intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục cho học sinh miền núi kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình thông qua một số tác phẩm Văn học 12

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

29
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Giáo dục cho học sinh miền núi kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình thông qua một số tác phẩm Văn học 12" nhằm giáo dục ý thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình và rộng hơn là bạo lực ở ngoài xã hội, trong cuộc sống các em nữ sinh ở miền núi Quỳ Hợp. Vận dụng một cách phù hợp, linh hoạt phương pháp đóng vai trong dạy học nhằm phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo niềm vui và sự hứng thú đối với môn học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục cho học sinh miền núi kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình thông qua một số tác phẩm Văn học 12

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC CHO HỌC SINH MIỀN NÚI KỸ NĂNG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH THÔNG QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC 12 LĨNH VỰC: NGỮ VĂN
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP =====  ===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC CHO HỌC SINH MIỀN NÚI KỸ NĂNG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH THÔNG QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC 12 LĨNH VỰC: NGỮ VĂN Tên tác giả: Nguyễn Thị Thủy Tổ chuyên môn: Văn - Ngoại ngữ Năm học: 2021- 2022 Số điện thoại: 0379316557
  3. MỤC LỤC Trang PHẦN I. MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 1.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: ................................................................. 2 1.3. Mục đích nghiên cứu:..................................................................................... 3 1.4. Tính mới và những đóng góp của đề tài ........................................................ 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI........................ 5 1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................... 5 1.1.1. Khái niệm bạo lực gia đình ..................................................................... 5 1.1.2. Các con số đáng báo động về bạo lực gia đình ở nước ta:..................... 5 1.1.3. Trang bị cho học sinh các nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình ........ 5 1.1.4. Tại sao phải phát triển kỹ năng phòng, chống bạo lực cho học sinh miền núi: .................................................................................................... 6 1.1.5. Các phương pháp giáo dục kĩ năng phòng ngừa bạo lực gia đình .......... 6 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 8 1.2.1. Một số đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh ở miền núi ....................... 8 1.2.2. Các kĩ thuật sử dụng khi tiến hành giáo dục kĩ năng sống cho học sinh miền núi thông qua tác phảm văn học lớp 12: .......................................... 8 1.2.3. Năng lực giao tiếp ................................................................................. 13 1.2.4. Xây dựng bộ tiêu chí (Rubic) và quy trình đánh giá năng lực giao tiếp (theo bài giảng đánh giá các năng lực người học - TS Phạm Thị Hương - Đại học Vinh). .................................................................................. 14 1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................................... 15 1.3.1. Thực tiễn dạy học ở các trường THPT miền núi .................................. 15 1.3.2. Thực trạng của vấn đề dạy kĩ năng phòng, chống bạo lực ................... 16 CHƯƠNG 2. GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH QUA MỘT SỐ`TÁC PHẨM VĂN HỌC................................................. 20 2.1. Phân tích nội dung các bài học có liên quan ................................................ 20 2.2. Xây dựng một số kịch bản để sân khấu hóa dạy học theo hướng giáo dục cho học sinh THPT kĩ năng phòng, tránh bạo lực gia đình......................... 20\ 2.3. Một số ví dụ lồng ghép để giáo dục kĩ năng phòng, chống bạo lực cho học sinh miền núi thông qua hai tác phẩm Văn học có liên quan: Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) và Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) .................... 21
