intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 (SGK Lịch sử lớp 12 Ban Cơ bản)

Chia sẻ: Nguyễn Biên | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

136
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 (SGK Lịch sử lớp 12 Ban Cơ bản)" được nghiên cứu với các nội dung: Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận. Để nắm vững hơn nội dung kiến thức đề tài mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 (SGK Lịch sử lớp 12 Ban Cơ bản)

  1. GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO HỌC SINH  THÔNG QUA DẠY HỌC LỊCH SỬ  BÀI 17: NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ TỪ SAU NGÀY 2/9/1945  ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19/12/1946 (SGK LỊCH SỬ LỚP 12 – BAN CƠ BẢN) A/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ  IX của Đảng đã khẳng định: “Tư  tưởng Hồ  Chí Minh là một hệ  thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về  những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và   phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế  thừa và phát triển những giá trị  truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn  hoá nhân loại. Đó là tư  tưởng về  giải phóng dân tộc, giải phóng con người, về  độc lập dân tộc gắn liền với chủ  nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với   sức mạnh thời đại…Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của  nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản to lớn của Đảng và dân tộc ta”. Trải qua quá trình thực tiễn cách mạng từ  khi Đảng Cộng sản Việt Nam  ra đời năm 1930 cho đến nay, Đảng ta luôn quán triệt qua điểm lấy chủ  nghĩa   Mác –Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí Minh làm nền tảng tư  tưởng, kim chỉ  nam cho   hành động. Thành công của công cuộc đổi mới đất nước từ  năm 1986 là hết sức to  lớn, kinh tế  đất nước ta vượt qua khủng hoảng, chính trị, xã hội  ổn định, đời   sống nhân dân được nâng cao. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế hội nhập và  xu thế toàn cầu hoá đã tác động không nhỏ  đến đời sống văn hoá tinh thần của  nhân dân, trong đó trực tiếp và mạnh mẽ  nhất là thế  hệ  trẻ, những công dân  tương lai của đất nước. Biểu hiện của những tác động đó là: truyền thống văn  hoá dân tộc bị mai mọt, văn hoá ứng xử  của thanh niên ngày càng sa sút, các tệ  nạn xã hội tràn lan, lối sống buông thả, sống gấp, hưởng thụ  ngày càng phổ  biến... 1
  2. Đứng trước thực trạng trên,  ngày 7/11/2006, Bộ  Chính trị  khoá X đã ban  hành chỉ thị 06 – CT/TW về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm  gương đạo đức Hồ  Chí Minh” làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc  về những nội dung cơ bản và giá trị  to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương   đạo đức Hồ  Chí Minh. Tạo sự  chuyển biến mạnh mẽ  về  ý thức tu dưỡng, rèn   luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ  Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội,  đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học   sinh... nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi  sự  suy thoái về  tư  tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ  nạn xã hội, góp   phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng.  Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức  Hồ Chí Minh” ở các nhà trường ngoài tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, còn  có hình thức lồng ghép vào các tiết dạy của giáo viên trong quá trình lên lớp.  