intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các xu hướng chuyển đổi kế toán truyền thống sang công nghệ kế toán 4.0 hiện nay

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của nghiên cứu "Các xu hướng chuyển đổi kế toán truyền thống sang công nghệ kế toán 4.0 hiện nay" được bố cục như sau. Phần 1 – giới thiệu, phần 2 - trình bày tổng quan các nghiên cứu trước đây, phần 3 - trình bày phương pháp nghiên cứu, phần 4 - đề cập đến các công nghệ kế toán mới hiện nay. Phần cuối cùng - trình bày kết luận, hạn chế của nghiên cứu này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các xu hướng chuyển đổi kế toán truyền thống sang công nghệ kế toán 4.0 hiện nay

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 CÁC XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI KẾ TOÁN TRUYỀN THỐNG SANG CÔNG NGHỆ KẾ TOÁN 4.0 HIỆN NAY THE TREND IS CHANGING FROM TRADITIONAL ACCOUNTING TO ACCOUNTING IN THE 4.0 ERA TS. Hồ Thị Vân Anh, ThS. Phạm Tú Anh Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Với mục đích nâng cao sự hiểu biết về các công nghệ kế toán mới, bài nghiên cứu đã sử dụng phương của Schmitz và Leoni (2019) và Cockcroft và Russell’s (2018) để phân tích và xem xét hệ thống các tài liệu hiện có về các chủ đề có liên quan đến các công nghệ kế toán mới (Cloud, trí tuệ nhân tạo “AI”, Big data và Blockchain) đang được các doanh nghiệp hiện nay triển khai thực hiện và áp dụng vào quy trình kế toán, từ đó cung cấp các ví dụ điển hình về việc áp dụng những công nghệ mới này vào trong thực tế. Kết quả thấy rằng, trong giai đoạn COVID-19 hiện nay thì quá trình chuyển đổi công nghệ của tất các lĩnh vực khác nhau bao gồm lĩnh vực kế toán dự kiến sẽ được thúc đẩy nhanh hơn. Vì vậy, việc tìm hiểu công nghệ mới để áp dụng một cách hiệu quả là vô cùng cần thiết, do chúng không chỉ làm tăng hiệu quả công việc, giảm chi phí, giảm nhân lực, giảm thời gian, độ chính xác cao mà còn mang lại nhiều cơ hội mới giúp doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế mà các công nghệ mới mang lại thì các doanh nghiệp cũng không thể xem nhẹ các rủi ro, các mối nguy hại từ việc áp dụng chúng. Từ khóa: Công nghệ kế toán, AI, Big data, blockchain, điện toán đám mây, tự động hóa ABSTRACT The study reviews and analyzes literature review about novel technologies currently used in the accounting cycle in business, including Cloud, Artificial Intelligence “AI”, Big data and Blockchain with an aim to improve the knowledge about it. The study uses the research methodology of Schmitz & Leoni (2019) and Cockcroft & Russell (2018) to provide a comprehensive literature review about the above-mentioned technologies. Based on it, the study provides typical examples of how to apply these new technologies in business. The results show that the technological transition of all sectors including accounting is expected to be accelerated during the current COVID-19 pandemic. Therefore, it is extremely necessary to study new technologies to apply them effectively, because they not only increase work efficiency but also reduce costs, reduce manpower, reduce time, and increase accuracy. Additionally, these new technologies give many new opportunities to facilitate businesses to maintain their competitive advantages in the market. Keywords: Technologies used in the accounting field, AI, Big data, blockchain, Cloud, machine learning, robotic process automation (RPA), technologies transitions. 167
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 1. Giới thiệu Trong những năm gần đây, các công nghệ mới (AI, Big data và Cloud) đã trở thành những xu hướng cốt lõi của kỷ nguyên công nghiệp 4.0 hiện nay. Chính xu hướng mới này không chỉ làm giảm nhu cầu việc làm mà còn làm thay đổi cơ cấu ngành trong nhiều lĩnh vực (đặc biệt là các lĩnh vực thâm dụng lao động) (Frey và Osborne, 2017). Theo Khảo sát của PwC (2016) về công nghiệp 4.0, sự thích ứng với công nghiệp 4.0 sẽ mang lại những tác động lớn lên tất cả các lĩnh vực của ngành (giảm chi phí, cải thiện hiệu quả, mở rộng lợi nhuận). Ví dụ, do AI chứa chức năng RPA và deep learning (DL) nên công nghệ mới này cho phép cải thiện khả năng xử lý của máy tính nhanh hơn so với trước đây. Những công nghệ mới này đã được giới thiệu trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Piccarozzi và cộng sự (2018) xem xét các chủ đề liên quan công nghiệp 4.0 trong tài liệu quản trị và thấy rằng, công nghiệp 4 là động cơ thúc đẩy việc áp dụng công nghệ thông tin vào sản xuất và dịch vụ đối với khu vực tư nhân. Milian và cộng sự (2019) xem xét các công nghệ tài chính (fintech), còn Arundel và cộng sự (2019) thảo luận việc áp dụng các đổi mới công nghệ trong khu vực công. Rikhardsson và Yigitbasioglu (2018) đề cập đến phân tích trí tuệ doanh nghiệp (business intelligence – BI) và Big data trong các lĩnh vực kế toán quản trị. Các công nghệ mới đã được áp dụng hiện nay không chỉ trong các tập đoàn và trong các khu vực tư nhân, mà còn trong các tổ chức quốc gia và các khu vực công (giáo dục, tài chính, fintech, chăm sóc y tế, môi trường, an ninh, quân đội, v.v…). Sự xuất hiện của các công nghệ mới cũng đã làm thay đổi đáng kể toàn bộ quy trình kế toán. Trước đây, hầu hết các quy trình kế toán được thực hiện thủ công hoặc với việc sử dụng hạn chế máy tính để ghi sổ. Tuy nhiên, khi công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication Technologies - ICT) phát triển thì các công nghệ (AI, Cloud, Big data) được sử dụng rộng rãi trong các quy trình kế toán. Đây được coi là sự “chuyển đổi” kỹ thuật số của kế toán trong nghiên cứu này. Những công nghệ mới này không chỉ xử lý nhanh khối lượng lớn dữ liệu mà còn giúp tăng tính minh bạch. Chúng được sử dụng ở tất cả các giai đoạn từ việc thu thập dữ liệu kế toán ban đầu cho đến quá trình ra quyết định cuối cùng. Dữ liệu kế toán được thu thập và cung cấp qua hệ thống Cloud. Phân tích Big data và AI (RPA, machine learning (ML)) được sử dụng để tạo ra thông tin kế toán có ý nghĩa và phù hợp để hỗ trợ cho viêc ra quyết định tốt hơn. Sử dụng công nghệ Blockchain góp phần nâng cao chất lượng của thông tin kế toán, đảm bảo tính minh bạch và độ tin cậy. Mục đích của nghiên cứu này là trình bày các trường hợp đã áp dụng công nghệ mới vào quy trình kế toán từ đó làm cơ sở đưa ra định hướng cho các công ty đang xem xét chuyển đổi sang công nghệ mới bằng cách thảo luận về các ví dụ trong thế giới thực. Việc sử dụng các công nghệ mới trong các lĩnh vực kế toán hiện đang diễn ra trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc sử dụng hệ thống Cloud giúp các công ty khởi nghiệp fintech vừa và nhỏ hoạt động trên nền tảng fintech thương mại điện tử kinh doanh quốc tế. Trong đó, các công ty này vận hành nhiều hệ thống kế toán tích hợp hơn bằng cách sử dụng nhiều loại Big data khác nhau (video, hình ảnh, máy bay không người lái). Các công ty có thể quản lý hàng tồn kho hiệu quả hơn bằng cách áp dụng dữ liệu hỗ trợ sau bán hàng (Post of Sales - POS). Hơn nữa, các công ty cũng có thể kết hợp với chính quyền địa phương để thiết lập một hệ thống thuế khoa học hơn. Mặt khác, các công ty có thể đảm bảo tính minh bạch bằng cách áp dụng công nghệ blockchain vào hệ thống giao dịch (ví dụ, Hàn Quốc). Nội dung của nghiên cứu được bố cục như sau. Phần 1 – giới thiệu, phần 2 - trình bày tổng 168
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 quan các nghiên cứu trước đây, phần 3 - trình bày phương pháp nghiên cứu, phần 4 - đề cập đến các công nghệ kế toán mới hiện nay. Phần cuối cùng - trình bày kết luận, hạn chế của nghiên cứu này. 2. Tổng quan các công nghệ kế toán Các tài liệu hiện nay đã thảo luận về các công nghệ kế toán và định nghĩa chúng theo nhiều cách khác nhau. Theo ACCA/IMA (2013), Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA) và Viện Kế toán Quản trị (IMA) trình bày một báo cáo về tương lai của kế toán với tiêu đề “Học thuyết Darwin kỹ thuật số”. Báo cáo này đã thảo luận về 10 xu hướng công nghệ có tiềm năng định hình lại môi trường kinh doanh và nghề nghiệp, cụ thể, mobile, Big data, AI và robot, an ninh mạng, giáo dục, cloud, hệ thống thanh toán, thực tế ảo (virtual reality – VR) và thực tế tăng cường (augmented reality – AR), cung cấp dịch vụ kỹ thuật số, và xã hội (ACCA/IMA, 2013). Viện Kế toán Công chứng Vương quốc Anh và xứ Wales (ICAEW) đã xác định AI, Big data, Blockchain và an ninh mạng là những công nghệ làm biến đổi ngành kế toán (IFAC, 2019). Chandi (2018), Forbes cho rằng khai thác sức mạnh của Cloud, tăng tốc tự động hóa, đột phá thông qua Blockchain là xu hướng kế toán trong tương lai. Công nghệ kế toán có thể được xác định theo nhiều cách khác nhau và những công nghệ này không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kế toán mà còn được sử dụng tích cực trong các lĩnh vực khác (xe tự hành, kỹ thuật tài chính, v.v…). Khá nhiều tài liệu đề cập những ưu điểm của công nghệ Cloud trong kế toán. Theo Ionescu và cộng sự (2013), đơn giản hóa chứng từ kế toán và chuyển một số nghiệp vụ kế toán sang nền tảng điện tử dựa trên đám mây đã tạo ra những thay đổi lớn cho hệ thống thông tin kế toán. Đồng thời họ đã chứng minh việc sử dụng ứng dụng dựa trên điện toán đám mây giúp tiết kiệm chi phí, và tuyên bố rằng đây là một tiêu chí quan trọng khi lựa chọn giải pháp kế toán dựa trên internet. Christauskas và Miseviciene (2012), các công nghệ kỹ thuật số bao gồm Cloud có khả năng làm tăng chất lượng quá trình quyết định liên quan đến kinh doanh. Ngoài ra, Phillips (2012) cho rằng khách hàng và kế toán luôn có thể giao tiếp với nhau thông qua Cloud. Nhà cung cấp Cloud có thể đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu và nguy cơ dữ liệu không được đồng bộ hóa có thể được loại bỏ. Hội đồng Bình ổn Tài chính (Financial Stability Board – FSB) cho rằng công nghệ AI sẽ phép các kế toán viên tập trung vào các nhiệm vụ có giá trị hơn như ra quyết định, giải quyết vấn đề, tư vấn, phát triển chiến lược và lãnh đạo (FSB, 2017). Deloitte (2017), RPA thúc đẩy quá trình tự động hóa nhiều hơn và AI cải thiện năng suất trong các khu vực công. Độ chính xác và hiệu quả có thể được tăng lên đồng thời có thể giảm chi phí và thời gian vận hành trong việc thực hiện các nhiệm vụ và quy trình kế toán bằng công nghệ AI. AI có thể cung cấp thông tin chất lượng cao hơn qua ứng dụng ML/DL từ đó tạo ra thông tin kế toán minh bạch hơn (Ahn và Jung, 2018; Bauguess, 2017; Cho và cộng sự, 2018; O’Neill, 2016; PwC, 2017). Big data có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với kế toán. Warren và cộng sự (2015), dữ liệu video và hình ảnh, dữ liệu âm thanh và dữ liệu văn bản là các loại Big data khác nhau để bổ sung vào hồ sơ kế toán hiện có và thông tin được cung cấp thông qua Big data có thể cung cấp các phương pháp cải thiện kế toán. Trong môi trường dữ liệu ngày càng phức tạp và có khối lượng ngày càng lớn, việc sử dụng công nghệ và phân tích Big data mang lại nhiều cơ hội hơn trong tất cả các lĩnh vực kế toán. Ví dụ: Big data giúp nâng cao chất lượng của việc đánh giá và ứng phó rủi ro của kiểm toán viên (IAASB, 2016). Theo các nghiên cứu trước thì Blockchain là một công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến nghề kế toán. Blockchain là một kỹ thuật dựa trên phân quyền dữ liệu (Raval, 2016). Nhiều dữ liệu khác nhau được lưu trên một danh sách các bản ghi được gọi là khối và các khối này được liên kết giống 169