  4. 2.3.1. Giáo dục cho học sinh kỹ năng nhận diện về bạo lực gia đình: ......... 21 2.4. Giáo dục cho học sinh cách ứng phó và hướng giải quyết bạo lực gia đình:........... 27 2.4.1. Đặt ra tình huống thực tế:...................................................................... 27 2.4.2.Thảo luận, đặt câu hỏi kiến thức tác phẩm: ........................................... 28 2.4.3. Hình thành năng lực giải quyết tình huống bạo lực trong thực tế: ....... 28 2.4.4. Tổ chức trò chơi, vẽ tranh tuyên truyền về bạo lực gia đình ............... 31 2.4.5. Các kĩ năng cần thiết để phòng, chống bạo lực gia đình ...................... 34 2.5. Hình thành, giáo dục học sinh các kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình:.......... 34 CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..................................................... 47 3.1. Mục tiêu thực nghiệm .................................................................................. 47 3.2. Thực nghiệm sư phạm .................................................................................. 47 3.2.1. Mục tiêu của thực nghiệm sư phạm ...................................................... 47 3.2.2. Nội dung thực nghiệm sự phạm: chương trình Ngữ văn 12 ................. 47 3.2.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm: học sinh lớp 12 - Trường THPT ở miền núi, con em đồng bào dân tộc thiểu số. ............................................... 47 3.2.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm: thể hiện qua số liệu thống kê thực nghiệm sư phạm tại các trường THPT: ........................................................... 47 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 59 1. Kết luận ........................................................................................................... 59 2. Kiến nghị ......................................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 60 PHỤ LỤC 1 CÁC MINH CHỨNG CỦA HOẠT ĐỘNG THỰC NGHIỆM ....... 61
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng: Bảng 1.1. Kết quả phiếu điều tra tính cần thiết trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực................................................................................. 17 Bảng 1.2. Kết quả phiếu điều tra xác định các khó khăn khi áp dụng phương pháp dạy học lồng ghép giáo dục trong việc hình thành và phát triển kĩ năng sống cho HS ..................................................................... 17 Bảng 1.3. Kết quả phiếu điều tra xác định vai trò của phương pháp dạy học đóng vai trong dạy học.......................................................................... 19 Bảng 3.1. Kết quả khảo sát: Đã xác định được mục đích cần thiết dạy học theo định hướng phát triển kĩ năng sống: ............................................. 48 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát nội dung và phương thức hình thành kĩ năng ứng phó trước bạo lực gia đình .................................................................... 49 Bảng 3.3. Kết quả khảo sát thái độ, kĩ năng khi giao tiếp: Đã xác định được các thành tố trong thái độ giao tiếp ....................................................... 51 Bảng 3.4. Kết quả thống kê điểm số của 3 bài kiểm tra trong quá trình TN ........ 53 Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các tham số thống kê đặc trưng bằng phần mềm SPSS 20 ................................................................................................. 58 Biểu đồ: Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ %HS đã xác định được mục đích giáo dục KN phòng, chống BLGĐ..................................................................................... 48 Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ %học sinh đã xác định được nội dung giáo dục và phương thức giao tiếp và hình thành kĩ năng sống. ....................................... 50 Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ % học sinh đã xác định được các thành tố trong thái độ giao tiếp ............................................................................................ 52 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ % các điểm số của lớp TN và ĐC ở giai đoạn đầu ................. 55 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ % các điểm số của lớp TN và ĐC ở giai đoạn giửa thực nghiệm .............................................................................................. 55 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ % các điểm số của lớp TN và ĐC ở giai đoạn sau thực nghiệm .. 57
  6. PHẦN I. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Điều tra Quốc gia bạo lực với phụ nữ được Bộ Lao động thương binh - xã hội, Tổng cục Thống kê, Quỹ Dân số Liên hiệp quốc tại Việt Nam phối hợp thực hiện năm 2020 (công bố năm 2021) cho thấy, năm 2020 có 31,6% phụ nữ phải chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong 12 tháng (kể từ lúc điều tra). Đáng chú ý và đau lòng hơn có 90, 4% phụ nữ bị chồng bạo lực không có giải pháp phòng, chống và không tìm kiếm sự giúp đỡ. Năm 2020, bạo lực gia đình với nữ giới đã gây thiệt hại 1,8%GDP (tăng 0,2% so với năm 2012). Nhiều vụ việc xuất hiện những hành vi bạo lực gia đình có mức độ gây hại nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, tinh vi, khó lường và khó xử lý bằng các quy định pháp luật hiện hành. Dữ liệu thống kê cho thấy những bức tranh bạo lực gia đình hết sức phức tạp, thậm chí mâu thuẫn… Đại dịch COVID - 19 trong hai năm qua đã gây tổn thất nặng nề trên toàn thế giới trong, đó có Việt Nam. Việc hạn chế đi lại, cách ly xã hội và những biện pháp ngăn chặn dịch bệnh, đi kèm với áp lực kinh tế và đời sống khó khăn tăng lên đối với các gia đình, dẫn đến bạo lực gia tăng với phụ nữ và trẻ em, nhất là bạo lực đối với