Trong đó môn Lịch sử  với đặc thù bộ  môn  rất thuận lợi cho việc lồng nghép  giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh. Qua thực tiễn lồng nghép  giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh trong các tiết dạy Lịch sử,   bản thân tôi rút ra một số  kinh nghiệm cho bản thân, vì vậy, tôi chọn đề  tài  “Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ  Chí Minh cho học sinh thông qua dạy học   lịch sử Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến   trước ngày 19/12/1946 (SGK Lịch sử  lớp 12 Ban Cơ  bản ) để  làm sáng kiến  kinh nghiệm. B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/   MỘT   SỐ   TƯ   TƯỞNG   ĐẠO   ĐỨC   HỒ   CHÍ   MINH   ĐƯỢC   THỂ   HIỆN  TRONG NĂM ĐẦU TIÊN SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (TỪ SAU NGÀY  2/9/1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19/12/1946) I.1. Tư  tưởng Hồ  Chí Minh về  xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì  dân: 2
  3. Chủ  nghĩa Mác­Lênin đã chỉ  rõ: Mọi vấn đề  của cuộc cách mạng là vấn  đề chính quyền, giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền càng khó hơn.   Muốn giữ  được chính quyền phải làm cho chính quyền thực sự  là của dân, do  dân và vì dân. Vì vậy, những ngày đầu sau cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ đầu  tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là chăm lo xây dựng, củng cố chính   quyền.  Xây dựng nhà nước của dân: Theo Điều 1 Hiến pháp năm 1946 đã khẳng   định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong   nước là của toàn thể  nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai,   giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Điều 32 – Hiếp pháp năm 1946 cũng quy định:  “Những   việc   quan   hệ   đến   vận   mệnh   quốc   gia   sẽ   đưa   ra   nhân   dân   phúc   quyết…” thực chất đó là chế  độ  trưng cầu dân ý, một hình thức dân chủ  trực  tiếp được đề ra khá sớm ở nước ta. Xây dựng nhà nước do dân: theo Hồ Chí Minh đó là nhà nước do dân lựa  chọn, bầu ra những đại biểu của mình, nhà nước đó do dân  ủng hộ, giúp đỡ,  đóng thuế  để  nhà nước hoạt động, nhà nước đó lại do dân phê bình, giúp đỡ.  Người yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước đều phải dựa vào dân, liên hệ chặt  chẽ  với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự  kiểm soát của nhân dân “Nếu   chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ”, nghĩa là khi cơ quan đó  không đáp  ứng được lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân sẽ  bãi  miễn nó. Xây dựng nhà nước vì dân: Theo Hồ  Chí Minh   là nhà nước phục vụ  nguyện vọng và lợi ích của nhân dân, không có đặc quyền, đặc lợi , thực sự  trong sạch, cần kiệm, liêm chính. Người nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích là   phấn đấu cho quyền lợi tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải   ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự  hiểm nghèo – là vì   mục đích đó”. Người căn dặn: “Cán bộ là công bộc của dân, việc gì lợi cho dân   ta phải hết sức làm, việc gì hại cho dân ta phải hết sức tránh…”. Người viết:  “Chế độ ta là chế độ dân chủ , nghĩa là nhân dân làm chủ, Đảng ta là đảng lãnh   3
