intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng điện thoại mục đích cá nhân trong giờ làm việc của nhân viên tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

16
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu cũng kiểm chứng khi các nhân viên có ý định cao sẽ tự động thực hiện hành vi này. Qua đó, một số hàm ý quản trị được tác giả đề xuất dựa vào kết quả nghiên cứu để hạn chế hành vi nhằm quản lý nhân sự tốt hơn tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng điện thoại mục đích cá nhân trong giờ làm việc của nhân viên tại Thành phố Hồ Chí Minh

  1. 58 Trần Đ. T. Phương, Đinh T. Hoàng. HCMCOUJS- Kỷ yếu, 17 (3), 58-76 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng điện thoại mục đích cá nhân trong giờ làm việc của nhân viên tại Thành phố Hồ Chí Minh Factors affecting the non-work-related use behavior of smartphone during working hours of employees in Ho Chi Minh City Trần Đỗ Trúc Phương1, Đinh Thái Hoàng2* Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 1 2 Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam *Tác giả liên hệ, Email: hoangdt@ueh.edu.vn THÔNG TIN TÓM TẮT DOI:10.46223/HCMCOUJS. Sự gia tăng mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông proc.vi.17.3.2500.2022 trong thập kỷ qua đã thay đổi môi trường làm việc cùng với cách thức nhân viên chuyển giao thông tin duy trì các mối quan hệ với Ngày nhận: 29/09/2022 những người khác bên trong hoặc ngoài tổ chức. Bên cạnh đó, hành vi sử dụng điện thoại mục đích cá nhân của nhân viên ngày càng trở Ngày nhận lại: 28/11/2022 nên phổ biến ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Vì thế, tác giả tiến hành Duyệt đăng: 30/11/2022 nghiên cứu từ kết quả 289 nhân viên nhiều lĩnh vực; theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện và kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu bằng SEM. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi có tác động cùng chiều đến ý định hành vi ngoại trừ yếu tố thói quen có mức độ tác động thấp. Bên cạnh đó nổi bật yếu tố Từ khóa: mới sợ bỏ lỡ, do nhu cầu muốn sở hữu thông tin cao của các nhân viên gây tác động cao đến ý định và hành vi sử dụng điện thoại mục hành vi sử dụng điện thoại không đích cá nhân. Đồng thời nghiên cứu cũng kiểm chứng khi các nhân liên quan đến công việc; nhận thức kiểm soát hành vi; sợ bỏ lỡ; viên có ý định cao sẽ tự động thực hiện hành vi này. Qua đó, một số thái độ; thói quen; ý định hàm ý quản trị được tác giả đề xuất dựa vào kết quả nghiên cứu để hạn chế hành vi nhằm quản lý nhân sự tốt hơn tại Việt Nam. ABSTRACT The sharp rise of information and communication technology over the past decade has changed the working environment and the way employees transfer information and maintains relationships with others inside or outside the organization. Besides the behavior of employees using a smartphone for personal purposes is becoming more and more common, which should affect the company. Therefore, the author conducted the study from the results of 289 employees in various fields; according to the method of convenience model, then checking the adequacy of the data by using SEM. Results research shows that most of the attitudinal variables and Keywords: perceived behavioral control have an impact in the same direction as non-work related use behavior intention except for low-impact habits. Besides, special is fear of of smartphone; perceived missing out, due to the high demand for information by the behavioural control; fear of employees has a high impact on intention and behavior to non-work missing out - FOMO; attitude; related use behavior of smartphone personal purposes. The results’ habit; intention studies have contributed to the theory of non-work related use behavior of smartphones. And the result also controls when employees have high intentions will practice this behavior. Thereby, several value implications are proposed by the author based on the
  2. Trần Đ. T. Phương, Đinh T. Hoàng. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17 (3), 58-76 59 results conduct research to limit behavior to better manage human resources in Vietnam. 1. Sự cần thiết của nghiên cứu Sự gia tăng mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông trong thập kỷ qua đã thay đổi môi trường làm việc cùng với cách thức nhân viên chuyển giao thông tin duy trì sự liên hệ với những người khác bên trong hoặc ngoài doanh nghiệp. Kể từ năm 2012, việc dùng thiết bị di động cá nhân tại nơi làm việc đã trở nên phổ biến, các nhân viên có thể tận hưởng sự thoải mái khi làm công việc của họ không chỉ trong mà sau giờ làm việc (Diaz, Chiaburu, Zimmerman, & Boswell, 2012; Disterer & Kleiner, 2013). Bên cạnh đó, Turel và cộng sự (2019) cho rằng hành vi sử dụng điện thoại cho mục đích cá nhân sẽ làm mờ ranh giới giữa cá nhân với xã hội, ảnh hưởng nghề nghiệp của nhân viên. Ngoài ra, theo Tandon, Dhir, Talwar, Kaur, và Mäntymäki (2020) hành vi này có khả năng lây lan cho các cá nhân ở nơi làm việc, mang ý nghĩa tiêu cực đáng kể đối với mối quan hệ tại tổ chức. Hiện nay, các tập đoàn trên thế giới đang chú ý đến hành vi nhân viên sử dụng điện thoại để truy cập Internet (Websense Inc, 2000). Ở Việt Nam, đa số các ngành nghề có quy định thời gian làm việc một ngày không quá 8 giờ, áp dụng với tổ chức sử dụng lao động (Điều 105 trong Quốc hội, 2019). Bên cạnh đó, Cao và Nguyen (2022) đã chứng minh nhân viên có nhiều nhu cầu sử dụng điện thoại cho mạng xã hội sẽ thay đổi cách thức làm việc truyền thống. Với điện thoại di động của mình thì họ làm việc riêng như đọc báo, lướt website, tán gẫu không liên quan đến công việc lên đến 02 - 04 giờ trong một ngày làm việc bình thường, … từ đó dẫn đến sự thiếu tập trung trong lúc làm việc, giảm hiệu suất mong đợi (Budnick, Rogers, & Barber, 2020; Elhai, Yang, & Montag, 2020), giảm năng suất và sự tham gia vào công việc của nhân viên bị cản trở (Clark & Roberts, 2010), gây ảnh hưởng tiêu cực đến tổ chức. Hãng nghiên cứu thị trường Statista (2020) đã báo cáo mức độ dùng Internet ở Việt Nam, nhóm đang trong độ tuổi lao động và làm việc đạt tỉ lệ cao nhất khi dùng Internet trên Smartphone. Trong quản lý nhân sự các ngành nghề tại Việt Nam nói chung thì các doanh nghiệp còn đang sử dụng lao động thuộc thế hệ X tỉ lệ nhỏ, đa số là thế hệ Y, những năm tới có sự tham gia của thế hệ Z và Alpha. Vì thế, việc thực hiện nghiên cứu của tác giả để tìm hiểu hành vi này của nhân viên là vô cùng cấp thiết, do sự thâm nhập sâu của điện thoại thông minh vào các khía cạnh cá nhân và nghề nghiệp con người. Về học thuật có nhiều nghiên cứu trên thế giới về hành vi chủ yếu dựa trên lý thuyết hành vi dự định có kế hoạch (Theory of Planned Behaviour - TPB) của Ajzen (1991) gồm thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi tác động lên ý định hành vi nhằm mục đích giải thích các quyết định có ý thức của cá nhân. Cụ thể có nghiên cứu Jamaluddin, Ahmad, Alias, và Simun (2015) mô tả các yếu tố tình huống bên ngoài và tâm lý bên trong nhân viên có hành vi sử dụng điện thoại ngoài mục đích công việc hay