trẻ em. Nhà trường có hai nhiệm vụ quan trọng góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu bạo lực gia đình: Thứ nhất là trang bị cho học sinh kiến thức về bạo lực gia đình để các em hiểu và từ quá trình hiểu rồi, các em tránh thực hiện các hành vi bạo lực nói chung, bạo lực gia đình nói riêng, hoặc có những kỹ năng chống lại bạo lực gia đình (BLGĐ; Thứ hai là giúp đỡ, hỗ trợ các học sinh chính là nạn nhân của nạn BLGĐ. Bạo lực gia đình và bạo hành trẻ em, ép uổng trẻ em, nạn bắt cóc và buôn bán cô dâu - đặc biệt là các em gái tuổi vị thành niên vẫn là vấn đề thường xảy ra ở các địa phương miền núi, trong đó có địa phương tác giả sống. Theo Ủy ban Xã hội của Quốc hội Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã có từ khá lâu thế nhưng vấn nạn này vẫn diễn ra với các nạn nhân, trong khi đó, nếu xảy ra bạo lực thì phụ nữ, trẻ em luôn là đối tượng chịu thiệt. Môn học Ngữ Văn lớp 12 có những văn bản rất gần gũi với cuộc sống của người dân miền núi ngày nay, với những câu chuyện buồn về bạo hành trong gia đình trong những gia đình miền núi nay vẫn còn. Những câu chuyện xuất phát từ đời sống và có nhiều liên hệ trong thực tiễn. Biết gắn những kiến thức đó vào tình huống thực tiễn sẽ giúp học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức một cách hiệu quả từ đó vận dụng được các kiến thức đã học để giải quyết các sự việc, hiện tượng trong thực tiễn để có thể giúp học sinh nói chung (học sinh nữ ở miền núi nói riêng) phát phát triển năng lực giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề khi chẳng may các em, người xung quanh các em lâm vào cảnh ngộ bị bạo hành. 1
  7. Xuất phát từ thực trạng học sinh sống trên miền núi, nhất là học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa hiện học tại trường THPT trên địa bàn vẫn còn gặp phải tình cảnh bạo hành gia đình, các hủ tục lạc hậu vẫn còn diễn ra trong cuộc sống của các em. Hơn nữa, học sinh nữ (nữ sinh) sống ở trong vùng sâu, vùng xa thường rụt rè, nhút nhát, mang tâm lí cam chịu và trầm lặng không tâm sự, không chia sẻ và rất ngại ngùng khi giao tiếp với thầy cô giáo. Đặc biệt hầu hết không biết phải ứng phó thế nào trước bạo lực và thường không chia sẻ với giáo viên về những câu chuyện buồn trong cuộc sống các em. Thêm nữa, các ông bố bà mẹ độ tuổi 6x, 7x, 8x cũng ít được đi học đầy đủ, chu đáo nên cũng có những khó khăn và rào cản trong việc giáo dục con em. Đặc điểm của Huyện miền núi Quỳ Hợp, với diện tích đất tự nhiên của huyện là 94.172,8 ha đứng thứ 7 diện tích tự nhiên của tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên Huyện miền núi Quỳ Hợp có hơn 50% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tập trung ở 14 xã vùng cao đặc biệt khó khăn, đặc điểm các em học sinh dân tộc thiểu số là rất nhút nhát trong giao tiếp; không tự tin, mạnh dạn đưa ra ý kiến trước đông người; một số em còn tự ti vào bản thân nên dẫn tới việc tự chủ trong học tập bị giảm sút, giao tiếp, ứng xử trong xã hội có rất nhiều hạn chế. Trong các phương pháp dạy học tích cực bản thân nhận thấy nên dạy học kết hợp với giáo dục cho học sinh miền núi kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình thông qua một số tác phẩm Văn học ở lớp 12. Các phương pháp dạy học chủ động, ngày càng được ứng dụng rộng rãi, là phương pháp dạy học cơ bản và tốt nhất để dạy về kỹ năng giao tiếp - một kỹ năng cần thiết và quan trọng để người học hoạt động được trong một tập thể, cộng đồng. Trong quá trình giao tiếp với mọi người, con người truyền đạt cho nhau những tư tưởng tình cảm, thấu hiểu, thấu cảm và có điều kiện tiếp tục học tập, biết cách cư xử như thế nào là phù hợp với chuẩn mực xã hội. Dạy học lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, gợi mở, liên hệ thực tế với cuộc sống, môi trường sống của các em là một trong các phương pháp dạy học chủ động, ngày càng được ứng dụng rộng rãi, là phương pháp dạy học cơ bản nhất và tốt nhất để dạy về kỹ năng giao tiếp - một kỹ năng cần thiết và quan trọng để người học hoạt động được trong một tập thể, một cộng đồng. Trong hai tác phẩm: Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài và Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), giáo viên có thể lồng ghép để giáo dục học sinh miền núi, học sinh con em người dân tộc thiểu số, đặc biệt là học sinh nữ có kỹ năng phòng, chống bạo lực. Để giúp học sinh trở thành chủ thể tích cực, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức, tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Giáo dục cho học sinh miền núi kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình thông qua một số tác phẩm Văn học 12” 1.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề thực tiễn có liên quan đến những bài học 2