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 như chuỗi sử dụng mật mã. Blockchain là một sổ cái phân tán và mở có thể ghi lại các giao dịch giữa hai bên một cách hiệu quả (Iansiti và Lakhani, 2017). Khi blockchain được thực hiện thì toàn bộ dữ liệu sẽ không bị thay đổi, nếu muốn thay đổi thì phải có sự đồng thuận của tất cả các khối tiếp theo (Raval, 2016). PwC (2016), Blockchain là thế hệ tiếp theo của phần mềm xử lý kinh doanh. Đặc biệt, với các chức năng của Blockchain thì nó cho phép tính toàn vẹn dữ liệu, xử lý và chia sẻ nhanh chóng, xử lý kiểm soát theo chương trình và tự động sẽ góp phần lớn vào việc phát triển các hệ thống kế toán mới. Với những nghiên cứu được đề cập ở trên, nghiên cứu này tóm tắt các công nghệ mới như Cloud, AI (RPA và ML), Big data, và Blockchain dẫn đến những thay đổi lớn trong kế toán. 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận hai giai đoạn của Schmitz và Leoni (2019). Đây là phương pháp nghiên cứu định tính được tiến hành theo hai bước: (i) xem xét các nghiên cứu học thuật, báo cáo chuyên môn và trang web một cách có hệ thống, (ii) thực hiện phân tích nội dung theo các chủ đề chính đã được thực hiện. Tiếp theo, bài báo áp dụng phương pháp tiếp cận của Cockcroft và Russell’s (2018), là phương pháp thu thập và loại trừ dữ liệu theo mô hình cấu trúc theo chủ đề được thực hiện bằng cách tập hợp 75 bài báo về công nghệ 4.0 theo 5 chủ đề cụ thể: kỹ thuật và quy trình, kiểm soát thông tin, tính bảo mật/tính đạo đức, vai trò và năng lực của các chuyên gia và các ứng dụng mới. Từ đó, Cockcroft và Russell tiến hành kiểm tra kết quả tìm kiếm và loại trừ các tài liệu có nội dung không liên quan đến công nghệ trong lĩnh vực kế toán. Cụ thể, để thực hiện bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã thực hiện theo phương pháp của Schmitz và Leoni (2019) bằng cách đánh giá một cách có hệ thống các tài liệu hiện có về các công nghệ mới trong lĩnh vực kế toán thông qua tìm kiếm trên Google Scholar với các từ khóa “công nghệ mới”, “công nghiệp 4.0” và “chuyển đổi kỹ thuật số”, và đã kiếm được hơn 100 bài báo với các nội dung liên quan đến các thuật ngữ trên. Sau đó, thực hiện bước thứ hai theo phương pháp của Schmitz và Leoni nhóm tác giả đã phân loại hơn 100 bài báo này theo 5 hướng hướng chính là: kỹ thuật và quy trình, kiểm soát thông tin, tính bảo mật/tính đạo đức, vai trò và năng lực của các chuyên gia và các ứng dụng mới. Sau khi đã có được sơ đồ phân loại các bài báo, bài nghiên cứu này thực hiện theo phương pháp của Cockcroft và Russell để loại trừ các tài liệu có nội dung không liên quan đến công nghệ trong lĩnh vực kế toán. Ngoài ra, để có một góc nhìn toàn diện về sự phát triển thực tế của các ứng dụng công nghệ mới trong ngành kế toán hiện nay, nghiên cứu này tìm kiếm thêm các báo cáo chuyên môn và trang web của các công ty và hiệp hội kế toán chuyên nghiệp lớn trên toàn thế giới, như Hội Kế toán Công chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA), Viện Kế toán Công chứng Vương quốc Anh và xứ Wales (ICAEW), Hội đồng Bình ổn Tài chính (FSB), Ủy ban Quốc tế về chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo (IAASB), Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) và 4 công ty kiểm toán lớn bao gồm PwC, Deloitte, KPMG và EY. Đồng thời, truy xuất tất cả các nguồn trực tuyến (AICPA, ACCA, ICAEW, FSB, IAASB, IFAC, PwC, Deloitte, KPMG và EY) có đề cập đến “công nghệ mới”, “Công nghiệp 4.0” và “chuyển đổi kỹ thuật số” trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán. Kết quả, có 10 nguồn công khai các Từ khóa trên ở các trang web, báo cáo và 49 tài liệu học thuật đề cập đến các công nghệ kế toán. Từ quá trình lược khảo tài liệu trên, nghiên cứu này nhận thấy có bốn công nghệ chính có thể tác động đáng kể lên các lĩnh vực kế toán như Cloud, AI, Big data và Blockchain. 170
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 4. Công nghệ kế toán đang được áp dụng hiện nay 4.1. Cloud – kế toán đám mây Cloud là nguyên công nghệ dựa trên internet, cung cấp các ứng dụng phần mềm, sức mạnh tính toán và lưu trữ dữ liệu được cung cấp từ xa dưới dạng dịch vụ (ACCA/IMA, 2013). Kế toán dựa trên Cloud là một hệ thống thông tin kế toán trực tuyến dựa trên điện toán đám mây và khách hàng sử dụng máy tính hoặc các thiết bị khác để đạt được các chức năng kế toán và phân tích tài chính (Feng, 2015). Mục tiêu chính của hệ thống thông tin kế toán là thu thập, lưu trữ dữ liệu và thông tin liên quan đến các sự kiện có ảnh hưởng kinh tế đến tổ chức cũng như quản lý, xử lý và cung cấp thông tin cho người dùng nội bộ và bên ngoài (Christauskas và Miseviciene, 2012). Do đó, hệ thống kế toán đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin tài chính để sử dụng vào quá trình ra quyết định (Christauskas và Miseviciene, 2012; Ionescu và cộng sự, 2013). Cloud dự kiến sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thu thập, cung cấp dữ liệu và thông tin kế toán. Ví dụ, Phillips (2012) cho rằng trước đây, công ty kế toán giao tiếp với khách hàng của họ thông qua FTP (giao thức truyền tệp), RDP (giao thức điều khiển máy tính từ xa), email hoặc các cuộc họp trực tiếp đã làm cho quy trình kế toán không hiệu quả, tốn kém, mất thời gian và rất phức tạp. Tuy nhiên, khi các hệ thống kế toán thông qua Cloud giúp cả khách hàng và công ty kế toán thực hiện công việc hiệu quả, đảm bảo an ninh dữ liệu, cải thiện đồng bộ hóa dữ liệu và giảm nguy cơ dữ liệu không được đồng bộ hóa. Một trong những hệ thống kế toán đám mây nổi tiếng là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP). ERP quản lý tất cả thông tin từ công ty cũng như quản lý chuỗi cung ứng và thông tin đặt hàng của khách hàng. Kế toán là thành phần cốt lõi của hệ thống ERP vì dữ liệu kế toán là thông tin quan trọng quản lý tất cả các hoạt động kinh doanh theo cách tích hợp. Do đó, chúng phải được tổng hợp chính xác. Như vậy, điện toán đám mây cho phép các công ty xử lý khối lượng lớn dữ liệu mà không cần trung tâm dữ liệu riêng và quản lý thông tin quan trọng của doanh nghiệp theo cách tích hợp hơn. Hệ thống kế toán thông qua Cloud cho phép cả khách hàng và kế toán thực hiện công việc của họ một cách hiệu quả, đảm bảo an ninh dữ liệu, cải thiện đồng bộ hóa dữ liệu và giảm nguy cơ dữ liệu không được đồng bộ hóa. Cloud không chỉ là một công nghệ mà là một xu hướng dẫn đầu quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của kế toán. Điện toán đám mây kết hợp với Big data đã mang lại nhiều cơ hội và lợi ích. Big data là động lực quan trọng cho sự phát triển của AI. Chuyển đổi kỹ thuật số không chỉ có nghĩa là áp dụng hoặc chấp nhận công nghệ đơn giản. Nó đề cập đến việc dẫn đầu một sự thay đổi lớn hơn hoặc cơ cấu đi kèm với các công nghệ mới. Theo nghiên cứu của Hoa (2020) về ảnh hưởng của điện toán đám mây đến việc công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và kết quả từ 70 doanh nghiệp niêm yết trên địa bàn thành phố hồ chí minh cho thấy các việc sử dụng điện toán đám mây làm gia tăng tính kịp thời của thông tin kế toán. Nghiên cứu này cũng đồng quan điểm với các nghiên cứu khác trên thế giới về vai trò quan trọng của điện toán đám mây trong sự phát triển của ngành kế toán hiện nay. 4.2. AI – kế toán dựa trên AI AI với các chức năng nổi bật (ML và DL) làm cho khả năng xử lý của máy tính được cải thiện đáng kể, từ đó cho phép người dùng xử lý một lượng lớn công việc trong một khoảng thời 171