Bautista, Rosenthal, Lin, và Theng (2018) có dự đoán về hành vi sử dụng điện thoại thông minh cho mục đích ngoài công việc của y tá. Ngoài ra, Triandis (1977) đưa ra giả thuyết rằng, ngoài các cấu trúc trong TPB, thói quen và ảnh hưởng cảm xúc cũng là những khía cạnh quan trọng cần được xem xét trong mô hình sự hình thành ý định và hành vi của con người mục đích giải thích các quyết định ít có ý thức. Từ các khoảng trống của các lý thuyết để hành vi được toàn diện hơn nhằm giải thích quyết định dứt khoác hơn thì tác giả thực hiện tổng hợp lại. Bên cạnh đó ngày nay do nhu cầu sở hữu thông tin của cá nhân ngày một gia tăng nên có tồn tại hiện tượng được gọi là sợ bỏ lỡ (gọi tắt là FOMO). FOMO được định nghĩa là nỗi sợ hãi lan tỏa mà những người khác có thể có những trải nghiệm bổ ích mà khi đó một người vắng mặt, FOMO được đặc trưng bởi mong muốn liên tục kết nối với những gì người khác đang làm (Przybylski, Murayama, DeHaan, & Gladwell, 2013). Đến nay, nhiều nghiên cứu đã giải thích FOMO như yếu tố trung gian liên kết cho sự thiếu hụt trong nhu cầu tâm lý đối với mạng xã hội Facebook khi sử dụng quá mức (Przybylski & ctg., 2013), FOMO làm sinh viên bị phân tâm (Alt, 2015), hay FOMO dẫn đến quyết định mua hàng may mặc (Saavedra & Bautista, 2020), hay
  3. 60 Trần Đ. T. Phương, Đinh T. Hoàng. HCMCOUJS- Kỷ yếu, 17 (3), 58-76 FOMO và động lực sức khỏe nhân viên (Budnick & ctg., 2020), … nhưng chưa có nghiên cứu về FOMO khác với các yếu tố tâm lý khác và hệ quả của mối quan hệ FOMO với ý định hành vi nhân viên sử dụng điện thoại mục đích cá nhân gây ảnh hưởng đến quản trị nhân sự đương đại tại Việt Nam. Từ đó tác giả đề xuất đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng điện thoại mục đích cá nhân trong giờ làm việc của nhân viên tại Thành phố Hồ Chí Minh” để làm rõ các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng điện thoại trong giờ làm việc của nhân viên là gì, đồng thời đề xuất hàm ý quản trị giúp các doanh nghiệp quản lý hỗ trợ nhân sự hiện tại và tương lai. 2. Cơ sở lý thuyết Khi công nghệ truyền thông như E-mail và điện thoại di động trở nên phổ biến trong các thiết lập tổ chức và làm việc bên ngoài, nó cho phép nhân viên linh hoạt để duy trì kết nối với công việc của họ không chỉ trong mà còn sau giờ làm việc. Những công nghệ cung cấp cho nhân viên tùy chọn để làm nhiệm vụ liên quan đến công việc bên ngoài giới hạn của không gian văn phòng truyền thống hoặc thời gian làm việc (Olson-Buchanan & Boswell, 2007; Nansen, Arnold, Gibbs, & Davis, 2010; O’Driscoll, Brough, Timms, & Sawang, 2010). Việc sử dụng điện thoại di động cho phép nhân viên cộng tác giao tiếp với những người khác và luôn cập nhật các nhu cầu công việc trong ngày, được cho là mang lại cho nhân viên nhiều quyền tự chủ và kiểm soát hơn, với tác động cùng chiều đến năng suất của họ. Tuy nhiên, hành vi này cũng có nhược điểm là nhân viên lạm dụng thời gian làm việc bên ngoài nhiều có thể phải chịu những kết quả tiêu cực, chẳng hạn như cảm thấy bị mắc kẹt hoặc bị ràng buộc quá mức với điện thoại của họ; nhu cầu được kết nối càng lúc càng nhiều khiến cho nhân viên bị phân bổ thời gian và năng suất trong công việc ít lại gây thiệt hại cho công ty. Nhìn chung, hành vi này được các nhà nghiên cứu cho rằng sự kết nối liên tục ở mạng xã hội sẽ ràng buộc nhân viên và giảm bớt sự rời bỏ của nhân viên khỏi công việc của họ (Olson-Buchanan & Boswell, 2004, 2007). Hành vi sử dụng điện thoại không liên quan đến công việc (non-work related use behavior of smartphone) theo Vitak, Crouse, và LaRose (2011) khái niệm là hành vi dùng các ứng dụng trên điện thoại di động bao gồm việc lướt Internet không mục đích để thỏa mãn nhu cầu mục tiêu cá nhân không liên quan đến công việc. Bautista và cộng sự (2018) khái niệm hành vi sử dụng điện thoại mục đích cá nhân không liên quan đến công việc bao gồm các hoạt động gọi điện, tin nhắn, truy cập các trang website, mạng xã hội, chơi game di động, nghe nhạc, xem video không liên quan đến công việc của các nhân viên trong giờ làm việc. Nhân viên sẽ có cơ hội phân bổ thời gian và năng suất của họ theo hướng không liên quan đến công việc bằng các hoạt động sử dụng Smartphone trong giờ làm việc (Jamaluddin & ctg., 2015). Thành phần đầu tiên, ý định (hay ý định hành vi) là dấu hiệu sẵn sàng của một người để thực hiện một hành vi nhất định nào đó có chủ đích (Ajzen, 1991). Ý định là cơ sở hợp lý và phản ánh động cơ xuất phát từ niềm tin về hành vi. Trong ngữ cảnh của việc sử dụng website của các nhân viên (ví dụ: blog, wiki và phương tiện truyền thông xã hội), ý định có tương quan thuận với việc sử dụng điện thoại mục đích cá nhân (Lau, 2011). Hay trong bối cảnh sử dụng điện thoại mục đích cá nhân khảo sát các chuyên gia ngành y tế Thái Lan đã chứng minh có một mối liên hệ tích cực giữa ý định và hành vi (Kijsanayotin, Pannarunothai, & Speedie, 2009). Theo Bautista và cộng sự (2018), các nhân viên thường xuyên có ý định sử dụng điện thoại thông minh để giao tiếp với đồng nghiệp, trao đổi tin nhắn nhanh, hoặc tìm kiếm thông tin nhanh ở các trang website sách điện tử lưu trong điện thoại di động, hoặc tạo các ghi chú lời nhắc chụp ảnh, … Thành phần thứ hai, thái độ đối với hành vi (attitude toward the behavior) được khái niệm là sự nhìn nhận của một cá nhân về hệ quả sẽ thu thập được khi việc thực hiện hành vi cụ thể nào đó, cũng như chỉ mức độ đánh giá thuận tiện để thực hiện hành vi hay không của cá nhân đó. Thái độ thường căn cứ vào niềm tin được hình thành khi các cá nhân liên kết hành vi với các nhận thức tạo ra một kết quả nhất định (Ajzen, 1991). Dựa vào sự tổng hợp những niềm tin này, các cá nhân tự phát triển cảm giác tích cực hoặc tiêu cực đối với một hành vi, ảnh hưởng trực tiếp đến ý định thực hiện hành vi của họ. Các học giả đã phân biệt các khía cạnh công cụ và tình cảm của thái độ (Ajzen & Fishbein, 1980; Lawton, Ashley, Dawson, Waiblinger, & Conner, 2012) vì có thể ảnh hưởng đến ý định do các cá nhân cân nhắc cả lý trí và tình cảm dẫn đến các hành vi họ có thể thực
  4. Trần Đ. T. Phương, Đinh T. Hoàng. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17 (3), 58-76 61 hiện (Lawton & ctg., 2012). Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa thái độ đối với ý định sử dụng điện thoại mục đích cá nhân (Park & Chen, 2007; Putzer & Park, 2012), nhưng chưa kiểm tra riêng các thành phần công cụ và tình cảm của thái độ dẫn đến ý định như thế nào. Khi phân biệt như thế sẽ có nhiều gợi ý tầm quan trọng của các chức năng so với cảm giác tạo nên nguồn động lực gắn với hành vi chặt chẽ hơn. Nhân viên có thái độ tình cảm tích cực sẽ sẵn sàng sử dụng điện thoại thông minh để hoàn thành nhiệm vụ cá nhân trái với các quy định của tổ chức về hành vi như vậy (Bautista & ctg., 2018). Thành phần thứ ba, theo Ajzen (1991), nhận thức kiểm soát hành vi là một cá nhân tự nhận định có được dễ dàng hay không trong việc thực hiện hành vi nào đó ở các tình huống. Đa số sự nhận định phụ thuộc vào sự trợ giúp các nguồn lực và các cơ hội mới có thể thực hiện hành vi. Thông thường, nhận thức kiểm soát hành vi có tác động đến xu hướng ý định và nếu như trường hợp cá nhân có đủ nhận thức chính xác về mức độ thì có thể dự báo cả hành vi (Bautista & ctg., 2018). Nghiên cứu trước đây đã chứng minh nhận thức kiểm soát hành vi có liên quan tích cực đến ý định sử dụng điện thoại mục đích cá nhân như là trợ lý kỹ thuật số cá nhân chụp ảnh (Mun, Jackson, Park, & Probst, 2006), hệ thống hỗ trợ các quyết định mua hàng trực tuyến (Hung, Ku, & Chien, 2012), quản lý sức khỏe y tế từ xa (Patrick & Hu, 2001), dùng làm hồ sơ sức khỏe điện tử (Leblanc, Gagnon, & Sanderson, 2012). Một hạn chế chung của những nghiên cứu trước đó là rằng họ chỉ dự đoán xu hướng và không kiểm tra kết quả hành vi (Patrick & Hu, 2001). Trong trường hợp các yếu tố tạo điều kiện bị hạn chế, khi đó các cá nhân sẽ cảm thấy không thể kiểm soát hành vi. Do đó, các cá nhân sẽ có ý định hành vi yếu hơn. Hơn nữa, ngay cả khi cá nhân có ý định, việc thiếu các yếu tố tạo điều kiện có nghĩa là ý định đó khó có thể chuyển thành hành vi (Bautista & ctg., 2018). Thành phần thứ tư, thói quen đề cập đến các hành vi hay được lặp lại và xảy ra mà không có sự hướng dẫn của bản thân (Pee, Woon, & Kankanhalli, 2008). Thói quen là kết quả sự học hỏi và tự động phản hồi về việc đã làm điều gì đó liên tục và thường xuyên trong một thời gian (Limayem, Hirt, & Cheung, 2007). Trong nghiên cứu của Jamaluddin và cộng sự (2015), thói quen được xem như là một phản ứng tự động được kích thích bởi một trạng thái tích cực mà không cần thông qua nhận thức. Thói quen được lớn dần trong bộ nhớ thông qua việc thực hiện lặp đi lặp lại. Sự phát triển thói quen đòi hỏi một lượng nhất định sự lặp lại hay nói cách khác là sự thực hành một khoảng thời gian trước đó. Khi một nhân viên đã quen với việc kiểm tra email của mình mỗi giờ, thì họ sẽ có xu hướng lặp đi lặp lại công việc mỗi giờ ở nhà hoặc tại nơi làm việc. So với nghiện, thói quen không thể hủy hoại và không liên quan đến các triệu chứng bị nghiện, mặc dù thói quen có thể dẫn đến nghiện hành vi nào đó. Thành phần cuối là sợ bỏ lỡ và được Herman (2011) định nghĩa là nỗi sợ hãi và lo lắng khi không tham gia một cơ hội hoặc một sự kiện thú vị có thể mang lại một số loại phần thưởng được nhận thức. Cụ thể, có ba giả định cơ bản: Thứ nhất, có nhiều lựa chọn hoặc cơ hội cho các cá nhân lựa chọn; Thứ hai, các cá nhân có động cơ để cạn kiệt mọi cơ hội; Và thứ ba là các cá nhân không thể nắm bắt tất cả các cơ hội có thể vì hạn chế nguồn lực. Nói một cách khác, FOMO dựa trên nỗi sợ hãi bỏ lỡ bất cứ điều gì bởi vì nhân viên có một số yếu tố bên ngoài ngăn cản họ khỏi việc theo đuổi nó. Ngoài ra, định nghĩa của Salem (2015) có bản chất rộng hơn: FOMO đề cập đến một loại lo lắng, một cảm giác rằng bản thân cảm thấy sẽ không đủ hoặc bị tụt hậu nếu cá nhân không phản ứng. Dù rằng, những người có các mức FOMO có thể nhận được nhiều thông tin hơn mức mà một người có thể xử lý và do đó trải nghiệm quá tải thông tin có thể dẫn đến cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, thậm chí các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Bên cạnh các áp lực xã hội ảnh hưởng đến nhận thức, các nghiên cứu gần đây đã liên kết giao tiếp trực tuyến bằng việc sử dụng điện thoại thông minh với sợ bỏ lỡ. Sợ bỏ lỡ được định nghĩa là tâm lý sợ hãi lan tỏa khi những người khác có thể có những trải nghiệm bổ ích lúc họ vắng mặt (Przybylski & ctg., 2013). Phương tiện truyền thông xã hội cung cấp khả năng tiếp cận thông tin xã hội dễ dàng và duy trì sự tham gia vào xã hội. Vì nỗi sợ bỏ lỡ được đặc trưng bởi mong muốn liên tục kết nối với những gì người khác đang làm nên việc sử dụng điện thoại là một lựa chọn hấp dẫn để luôn được cập nhật về các hoạt động
  5. 62 Trần Đ. T. Phương, Đinh T. Hoàng. HCMCOUJS- Kỷ yếu, 17 (3), 58-76 xã hội. Trên thực tế, nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra mối liên hệ thực nghiệm mạnh mẽ giữa nỗi sợ bỏ lỡ và cường độ sử dụng mạng xã hội (Przybylski & ctg., 2013). Budnick và cộng sự (2020) cho rằng nỗi sợ bỏ lỡ cao có liên quan tích cực đến tần suất giao tiếp trực tuyến và hành vi kiểm tra điện thoại mục đích cá nhân nhiều. Bên cạnh đó, cung cấp bằng chứng liên quan của nỗi sợ bỏ lỡ đến các tính năng đa nhiệm trên Internet. Năm 1977, nghiên cứu của Triandis có phát hiện Lý thuyết về hành vi giữa các cá nhân (TIB) để giải thích các yếu tố ít có ý thức dẫn đến các quyết định của hành vi. Tuy nhiên, mô hình TIB ít được sử dụng cho các nghiên cứu sau này do khoảng trống từ ý thức đến hành vi còn khá mong manh, hơn là mô hình TPB của Ajzen (1991). Cơ sở lý thuyết chính tác giả sử dụng trong nghiên cứu là Lý thuyết hành vi dự định có kế hoạch (Theory of Planned Behaviour - TPB) của Ajzen (1991) nhằm mục đích giải thích quyết định có ý thức và bổ sung thêm yếu tố Thói quen trong mô hình TIB để giải thích quyết định ít có ý thức, bốc đồng và tự động hơn dẫn đến hành vi. Bên cạnh đó, hành vi lạm dụng điện thoại của nhân viên ngày càng trở nên phổ biến ảnh hưởng đến doanh nghiệp, gây khó khăn cho quản trị nhân sự. Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa được nghiên cứu tại Việt Nam mà chỉ có vài nghiên cứu nước ngoài về vấn đề này (Bảng 1). Bảng 1 Các nghiên cứu có liên quan STT Tên tác giả Tên đề tài Kết quả nghiên cứu Xác định mức độ sử dụng Internet của cá nhân bằng điện thoại di động của nhân Jamaluddin Việc sử dụng các thiết bị di viên tại các công ty cung cấp kết nối 1 và cộng sự động cá nhân tại nơi làm Internet sẽ phổ biến hơn; điều tra các yếu (2015) việc. tố tình huống và tâm lý cá nhân dẫn đến hành vi. Nghiên cứu dự đoán về hành vi sử dụng điện thoại thông minh cho mục đích ngoài Dự đoán và kết quả của việc Bautista và công việc bằng dữ liệu khảo sát từ y tá tại nhân viên y tá sử dụng điện 2 cộng sự các bệnh viện đa khoa nhằm điều tra các thoại thông minh cho mục (2018) yếu tố tâm lý tác động đến hành vi và hệ đích ngoài công việc. quả tiêu cực của hành vi này đến năng suất hay chất lượng công việc giảm sút. Giải thích sâu hơn về khái niệm của Nỗi sợ bỏ lỡ trong công FOMO về lý thuyết, sợ bỏ lỡ có mối quan Budnick và việc: Kiểm tra chi phí và lợi hệ với sự tạo động lực và kết quả quá 3 cộng sự ích đối với sức khỏe của trình sức khỏe của các cá nhân; nhưng (2020) nhân viên và động lực. mức độ còn phụ thuộc vào nhận thức về tổ chức có sự hỗ trợ của gia đình. Nguồn: Tác giả tổng hợp Trong tất cả các nghiên cứu có liên quan đến hành vi sử dụng điện thoại di động mục đích cá nhân thì nghiên cứu Bautista và cộng sự (2018) là có bối cảnh tương đồng nói về các yếu tố có ảnh hưởng đến ý định thực hiện hành vi có ý thức và có sự phù hợp với đối tượng tác giả muốn khảo sát là nhân viên có độ tuổi từ dưới 24 có công việc làm toàn thời gian dùng thiết bị di động thông minh đã và đang có hành vi này trong giờ làm khi công ty không cho phép. Cụ thể nghiên cứu Bautista và cộng sự (2018) nói về nhân viên y tá dùng điện thoại mục đích cá nhân trong giờ làm việc trong khi bệnh viện không cho phép, công việc của họ cần sự tập trung cao không cần