  8. trong phần đọc hiểu văn bản lớp 12 qua hai truyện ngắn: Vợ chồng A Phủ (Trích, Tô Hoài) và Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) đó là vấn đề về nạn bạo hành gia đình. - Đối tượng nghiên cứu: Các bài đọc - hiểu văn gắn liền với thực tiễn. 1.3. Mục đích nghiên cứu: - Thiết kế bài đọc - hiểu văn bản có nội dung liên quan đến thực tiễn. - Giáo dục ý thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình và rộng hơn là bạo lực ở ngoài xã hội, trong cuộc sống các em nữ sinh ở miền núi Quỳ Hợp. - Vận dụng một cách phù hợp, linh hoạt phương pháp đóng vai trong dạy học nhằm phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo niềm vui và sự hứng thú đối với môn học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. - Định hướng áp dụng phương pháp dạy học gắn với thực tế cho môn học, các hoạt động trải nghiệm và các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS trong trường học. 1.4. Tính mới và những đóng góp của đề tài: Đề tài thiết kế và vận dụng hoạt động học tập lồng ghép với vấn đề thực tế để bồi dưỡng kỹ năng sống, khả năng ứng dụng thực tiễn. Đảm bảo tiếp thu kiến thức đặc thù của bộ môn Ngữ văn đồng thời lồng ghép giáo dục học sinh thêm kỹ năng sống. Đưa vào bài dạy các quy trình đánh giá năng lực giao tiếp trong quá trình dạy học Ngữ văn Cấp THPT, có tính mới và tính sáng tạo về mặt khoa học giáo dục dựa trên nội dung và nhu cầu của học sinh miền núi, các em cần trang bị các nhóm năng lực cần có để hình thành và phát triển nhân cách - một tiêu chí trong chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Đề tài xây dựng được các nội dung và kĩ thuật dạy học phù hợp với quy trình rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học Ngữ văn THPT phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh cấp THPT với các mức độ phát triển năng lực khác nhau giúp người dạy cũng như người học dễ dàng tiếp cận và vận dụng vào thực tiễn. 1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu cơ sở tâm lí học, Giáo dục công dân, Triết học của việc phát triển năng lực và một số lý thuyết về kỹ năng phòng, chống BLGĐ cho HS dân tộc thiểu số sinh sống ở miền núi. - Nghiên cứu các nội dung các tài liệu liên quan đến lí luận dạy học, PPDH môn Ngữ văn. - Tìm hiểu một số vấn đề về tâm sinh lí lứa tuổi HS. 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3
  9. - Phương pháp đóng vai: sân khấu hóa một số đoạn truyện trong hai tác phẩm : Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) và Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) nhằm giúp đỡ cho HS trước hết là nhận diện sau đó à các em biết phòng ngừa từ xa và tránh được bạo hành gia đình. - Điều tra xã hội học, phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp GV, HS. Điều tra thực tiễn dạy và học các tác phẩm gắn với lồng ghép kỹ năng mềm cho HS + Quan sát sự thay đổi tâm lí, nắm bắt những tâm tư, tình cảm, các biến động trong đời sống HS. - Thực nghiệm sư phạm: Nhằm kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp sau đây: + Phương pháp đóng vai, +PP hỏng vấn, + PP tổ chức trò chơi, +vẽ tranh… +PPthể nghiệm : qua giáo án với thời lượng 03 tiết trong Chương trình Ngữ văn 12. 4
  10. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái niệm bạo lực gia đình Bạo lực gia đình (BLGĐ) là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”. (Điều 1, Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007). 1.1.2. Các con số đáng báo động và đau lòng về bạo lực gia đình ở nước ta: - 31,6% phụ nữ Việt Nam phải chịu ít nhất 1 hình thức bạo lực trong gia đình trong 12 tháng năm 2020 (Theo Bộ Lao động thương binh -xã hội, Tổng cục Thống kê, Quỹ Dân số Liên hiệp quốc tại Việt Nam) - 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác và hoặc tình dục không có giải pháp phòng, chống và không tìm kiếm sự giúp đỡ. - 1,8% GDP thiệt hại do bạo lực gia đình (tăng 0,2% so với năm 2012) - 69% trẻ em cho biết đã từng bị bố mẹ xử phạt bằng các hình thức như đánh, đấm, đạp, tát, bắt bỏ học, ép kết hôn sớm cho đỡ “miệng ăn”, cấm đến trường… - Có 31,6% cha mẹ thừa nhận họ đã xử phạt con bằng hình thức bạo lực - Đáng chú ý, trẻ em cũng là nhóm xã hội có nguy cơ cao bị xâm hại tình dục trong gia đình, theo đó, trong số trẻ em bị xâm hại tình dục có tới 21,3% bị người thân xâm hại. - Các hành vi sỉ mắng, coi thường, ngăn cản quyền đi học, quát mắng, dọa nạt…đối với trẻ em diễn ra nhiều, thường xuyên, liên tục. -> Bạo lực gia đình cũng được xem là một trong những tác nhân chính làm tan vỡ hôn nhân, hạnh phúc gia đình. Trong khi đó, các quy định, chính sách trong Luật Phòng, chống BLGĐ hiện hành được coi là tồn tại nhiều bất cập, không phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội Việt Nam giai đoạn hiện nay. Học sinh lớp 12 ở miền núi, nhất là học sinh nữ rất cần được bảo vệ và được trang bị những kiến thức và kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình. 1.1.3. Trang bị cho học sinh các nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình - Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống BLGĐ, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, 5