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 gian rất ngắn (Yook, 2019). AI đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như lái xe tự hành, chăm sóc y tế, hỗ trợ kinh doanh, tài chính, giáo dục, tiếp thị, môi trường, an ninh và quân sự. Đặc biệt trong kế toán, AI giúp việc phân tích và sử dụng dữ liệu kế toán được hiệu quả, AI cho phép phân tích nâng cao với tốc độ nhanh hơn và kết quả chính xác hơn, đồng thời có thể liên kết AI với các chiến lược quản lý hoặc nhiều sáng kiến khác. AI giúp phát hiện sớm các giao dịch gian lận, nghi ngờ các bất thường hoặc sai sót từ đó nhận biết và xử lý chúng trước khi vấn đề có thể xảy ra (Yook, 2019). Ví dụ, hiện nay AI đang được Hàn Quốc tích cực triển khai trong lĩnh vực kế toán để ngăn chặn các gian lận liên quan hoạt động kế toán. Shin (2017), trình bày một số vấn đề chính trong việc xây dựng hệ thống phát hiện gian lận kế toán, cụ thể (i) phải xây dựng cơ sở dữ liệu về các báo cáo tài chính gian lận vì đây là nguồn cơ sở dữ liệu quan trọng của AI bằng cách sử dụng ML. Chuẩn hóa và kết nối với dữ liệu cũng rất quan trọng, do đó, việc thiết lập ngôn ngữ báo cáo kinh doanh mở rộng (XBRL) là điều cần thiết, (ii) sử dụng kết hợp với dữ liệu phi cấu trúc hoặc bán cấu trúc, vì hầu hết các hệ thống đã sử dụng dữ liệu có cấu trúc (số) ví dụ như tỷ lệ tài chính. Tuy nhiên, việc tiếp cận và thu nhận kiến thức nên đi cùng với việc sử dụng nhiều nguồn dữ liệu khác nhau (dữ liệu bằng lời nói từ tin tức, dịch vụ mạng xã hội (SNS) và chú thích cuối trang, …). Số lượng và chất lượng dữ liệu là rất quan trọng để thiết lập một hệ thống kế toán tự động để áp dụng kỹ thuật ML và AI. Hiện nay, do dữ liệu liên quan đến gian lận kế toán ở các nước còn hạn chế đã làm cho kết quả nghiên cứu không đáng tin cậy và chất lượng dữ liệu không được đảm bảo. Điều này làm hạn chế việc áp dụng thực tế các công nghệ này trong kế toán và kiểm toán tài chính. Tuy nhiên, có những ví dụ về việc sử dụng các kỹ thuật AI trong kế toán thuế và quản lý. Ví dụ, AGREEMENT (một nhà cung cấp phần mềm kế toán) công bố giải pháp nâng cao kế toán quản trị có tên gọi “Attack Board”, trong đó công ty áp dụng AI vào dịch vụ thực hiện dự báo doanh thu bằng cách tiếp cận rủi ro để dự đoán doanh số bán hàng trong tương lai từ dữ liệu lịch sử. “Attack Board” sử dụng nhiều thuật toán ML khác nhau (qua xử lý Python) để đưa ra dự báo bán hàng chính xác hơn, từ đó làm rõ các vấn đề cần cải thiện, góp phần đạt được mục tiêu bán hàng (Yook, 2019). Ngoài ra, nếu hiệu quả thực tế khác với kế hoạch, thông qua phân tích phương sai thì “Attack Board” cung cấp hướng dẫn cách thức tổ chức lại nguồn lực cho phù hợp hoặc đề xuất kiểm tra lại quy trình. AI cũng được sử dụng để ước tính chi phí mục tiêu. Dự đoán hoặc ước tính là một quá trình điền vào thông tin còn thiếu và tạo ra thông tin không tồn tại dựa trên dữ liệu hiện có. Hiện nay, có ba phương pháp được sử dụng để ước tính giá thành sản phẩm: (i) phương pháp Analog để ước tính chi phí của một sản phẩm mới so với các sản phẩm tương tự được sản xuất hoặc mua trong quá khứ, (ii) phương pháp phân tích để ước tính chi phí bằng cách mô hình hóa các quy trình sản xuất, (iii) phương pháp tham số để ước tính chi phí sản phẩm và dịch vụ thông qua mô hình thống kê theo các tham số cụ thể. Tuy nhiên, phương pháp thống kê đặc biệt hữu ích trong giai đoạn đầu của chu kỳ sống sản phẩm, nhưng nó hiếm khi tính đến các tham số định tính, dữ liệu bị thiếu không được quản lý hiệu quả và đòi hỏi phải có một tập dữ liệu hoàn chỉnh. Trong khi, AI cung cấp các định hướng cho một mô hình ước tính chi phí mới. Những tiến bộ gần đây trong thuật toán và ML góp phần làm giảm bớt những thiếu sót của các phương pháp tham số truyền thống, cũng như cải thiện hiệu quả và ứng dụng. Ví dụ, phương pháp thống kê mới nhất (thuật toán Random Forests) được đề xuất bởi Breiman (2001) và Cutler và cộng sự (2012), là một cách tiếp cận phi tham số để thực hiện “learning”. Đây là kỹ thuật chọn ngẫu nhiên các phần tử để tạo các cây quyết 172
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 định, và nó xây dựng nhiều cây quyết định cho cùng một dữ liệu để tổng hợp các kết quả nhằm nâng cao hiệu quả dự đoán (Yook, 2019; Cutler và cộng sự, 2012; Breiman, 2001). "EasyKost” là phần mềm đại diện sử dụng thuật toán AI, phần mềm này giúp xác định chi phí của sản phẩm/dịch vụ mới trong vài giây bằng cách sử dụng lượng dữ liệu khổng lồ mà không cần kiến thức chuyên môn về công nghệ hay quy trình công nghiệp. Thuế là một lĩnh vực khác mà lợi thế của AI có thể được nhận thấy. Nếu áp dụng công nghệ nhận thức (cognitive technology) để tự động phân loại thành các khoản mục kế toán phù hợp với nội dung tương ứng thì có thể làm tăng xác suất khớp. Việc sử dụng công nghệ nhận thức có thể mang lại lợi ích như dự đoán chính xác hơn, cải thiện phân bổ tài nguyên, phát hiện bất thường và theo dõi thời gian thực mà không cần nhận dạng thủ công các mẫu cũng như bỏ sót các mẫu quan trọng, do đó giúp đưa ra quyết định tốt hơn và tăng hiệu quả (Deloitte, 2017). O’Neill (2016), giới thiệu công nghệ AI để phân tích tài liệu và hợp đồng. Ông nói rằng KPMG và IBM đã phát triển máy tính nhận thức (Watson), và Watson Analytics đọc và tóm tắt hàng nghìn trang tài liệu hợp đồng/thoả thuận ngay lập tức. Deloitte đã hợp tác với Kira Systems để xem xét cũng như cung cấp bằng chứng để hỗ trợ các hợp đồng và tài liệu. Kira (2018) có thể hình dung