  6. Trần Đ. T. Phương, Đinh T. Hoàng. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17 (3), 58-76 63 thiết sử dụng điện thoại nhưng họ vẫn có hành vi này và ngày một gia tăng. Đây cũng là một phần đối tượng mà tác giả muốn khảo sát trực tiếp và bên cạnh một số ngành nghề lĩnh vực khác đang phát triển hành vi này doanh nghiệp chưa kiểm soát được. Bên cạnh đó, tác giả tổng hợp các nghiên cứu khác để xem xét thêm các yếu tố tâm lý khác có tác động đến hành vi làm cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất để có thể áp dụng cho nhiều ngành nghề tại Việt Nam. Hình 1. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đề xuất Nhìn chung, nhiều nghiên cứu đã cho thấy thái độ thường được bao gồm: nhận thức và các thành phần hoặc tiền thân tình cảm (Eagly & Chaiken, 1993). Cụ thể, hành vi sử dụng điện thoại mục đích cá nhân của nhân viên trong giờ làm việc nhiều là tiêu cực, dùng thời gian cho hành vi này trong giờ làm việc nhiều là sai trái nhưng họ có tính thích làm việc riêng. Điều đó mang lại cho họ cảm giác thoát khỏi nơi làm việc, thỏa mãn nhu cầu xã hội lúc đó, và cảm thấy tốt hơn (Manstead & Parker, 1995; Manstead, Parker, Stradling, & Lawton, 2002; Stradling & Parker, 1997). Theo Bautista và cộng sự (2018), chứng minh rằng thái độ đối với hành vi càng cao thì có tác động cùng chiều đến ý định thực hiện hành vi. Nhằm phù hợp với lý thuyết và nghiên cứu trước đó nên nghiên cứu có giả thuyết: H1: Thái độ có mối quan hệ cùng chiều đến ý định sử dụng điện thoại di động cho các mục đích ngoài công việc của nhân viên Bên cạnh đó, yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi cho thấy mức độ dễ dàng hay không khi cá nhân thực hiện hành vi và liệu việc đó có bị kiểm soát hay hạn chế không ở các tình huống (Ajzen, 1991). Cụ thể đối với hành vi sử dụng điện thoại ngoài mục đích công việc của nhân viên thì bị phụ thuộc bởi các tình huống bên ngoài như thời gian, công việc nhân viên có thể tự chủ, và cần có Smartphone mới thực hiện hành vi sử dụng điện thoại di động cho các mục đích ngoài công việc dễ dàng được. Ngoài ra, nếu như các cơ quan còn cung cấp điện thoại bàn làm việc thì nhân viên cũng có thể dùng để gọi điện cho người thân, cho bạn bè ngoài mục đích công việc. Theo Bautista và cộng sự (2018) cho rằng nhân viên dùng điện thoại là để nhắn tin, gọi điện, dùng các ứng dụng, hay lên mạng xã hội khi họ đã nhận thức được hậu quả của sự không chú ý khi đang làm việc. Từ đó giả thuyết được phát biểu:
  7. 64 Trần Đ. T. Phương, Đinh T. Hoàng. HCMCOUJS- Kỷ yếu, 17 (3), 58-76 H2: Nhận thức kiểm soát hành vi có mối quan hệ cùng chiều đến ý định sử dụng điện thoại di động cho các mục đích ngoài công việc của nhân viên Trong nghiên cứu trước đây cho rằng sự hình thành thói quen thông thường được dựa trên các hành vi ở quá khứ. Đây cũng là một trong những yếu tố mô tả cho khoảng cách thái độ - hành vi (Rothengatter, 1993; Wittenbracker, Gibbs, & Kahle, 1983). Thói quen và nhận thức kiểm soát hành vi đều giải thích một phần cho khoảng cách này; cả hai yếu tố đều tác động đến ý định và hành vi trực tiếp. Cụ thể, Moody và Siponen (2013) đã chứng minh thói quen được sử dụng để dự đoán xu hướng ý định và có ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi của một cá nhân. Jamaluddin và cộng sự (2015) cho rằng một nhân viên đã quen với kiểm tra điện thoại của mình mỗi giờ thì sẽ có xu hướng lặp lại hành vi đó mỗi giờ ở nhà hoặc tại nơi làm việc, thói quen được coi là yếu tố dự báo mạnh nhất cho việc sử dụng điện thoại mục đích cá nhân. Trong tình huống nhân viên có thói quen tiêu cực là sử dụng Smartphone thường xuyên sẽ ít kiểm soát được công việc hơn là thúc đẩy công việc (MacCormick, Dery, & Kolb, 2012). Bên cạnh đó, để khắc phục hạn chế nghiên cứu của Bautista và cộng sự (2018) kêu gọi các nghiên cứu tương lai có thể khám phá các yếu tố dự báo khác như thói quen để giải thích tính bốc đồng trong hành vi. Vì thế hình thành nên các giả thuyết: H3: Thói quen có mối quan hệ cùng chiều đến ý định sử dụng điện thoại di động cho các mục đích ngoài công việc tại nơi làm việc của nhân viên Dựa theo Przybylski và cộng sự (2013), sợ bỏ lỡ đề cập đến một hiện tượng được đặc trưng bởi mong muốn ở lại liên tục kết nối (trên mạng xã hội) với những gì người khác đang làm và e ngại rằng người khác có được những kinh nghiệm bổ ích mà khi người đó vắng mặt. Họ nhận thấy rằng những người khác có khoảng thời gian tốt hơn hoặc có trải nghiệm thông tin bổ ích hơn so với chính họ nếu họ không luôn xuất hiện. Theo Salem (2015), FOMO là phản xạ cảm xúc để cảnh báo sự tiếp nhận thông tin đến từ các nguồn khác nhau, chẳng hạn như phương tiện truyền thông xã hội trên các ứng dụng điện thoại. Nói cách khác, FOMO giống như cảm giác lo lắng về sự không chắc chắn và các chủ đề cảnh báo khác nhau. Bằng cách này, những cá nhân có mức FOMO cao sẽ thường xuyên có ý định kiểm tra thông tin điện thoại hơn để giảm mức độ không chắc chắn đó. Tại các doanh nghiệp, nhân viên có mức FOMO cao sẽ có lý do cố gắng duy trì kết nối truy cập Internet bằng điện thoại thông minh của họ để sở hữu thông tin xã hội giảm bớt lo lắng trong thời gian làm việc (Budnick & ctg., 2020). Do đó, từ kết quả các nghiên cứu trước cho thấy nỗi sợ bị bỏ lỡ sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy ý định và hành vi sử dụng điện thoại mục đích cá nhân nhằm đa nhiệm các tác vụ trên Internet nên giả thuyết được phát biểu: H4: Nhân viên sợ bỏ lỡ thông tin càng nhiều sẽ có mối quan hệ cùng chiều đến ý định sử dụng điện thoại di động cho các mục đích ngoài công việc H5: Nhân viên sợ bỏ lỡ thông tin càng nhiều sẽ có mối quan hệ cùng chiều đến hành vi sử dụng điện thoại di động cho các mục đích ngoài công việc tại nơi làm việc Theo Bautista và cộng sự (2018) kết luận ý định của một người càng mạnh thì tăng khả năng xảy ra hành vi, mọi người sẽ hành xử theo những ý định này. Việc có ý định sử dụng điện thoại mục đích cá nhân như vậy có thể cải thiện nhận thức về công việc của nhân viên về mặt năng suất và chất lượng cảm nhận. Ở bối cảnh khác như nghiên cứu thực tế ở Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh cho biết có khoảng 06/1,000 người về việc sử dụng điện thoại khi đi xe máy, do họ có ý định dùng điện thoại mà chế độ sử dụng chính là gọi điện và nhắn tin cầm tay (Vu, Nguyen & Nguyen, 2018). Hay nghiên cứu chuyên sâu của Nguyen và cộng sự (2020) khai thác các yếu tố tâm lý giải thích hành vi sử dụng điện thoại di động ở Việt Nam cũng cho thấy mối tương quan giữa ý định và hành vi được báo cáo là rất mạnh mẽ. Từ đó giả thuyết được phát biểu:
  8. Trần Đ. T. Phương, Đinh T. Hoàng. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17 (3), 58-76 65 H6: Ý định có mối quan hệ cùng chiều đến hành vi sử dụng điện thoại di động cho các mục đích ngoài công việc ngay tại nơi làm việc của nhân viên 3. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cần dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng, tác giả thực hiện qua ba giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính lần 1 được thực hiện bằng phương pháp thảo luận chuyên sâu bao gồm 02 giám đốc cùng với 02 trưởng phòng nhân sự tại các công ty khác nhau có nhân sự trên 50 người. Đây là những người đang có hoạt động quản lý nhân viên thường xuyên, công ty không cho phép nhân viên sử dụng điện thoại mục đích cá nhân trong giờ làm việc. Bên cạnh đó, tác giả còn tiến hành thảo luận nhóm 06 người, được chia làm 02 nhóm 03 người, những nhân viên có độ tuổi từ dưới 24 có công việc làm toàn thời gian cho đến tối đa 54 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ các nguồn thông tin thu thập được tác giả đề xuất được mô hình nghiên cứu và hiệu chỉnh lại thành thang đo chính thức nhằm phù hợp với việc nghiên cứu hành vi của nhân viên và bối cảnh hiện nay. Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy tất cả chuyên gia đều hiểu rõ và đồng ý mô hình đề xuất, tuy nhiên có bổ sung thêm vài biến quan sát có từ ngữ phù hợp và dễ hiểu hơn (Bảng 2). Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng: Tác giả gửi bảng câu hỏi khảo sát phỏng vấn trực tiếp bằng giấy 150 đáp viên và khảo sát online từ 150 đáp viên đến mức không giới hạn với thời gian bắt đầu từ tháng 05 năm 2022, theo thang đo Likert mức độ từ 1 - 5 ở các quận huyện khu vực Thành phố Hồ Chí Minh để thu thập dữ liệu. Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu này là những nhân viên có độ tuổi từ dưới 24 có công việc làm toàn thời gian cho đến tối đa 54 tuổi (tùy giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp cần phải có sự tập trung cao trong quá trình làm việc) sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh; có dùng thiết bị di động; đã và đang có hành vi sử dụng điện thoại với mục đích cá nhân không liên quan đến công việc trong giờ làm khi công ty không cho phép. Như vậy đã loại trừ được đối tượng còn đang theo học làm việc bán thời gian, và gạn lọc được các đối tượng có môi trường làm việc được công ty cho phép nhân viên sử dụng điện thoại mục đích cá nhân trong giờ làm việc để đề tài được thực hiện có ý nghĩa. Nghiên cứu có tất cả 6 khái niệm với 21 tham số (biến quan sát) cần tiến hành phân tích nhân tố theo nghiên cứu của Hair, Tatham, Anderson, Black, và Babin (2006) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Từ đó kích thước mẫu tối thiểu thường gấp 05 lần tổng số biến quan sát được nên cỡ mẫu N = 21 x 5 = 105 là tối thiểu nếu muốn tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả thu được khi khảo sát xong tác giả loại ra 37 phiếu không đạt tiêu chuẩn, còn lại 289 phiếu khảo sát hợp lệ được dùng để phân tích định lượng bằng phần mềm SPSS 26 và AMOS 24. Giai đoạn 3: Nghiên cứu định tính lần 2 được thực hiện với sự tham giả của các chuyên gia như định tính lần 1 nhằm thảo luận kết quả nghiên cứu và từ đó đề xuất hàm ý quản trị.
  9. 66 Trần Đ. T. Phương, Đinh T. Hoàng. HCMCOUJS- Kỷ yếu, 17 (3), 58-76 Bảng 2 Thang đo nghiên cứu Nhân tố Mã hóa Thang đo gốc Thang đo tác giả dịch và chỉnh sửa Ghi chú Nguồn Tôi cảm thấy có thêm động lực mỗi khi dùng điện Bautista và cộng AT1 …More motivated Giữ nguyên thoại với mục đích cá nhân trong thời gian làm việc. sự (2018) Tôi cảm thấy thoải mái khi nhận các thông tin từ Bautista và cộng Thái độ - AT2 …More pleasant điện thoại mục đích cá nhân trong thời gian làm Giữ nguyên sự (2018) Attitude việc. Tôi thể hiện được lịch sự và sự tôn trọng với người Bautista và cộng AT3 …Politeness and ethical khác từ việc dùng điện thoại di động mỗi khi có Giữ nguyên sự (2018) cuộc gọi đến. Tôi tự tin sử dụng điện thoại di động trong khi đang Bautista và cộng Nhận thức BC1 …Confidence in use Giữ nguyên làm công việc của mình. sự (2018) kiểm soát hành vi - …To feel capable and confident Tôi có đủ thời gian để tìm hiểu và cân nhắc về hành Bautista và cộng BC2 Giữ nguyên Perceived in using their smartphones vi sử dụng điện thoại di động của mình. sự (2018) behavioural Sử dụng điện thoại di động mục đích cá nhân giúp Đáp viên đề Nghiên cứu định control BC3 tôi giảm bớt căng thẳng của tổ chức ở hiện tại. nghị bổ sung tính I normally used personal Internet Tôi đã từng dùng điện thoại cho các mục đích cá Jamaluddin và HT1 devices during working hours for Giữ nguyên nhân không liên quan đến công việc trong quá khứ. cộng sự (2015) personal purposes in the past. Thói quen - I think twice before using Internet Tôi ít suy nghĩ kỹ khi sử dụng điện thoại cho các Jamaluddin và Habit HT2 Giữ nguyên for non-work-related purposes. mục đích không liên quan đến công việc. cộng sự (2015) I am addicted to using Internet for Tôi bị nghiện sử dụng điện thoại cho các mục đích Jamaluddin và HT3 Giữ nguyên non - work-related purposes. cá nhân mọi lúc. cộng sự (2015) The amount of information I get Tôi cảm thấy lượng thông tin của tôi nhận được từ Budnick và MO1 Giữ nguyên from the Internet is never enough. Internet là chưa đủ. cộng sự (2020) Sợ bỏ lỡ Fear of missing out I get anxious when I don’t know Tôi lo lắng khi tôi không biết bạn bè của tôi có Budnick và MO2 Giữ nguyên - FOMO what my friends are up to. thông tin gì mới. cộng sự (2020) MO3 I fear others have more rewarding Tôi sợ những người khác có nhiều kinh nghiệm bổ Giữ nguyên Budnick và
  10. Trần Đ. T. Phương, Đinh T. Hoàng. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17 (3), 58-76 67 Nhân tố Mã hóa Thang đo gốc Thang đo tác giả dịch và chỉnh sửa Ghi chú Nguồn experiences than me. ích hơn tôi. cộng sự (2020) I get anxious when I don’t know Tôi hoài nghi khi không biết bạn bè đang làm gì khi Budnick và MO4 Giữ nguyên what my friends are up to. tôi không trực tuyến. cộng sự (2020) When I miss out on a planned get- Tôi cảm thấy khó chịu nếu tôi bỏ lỡ một cơ hội gặp Budnick và MO5 Giữ nguyên toget her it bothers me. gỡ giao lưu với bạn bè trên nền tảng trực tuyến. cộng sự (2020) Đáp viên đề Tôi luôn muốn chạm tay vào điện thoại trong mọi nghị chỉnh sửa Nghiên cứu định IN1 thời gian tôi có thể. cho rõ nghĩa tính Ý định - hơn Intention Tôi luôn có ý định sử dụng điện thoại mục đích cá Bautista và cộng IN2 …All the time Giữ nguyên nhân trong giờ làm việc. sự (2018) Xác suất tôi sẽ sử dụng điện thoại cho mục đích cá Bautista và cộng IN3 …The next time Giữ nguyên nhân trong thời gian sắp tới là rất cao. sự (2018) …Making non-work-related Tôi đã sử dụng điện thoại cho các hoạt động giao Bautista và cộng UP1 phone calls, Exchanging non- tiếp cá nhân, bao gồm nhắn tin, gọi điện, email cá Giữ nguyên sự (2018) Hành vi sử work-related text messages nhân trong thời gian làm việc. dụng điện Tôi có dùng điện thoại để mua sắm cá nhân trực Đáp viên đề Nghiên cứu định thoại không UP2 tuyến trong thời gian làm tại công ty. nghị bổ sung tính liên quan đến công việc – Tôi có dùng điện thoại truy cập về tin tức tổng hợp …Browsing websites not related Bautista và cộng Non-work UP3 không liên quan đến công việc trong thời gian làm Giữ nguyên to work; accessing social media sự (2018) related use việc. behavior of …Playing mobile games Tôi sử dụng điện thoại cho các mục đích giải trí cá smartphone nhân bao gồm xem phim, nghe nhạc, chơi game, Bautista và cộng UP4 …Listening to music …Watching Giữ nguyên lướt website không mục tiêu, … trong thời gian làm sự (2018) videos not related to work việc. Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính
  11. 68 Trần Đ. T. Phương, Đinh T. Hoàng. HCMCOUJS- Kỷ yếu, 17 (3), 58-76 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Kết quả nghiên cứu Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo trong nghiên cứu có hệ số Cronbach’s Alpha cao nhất là biến thói quen (0.893) và thấp nhất biến nhận thức kiểm soát hành vi (0.846); tất cả các thang đo đều có hệ số Alpha của tổng thể > 0.8 cho thấy chất lượng thang đo tốt. Đồng thời, tất cả đều không có hệ số tương quan biến tổng nào nhỏ hơn 0.3 cho thấy mức độ chặt chẽ giữa các biến quan sát và các biến đều được chấp nhận giữ lại. Tóm lại, 06 khái niệm với 21 biến quan sát sau khi phân tích độ tin cậy thang đo có các thông số đạt yêu cầu để tác giả tiếp tục phân tích EFA và tiến hành các bước để kiểm định giả thuyết đề xuất (Hoang & Chu, 2008). Bảng 3 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA Các nhân tố trích THÀNH PHẦN KÝ Cronbach’s 1 2 3 4 5 6 HIỆU alpha AT1 0.880 Thái độ AT3 0.865 0.868 AT2 0.817 BC2 0.851 Nhận thức kiểm soát BC3 0.846 0.842 hành vi BC1 0.817 HT1 0.888 Thói quen HT2 0.893 0.884 HT3 0.880 MO2 0.832 MO1 0.822 Sợ bỏ lỡ MO5 0.885 0.814 MO4 0.776 MO3 0.749 IN2 0.889 Ý định IN1 0.871 0.854 IN3 0.814 UP1 0.850 Hành vi sử dụng điện UP4 0.822 0.881 thoại mục UP3 0.820 đích cá nhân UP2 0.799 KMO: 0.845; với mức ý nghĩa Sig. 0.000 Giá trị Eigenvalues 1.538; với tổng phương sai trích (%): 76.658% Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng Sau khi tác giả thực hiện phép xoay ma trận trong đó có 21 biến quan sát chia làm 06 nhóm
  12. Trần Đ. T. Phương, Đinh T. Hoàng. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17 (3), 58-76 69 với giá trị tổng phương sai trích 76.658%, có thể nói rằng 06 yếu tố này giải thích hơn 76% biến thiên của dữ liệu. Các hệ số tải nhân tố (xem Bảng 3) đều lớn hơn 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn và không có biến quan sát nào có trên 2 hệ số tải. Thế nên các yếu tố đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt khi tác giả phân tích EFA. Tóm lại, sau khi phân tích EFA các khái niệm được giữ nguyên toàn bộ để tiến hành các phân tích tiếp theo (Hoang & Chu, 2008). Tất cả 06 khái niệm được kiểm định lần nữa bằng phương pháp phân tích nhân tố CFA. Nhìn chung, kết quả của việc phân tích CFA có hệ số Chi-square/df = 1.603 nhỏ hơn 5 là tốt, sai số RMSEA = 0.046 dưới 0.08 khá tốt; các chỉ số GFI = 0.917 lớn hơn 0.9 kết quả tốt; còn CFI = 0.969 lớn hơn 0.9 là rất tốt; và TLI = 0.963 lớn hơn 0.9 là tốt. Độ tin cậy tổng hợp (CR) đều lớn hơn 0.7 và phương sai trích (AVE) lớn hơn 0.5 của từng thang đo được tính toán đều đạt yêu cầu (Bảng 4). Tóm lại, qua bước phân tích CFA của tác giả cho thấy sự phù hợp của mô hình với 21 biến quan sát đảm bảo có thể tiếp tục thực hiện các phân tích cho nghiên cứu (Fornell & Larcker, 1981; Hair, Black, Babin, & Anderson, 2010). Bảng 4 Kết quả tính toán độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích Độ tin cậy Phương sai trích Tương quan Estimate tổng hợp (CR) (AVE) AT1  AT 0.868 AT3  AT 0.864 0.868 0.687 AT2  AT 0.749 BC2  BC 0.866 BC1  BC 0.811 0.847 0.650 BC3  BC 0.737 HT1  HT 0.873 HT3  HT 0.875 0.893 0.735 HT2  HT 0.823 MO2  MO 0.786 MO1  MO 0.740 MO5  MO 0.778 0.886 0.608 MO4  MO 0.797 MO3  MO 0.797 IN2  IN 0.875 IN1  IN 0.837 0.874 0.698 IN3  IN 0.791 UP1  UP 0.792 UP4  UP 0.902 0.881 0.652 UP3  UP 0.835 UP2  UP 0.686 Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng
  13. 70 Trần Đ. T. Phương, Đinh T. Hoàng. HCMCOUJS- Kỷ yếu, 17 (3), 58-76 Để kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính các khái niệm, tác giả dùng phần mềm AMOS có kết quả với chỉ số Chi-square/df = 2.195 ( 5); P-value = 0.00 ( 0.05); RMSEA = 0.064 ( 0.08); GFI = 0.877 ( 0.8); CFI = 0.936; TLI = 0.926 đều  0.9. Điều đó cho thấy mô hình lý thuyết của tác giả phù hợp với dữ liệu thực tế. Kết quả chi tiết về các mối quan hệ trong mô hình như trong Bảng 5 và Hình 2. Bảng 5 Kết quả phân tích SEM Mối tương Ước lượng chưa Ước lượng đã S.E C.R P-value quan chuẩn hóa chuẩn hóa IN  AT 0.200 0.222 0.071 3.144 0.002 IN  BC 0.284 0.262 0.060 4.350 *** IN  HT 0.024 0.024 0.063 0.383 0.702 IN  MO 0.217 0.253 0.074 3.396 *** UP  MO 0.297 0.299 0.065 4.584 *** UP  IN 0.294 0.254 0.056 4.533 *** Ghi chú: S.E. là sai lệch chuẩn; C.R. là giá trị tới hạn; P-value là mức ý nghĩa (*** < 1%) Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng Hình 2. Kết quả phân tích SEM Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu khi phân tích SEM cho thấy đa số các biến đều có tác động cùng chiều đến ý định (ký hiệu IN) và hành vi sử dụng điện thoại mục đích cá nhân (ký hiệu UP) hệ số hồi quy dương cho thấy các biến quan sát có tác động cùng chiều, cùng với các trọng số quan hệ tuyến tính cao và có độ tin cậy trên 95%. Tuy nhiên mối quan hệ giữa thói quen (HT) và ý định (IN) có hệ số tương quan tuyến tính thấp, không đạt độ tin cậy 95% và chưa thỏa điều kiện của P -value = 0.702 lớn hơn mức quy định 0.05 nên không đạt mức ý nghĩa
  14. Trần Đ. T. Phương, Đinh T. Hoàng. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17 (3), 58-76 71 thống kê. Do vậy, giả thuyết H3 không được chấp nhận, các giả thuyết còn lại đều được chấp nhận. Như vậy, các giả thuyết nghiên cứu được kết luận và tổng hợp lại trong Bảng 6 cho thấy, chỉ có giả thuyết H3 không được chấp nhận, các giả thuyết còn lại đều được chấp nhận. Bảng 6 Kết quả kiểm định các giả thuyết Ước Mức ý lượng Giả thuyết nghiên cứu nghĩa Kết luận chuẩn đạt được hóa H1: Thái độ có mối quan hệ cùng chiều đến ý định sử Giả thuyết được dụng điện thoại di động cho các mục đích ngoài công 0.222 0.002 chấp nhận việc của nhân viên H2: Nhận thức kiểm soát hành vi có mối quan hệ cùng Giả thuyết được chiều đến ý định sử dụng điện thoại di động cho các 0.262 *** chấp nhận mục đích ngoài công việc của nhân viên H3: Thói quen có mối quan hệ cùng chiều đến ý định Giả thuyết không sử dụng điện thoại di động cho các mục đích ngoài 0.024 0.702 được chấp nhận công việc tại nơi làm việc của nhân viên H4: Nhân viên sợ bỏ lỡ thông tin càng nhiều sẽ có mối Giả thuyết được quan hệ cùng chiều đến ý định sử dụng điện thoại di 0.253 *** chấp nhận động cho các mục đích ngoài công việc H5: Nhân viên sợ bỏ lỡ thông tin càng nhiều sẽ có mối quan hệ cùng chiều đến hành vi sử dụng điện thoại di Giả thuyết được 0.299 *** động cho các mục đích ngoài công việc tại nơi làm chấp nhận việc H6: Ý định có mối quan hệ cùng chiều đến hành vi sử Giả thuyết được dụng điện thoại di động cho các mục đích ngoài công 0.254 *** chấp nhận việc ngay tại nơi làm việc của nhân viên Ghi chú: *** đạt mức ý nghĩa < 1% Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng 4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu Khi so sánh kết quả của nghiên cứu này cho thấy thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi có tác động cùng chiều đến ý thức; tương đồng với nghiên cứu của Bautista và cộng sự (2018). Thực tế, nhân viên thừa nhận có sự tự chủ trong công việc và tự tin dùng Smartphone nên có ý định sử dụng trong thời gian làm việc (kết quả hệ số  = 0.222, P-value = 0.002). Ngoài ra, nhân viên cảm thấy thoải mái, thêm động lực làm việc nên có xu hướng dùng điện thoại cho mục đích cá nhân nhiều (kết quả hệ số  = 0.262, P-value = ***). Tác giả kỳ vọng nguyên nhân dẫn đến ý định là thói quen của nhân viên (hệ số  = 0.024 quá thấp và P-value = 0.702 > 0.05), nhưng kết quả tuyến tính không phù hợp. Một phần là do yếu tố ngữ cảnh của mẫu được nghiên cứu và văn hoá làm việc tại Việt Nam khác với Philippines. Ngoài ra, yếu tố Sợ bỏ lỡ được coi là yếu tố dự báo ý định mạnh mẽ tương ứng hệ số  = 0.253 và P-value = *** trên nhiều bối cảnh làm việc và hoạt động khác nhau. Nhân viên cảm thấy thông tin được nhận chưa đủ, lo lắng sợ bị bỏ lỡ điều gì đó nên có xu hướng dùng điện thoại cho mục đích cá nhân để giảm bớt sự khó chịu. Bên cạnh đó, kết quả chỉ ra rằng khi nhân viên có ý định muốn biết thêm nhiều thông tin Smartphone sẽ cố gắng thực hiện hành vi cho mục đích cá nhân bất kể thời gian làm việc (hệ số  = 0.254 và P-value = ***),