  11. hòa giải, phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam”. - Hành vi BLGĐ được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật. - Nạn nhân BLGĐ được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ. - Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống BLGĐ. 1.1.4. Tại sao phải phát triển kỹ năng phòng, chống bạo lực cho học sinh miền núi: - HS miền núi khi bước vào bậc THPT thậm chí lên đến lớp 12 nhưng vẫn còn thiếu sót nhiều kỹ năng, còn nhiều bỡ ngỡ khi gặp và bị bạo hành. Thậm chí, có em còn ngây thơ không nhận biết được các dấu hiệu của bạo hành. - Tiến hành kiểm tra thực tế, thì khả năng giao tiếp và và vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống không nhiều. Trước các tình huống có vấn đề, chủ yếu HS làm theo thói quen, theo kinh nghiệm được ông bà, cha mẹ truyền lại có khi lạc hậu, vi phạm pháp luật (kết hôn sớm, trộm vợ…) mà các em không biết là vi phạm (pháp luật). 1.1.5. Các phương pháp giáo dục kĩ năng phòng ngừa bạo lực gia đình a. Dạy học tích cực lồng ghép kĩ năng sống trong phát triển năng lực HS Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh miền núi nhằm chuyển dịch kiến thức (cái chúng ta đã biết và dạy cho học sinh biết), thái độ và giá trị (Cái chúng ta nghĩ, cái chúng ta cảm thấy hoặc tin tưởng), thành thao tác, thành hành động và thực hiện thuần thục các thao tác, các hành động đó như khả năng thực tế (nghĩa là cái cần làm và cách thức làm nó) theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng. Việc hình thành các kĩ năng sống luôn gắn kêt với việc hình thành các kĩ năng học tập và được vận dụng phù hợp với lứa tuổi, với điều kiện sống cụ thể của học sinh... Từ đó, giáo viên thực hiện dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Tuy nhiên, để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực rất nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác của cả thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Đặc điểm quan trọng nhất của dạy học tích cực là phát triển năng lực cho học sinh, là đo được “năng lực” của học sinh hơn là thời gian học tập và cấp lớp. 6
  12. Nhà thơ Tố Hữu cũng đã từng nói rằng:” Mỗi một sáng tác văn học chân chính đều là một đề nghị về cách sống”. Giá trị giáo dục của văn học và của quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ Văn thông qua những tác phẩm văn xuôi đặc sắc, hình thành năng lực giao tiếp và kĩ năng cho các em. Như vậy, “Năng lực là khả năng kết hợp nhuần nhuyễn kiến thức, kĩ năng, thái độ để thực hiện hiệu quả một hoạt động nào đó trong những bối cảnh nhất định”. b. Một số phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học phát triển khả năng giao tiếp và kỹ năng sống cho học sinh như sau: * Về kỹ năng, có thể kể đến các kỹ năng quan trọng cần rèn luyện cho HS: + Kỹ năng tự phục vụ; + Kỹ năng tự nhận thức; + Kỹ năng thể hiện sự tự tin; + Kỹ năng giao tiếp + Kỹ năng lắng nghe tích cực + Kỹ năng giải quyết vấn đề + Kỹ năng quan sát + Kỹ năng ra quyết định kịp đúng đắn + Kỹ năng quản lí thời gian thời * Về Phương pháp dạy học phát triển năng lực giao tiếp: + Phương pháp dạy học nhóm. + Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề. + Phương pháp dạy học đóng vai. + Phương pháp dạy học dự án. + Phương pháp dạy học trò chơi. * Kĩ thuật dạy học phát triển năng lực + Kĩ thuật chia nhóm. + Kĩ thuật giao nhiệm vụ. + Kĩ thuật đặt câu hỏi. + Kĩ thuật trình bày có giới hạn thời gian. + Kĩ thuật phân tích phim video. 7
  13. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Một số đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh THPT ở miền núi Đa số HS là con em người dân tộc thiểu số sống ở vùng cao là nhút nhát, rụt rè. Cuộc sống khó khăn, ít được cha mẹ, người lớn, người thân dạy bảo và bày biểu kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng phòng, chống bạo hành. Thậm chí, các em không nhận diện được bạo hành và các dấu hiệu bạo hành. HS miền núi thường gặp khó khăn khi phát biểu trước thầy cô giáo hoặc trước đám đông hoặc giãy bày những điều đau buồn trong cuộc sống mà các em gặp phải. Khả năng ứng dụng tri thức tác phẩm vào thực tiễn đời sống của các em và việc tìm ra các giải pháp ứng phó với vấn nạn bạo hành rất khó với HS. Đặc biệt, học sinh nữ sống vùng sâu vùng xa thường rụt rè, nhút nhát, mang tâm lí cam chịu và trầm lặng không tâm sự, không chia sẻ và rất ngại ngùng khi giao tiếp với thầy cô giáo. Đặc biệt hơn nữa, hầu hết các em không biết phải ứng phó thế nào trước bạo lực và thường không chia sẻ. 1.2.2. Các kĩ thuật sử dụng khi tiến hành giáo dục kĩ năng sống cho học sinh miền núi thông qua tác phảm văn học lớp 12: 1.2.2.1. Những nguyên tắc tiến hành khi giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cho học sinh bậc THPT ở miền núi: * Tương tác chân thật, dễ hiểu, dễ nhớ - Kĩ năng sống không thể được hình thành chỉ qua việc nghe giảng bài và tự đọc tại liệu mà phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác. Việc nghe giảng và tự đọc tài liệu chỉ giúp cho học sinh thay đổi nhận thức về một vấn đề nào đó. Nhiều kĩ năng sống được hình thành trong quá trình học sinh tương tác với bạn cùng học và những người xung quanh thông qua hoạt động học tập và các hoạt động xã hội trong nhà trường. - Trong khi tham gia các hoạt động có tính tương tác ấy, HS có dịp thể hiện ý tưởng của mình, xem xét ý tưởng của người khác, được đánh giá và xem xét lại những kinh nghiệm sống của mình trước đây theo một cách nhìn nhận khác. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động có tính tương tác đối với học sinh miền núi 1 cách chân thật, dễ hiểu ở trong lớp học, trong nhà trường tạo cơ hội quan trọng cho học sinh miền núi để giáo dục kĩ năng sống hiệu quả. * Giúp HS miền núi có những sự trải nghiệm thực tế: Kĩ năng sống chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm qua các tình huống thực tế. Học sinh chỉ có thể có kĩ năng khi các em tự làm việc đó, chứ không chỉ nói về việc đó, kiến thức đó. Kinh nghiệm có được khi trải nghiệm, khi hành động trong các tình huống giúp các em dần dần sử dụng và điều chỉnh trải nghiệm, các 8