các điều khoản của hợp đồng một cách nhanh chóng, phản hồi các sửa đổi liên quan điều luật và xem xét các trường hợp chống hối lộ và bất khả kháng, quét các tài liệu gốc và dễ dàng so sánh chúng với văn bản tóm tắt. Theo Miłosz (2021), việc ứng dụng AI trong 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới là KPMG, EY, PWC và Deloitte được triển khai rất mạnh mẽ. Cụ thể, công ty KPMG đã sử dụng công nghệ AI của McLaren Applied Technologies (MAT) để cải thiện quy trình kiểm toán của mình kể từ năm 2015 bằng cách dùng AI để phân tích từng tài liệu trong một công ty được kiểm toán. Ngoài ra AI cũng tư vấn cho việc tự động hóa quyết định và loại bỏ các quy trình lặp lại. Công ty Deloitte làm việc với hệ thống Kira để cải thiện việc xem xét tài liệu. AI đã hỗ trợ công ty Deloitte các công việ bao gồm điều tra, hợp nhất, quản lý hợp đồng hoặc thỏa thuận cho thuê. Một hệ thống khác từ Deloitte, TAX-I sử dụng AI để phân tích và xem xét các trường hợp thuế do Tòa án Công lý Châu Âu xét xử. Hệ thống AI đã hỗ trợ công ty Deloitte so sánh và tóm tắt các trường hợp, và thậm chí dự đoán kết quả. 4.3. Big data Ngoài việc sử dụng công nghệ AI nói trên, các tổ chức kinh tế cũng như chính phủ các nước cũng tích cực áp dụng công nghệ Big data. Ví dụ, sử dụng Big data vào quản lý thuế như các khoản thu nhập thường xuyên và không thường xuyên, nộp thuế trong quá khứ, chi tiêu bằng thẻ tín dụng, hồ sơ thẻ tín dụng, tình trạng bất động sản, lịch sử mua sắm, tiếp cận thị trường trực tuyến, giao dịch trực tuyến, phương tiện truyền thông xã hội (Twitter, Facebook, Instagram, v.v.), tìm kiếm trên web, email, v.v… đồng thời phân tích và so sánh với các khoản thanh toán thuế trước đó. Mặt khác, áp dụng Big data để thực hiện các chính sách thông qua phân tích dữ liệu tập trung vào kinh tế, giao thông, văn hóa, truyền thông và an toàn (Lee và cộng sự, 2015). Ngoài ra, các chuyên gia kế toán và quan chức nhà nước cho rằng chương trình hỗ trợ tài chính quốc gia là một lĩnh vực rất có thể sử dụng Big data trong kế toán tài chính (Kwon và cộng sự, 2014). Bởi vì các khoản hỗ trợ tài chính quốc gia do chính phủ cấp được ghi nhận trong chương trình điện tử từ giai đoạn ngân sách đến giải ngân, từ đó cho phép chính phủ có thể quản lý một cách hiệu quả việc thực hiện các quỹ bất hợp pháp như tham ô, hối lộ và các tài liệu gian lận (Seo và Kim, 2016). 173
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Warren và cộng sự (2015), cho rằng dữ liệu video, hình ảnh, âm thanh và văn bản đều là Big data có thể bổ sung cho hồ sơ kế toán. Kim A (2018), đề cập đến việc sử dụng máy bay không người lái trong một chương trình điều tra đất đai để bảo mật dữ liệu thuế, rút ngắn thời gian điều tra và bổ sung những tài liệu thuế còn thiếu. Tuy nhiên, Kim I (2018) cho rằng việc sử dụng máy bay không người lái để tìm các vùng đất đang được sử dụng bất hợp pháp và khác với mục đích ban đầu. Big data ảnh hưởng đến các tổng thể lĩnh vực kế toán và thuế. Thực hiện đánh giá bằng Big data có lợi cho các đánh giá viên. PwC (2015), các nhà phân tích dữ liệu đang thay đổi các thủ tục kiểm toán với hệ thống mới và kiểm toán viên có thể sử dụng nhiều thông tin hơn (dữ liệu tài chính và phi tài chính), và các dữ liệu trực quan hóa có ý nghĩa. Theo Vasarhelyi và cộng sự (2010), phân tích Big data có thể cung cấp các cuộc kiểm toán liên tục và giúp giảm thiểu rủi ro kiểm toán. Hoogduin và cộng sự (2014), việc áp dụng các khoa học dữ liệu làm cho kiểm toán viên thực hiện kiểm toán hiệu quả hơn, cung cấp bằng chứng kiểm toán mới chưa được áp dụng trong quá khứ. Trong kế toán tài chính, Big data sẽ cải thiện chất lượng và mức độ phù hợp của thông tin kế toán. Các chương trình kế toán khác nhau có thể sử dụng Big data để cung cấp thông tin phù hợp và có ý nghĩa nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định tốt hơn. 4.4. Blockchain – kế toán dựa trên Blockchain Nakamoto (2008), lần đầu tiên giới thiệu công nghệ Blockchain như một hệ thống thanh toán cho các loại tiền kỹ thuật số được mã hóa, và được sử dụng như một công nghệ bảo mật cho các giao dịch của tiền điện tử (Bitcoin, 2009). Chính điều này, làm cho công nghệ Blockchain bị hiểu sai là một loại tiền điện tử và nhìn nhận nó một cách tiêu cực (bản chất đầu cơ). Tuy nhiên, Blockchain là một công nghệ ghi nhận thông tin bằng cách sử dụng mã hóa để ngăn chặn việc giả mạo hoặc thao túng thông tin. Schmitz và Leoni (2019), mô tả công nghệ Blockchain như một mạng ngang hàng (peer-to- peer, P2P) dựa trên internet. P2P sử dụng ứng dụng phân tán để phân bổ và chia sẻ nhiệm vụ giữa các máy tính tham gia vào mạng. Do tính chất phân tán và cơ chế đồng bộ của nó, công nghệ Blockchain cung cấp một giải pháp để kiểm soát các giao dịch được ghi nhận vào sổ cái. Mọi giao dịch mới được thêm vào các khối hiện có và các khối này được liên kết bằng mật mã. Do liên kết dạng chuỗi này giúp Blockchain có thể vượt qua các giới hạn của việc ghi sổ kế toán kép. Mặc dù, công nghệ Blockchain mang lại nhiều lợi ích nhưng Hughes và cộng sự (2019) cho rằng nó có một số hạn chế như thiếu quyền riêng tư, chi phí cao, mô hình bảo mật, hạn chế về tính linh hoạt, độ trễ và quản trị. Ngoài ra, còn có các hạn chế phi kỹ thuật như thiếu sự chấp nhận của các cơ quan quản lý và pháp luật cũng như thiếu sự chấp nhận của người dùng. Tuy nhiên, Blockchain đã được áp dụng theo nhiều cách khác nhau trong thời gian gần đây, theo Fanning và Centers (2016) thì Blockchain sẽ tác động đáng kể đến các dịch vụ tài chính. Người ta dự kiến Blockchain sẽ được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực y tế và công cộng. Nghiên cứu từ Anh Thư (2019) chỉ ra rằng những ứng dụng đa dạng từ công nghệ Blockchain giúp thông tin kế toán được bảo mật và giảm thiểu sai sót. Các nghiên cứu khác từ Trương Thị Hoài và Đào Thị Loan (2019) cũng cho thấy công nghệ Blockchain là một hệ thống mạng máy tính liên kết với nhau. Do đó các hành vi tấn công mạng, xâm nhập vào hệ thống bắt buộc phải phá vỡ hệ thống liên kết này cùng một lúc, vì những sự tấn công riêng lẻ sẽ bị phát hiện và có những sự đáp trả lại sự tấn công này bởi các các máy tính khác trong mạnglưới. Nhờ đó, an ninh mạng được thắt chặt. 174