  4. đạo, nghĩa là tất cả cán bộ từ trương ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến   xã, bất kỳ  ở cấp nào và ngành nào ­ đều phải là người đầy tớ trung thành của   nhân dân”. Chỉ  ít ngày sau khi nước Việt Nam Dân chủ  Cộng hòa ra đời, với danh   nghĩa của một người đồng chí già, ngày 17­9­1945, Bác đã viết thư "để san sẻ ít   nhiều kinh nghiệm với các đồng chí tỉnh nhà”. Trong thư, Bác đề  cập đến việc  xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa Đảng với nhân dân; chăm lo rèn luyện đội  ngũ cán bộ, đảng viên. Bức thư  có đoạn: "Các cơ quan của Chính phủ  từ toàn   quốc đến các làng đều là công bộc của dân nghĩa là để gánh vác chung cho dân   chứ  không phải đè đầu dân... Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì   hại đến dân ta phải hết sức tránh...” I.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng công dân: Ngày 2/9/1945, trong Bản tuyên ngôn độc lập Chủ  tịch Hồ  Chí Minh đã   khẳng định “Mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng”. Quyền bình đẳng giữa  các công dân được thể hiện trong cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên (6/1/1946). Hồ  Chí Minh nói: “Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc bầu cử   với chế độ  phổ  thông đầu phiếu, tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên,   không phân biệt gái trai, đều có quyền bầu cử”. Trong quyết nghị  của cử  tri ngoại thành Hà Nội  yêu cầu Hồ  Chí Minh  không phải ứng cử trong kỳ tuyển cử đầu tiên. Đứng trước thiện tình của đồng   bào, Hồ  Chí Minh đã dùng những lời lẽ  không chỉ  khiêm nhường mà còn thể  hiện quyền bình đẳng công dân trước pháp luật: “ Tôi rất cảm động thấy toàn   thể đồng bào ngoại thành Hà Nội đã có lòng quá yêu tôi... Nhưng tôi là một công   dân nước Việt Nam Dân chủ  Cộng hoà nên không thể  vượt qua thể  lệ  Tổng   tuyển cử đã định. Tôi đã ứng cử ở thành phố Hà Nội, nên không thể ra ứng cử ở   nơi nào khác nữa”. 4
  5. I.3. Tư  tưởng, đạo đức Hồ  Chí Minh về  chính sách đoàn kết dân tộc và   trọng dụng nhân tài. Sau thắng lợi cách mạng tháng Tám, từ Tân Trào về Hà Nội, chủ tịch Hồ  Chí Minh đã họp với Uỷ  ban dân tộc giải phóng, Người đề  nghị  thi hành chính  sách đoàn kết dân tộc, thành lập chính phủ  thống nhất, bao gồm đại biểu các   đảng phái yêu nước và những nhân sĩ không đảng phải. Việc Chủ  tịch Hồ  Chí  Minh chấp nhận 70 ghế cho người của Việt Nam Quốc dân đảng vào Quốc hội  khóa I không thông qua bầu cử  là một “sách lược mềm dẻo”, cũng như  người   mời nhiều nhân sĩ, quan lại chế độ cũ tham gia chính phủ như: Vua Bảo Đại, Lê   Hữu Từ, Hồ Ngọc Cẩn...là biểu hiện rõ rệt của tinh thần đại đoàn kết dân tộc.  Năm 1946, khi từ  Pháp trở  về, Chủ  tịch Hồ  Chí Minh đã kêu gọi và đưa   về  nước   những trí thức lớn của đất nước như  Trần Đại Nghĩa, Trần Hữu  Tước,… Sau đó, với tư  cách là Chủ  tịch nước, Người đã ra chỉ  thị  cho các địa  phương phải tìm người hiền tài ra gánh vác công việc cho nước, cho dân. Chúng  ta có thể  cảm nhận được chính sách “chiêu hiền đãi sĩ”, “cầu người hiền tài”  của Hồ  Chí Minh qua “Thông lệnh tìm người tài” nêu rõ: “Nước nhà cần phải   kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong 20 triệu đồng bào chắc không  thiếu người tài đức. Các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài  đức, có thể làm việc ích nước, lợi dân thì phải báo cáo ngay cho chính phủ biết”.  Những tên tuổi trí thức nho học và tây học đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chinh  phục như  Huỳnh Thúc Kháng, Bùi Bằng Đoàn, Vũ Đình Huỳnh, Hoàng Minh  Giám, Lương Định Của, Phạm Huy Thông, Đặng Văn Ngữ, Tôn Thất Tùng,  Hoàng Xuân Sính,… đều đã trở  nên những người con kiên trung cho Tổ  quốc,   thành vốn cán bộ quý cho Đảng, cho Nhà nước và các đoàn thể nhân dân. I.4. Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ: Chủ  tịch Hồ  Chí Minh viết: “Nạn dốt là một trong những phương pháp  độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị nước ta, hơn 90% đồng bào chúng ta mù  chữ, nhưng chỉ  cần 3 tháng là đủ  để  học đọc, học viết tiếng nước ta theo vần   5