  14. em sẽ dần biết phân tích kinh nghiệm sống của mình. * Tiến trình giáo dục cho HS miền núi kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình từng ngày và kỹ lưỡng, chậm rãi, chứ không thể “ngày một, ngày hai”: - Giáo dục kĩ năng sống không thể hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà đòi hỏi phải có cả một quá trình như sau: - Nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi.... -> Đây là một quá trình mà mỗi yếu tố có thể là khởi đầu của một chu trình mới. Do đó, giáo viên khi dạy học sinh địa bàn núi cao, học sinh là dân tộc thiểu số có thể tác động lên bất kì mắt xích nào trong chu trình trên: Ví dụ: +Trang bị những nhận thức để hình thành thái độ từ đó điều chỉnh hành vi. +Thay đổi thái độ dẫn đến mong muốn thay đổi nhận thức và hành vi + Hành vi thay đổi tạo nên sự thay đổi nhận thức và thái độ. + Thay đổi hành vi ở HS Mục đích cao nhất của giáo dục kĩ năng sống là giúp cho các em thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy người học thay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ, hành động của mình. Thay đổi hành vi thái độ và giá trị ở từng con người là một quá trình khó khăn, không đồng thời. Có nghĩa là: có thời điểm, học sinh lại quay trở lại những thái độ, hành vi hoặc giá trị trước. Do đó, Giáo viên cần kiên trì chờ đợi và tổ chức các hoạt động liên tục để học sinh duy trì hành vi mới và có thói quen mới; tạo động lực cho học sinh điều chỉnh hoặc thay đổi giá trị, thái độ và những hành vi trước đây…Từ đó, học sinh thích nghi hoặc chấp nhận các giá trị, thái độ và hành vi mới. * Thời gian - môi trường giáo dục kỹ năng mềm Giáo dục kĩ năng sống cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đối với học sinh. Môi trường giáo dục được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho học sinh áp dụng kiến thức và kĩ năng vào các tình huống “thực” trong cuộc sống. 1.2.2.2. Ý nghĩa của phương pháp dạy cho học sinh miền núi kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình Đây là phương pháp nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc đọc hiểu văn bản và ứng dụng vào thực tế cuộc sống của các em là điều quan trọng trong các văn bản có chứa đựng sự việc bạo hành gia đình. Để giáo dụng học sinh miền núi kĩ năng phòng, chống bạo lực gia đình thông qua một số tác phẩm văn học lớp 12 hiệu quả cao thì học sinh phải nghiên 9
  15. cứu kiến thức nền thật kĩ, đưa ra các tình huống xử lý giúp học sinh nắm bắt sâu được kiến thức và nhanh nhạy xử lý trong các tình huống phát sinh. - Giáo dục kĩ năng sống hợp lý làm thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe tinh thần học sinh - Giáo dục cách phòng, chống bạo lực gia đình và bạo lực trẻ em là một quá trình tác động đến tâm lý người học. - Giáo dục kĩ năng mềm hợp lý là một quá trình truyền thông: bao gồm những tác động tương hỗ thông tin hai chiều giữa người giáo dục và đối tượng được giáo dục: Thông tin GD KN phòng chống bạo lực Người làm giáo dục Đối tượng giáo dục Thông tin Phản hồi 1.2.2.3. Quy trình giáo dục kĩ năng phòng, chống bạo lực gia đình thông qua việc vận dụng phương pháp đóng vai và tình huống thực tế Bước 1: Xác định chủ đề và các bài học đề cập bạo lực • Chủ đề phải nằm trong nội dung chương trình học, nếu nội dung chưa được học thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh tự học qua tài liệu có sẵn, hướng dẫn học sinh cách khai thác kiến thức bằng cách học xác định mục tiêu bài học và các câu hỏi trong sách giáo khoa, sách bài tập. Với nội dung chưa được học phải có thời gian nghiên cứu cụ thể. • Chủ đề phải có thể thực hiện được bằng phương pháp đóng vai. • Chủ đề phát huy được ưu thế của phương pháp đóng vai là những chủ đề thể hiện được kỹ năng giao tiếp, thái độ, cách ứng xử giải quyết vấn đề. Bước 2: Giao nhiệm vụ để giáo dục học sinh kĩ năng sống Về phía giáo viên + Giáo viên chia nhóm, gợi ý một số nội dung/ chủ đề cần đóng vai phù hợp. Trong đó quy định rõ ràng thời gian chuẩn bị và thời gian đóng vai cho các nhóm. Tùy vào đặc điểm bài học, học sinh có thể xây dựng kịch bản ngay tại lớp hoặc chuẩn bị kịch bản ở nhà. + Giáo viên có thể chia nhóm dựa trên năng lực của học sinh, đảm bảo các nhóm phải đồng đều năng lực. 10