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Blockchain đề cập đến một công nghệ phân phối và lưu trữ tất cả các giao dịch và dữ liệu khác nhau của tất cả những người tham gia trong mạng chia sẻ nên rất an toàn. Blockchain xác minh tính hợp lệ của một giao dịch và đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu (Lee và cộng sự, 2019). Do tính bảo mật và phân quyền của Blockchain nên nó được áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau (chăm sóc sức khỏe, tài chính và quản lý chuỗi cung ứng). Ngoài các lĩnh vực tài chính (giao dịch chứng khoán, thanh lý và chuyển tiền, đầu tư, cho vay và trao đổi hàng hóa) thì công nghệ Blockchain cũng được sử dụng trong các lĩnh vực khác (nhận dạng, công chứng, sở hữu, bỏ phiếu điện tử, vận chuyển và phân phối) (Lee và cộng sự, 2019). Các lĩnh vực và giới học thuật phân loại Blockchain thành ba giai đoạn, tùy thuộc vào phạm vi triển khai và mức độ áp dụng của công nghệ: (i) Blockchain 1.0 là thế hệ đầu tiên bắt đầu với hệ điều hành của Bitcoin, (ii) Blockchain 2.0 là công nghệ thế hệ thứ hai cho phép các hợp đồng thông minh, (iii) Blockchain 3.0 là thế hệ thứ ba, trong đó các hợp đồng thông minh được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội (lĩnh vực công, chính trị và kinh tế). Ví dụ, hoạt động thương mại gia công ký gửi là hoạt động giao dịch toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thô được chế biến (sản xuất, lắp ráp, tái sử dụng hoặc tân trang) ở nước ngoài với điều kiện chúng đã được gia công, sau đó nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hoá đã qua chế biến. Như đã trình bày, tất cả các giao dịch được xác định và lưu trữ theo từng đối tượng kế toán bằng công nghệ Blockchain. Tất cả các giao dịch được ghi nhận tự động với từng khối trong sổ cái, thông tin giao dịch và bằng chứng kế toán được lưu trữ trong cùng một khối từ đó giúp đảm bảo tính minh bạch và độ tin cậy cho thông tin kế toán. Ngoài ra, theo Geraldo Vasquez (2021) thì công nghệ Blockchain tác động rất mạnh mẽ đến hệ thống thông tin kế toán. Một trong những ứng dụng nổi bật của Blockchain đến hệ thống thông tin kế toán mà các công ty đang sử dụng hiện nay chính là hợp đồng thông minh (còn được gọi là hợp đồng kỹ thuật số). Hệ thống Blockchain có thể thực hiện quản lý hệ thống thông tin kế toán dưới các tác vụ: + Ghi lại các giao dịch tuân thủ các chuẩn mực kế toán bằng cách ghi lại doanh thu sau khi vận chuyển hàng hóa. + Quản lý các hợp đồng trái phiếu và khoản vay bằng cách theo dõi số dư trong tài khoản công ty và đưa ra cảnh báo khi số dư không đạt ngưỡng quy định. + Tạo điều kiện tự động xác nhận hàng tồn kho được mua bằng tín dụng. + Xác định nghĩa vụ, quyền sở hữu, số tiền, ngày đến hạn và số tiền được thanh toán bằng cách khớp số dư tài khoản phải thu của nhà cung cấp với số dư tài khoản phải trả của khách hàng. + Thực hiện thanh toán. + Giảm giá cho khách hàng khi khách hàng có các khoản thanh toán sớm. 5. Kết luận Nghiên cứu này thảo luận các trường hợp áp dụng công nghệ mới vào kế toán. Một số công nghệ được sử dụng để thu thập, cung cấp thông tin và dữ liệu kế toán. Một số được sử dụng để cung cấp thông tin chất lượng nhằm đưa ra quyết định hiệu quả trong thực tế, và một số khác được sử dụng để cải thiện tính minh bạch và độ tin cậy của chất lượng kế toán. Trong số các trường hợp áp dụng các công nghệ mới này bao gồm cả các công ty tư nhân và chính quyền địa phương. Trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán tài chính, một số công ty đã và đang phát triển và áp 175
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 dụng công nghệ AI (thông qua ML và DL) và Blockchain. Do những công nghệ này giúp công ty tổ chức và phân tích dữ liệu kế toán để hỗ trợ hoạt động kế toán, tăng cường bảo mật thông tin và cải thiện tính minh bạch trong kế toán. Đặc biệt là các công việc đòi hỏi nhiều thời gian và khối lượng lớn (gửi thư, ghi sổ và nhập dữ liệu) trở nên khả thi nhờ tự động hóa. Đối với kế toán quản trị, do nó không dựa trên hệ thống kế toán bắt buộc mà nó phải được phát triển dựa trên tình hình riêng của công ty. Với chức năng là phân bổ vốn/các nguồn lực một cách tối ưu dựa trên các điều kiện kinh tế hoặc các dự báo trong tương lai của công ty, và là hoạt động thay đổi liên tục để tìm ra giải pháp tối ưu. Vì vậy, các công ty có thể xác định khả năng của kế toán quản trị thông qua DL và AI để có thể tạo ra giải pháp tốt nhất mà không cần biết trước các quy tắc hoặc các tiêu chuẩn và hệ thống kế toán cụ thể (Marr, 2017). Trong khi kế toán tài chính và kiểm toán đi phân tích các dữ liệu đã có thì kế toán quản trị có đặc điểm là định hướng tương lai. Do đó, phân tích dự báo sử dụng AI, Big data và Blockchain đã trở thành công cụ thiết yếu cho kế toán quản trị để giải quyết với những thay đổi nhanh chóng trong môi trường cạnh tranh toàn cầu và sự không chắc chắn. Trong tương lai, các kế toán viên và chuyên gia kế toán cần nghiên cứu cách thức áp dụng các công nghệ cốt lõi vào phân tích chiến lược và ra quyết định kế toán để mở rộng chức năng kế toán. Cho đến nay, các công nghệ mới này đã được đề cập và đề xuất trong các lĩnh vực kế toán và kiểm toán tài chính, nhưng trong lĩnh vực kế toán quản trị còn rất hạn chế nên còn tồn tại những khoảng trống nghiên cứu. Vì vậy, việc tìm ra một cách tiếp cận mới có thể áp dụng cho lĩnh vực kế toán quản trị cũng sẽ là một chủ đề cần khai thác cho các nghiên cứu trong tương lai. Tuy các công nghệ mới mang lại nhiều tiện ích, nhưng cần hiểu rằng những công nghệ này không phải là công cụ thay thế các chuyên gia mà là công cụ giúp cải thiện khả năng ước lượng và dự báo. Agrawal và cộng sự (2018), các dự báo sẽ thúc đẩy khả năng phán đoán bằng cách giảm sự không chắc chắn. ML có thể đẩy nhanh quá trình dự báo nhưng rất khó để nó đánh giá và quyết định điều gì đó, vì đây là lĩnh vực chuyên môn của con người. Do đó, cần lưu ý rằng việc cung cấp thông tin hữu