  15. 72 Trần Đ. T. Phương, Đinh T. Hoàng. HCMCOUJS- Kỷ yếu, 17 (3), 58-76 kết quả này song song với nghiên cứu Bautista và cộng sự (2018). Cuối cùng, nghiên cứu nổi bật yếu tố mới sợ bỏ lỡ; nhân viên có mức FOMO cao tại nơi làm việc sẽ làm tăng hành vi sử dụng điện thoại mục đích cá nhân (kết quả hệ số  = 0.299 là cao nhất và P-value = ***). Nghiên cứu được mở rộng đối tượng nghiên cứu sang nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hơn so với kiểm tra tại Philippines của Bautista và cộng sự (2018). Tóm lại, nghiên cứu ngoài việc kiểm tra các yếu tố tâm lý giải thích các nguyên nhân và mức độ tác động dẫn đến hành vi sử dụng điện thoại mục đích cá nhân tại Việt Nam còn có khắc phục được tương đối những hạn chế của Bautista và cộng sự (2018) về lĩnh vực có thể áp dụng nhiều ngành nghề nhiều lĩnh vực hơn (Y tế so với các ngành khác) và các mối quan hệ có sự tương đồng cao hơn, chi tiết hơn. Đồng thời nghiên cứu còn có đóng góp mới, cụ thể tìm ra mối quan hệ cùng chiều tác động giữa FOMO và hành vi này. Từ đó cho thấy sợ bỏ lỡ sẽ đóng vai trò tác động trực tiếp đến hành vi sử dụng điện thoại mục đích cá nhân hơn các yếu tố khác tại Việt Nam. 5. Kết luận và hàm ý quản trị 5.1. Kết luận Nhìn chung, mô hình gồm 6 giả thuyết kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố và kết quả của nghiên cứu đạt được mục tiêu nghiên cứu với các câu hỏi bao gồm: Thứ nhất, tác giả kiểm định giả thuyết H1, H2, H6 tương đồng với nghiên cứu trước của Bautista và cộng sự (2018) xác định yếu tố thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi có thể dự báo ý định; đồng thời khi nhân viên có ý định sử dụng điện thoại sẽ dẫn đến hành vi dùng cho mục đích cá nhân. Bên cạnh đó, giả thuyết H3 không được ủng hộ do kết quả tuyến tính chưa phù hợp; một phần là do yếu tố ngữ cảnh của mẫu được nghiên cứu và văn hoá làm việc tại Việt Nam. Ngoài ra, kết quả kiểm tra từ nghiên cứu này cho thấy giả thuyết H4, H5 nói về sợ bỏ lỡ có tác động cùng chiều đến hành vi sử dụng điện thoại mục đích cá nhân trong giờ làm việc của nhân viên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thứ hai, kiểm tra mức độ tác động dựa trên kết quả phân tích SEM cho thấy đa số các yếu tố phù hợp của tổng thể mô hình với thị trường Việt Nam. Trong khi đó biến quan sát thói quen được kỳ vọng là nguyên nhân dẫn đến ý định nhưng kết quả tuyến tính không phù hợp (mức độ  = 0.024) trái ngược với báo cáo của Jamaluddin và cộng sự (2015) do một phần còn tùy thuộc vào cách sử dụng công nghệ của mỗi người và văn hóa công ty. Thực tế, các nhân viên có xu hướng sử dụng điện thoại mục đích cá nhân thường xuyên hơn sẽ hình thành thói quen và tiếp tục dùng tại nơi làm việc của họ. Bên cạnh đó nghiên cứu xác định mức độ tác động mạnh nhất đến ý định là nhận thức kiểm soát hành vi (mức độ  = 0.262); sợ bỏ lỡ ( = 0.299) có tác động cùng chiều mạnh nhất đến hành vi sử dụng điện thoại mục đích cá nhân của nhân viên. Từ đó cho thấy mức độ gắn kết của nhân viên với công việc chưa cao nên các doanh nghiệp cần có các biện pháp giảm bớt hành vi tiêu cực này nhằm nâng cao hiệu suất nhân viên và dễ dàng quản lý nhân sự của mình. 5.2. Hàm ý quản trị Tổng kết, hành vi sử dụng điện thoại mục đích cá nhân mang kết quả tiêu cực cho các mối quan hệ của người lao động và hiệu suất làm việc. Nghiên cứu nhằm mô tả mặt tối của hành vi đang tồn tại trong doanh nghiệp và tìm hiểu các nguyên nhân tác động đến hành vi, đóng góp một phần vào cơ sở lý luận có liên quan. Dựa vào kết quả nghiên và giá trị các biến quan sát ở thang đo, tác giả có tiến hành nghiên cứu định tính lần 2 với các chuyên gia như lần 1 mà từ đó đề xuất các hàm ý quản trị cho doanh nghiệp các ngành như sau: Trước tiên, quản lý các cấp cần chuyển đổi quy trình làm việc và khuyến khích nhân viên sử dụng điện thoại chỉ cho mục đích công việc để đạt hiệu suất cho doanh nghiệp mình, đây cũng là cách thức thay đổi thái độ của nhân viên (giá trị trung bình AT2 = 3.52). Cao và Nguyen (2022) cho rằng có một số nhân viên sử dụng mạng xã hội để kết giao với người đem lại lợi ích cho công việc, và kết luận có 5/12 người có thể dừng lại và tập trung hơn vào công việc sau khi được thư
  16. Trần Đ. T. Phương, Đinh T. Hoàng. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17 (3), 58-76 73 giãn bằng điện thoại cá nhân (phù hợp với khảo sát định lượng của nghiên cứu này do có giá trị trung bình AT1 = 3.38). Thế nên, các quản lý cấp cao cần quy định rõ vào nội quy và cách thức kiểm soát nhân viên sẽ tốt hơn là ngăn cản họ. Thứ hai, nhà quản lý nhân sự cần tìm hiểu thêm về công nghệ quản lý từ xa và tích hợp vào hệ thống làm việc trên máy tính cho các nhân viên, hay thiết bị di động như google map cho ngành logistics, camera đối với các ngành sản xuất, .... nhằm dễ dàng can thiệp, phát hiện được nhân viên đang lãn công và hỗ trợ khả năng làm việc của họ (giá trị trung bình BC1 = 3.26). Đồng thời tổ chức các chương trình nhằm hướng dẫn, đào tạo các hành vi tích cực cho nhân viên, cập nhật kiến thức bên ngoài và bổ sung các kỹ năng về chuyên môn để ngăn các xu hướng của nhân viên dẫn tới hành vi sử dụng điện thoại cho mục đích cá nhân. Cụ thể hướng dẫn nhân viên lập danh sách các việc cần xử lý, đặt 1 deadline trong ngày để hoàn thành mục đích giảm sự trì hoãn và đảm bảo năng suất. Bên cạnh đó, chỉ dẫn họ cách tạo ranh giới giữa cá nhân và công việc để duy trì ý thức bản thân cho công việc, nhân viên phải có kỷ luật, nhận biết được những giới hạn của mình mới có thể phát triển sự nghiệp, và việc quản lý của nhân sự cũng được nhẹ nhàng hơn. Sau khi các nhà cấp cao đã phát hiện nhân viên đang có hành vi dùng điện thoại chỉ với mục đích cá nhân trong thời gian làm việc thì cần trao đổi, làm cho họ hiểu và nhận thức được hậu quả tiêu cực của hành vi đó (BC2 = 3.31). Vì nhận thức thay đổi mới có thể ngăn ý định hành vi, quản lý chỉ có thể can thiệp bằng cách giáo dục về cách thức thời điểm nào nên dùng và tránh sử dụng điện thoại mục đích cá nhân trong công ty. Thứ ba, trong trường hợp chưa cần thiết, có thể hướng dẫn họ cách đăng xuất