  16. + Xây dựng tình huống và vai đóng: tình huống phải rất cụ thể; vai đóng càng cụ thể bao nhiêu càng tốt. Các dữ liệu không phải tùy tiện đặt ra mà cần suy nghĩ, cân nhắc để thể hiện tốt mục tiêu học tập; nêu lên được nhiều vấn đề, khía cạnh để học tập. + Giáo viên cần lập được các nhóm, tạo group trên facebook, zalo… với các nhóm để trao đổi, giúp đỡ khi học sinh cần, chỉnh sửa kịch bản cho khớp nội dung học tập, khớp thời lượng đã định sẵn. Về phía học sinh + Học sinh nhận nhiệm vụ được giáo. + Mỗi nhóm tự bầu ra nhóm trưởng, nhóm trưởng lập danh sách các bạn trong nhóm, họp và tự phân chia công việc với nhau và nhóm trưởng chịu trách nhiệm chính giám sát tiến độ công việc. + Khi kết thúc tiết học trên lớp, các nhóm tự họp lại với nhau và thống nhất cho điểm từng thành viên. Bước 3: Khai thác các tình huống thực tế và cho học sinh xử lý + Các nhóm trình bày sản phẩm: sản phẩm có thể là một video đã chuẩn bị sẵn ở nhà hoặc cả nhóm thực hiện diễn tại lớp; có thể là một bản báo cáo sau thi thực hiện phần vai đóng. + Đảm bảo về nội dung kịch bản: Nội dung đã được giáo viên duyệt qua, phù hợp kiến thức bài học, ngôn từ, thái độ… + Đảm bảo về thời gian: Bước 4. Trình bày sản phẩm, chốt kiến thức, hoàn thiện kĩ năng + Giáo viên định hướng học sinh thảo luận về những nội dung trọng tâm của bài học bám tài liệu là sách giáo khoa. + Học sinh thảo luận, nhận xét, đánh giá. Giáo viên khuyến khích học sinh đặt câu hỏi và trả lời cho mỗi nội dung. + Thực hiện thảo luận ngay sau khi đóng vai để người học còn lưu giữ được các nhận xét, quan sát qua thực tế buổi đóng vai. + Giáo viên là người kiểm định và cho điểm cuối cùng. + Chốt kiến thức là rất quan trọng, đó là nội dung cơ bản. Khi chốt kiến thức: Ngoài việc chốt kiến thức trọng tâm của bài học giáo viên cần nhận xét về: • Về kỹ năng giao tiếp của học sinh Có trình bày, giải thích rõ ràng, dễ hiểu không? Các ngôn từ sử dụng có phù hợp cho vai “chính”, “phụ” ... không? Trong sử dụng ngôn từ cần lưu ý tránh việc trình bày như sách vở; dùng các ngôn từ khoa học khó hiểu, khó tiếp thu... • Về thái độ, phong cách: Việc chào hỏi, cách xưng hô trong giao tiếp như thế nào? 11
  17. Có thực sự tôn trọng, chú ý lắng nghe, giải đáp đúng yêu cầu của các vai đóng? • Những điều có thể học tập rút kinh nghiệm qua đóng vai: Cần bố trí, động viên để mọi người đều có thể phát biểu thoải mái. Khi có những nhận xét chưa đúng, chưa rõ, nên tiến hành trao đổi để có thể đi đến kết luận. Nếu nảy sinh những vấn đề cơ bản chưa thống nhất có thể để lại, tổ chức một buổi thảo luận nhóm riêng. 1.2.2.4. Vận dụng phương pháp đóng vai để giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình - Sân khấu hóa lớp học: Mục đích: Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn. • Gây hứng thú và chú ý cho học sinh. • Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh. • Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị - xã hội và văn hóa vùng miền (địa phương) • Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn. • Qua đóng vai cũng rèn luyện cho người học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã được làm quen với vai của người cán bộ sẽ đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp, luyện tập năng lực giải quyết vấn đề theo cương vị mà người học sẽ đảm nhiệm sau này. • Giúp cho giờ giảng của giáo viên trở nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa. Bên cạnh đó, khả năng chuyên môn của giáo viên sẽ tăng lên nhờ áp lực của phương pháp, mối quan hệ giữa thầy - trò sẽ trở nên gần gũi, tốt đẹp hơn. - Cần lưu ý khi sân khấu hóa: • Nếu giáo viên không tổ chức và kiểm soát tốt, học sinh dễ xem phương pháp này như một trò chơi. • Việc sử dụng phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo, tốn thời gian và công sức của giáo viên hơn việc sử dụng các phương pháp khác. • Việc sử dụng phương pháp học sinh cần dành nhiều thời gian và đầu tư trang phục để có thể cho ra những sản phẩm chất lượng. • Một số học sinh còn hạn chế về năng khiếu diễn xuất, chưa thực sự tự tin khi đứng trước đám đông. 1.2.2.5. Những điều cần lưu ý khi sử dụng phương pháp đóng vai: • Tình huống nên để mở, không cho trước “kịch bản”, lời thoại. 12
  18. • Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai. • Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để không lạc đề. • Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát, học sinh dân tộc thiểu số, học sinh sống ở vùng sâu vùng xa tham gia. • Nên hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai. 1.2.3. Năng lực giao tiếp 1.2.3.1. Khái niệm: Năng lực giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe, nhằm đạt được một mục đích nào đó. Việc trao đổi thông tin được thực hiện bằng nhiều phương tiện, tuy nhiên, phương tiện giao tiếp quan trọng nhất là ngôn ngữ. Năng lực giao tiếp do đó thể hiện ở khả năng sử dụng các quy tắc của hệ thống ngôn ngữ để chuyển tải trao đổi thông tin về các phương diện của đời sống xã hội, trong từng bối cảnh cụ thể, nhằm đạt đến một mục đích nhất định trong việc thiết lập mối quan hệ giữa những con người với nhau trong xã hội. 1.2.3.2. Cấu trúc năng lực giao tiếp: bao gồm bốn thành phần: + Thành phần làm chủ ngôn ngữ gồm các kiến thức ngôn ngữ, các kỹ năng liên quan đến sự vận