ích có thể được thay thế bằng công nghệ, nhưng việc ra quyết định phụ thuộc vào con người (các chuyên gia kế toán con người phải là người đưa ra các quyết định cuối cùng). Theo Stokes (2020), việc máy móc đảm nhận trách nhiệm của con người là một điều tai hại cho dù AI có kỹ năng tự tư duy cao thì phán quyết cuối cùng vẫn luôn phụ thuộc vào con người. Các công nghệ kế toán được giới thiệu trong nghiên cứu này hiện đã trở thành xu hướng cơ bản không thể tránh khỏi. Quá trình chuyển đổi từ kế toán truyền thống sang các công nghệ kế toán mới dự kiến sẽ được đẩy nhanh, đặc biệt là trong và sau giai đoạn COVID-19 hiện nay. Nếu không hiểu và không áp dụng những công nghệ này thì công ty không thể tồn tại trong một môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng, vì vậy, cần phải hiểu và suy nghĩ về cách áp dụng chúng. Hơn nữa, trong khi các công nghệ mới mang lại nhiều cơ hội thì cũng có một số rủi ro và mối đe dọa liên quan phát sinh (lỗi, máy chủ ngừng hoạt động, sao lưu dữ liệu, v.v.) cần được xem xét và đánh giá. Nghiên cứu này có ý nghĩa vì đã cung cấp các ví dụ về việc áp dụng các công nghệ mới trong thực tế, từ đó cho phép khám phá các cách để sử dụng và quản lý các cộng nghệ kế toán mới một cách hiệu quả cũng như suy nghĩ về những khả năng mà nhân viên kế toán cần có trong tương lai. Bên cạnh những đóng góp thì nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế. Cụ thể, vẫn có nhiều loại công nghệ kế toán khác nhưng nghiên cứu này chỉ trình bày một vài trong số chúng. Do đó, có những hạn chế trong việc mô tả chi tiết hơn cho từng công nghệ. Nghiên cứu trong tương lai cần giải quyết vấn đề hạn chế này. 176
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] ACCA/IMA. (2020). Digital Darwinism: Thriving in the Face of Technology Change. Available online: https://www.accaglobal.com/in/en/technical-activities/technical- resources-search/2013/october/digital-darwinism.html (accessed on 28 July 2020). [2] Agrawal, A., Gans, J., Goldfarb, A. (2018). Prediction Machines: The Simple Economics of Artificial Intelligence, Harvard Business Review Press: Brighton, MA, USA, 2018, ISBN 978-1-633695672. [3] Ahn, S. & Jung, H.R. (2018). A study on the role of public officials in local governmental accounting. Korean Gov. Account. Rev., Vol 16, pp 67–91. [4] Anh Thư (2019), Blockchain – “Cánh cửa cơ hội” trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, trang điện tử Tạp chí tài chính, Tải từ trang http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/blockchain-canh-cua-co-hoitrong-linh-vuc-ke- toan-kiem-toan-308745.html [5] Arundel, A., Bloch, C., Ferguson, B. (2019). Advancing innovation in the public sector: Aligning innovation measurement with policy goals. Res. Policy, Vol 48, pp 789–798. [6] Bauguess, S. (2020). The role of big data, machine learning, and AI in assessing risks: A regulatory perspective. In Champagne Keynote Speech, Securities and Exchange Commission: New York, NY, USA, 2017. Available online: https://www.sec.gov/news/speech/bauguess-big-data-ai (accessed on 21 June 2020). [7] Breiman, L. (2001). Random forests. Mach. Learn. 2001, Vol 45, pp 5–32. [8] Chandi, N. (2018). Accounting trends of tomorrow: What you need to know. Forbes 2018, 13A. [9] Cho, J.S., Ahn, S., Jung, W. (2018). The impact of artificial intelligence on the audit market. Korean Account. J., Vol 27, pp 289–330. [10] Christauskas, C. & Misevicience, R. (2012). Cloud computing-based accounting for small to medium-sized business. Inz. Ekon. Eng. Econ., Vol 23, pp 14–21. [11] Cockcroft, S. & Russell, M. (2018). Big data opportunities for accounting and finance practice and research. Aust. Account. Rev., Vol 28, pp 323–333. [12] Cutler, A., Cutler, D.R., Stevens, J. (2012). Random forests. In Ensemble Machine Learnings, Springer: Manhattan, NY, USA, 2012, pp. 157–175. [13] Deloitte. (2017). AI-Augmented Government: Using Cognitive Technologies to Redesign Public Sector Work. 2017. Available online: https://www2.deloitte.com/content/dam/insights/us/articles/3832_AI augmentedgovernment/DUP_AI-augmented-government.pdf (accessed on 18 December 2019). [14] Deloitte. (2019). The New Machinery of Government: Robotic Process Automation in the Public Sector. 2017. Available online: http://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/uk/Documents/Innovation/deloitte- ukinnovation-the-new-machinery-of-govt.pdf (accessed on 18 December 2019). [15] Fanning, K. & Centers, D.P. (2016). Blockchain and its coming impact on financial services. J. Corp. Account. Financ., Vol 27, pp 53–57. [16] Feng, J. (2015). Cloud accounting: The transition of the accounting information model in the big data background. In Proceedings of the 2015 International Conference on Intelligent Transportation, Big Data & Smart City, Halong Bay, Vietnam, 19–20 December 2015, pp. 207–211. 177
  12. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [17] Frey, C. & Osborne, M. (2017). The future of employment: How susceptible are jobs to computerization? Technol. Forecast Soc., Vol 114, pp 254–280. [18] FSB (Financial Stability Board). (2017). Artificial Intelligence and Machine Learning in Financial Services: Market Developments and Financial Stability Implications. 2017. Available online: http://www.fsb.org/wp-content/uploads/P011117.pdf (accessed on 25 July 2020). [19] Geraldo, V. (2021, August). An Introduction to Blockchain. What Does it Mean for the Accounting Profession? The CPA Journal. The Voice of Profession. [20] Hoa, N.Q. (2020). Ảnh hưởng của điện toán đám mây đến việc công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Công Thương. Tải từ trang: http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/anh-huong-cua-dien-toan-dam-may-den-viec- cong-bo-thong-tin-ke-toan-cua-cac-doanh-nghiep-tren-dia-ban-thanh-pho-ho-chi-minh- 68673.htm. [21] Hoogduin, L., Yoon, K., Zhang, L. (2014). Integrating event forms of data for audit evidence: Market research becoming relevant to assurance. Account. Horiz., Vol 29, pp 431–438. [22] Hughes, L., Dwivedi, Y.K., Misra, S.K., Rana, N.P., Raghavan, V., Akella, V. (2019). Blockchain research, practice and policy: Applications, benefits, limitations, emerging research themes, and research agenda. Int. J. Inf. Manag., Vol 49, pp 114–129. [23] IAASB. (2016). Data Analytics Working Group: Exploring the Growing Use of Technology in the Audit, With a Focus on Data Analytics. 