật trò chơi “Người ấy là ai” Bước 3: Bước 4: Nhận xét, đánh giá: - Gv khen ngợi cả lớp đã biết được tên, vài nét tính cách, hoàn cảnh của các bạn trong tổ, trong lớp. 3. Củng cố, dặn dò: Qua trò chơi, cô hi vọng các em sẽ có thêm những thông tin, cảm nhận về bạn của mình. Có thể trong 1 tiết sinh hoạt, chúng ta chưa thể có cái nhìn toàn diện và đầy đủ về bạn của mình. Nhưng cô tin rằng sau tiết sinh hoạt hôm nay các em sẽ cởi mở và quan tâm và hiểu nhau hơn. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2