hành của ngôn ngữ với tư cách là một hệ thống cho phép thực hiện các phát ngôn. + Thành phần làm chủ văn bản gồm các kiến thức ngôn ngữ, kỹ năng liên quan đến diễn ngôn, các thông điệp với tư cách là một chuỗi tổ chức phát ngôn. + Thành phần làm chủ các yếu tố về phong tục gồm các kiến thức, kỹ năng liên quan đến tập quán, chiến lược, cách điều chỉnh trong trao đổi liên nhân theo đúng địa vị, vai vế và ý định của những người tham gia giao tiếp. + Thành phần làm chủ tình huống bao gồm các kiến thức và kỹ năng liên quan đến các yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến cộng đồng và sự lựa chọn của người sử dụng ngôn ngữ trong một hoàn cảnh cụ thể. 1.2.3.3. Các biểu hiện của năng lực giao tiếp • Kỹnăng hòa nhập với mọi người. • Kỹ năng quản lí nhận thức của bản than. • Kỹ năng chọn lựa ngôn từ và điều chỉnh giọng nói. • Kỹ năng tận dụng hiệu quả của giao tiếp phi ngôn ngữ. • Kỹ năng lắng nghe. • Kỹ năng thấu hiểu sự khác biệt và giải quyết những xung đột. • Kỹ năng trình bày. 13
  19. 1.2.3.4. Vai trò của năng lực giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cực kì quan trọng trong thế kỉ: XXI. Đó là một tập hợp những quy tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả thuyết phục. Như vậy giao tiếp là điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Nhờ có giao tiếp mà mỗi con người có thể tham gia vào các mối quan hệ xã hội, gia nhập vào cộng đồng, phản ánh các quan hệ xã hội, kinh nghiệm xã hội và chuyển chúng thành tài sản của riêng mình. Trong quá trình tiếp xúc với những người xung quanh, chúng ta nhận thức được các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật, tồn tại trong xã hội, tức là những nguyên tắc ứng xử: chúng ta biết được cái gì tốt, cái gì xấu; cái gì đẹp, cái gì không đẹp; cái gì cần làm, cái gì không nên làm mà từ đó thể hiện thái độ và hành động cho phù hợp. Những phẩm chất như khiêm tốn hay tự phụ, lễ phép hay hỗn láo, ý thức nghĩa vụ, tôn trọng hay không tôn trọng người khác…chủ yếu được hình thành và phát triển trong giao tiếp. Thông qua giao tiếp thì cá nhân tự điều chỉnh, điều khiển hành vi theo mục đích tự giác, từ đó cá nhân mỗi người có khả năng tự giáo dục và tự hoàn thiện bản thân mình. Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân. 1.2.4. Xây dựng bộ tiêu chí (Rubic) và quy trình đánh giá năng lực giao tiếp (theo bài giảng đánh giá các năng lực người học - TS Phạm Thị Hương - Đại học Vinh). 1.2.4.1. Mục đích giao tiếp. 1. Phân tích được bối cảnh, xác định được nhu cầu giao tiếp. 2. Đề ra được mục đích giao tiếp (giao tiếp có mục đích). a) Xác định được đối tượng giao tiếp. b) Xác định được bối cảnh giao tiếp. c) Lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với chủ đề giao tiếp. d) Dự kiến được thuận lợi, khó khăn để đạt được mục đích giao tiếp. 1.2.4.2. Nội dung và phương thức giao tiếp. 1. Đầy đủ ý. 2. Diễn đạt ý rõ ràng. 3. Diễn đạt ý dễ hiểu. 4. Ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh. 14
  20. 5. Ngôn ngữ phù hợp với đối tượng người nghe. 1.2.4.3. Thái độ giao tiếp. 1. Chủ động trong giao tiếp. 2. Linh hoạt trong các tình huống. 3. Tự tin khi nói trước nhiều người. 4. Tôn trọng người đối diện. 5. Tạo thiện cảm trong giao tiếp bằng biểu cảm ngôn ngữ cơ thể. 6. Lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. 7. Đặt câu hỏi thể hiện sự quan tâm với người đối diện. 8. Biết cách khen ngợi hay chê một cách khéo léo. 9. Động viên, khích lệ người đối diện tiến bộ. 10. Biết kiềm chế trong tình huống tiêu cực. 1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.3.1. Thực tiễn dạy học ở các trường THPT miền núi cao (Trong đó có Huyện Quỳ Hợp) Trong thực tiễn dạy học học sinh ở miền núi, bản thân tác giả đã gặp nhiều tình huống học sinh bị bạo hành trong chính ngôi nhà của các em sống. Có nhiều hình thức bị bạo hành như: đánh mắng, chửi bới, bắt lao động quá sức… Nhiều em học sinh bị người thân bắt bỏ học đi kiếm tiền sớm dù các em chưa đủ độ tuổi các em chưa được các cơ sở sử dụng lao động sử dụng và h tâm các em mong muốn được đi học. Có một số trường hợp một số em học sinh lên ngồi học thường ngủ gật, khi cô hỏi thăm tình trạng sức khỏe, cảnh sống…lí do em kể là: trưa nắng nóng, đường vắng nhưng em cứ phải đi đường xa mua rượu về cho bố uống, rồi bố ngồi “lai rai” với rượu, rồi lại bắt con ngồi chờ để dọn mâm… khiến các em không được nghỉ ngơi…Nhiều em bố mẹ bắt con bỏ học lấy chồng hoặc đi làm công ty kiếm tiền về lo cho gia đình… Giáo dục cho học sinh miền núi kĩ năng phòng, chống bạo lực gia đình thông qua một số tác phẩm Văn học 12 là một việc làm cần thiết. Thông qua các tác phẩm văn học lớp 12 có cái “nền” khung cảnh sống của nhân vật rất gần gũi và có nét giống với cộng đồng dân cư mà các em sống ở địa phương Quỳ Hợp mình. Ta thấy, cái hay, cái đẹp của văn chương không chỉ ở ngôn từ, không chỉ giáo viên trong hoạt động dạy của mình xoáy sâu vào nội dung kiến thức mà thực tiến xã hội ngày nay, các em cần được trang bị kĩ năng sống. Sử dụng một số phiếu điều tra trong đề tài: 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2