intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÁC VUA NHÀ LÝ - 3

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

86
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

CÁC VUA NHÀ LÝ 3 Năm Bính Thìn (1076) lập Quốc Tử Giám để bổ những người văn học vào dạy. Đến năm Bính Dần (1086) mở khoa thi chọn người văn học vào Hàn Lâm Viện, có Mạc Hiển Tích đỗ đầu, được bổ Hàm lâm học sĩ. Sự Nho học nước ta khởi đầu thịnh lên từ thời bấy giờ. Năm Kỷ Tị (1089) định quan chế, chia văn võ ra làm 9 phẩm. Quan đại thần thì có Thái sư, Thái phó, Thái uý và Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu úy. Ở dưới những bậc ấy, đàng văn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÁC VUA NHÀ LÝ - 3

  1. CÁC VUA NHÀ LÝ 3 Năm Bính Thìn (1076) lập Quốc Tử Giám để bổ những người văn học vào dạy. Đến năm Bính Dần (1086) mở khoa thi chọn người văn học vào Hàn Lâm Viện, có Mạc Hiển Tích đỗ đầu, được bổ Hàm lâm học sĩ. Sự Nho học nước ta khởi đầu thịnh lên từ thời bấy giờ. Năm Kỷ Tị (1089) định quan chế, chia văn võ ra làm 9 phẩm. Quan đại thần thì có Thái sư, Thái phó, Thái uý và Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu úy. Ở dưới những bậc ấy, đàng văn ban thì có Thượng thư, tả hữu Tham tri, tả hữu Gián nghị đại phu, Trung thư thị lang, Bộ thị lang… Đàng võ ban thì có Đô thống Nguyên súy, Tổng quản khu mật sứ, Khu mật tả hữu sứ, Kim ngô thượng tướng, đại tướng, đô tướng, Chư vệ tướng quân… Ở ngoài các châu quận, văn thì có Tri phủ, Phán phủ, Tri châu, võ thì có Chư lộ trấn trại quan. 4. VIỆC ĐÁNH NHÀ TỐNG. Từ nhà Đinh, nhà Lê trở đi, tuy Tàu không cai trị nước ta nữa, nhưng vẫn lăm le có ý muốn xâm lược. Đến đời vua Thần Tông nhà Tống (1068-1078) có quan Tể tướng là Vương An Thạch đặt ra phép mới để cải tổ việc chính trị nước Tàu. Nguyên nhà Tống bấy giờ bị nước Bắc Liêu và nước Tây Hạ ức hiếp, hằng năm
  2. phải đem vàng bạc và lụa vải sang cống hai nước ấy. Mà trong nước thì không có đủ tiền để chi dụng. Vua Thần Tông mới dùng ông Vương An Thạch làm Tể tướng để sửa sang mọi việc. Vương An Thạch đặt ra ba phép về việc tài chính và 2 phép về việc binh chính. Việc tài chính: 1. Phép thanh miêu là khi lúa còn xanh thì nhà nước cho dân vay tiền, đến khi lúa chín thì dân lại phải trả tiền lại, tính theo lệ nhà nước đã định mà trả tiền lãi. 2. Phép miễn dịch là cho những người dân đinh mà ai phải sưu dịch thì được nộp tiền, để nhà nước lấy tiền ấy thuê người làm. 3. Phép thị dịch là đặt ra một sở buôn bán ở chốn kinh sư, để có những thứ hàng hóa gì dân sự bán không được, thì nhà nước mua thu cả lấy mà bán. Những người con buôn ai cần phải vay tiền thì cho vay, rồi cứ tính theo lệ nhà nước mà trả tiền lãi. Việc binh chính: 1. Phép bảo giáp là lấy dân làm lính. Chia ra 10 nhà làm một bảo, 500 nhà làm một đô bảo. Mỗi bảo có đặt hai người chánh phó để dạy dân luyện tập võ nghệ. 2. Phép bảo mã là nhà nước giao ngựa cho các bảo phải nuôi, có con nào chết thì dân phải theo giá đã định mà bồi thường lại. Khi năm phép ấy thi hành ra thì dân nước Tàu đều lấy làm oán giận, vì trái với chế độ và phong tục cũ. Vương An Thạch lại có ý muốn lập công ở ngoài biên, để tỏ cái công hiệu việc cải tổ của mình. Bấy giờ ở Ung Châu có quan tri châu là Tiêu Chú biết ý Vương An