2016. Available online: https://www.ifac.org/system/files/publications/files/IAASBData-Analytics-WG- Publication-Aug-25-2016-for-comms-9.1.16.pdf (accessed on 12 July 2020). [24] Iansiti, M. & Lakhani, K.R. (2017). The truth about Blockchain. Harvard Bus. Rev. 2017, Vol 95, pp 118–127. [25] IFAC. (2019). Technology and the Profession—A Guide to ICAEW’s Work. 2019. Available online: https://www.ifac.org/knowledge-gateway/preparing-future-ready- professionals/discussion/technologyand-profession-guide (accessed on 20 May 2020). [26] Ionescu, B., Ionescu, I., Bendovschi, A., Tudoran, L. (2013). Traditional accounting vs. cloud accounting. In Proceedings of the 8th International Conference Accounting and Management Informational Systems, Bucharest, Romania, 12–13 June 2013, pp. 106–125. [27] Kim, A. (2018). Managing land by flying drones. Financ. News, Vol 7, pp 4. [28] Kira. (2018). Kira for Contract Analysis. Available online: https://kirasystems.com/how-it- works/contractanalysis/ (accessed on 15 April 2020). [29] Kwon, O., Lee, J., Kim, Y. (2014). A study on the Big Data in financial accounting information. KIPA Res. Rep., Vol 27, pp 1–321. [30] Lee, H., Yoon, N., Park, S., Lee, C., Hwang, S. (2019). A study on the accounting information system based on Blockchain. Korean Account. J., Vol 28, pp 273–300. [31] Lee, S., Kim, I., Kwon, S., Yoon, I., Cho, H. (2015). A Study on the Data Analysis Management System for Local Government Policy Support, Daegu University: Daegu, Korea, 2015. [32] Marr, B. (2017). Data Strategy: How to Profit from a World of Big Data, Analytics and the Internet of Things, Kogan Page: London, UK. [33] Milian, E.Z., Spinola, M.D.M., De Carvalho, M.M. (2019). Fintechs: A literature review and research agenda. Electron. Commer. Res., Vol 34, pp 100-833. 178
  13. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [34] Miłosz, K. (2021, February 11). Artificial Intelligence In Accounting - What Are Your Possibilities? Ideamotive. https://www.ideamotive.co/blog/artificial-intelligence-in-accounting [35] Nakamoto, S. (2008). Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System. Available online: http://bitcoin.org/bitcoin.pdf (accessed on 20 May 2020). [36] O’Neill, E. (2016). How is the Accountancy and Finance World Using Artificial Intelligence? Acctech Institute. 2016. Available online: http://www.acctechinstitute.com/how-is-the-accountancy-and-finance-world- usingartificial-intelligence (accessed on 31 July 2020). [37] Phillips, B.A. (2012). How Cloud Computing Will Change Accounting Forever. 2012. Available online: https://docplayer.net/2537016-How-the-cloud-will-change-accounting- forever.html (accessed on 16 February 2020). [38] Piccarozzi, M., Aquilani, B., Gatti, C. (2018). Industry 4.0 in management studies: A systematic literature review. Sustainability, Vol 10, pp38-21. [39] PwC. (2015). What Students Need to Succeed in a Rapidly Changing Business World? 2015. Available online: https://www.pwc.com/us/en/faculty-resource (accessed on 20 April 2020). [40] PwC. (2016). Global Industry 4.0 Survey. Available online: http://www.pwc.com/gx/en/industries/industry-4.0.html (accessed on 24 September 2020). [41] PwC. (2017). Spotlight: Robotic Process Automation (RPA), What Tax Needs to Know Now. PwC Tax Function of the Future Series: A Focus on Today. 2017. Available online: https://www.pwc.com/gx/en/tax/publications/assets/pwc-tax-function-of-the-future-focus- on-today-robotics-process-automation.pdf (accessed on 3 May 2020). [42] PwC. (2020). Q&A: What’s Next for Blockchain in 2016? 2016. Available online: www.pwc.com/us/en/financialservices/publications/viewpoints/assets/pwc-qa-whats-next- for-blockchain.pdf (accessed on 20 April 2020). [43] Raval, S. (2016). What Is a Decentralized Application? Harnessing Bitcoin’s Blockchain Technology, O’Reilly Media Inc.: Sebastopol, CA, USA. [44] Rikhardsson, & Yigitbasioglu, O. (2018). Business intelligence & analytics in management accounting research: Status and future focus. International Journal of Accounting Information Systems, 29, 37–58. https://doi.org/10.1016/j.accinf.2018.03.001 [45] Schmitz, J. & Leoni, G. (2019). Accounting and auditing at the time of blockchain technology: A research agenda. Aust. Account. Rev., Vol 29, pp 331–342. [46] Seo, J. & Kim, S. (2016). Effective management of local government aids. In Research Report, Korea Institute of Local Administration: Daejeon, Korea, 2016, pp. 1–150. [47] Shin, K. (2017). Artificial Intelligence Applications in Fraudulent Accounting Detection. In Proceedings of the Conference of Research on the Future Accounting, Korean Accounting Association, Seoul, Korea, 8 December 2017. [48] Stokes, G. (2020). Biz Focus: It’s still up to us to make our own final decision. Maeil Bus. News Korea, Vol 7, S3. [49] Trương Thị Hoài, Đào Thị Loan (2019), Ứng dụng blockchain vào lĩnh vực kế toán, kiểm toán trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Trang điện tử Tạp chí tài chính, Tải từ trang http://tapchitaichinh.vn/ke-toan-kiemtoan/ung-dung- blockchain-vao-linh-vuc-ke-toan-kiem-toan-trong-boicanh-cach-mang-cong-nghiep-40- 310019.html 179
  14. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [50] Vasarhelyi, M., Alles, M., Teeter, R. (2010). Remote audit. J. Emerg. Tech. Account., Vol 7, pp 73–88. [51] Warren, J.D., Moffitt, K., Byrnes, P. (2015). How Big Data will change accounting. Account. Horiz., Vol 29, pp 397–407. [52] Yook, K.H. (2019). Challenges and prospects for management accounting in Industry 4.0. Korean J. Manag. Accoun. Res., Vol 19, pp 33–57. 180
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2