  6. Quốc ngữ, “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Vậy tôi đề nghị mở một chiến  dịch để chống lại nạn mù chữ”. Trong suốt thời gian lãnh đạo đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc  nhở toàn Đảng, toàn dân: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc  rất quan trọng và cần thiết". Chủ  tịch Hồ  Chí Minh luôn tin tưởng và mong  muốn các thế hệ học sinh không ngừng cố gắng học tập và rèn luyện tốt để mai  sau trở  thành những người có ích cho Tổ  quốc. Trong thư  gửi học sinh nhân  ngày khai trường tháng 9 năm 1945, Người viết : "Non sông Việt Nam có trở nên   tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để  sánh vai   với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ  một phần lớn  ở   công học tập của các cháu".   I.5. Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về tình thương yêu con người: Với cương vị là người đứng đầu Chính phủ cách mạng lâm thời, Chủ tịch  Hồ  Chí Minh nói “Giặc đói, giặc dốt là bạn đồng hành với giặc ngoại xâm”.  Theo Người: ''Nước nhà đã giành được độc lập tự do mà dân vẫn còn đói nghèo  cực khổ thì độc lập tự do không có ích gì''. Trong phiên họp đầu tiên của Chính   phủ  ngày 03/9/1945, Người nói: “Tôi đề  nghị  với Chính phủ  là phát động một  chiến dịch tăng gia sản xuất… lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn nghĩ đến người   đói khổ  chúng ta không thể  động lòng. Vậy tôi đề  nghị  đồng bào cả  nước mở  một cuộc lạc quyên…”. Hồ  Chí Minh đã gương mẫu thực hiện “ Cứ  10 ngày   nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó mỗi bữa một bơ  để  cứu   dân nghèo”. Hưởng  ứng lời kêu gọi của Hồ  Chí Minh và noi gương người,  ở  khắp các địa phương trên cả  nước, Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể  cứu   quốc vận động nhân dân hưởng  ứng lời phong trào quyên góp, tổ  chức “ngày  đồng tâm”, “hũ gạo cứu đói”... Trên tinh thần “tình làng nghĩa xóm”, hoạn nạn   có nhau, chỉ sau một thời gian ngắn số lương thực cứu đói thu được khá nhiều,   giải quyết kịp thời nhu cầu bức thiết của đời sống nhân dân. I.6. Tư  tưởng Hồ  Chí Minh về  đường lối ngoại giao hoà bình, giữ  vững   độc lập dân tộc. 6
  7.   Sau khi giành độc lập, nhân dân ta chỉ  có mong muốn hoà bình để  xây   dựng non sông đất nước. Đêm 22 rạng 23/9/1945, thực dân Pháp nổ  súng đánh  úp trụ sở UBND Nam Bộ chính thức xâm lược nước ta lần thứ hai. Trung  ương   Đảng, Chính phủ  và Chủ  tịch Hồ  Chí Minh kêu gọi  ủng hộ  Nam Bộ  kháng  chiến. Ngày 31/5/1946, trước khi sang Pháp để đàm phán với Chính phủ Pháp tại   Hội nghị Phôngtennơbôlô, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào Nam bộ  nêu rõ “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể  cạn, núi  có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”. Đối với quân Trung Hoa dân Quốc vào nước ta với dã tâm “Diệt cộng,  cầm Hồ”, chúng đã sử  dụng bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách phá hoại ta. Để  nhân nhượng quân Trung Hoa Dân quốc ta đã nhường cho chúng 70 ghế  trong   quốc hội, 4 ghế bộ trưởng, cung cấp lương thực, thực phẩm... Đầu năm 1946, Hiệp  ước Hoa –Pháp ký kết buộc nhân dân ta phải lựa   chọn một trong hai con đường: Hoặc là đánh Pháp, hoặc là hoà hoãn với Pháp.  