  3. Thạch, mới làm sớ tâu về rằng: nếu không đánh lấy đất Giao Châu thì về sau thành ra một điều lo cho nước Tàu. Vua nhà Tống nghe lời tâu ấy, sai Tiêu Chú kinh lý việc đánh Giao Châu. Nhưng Tiêu Chú từ chối, lấy việc ấy làm khó, đương không nổi. Nhân lúc ấy lại có Thẩm Khởi tâu bày mọi lẽ nên đánh Giao Châu, vua nhà Tống bèn sai Thẩm Khởi làm tri châu Châu Quế. Thẩm Khởi ra thu xếp mọi việc theo ý Vương An Thạch, nhưng sau không biết tại lẽ gì phải bãi về. Tống triều cho Lưu Gi ra thay. Lưu Gi sai người đi biên các khe ngòi, các đồn lũy, sửa binh khí, làm thuyền bè và lại cấm không cho người ở châu huyện gần đấy đi lại buôn bán với người Giao Châu. Bên Lý triều ta thấy sự tình như thế mới viết thư sang hỏi Tống triều, thì Lưu Gi lại giữ lại không đệ về kinh. Lý triều tức giận, bèn sai Lý thường Kiệt và Tôn Đản đem 10 vạn binh chia ra làm 2 đạo, thủy bộ cùng tiến sang đánh nhà Tống, lấy cớ rằng nhà Tống đặt ra phép mới làm khổ trăm họ. Vậy quân Đại Việt sang đánh để cứu vớt nhân dân… Năm Ất Mão (1075) Lý Thường Kiệt đem quân sang vây đánh Khâm Châu và Liêm Châu (thuộc tỉnh Quảng Đông). Đạo quân của Tôn Đản đánh Ung Châu (tức là thành Nam Ninh thuộc tỉnh Quảng Tây), quan Đô giám Quảng Tây là Trương Thủ Tiết đem binh lại cứu Ung Châu, bị Lý Th ường Kiệt đón đánh ở Côn Lôn quan (gần Nam Ninh) chém Trương Thủ Tiết ở trận tiền. Tôn Đản vây thành Ung Châu hơn 40 ngày, quan tri châu là Tô Đam kiên c ố giữ mãi. Đến khi quân nhà Lý hạ được thành, thì Tô Đam bắt người nhà tất cả 36
  4. người chết trước, rồi tự thiêu mà chết. 5. NHÀ TỐNG LẤY ĐẤT QUẢNG NGUY ÊN. Tống triều được tin quân nhà Lý sang đánh phá ở châu Khâm, châu Liêm và châu Ung, lấy làm tức giận lắm, bèn sai Quách Quý làm Chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem 9 tướng quân cùng hội với nước Chiêm Thành và Chân Lạp chia đường sang đánh nước Nam ta. Tháng Chạp năm Bính Thìn (1076) quân nhà Tống vào địa hạt nước ta. Lý triều sai Lý Thường Kiệt đem binh đi cự địch. Thường Kiệt đánh chặn quân nhà Tống ở sông Như Nguyệt (làng Như Nguyệt ở Bắc Ninh, tức là sông Cầu bây giờ). Quân nhà Tống đánh trận ấy chết hơn 1.000 người. Quách Quỳ tiến quân về phía tây, đến đóng ở bờ sông Phú Lương(1). Lý Thường Kiệt đem binh thuyền lên đón đánh không cho quân Tống sang sông. Quân Tống mới chặt gỗ làm máy bắn đá sang như mưa, thuyền của ta thủng nát mất nhiều, quân sĩ chết hàng mấy nghìn người. Lúc bấy giờ quân nhà Tống đánh hăng lắm, Lý Thường Kiệt hết sức chống giữ, nhưng sợ quân mình có ngã lòng chăng, bèn đặt ra một chuyện nói rằng có thần cho bốn câu th ơ: Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư Quân lính nghe đọc mấy câu thơ ấy, ai nấy đều nức lòng đánh giặc, quân nhà Tống không tiến lên được. Hai bên cứ chống giữ mãi. Lý triều sợ đánh lâu không lợi, bèn sai sứ sang Tống xin hoãn binh.
  5. Vua Tống thấy quân mình không tiến lên được, mà lại đóng ở chỗ chướng địa, quân sĩ trước sang hơn 8 vạn, sau chết đến quá nửa, cho nên cũng thuận hoãn binh lui về, chiếm giữ châu Quảng Nguyên (bây giờ là châu Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng), châu Tư Lang (bây giờ là châu Thượng Lang và Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng), châu Tô, châu Mậu (ở giáp giới tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn) và huyện Quảng Lang (Ôn Châu, tỉnh Lạng Sơn). Đến năm Mậu Ngọ (1078) Lý Nhân Tông sai Đào Tôn Nguyên đưa voi sang cống nhà Tống và đòi lại những châu huyện ở mạn Quảng Nguyên. Vua Tống bắt phải trả những người châu Khâm, châu Liêm và châu Ung mà quân nhà Lý bắt về ngày trước, rồi mới trả châu huyện cho nhà Lý. Sang năm Kỷ Mùi (1079) Nhân Tông cho những người Tàu về nước, tất cả có 221 người. Con trai thì thích ba chữ vào trán, từ 15 tuổi trở lên thì thích: Thiên tử binh; 20 tuổi trở lên thì thích: Đầu Nam triều; còn con gái thì thích vào tay trái hai chữ: Quan khách. Đất Quảng Nguyên tự khi bọn Quách Quỳ lấy được, cải tên là Thuận Châu và có 3.000 quân Tống ở lại giữ, nhưng vì đất lam chướng, mười phần chết đến năm sáu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2