Ta chọn giải pháp hoà hoãn với Pháp, chiều ngày 6/3/1946, Chủ  tịch Hồ  Chí  Minh đã ký với Pháp Hiệp định sơ  bộ  và sau đó là Bản tạm ước 14/9/1946. Để  đẩy 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi miền Bắc, tranh thủ thời gian hoà  bình củng cố lực lượng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi lời kêu gọi các nước Anh, Trung Quốc, Hoa  Kỳ, Liên Xô, trong đó nêu rõ thiện chí hoà bình và ý chí quyết chiến đấu đến   cùng để bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Hồ  Chí Minh cũng  gửi thư  cho chính phủ, Quốc hội, Thủ  tướng Pháp tìm cách cứu vãn hoà bình,  tránh đổ máu, song mọi cố gắng của Hồ Chí Minh đều vô hiệu. Trong cuốn  hồi  ký “Chuyện một nền hoà bình bị bỏ lỡ” ông Xanhtơni viết “Quả thật đáng tiếc   nước Pháp đã không đánh giá đúng tầm cỡ ông Hồ Chí Minh, không hiểu nổi vai   trò của ông và sức mạnh mà ông có trong tay ”. Nhà sử  học Xô viết Côbơléc  viết” “Hồ Chí Minh nhà yêu nước vĩ đại Việt Nam đã chân thành dơ bàn tay hữu   nghị cho Đờgôn nhưng Đờgôn đã không nắm lấy bàn tay ấy”. II/ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀO DẠY HỌC 7
  8. BÀI 17: NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ TỪ SAU NGÀY 2/9/1945   ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19/12/1946 (SGK LỊCH SỬ LỚP 12 – BAN CƠ BẢN) 1. Nguyên tắc vận dụng: 1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, khách quan: Yêu cầu giáo viên trong  quá trình vận dụng phải khoa học, khách quan giáo viên không tô vẽ, thêm bớt,   hoặc hiện đại hóa kiến thức. Bởi vì những tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh  không phải là những lý luận cao siêu, khó hiểu mà nó xuất phát từ  thực tiễn   cuộc sống, từ  những bình dị  đời thường, với ngôn ngữ  bình dân, giản dị  dễ  hiểu. Qua đó hình thành trong học sinh biểu tượng về một vị chủ tịch nước gần   gũi với dân, sẵn sàng chia sẻ với mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nhân dân lao  động. 1.2 Nguyên tắc đảm bảo sự  thống nhất giữa lý luận và thực tiễn: Đó là  những lý luận của Chủ  nghĩa Mác – Lên nin và tư  tưởng Hồ  Chí Minh về  xây  dựng chính quyền cách mạng của dân, do dân và vì dân với thực tiễn cuộc đấu  tranh của dân tộc nhằm mục tiêu giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao   động, cũng như khát vọng độc lập của dân tộc. Để hình thành trong học sinh con   đường đi lên xây dựng CNXH ở nước ta là phù hợp quy luật khách quan của lịch  sử và phù hợp với đặc điểm của dân tộc. 1.3. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính tự giác, tích cực, tính độc   lập sáng tạo của học sinh và vai trò chủ  đạo của giáo viên trong quá trình  dạy học. Giáo viên có thể  chỉ  cung cấp một đoạn tư  liệu nhất định, sau đó sử  dụng hệ  thống các câu hỏi gợi mở  để  giúp học sinh tư  duy, rút ra kết luận.   Tránh việc giáo viên áp đặt hoàn toàn dễ gây nhàm chán trong học sinh. 1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức: Đây là nguyên tắc quan trọng khi vận   dụng tư  tưởng đạo đức Hồ  Chí Minh phải chú ý đến đặc điểm lứa tuổi, khả  năng thẩm thấu lý luận của từng đối tượng. Vì vậy yêu cầu giáo viên phải lựa  chọn những tư  liệu phù hợp để  học sinh tiếp nhận dễ  dàng, tránh nặng về  lý  luận nhàm chán, không tạo được biểu tượng nhân vật. 8
  9. 2. Phương pháp và một số nội dung vận dụng trong bài học. 2.1. Kết hợp khai thác các đơn vị  kiến thức trong bài dạy với sử  dụng tư  tưởng đạo đức  Hồ Chí Minh làm tư liệu minh chứng. Ví dụ 1: Giáo viên khai thác sự kiện ngày 6/1/1946: Bầu cử Quốc hội đầu tiện               Sử dụng tư liệu mục (I.1):  Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà  nước của dân, do dân và vì dân để minh chứng. ­ Yêu cầu đạt được:  + Học sinh nhận thức được đây là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc nhân   dân ta được thực hiện quyền và nghĩa vụ  của công dân. Học sinh thấy được   thắng lợi của Tổng tuyển cử  bầu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đã  đập tan âm mưu chia rẽ, lật đổ và xâm lược của bọn đế quốc, tay sai. Góp phần  nâng cao uy tín của nước Việt Nam DCCH trên trường quốc tế, khơi dậy tinh   thần yêu nước, ý thức làm chủ  của mỗi người dân. Biểu lộ  sức mạnh và ý chí   sắt đá của khối đoàn kết toàn dân xung quanh Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ  Chí Minh, quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của dân  tộc. Tạo cơ sở pháp lý vững  chắc của một nhà nước cách mạng để thực hiện nhiệm vụ đối nội và đối ngoại   trong tình hình mới đầy chông gai thử thách. + Đồng thời thấy được bản chất của các cuộc bầu cử   ở  nước ta là theo   lối phổ thông đầu phiếu, mọi công dân bình đẳng có quyền ứng cử và bầu cử.  Ví dụ 2: Giáo viên khai thác sự kiện ký kết Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946.                Sử dụng tư liệu mục (I.6):  Tư  tưởng Hồ  Chí Minh về  đường lối  ngoại giao hoà bình, giữ vững độc lập dân tộc để minh chứng. ­ Yêu cầu đạt được:  + Học sinh hiểu được việc Hồ  Chí Minh chủ  động ký với Pháp bản Hiệp định   Sơ bộ 6/3/1946, không phải là hành động đầu hàng mà chính là sự vận dụng sắc  bén chủ nghĩa Mác – Lênin về sách lược “Hòa để tiến” trong cách mạng. + Ý nghĩa của việc kí kết Hiệp định Sơ  bộ, ta đã đập tan âm mưu của Pháp  trong việc câu kết với Trung Hoa dân quốc  để  chống lại cách mạng nước ta.   9
  10. Không còn lý do ở lại 20 vạn quân Tưởng phải rút về nước, bọn tay sai mất chỗ  dựa cũng phải chạy theo quân Trung Hoa dân quốc, ta đã tránh được một lúc  phải đối phó với nhiều kẻ  thù. Đồng thời, góp phần nâng cao uy tín của nước  Việt Nam dân chủ cộng hoà trên trường quốc tế, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ  của nhân dân Pháp và thế  giới đối với Việt Nam, thể  hiện thiện chí hoà bình  của nhân dân ta. Thể  hiện sự  lãnh đạo tài tình, đúng đắn, sáng suốt của Đảng  đứng đầu là Chủ  tịch Hồ Chí Minh vừa cứng rắn về nguyên tắc vừa mềm dẻo   về  sách lược, đã trèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vợt qua cơn hiểm   nghèo.  + Bồi dưỡng học sinh niềm tin đối với lãnh tụ và niềm tin đối với sự lãnh đạo   của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. 2.2. Sử dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để khai thác các kênh hình trong SGK. Ví dụ 1: Khai thác kênh hình 44. Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên tại Nhà hát   Lớn Hà Nội (2/3/1946) Giáo viên khai thác tư  liệu  Mục I.3. Tư  tưởng, đạo đức Hồ  Chí Minh về  chính sách đoàn kết dân tộc và trọng dụng nhân tài ­ Yêu cầu đạt được: + Học sinh hiểu được Chính phủ Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa có sự tham  gia của các giai cấp, tầng lớp và nhân sĩ yêu nước, thể hiện khối đại đoàn kết  dân tộc. Tạo nên sức mạnh to lớn, đập tan mọi âm mưu chia rẽ  của kẻ  thù.   Đồng thời thấy được chính sách trọng dụng nhân tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. + Bồi dưỡng tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết lương giáo, cảnh giác với các  thủ đoạn thù địch của kẻ thù. Ví dụ  2: Khai thác kênh hình 45: Nhân dân Nam Bộ  quyên góp gạo cứu đồng  bào bị đói ở Bắc Bộ. Giáo viên khai thác tư liệu Mục I.5. Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về tình  thương yêu con người: ­ Yêu cầu đạt được:  10
  11. + Học sinh thấy được chính sách bóc lột của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã  dẫn đến nạn đói nghiêm trọng cuối năm 1944 đầu 1945 làm hơn 2 triệu đồng   bào bị  chết đói. Sau khi tuyên bố  độc lập thì nạn đói mới đang de dọa nghiêm  trọng do hạn hán, lũ lụt... + Nhờ các biện pháp sáng suốt của chủ tịch Hồ Chí Minh đã dấy lên phong trào  đồng cam cộng khổ, chia sẻ  khó khăn của toàn dân tộc. Vì vậy chỉ  trong thời   gian ngắn nạn đói cơ bản bị đẩy lùi. + Bồi dưỡng học sinh truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, sẵn sàng giúp   đỡ mọi người. 2.3. Khai thác bản thân một đoạn tư liệu về tư tưởng Hồ Chí Minh để làm  nổi bật sự kiện lịch sử. Ví dụ:  Khi dạy sự kiện “giải quyết nạn dốt”, nhân dịp khai giảng năm học đầu  tiên dưới chế độ mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho các em học sinh. ­ Bước 1: Giáo viên đọc một đoạn thư, hoặc chiếu kết hợp đọc đoạn thư  trên  màn hình "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam   có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay   không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu".   ­ Bước 2: + Hỏi học sinh, qua đoạn thư trên thể hiện tầm nhìn xa của chủ tịch   Hồ Chí Minh như thế nào?       + Học sinh trả lời:  ­  Bước 3: Giáo viên kết luận: thể  hiện tầm nhìn vĩ đại của Chủ  tịch Hồ  Chí  Minh về  vai trò của giáo dục đối với sự  hưng thịnh của đất nước, khẳng định  niềm tin tưởng và hy vọng đối với thế  hệ  trẻ  trong sự  nghiệp cách mạng của  dân tộc…                   Giáo viên bồi dưỡng học sinh tinh thấy được ngày nay mỗi các em   hạnh phúc khi được học tập trong điều kiện hòa bình, điều kiện vật chất tương   đối đầy đủ. Bởi vậy, các em học sinh phải có trách nhiệm tu dưỡng đạo đức,  11
  12. chăm chỉ  học hành để  trở  thành những công dân tốt, sau này giúp ích cho đất   nước và đưa đất nước ta theo kịp các nước khác trên thế giới.  2.4. Sử dụng làm tư liệu đọc thêm khi học xong Bài 17: Đối với hệ thống các  tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện ở trên, giáo viên có thể vận dụng   linh hoạt vào bài giảng, hoặc làm tư  liệu đọc thêm để  khắc sâu hơn nhận thức  của học sinh về những sự kiện của lịch sử dân tộc trong năm đầu sau cách mạng  tháng Tám, bồi dưỡng tình cảm đối với lãnh tụ, nâng cao trách nhiệm của bản  thân học sinh đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. Hoặc giáo viên có  thể  sưu tầm để  kể  cho học sinh những mẫu chuyện về  Chủ tịch Hồ Chí Minh   trong giai đoạn này. III. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1. Kiến thức: Học sinh nhận thức được: nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sau  cách mạng tháng Tám trong tình thế  hết sức khó khăn vận mệnh dân tộc “như  ngàn cân treo sợi tóc”. Nhưng dưới sự  lãnh đạo của Đảng, Chính phủ  và Chủ  tịch Hồ  Chí Minh đã từng bước giải quyết khó khăn để  vững vàng bước vào  cuộc kháng chiến lâu dài. 2. Tinh thần và thái độ  học tập: Học sinh tích cực trong việc lĩnh hội kiến  thức,  không nhàm chán, gò bó, phần lớn các em hứng thú trong học tập. Sau khi   học xong các em đều có những bài học kinh nghiệm quan trọng cho bản thân.  Đồng thời nâng cao nhận thức, hành động trong ứng xử cuộc sống. Các em đều  thể hiện sự tôn kính đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh. 3. Kĩ năng vận dụng:  ­ Học sinh đều có thể vận dụng kiến thức đã học để  giải quyết tốt những câu   hỏi mang tính cơ bản. Thậm chí là những câu hỏi khó. Ví dụ một số câu hỏi liên  qua đến kiến thức của Bài 17: Câu 1: Trình bày những khó khăn của Nước Việt Nam dân chủ  Cộng hòa sau   cách mạng tháng Tám? Theo em khó khăn nào là to lớn nhất? Vì sao? 12
  13. Câu 2: Tại sao nói sau cách mạng tháng Tám nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa  đứng trước tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”? Câu 3: Những đối sách của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với  thù trong giặc ngoài trong giai đoạn trước và sau ngày 6/3/1946. Câu 4: Vai  trò của Chủ  tịch Hồ  Chí Minh trong cuộc đấu tranh bảo vệ  chính   quyền, giữ vững độc lập dân tộc những năm đầu tiên sau cách mạng tháng Tám. ....... ­ Trong quá trình giảng dạy, tôi tiến hành thực nghiệm  ở  lớp 12A và lấy lớp   12G làm đối chứng. Kết quả kiểm tra lớp 12A điểm số cao hơn so với lớp 12G.   Cụ thể: Lớp Sĩ số                                        Điểm 0 ­ > 3.5 3.5­ > 5 5­ > 6.5 6.5 ­ > 8 8.0 ­>10 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 12A 45 hs 0 0 0 0 10 22% 24 54% 11 24% 12G 45 hs 0 0 3 7% 13 28% 21 47% 8 18% C/ KẾT LUẬN 1. Trước thực trạng xuống cấp về mặt tư tưởng đạo đức của xã hội hiện nay   thì việc giáo dục cho học sinh một bản lĩnh chính trị  vững vàng, một nhân cách   sống cao đẹp là một nhiệm vụ  của cả  hệ  thống chính trị, không chỉ  có nhà   trường, gia đình, xã hội mà của cả  các cấp chính quyền, các nhà quản lý xã  hội...Trong đó việc giáo dục tư  tưởng và học tập và làm theo “tấm gương đạo   đức Hồ Chí Minh” là nhiệm trọng tâm trong toàn Đảng, toàn dân ta hiện nay.  2. Việc giáo dục phải mang tính khoa học, cụ thể, không hô hào khẩu hiệu mà   bằng những lời nói, cử chỉ, hành động nhỏ trong cuộc sống, giao tiếp, ứng xử... 3. Tích hợp và lồng ghép thông qua dạy học Lịch sử để  giáo dục cho học sinh,   đặc biệt là giáo dục về  tư  tưởng đạo đức Hồ  Chí Minh là một đặc thù và thế  mạnh của bộ  môn. Tuy nhiên giáo viên phải biết lựa chọn những nội dung tư  tưởng đạo đức Hồ  Chí Minh phải phù hợp với nội dung bài dạy để  giáo dục,  13
  14. phù hợp với đặc điểm tâm lý, lứa tuổi, điều kiện cơ  sở  vật chất dạy học, đối   tượng học sinh... 4. Do những hạn chế  về  tài liệu, thời gian, cũng như  năng lực cá nhân, đề  tài  khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự  đóng góp ý kiến của bạn đọc và   đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm  ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05   năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,  không sao chép nội dung của người khác. Tác giả                      Lê Hoàng Tuấn 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2