ra khỏi các ứng dụng truyền thông xã hội, việc giải trí chỉ thích hợp trong giờ nghỉ trưa (giá trị trung bình HT2 = 3.25). Hoặc nếu người lao động có công việc buộc phải dùng điện thoại thì có thể chọn các phương án khác nhau thay cho sự phụ thuộc quá mức vào điện thoại, thay đổi cách thức làm việc để thay đổi thói quen của nhân viên được tích cực hơn (HT1 = 3.37). Thứ tư, các nhà quản trị cần thấu hiểu, trò chuyện tìm hiểu nguyên nhân nhằm cải thiện mức độ sợ bỏ lỡ thông tin trên mạng xã hội của nhân viên (giá trị trung bình MO3 = 3.51), mà từ đó thay đổi lối sống của nhân viên không quá phụ thuộc vào điện thoại dùng cho mục đích cá nhân (MO4 = 3.51). Nếu cấp thiết có thể yêu cầu họ nên chuyển chế độ nhận thông báo từ Smartphone, chọn lọc chỉ nhận các thông tin cấp bách từ gia đình hay công việc, mục đích giảm phân tâm lo lắng (MO2 = 3.30) hay khó chịu (MO5 = 3.35) khi các thông báo cứ liên tục hiện lên. Theo nghiên cứu định lượng của tác giả cho thấy các cấp bậc cao như quản lý cũng có thời gian dùng điện thoại cho mục đích cá nhân khá cao nên tác giả có kiến nghị bổ sung cần thay đổi thái độ và nhận thức được hành vi của nhà quản trị mới có thể làm gương, hướng cho nhân viên giảm hành vi tiêu cực. Cuối cùng, nhà quản trị cũng cần chú ý đến việc cải thiện các chế độ đãi ngộ cho nhân viên bằng khen thưởng, tuyên dương để kích thích làm việc đạt hiệu suất hoặc phạt nguội những trường hợp dành quá nhiều thời gian sử dụng điện thoại cho mục đích cá nhân trong giờ làm việc. Cần tạo động cơ cho họ bằng tài chính để thay đổi thái độ làm việc, đặt ra mục tiêu cao hơn và phấn đấu cho sự nghiệp nhân viên mình. Tài liệu tham khảo Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50(2), 179-211. doi:10.1016/0749-5978(91)90020-T. Ajzen, I., & Fishbein, M. (1980). Understanding attitudes and predicting social behavior. Hoboken, NJ: Prentice-Hall. Alt, D. (2015). College students’ academic motivation, media engagement and fear of missing out. Computers in Human Behavior, 49(2015), 111-119. Bautista, J. R., Rosenthal, S., Lin, T. T., & Theng, Y. L. (2018). Predictors and outcomes of nurses’
  17. 74 Trần Đ. T. Phương, Đinh T. Hoàng. HCMCOUJS- Kỷ yếu, 17 (3), 58-76 use of smartphones for work purposes. Computers in Human Behavior, 84(2018), 360-374. Budnick, C. J., Rogers, A. P., & Barber, L. K. (2020). The fear of missing out at work: Examining costs and benefits to employee health and motivation. Computers in Human Behavior, 104(2020), Article 106161. Cao, T. M., & Nguyen, T. H. A. (2022). Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội quá mức và hiệu suất công việc nhân viên ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh [Excessive use of social media and employee’s job performance at the people’s committee of Binh Thanh district Ho Chi Minh City]. Tạp chí khoa học Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh - Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 17(1), 116-136. Clark, L. A., & Roberts, S. J. (2010). Employer’s use of social networking sites: A socially irresponsible practice. Journal of Business Ethics, 95(4), 507-525. Diaz, I., Chiaburu, D. S., Zimmerman, R. D., & Boswell, W. R. (2012). Communication technology: Pros and cons of constant connection to work. Journal of Vocational Behavior, 80(2), 500-508. Disterer, G., & Kleiner, C. (2013). BYOD bring your own device. Procedia Technology, 9(2013), 43-53. Eagly, A. H., & Chaiken, S. (1993). The psychology of attitudes. San Diego, CA: Harcourt brace Jovanovich College Publishers. Elhai, J. D., Yang, H., & Montag, C. (2020). Fear of missing out (FOMO): Overview, theoretical underpinnings, and literature review on relations with the severity of negative affectivity and problematic technology use. Brazilian Journal of Psychiatry, 43(2), 203-209. Fornell, C., & Larcker, D. F. (1981). Structural equation models with unobservable variables and measurement error: Algebra and statistics. Truy cập ngày 10/05/2022 tại https://www.jstor.org/stable/3151312 Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., & Anderson, R. E. (2010). Multivariate data analysis (7th ed.). Upper Saddle River, NJ: Pearson Prentice Hall. Hair, J. F., Tatham, R. L., Anderson, R. E., Black, W. C., & Babin, B. J. (2006). Multivariate data analysis. Hoboken, NJ: Pearson Prentice Hall. Herman, D. (2011). The fear of missing out. Truy cập ngày 10/05/2022 tại Fear of Missing Out website: http://fomofearofmissingout.com/fomo Hoang, T., & Chu, N, N. M. (2008). Phân tích nghiên cứu dữ liệu với SPSS [Research data analysis with SPSS]. Hanoi, Vietnam: Nhà xuất bản Hồng Đức. Hung, S. Y., Ku, Y. C., & Chien, J. C. (2012). Understanding physicians’ acceptance of the Medline system for practicing evidence-based medicine: A decomposed TPB model. International Journal of Medical Informatics, 81(2), 130-142. Jamaluddin, H., Ahmad, Z., Alias, M., & Simun, M. (2015). Personal Internet use: The use of personal mobile devices at the workplace. Procedia-Social and Behavioral Sciences, 172(2015), 495-502. Kijsanayotin, B., Pannarunothai, S., & Speedie, S. M. (2009). Factors influencing health information technology adoption in Thailand’s community health centers: Applying the UTAUT model. International Journal of Medical Informatics, 78(6), 404-416. Lau, A. S. (2011). Hospital-based nurses’ perceptions of the adoption of Web 2.0 tools for knowledge sharing, learning, social interaction and the production of collective intelligence. Journal of Medical Internet research, 13(4), Article 1398.
  18. Trần Đ. T. Phương, Đinh T. Hoàng. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17 (3), 58-76 75 Lawton, R., Ashley, L., Dawson, S., Waiblinger, D., & Conner, M. (2012). Employing an extended Theory of Planned Behaviour to predict breastfeeding intention, initiation, and maintenance in White British and South‐ Asian mothers living in Bradford. British Journal of Health Psychology, 17(4), 854-871. Leblanc, G., Gagnon, M. P., & Sanderson, D. (2012). Determinants of primary care nurses’ intention to adopt an electronic health record in their clinical practice. CIN: Computers, Informatics, Nursing, 30(9), 496-502. Limayem, M., Hirt, S., & Cheung, C. K. (2007). How habit limits the predictive power of intention: The case of information systems continuance. MIS Quarterly, 31(4), 705-737. MacCormick, J. S., Dery, K., & Kolb, D. G. (2012). Engaged or just connected? Smartphones and employee engagement. Organizational Dynamics, 41(3), 194-201. Manstead, A. S. R., Parker, D., Stradling, S. G., & Lawton, R. (2002). Incorporating affect into the theory of planned behavior. Birmingham, UK: Aston Business School. Manstead, A. S., & Parker, D. (1995). Evaluating and extending the theory of planned behavior. European Review of Social Psychology, 6(1), 69-95. Moody, G. D., & Siponen, M. (2013). Using the theory of interpersonal behavior to explain non- work-related personal use of the Internet at work. Information & Management, 50(6), 322- 335. Mun, Y. Y., Jackson, J. D., Park, J. S., & Probst, J. C. (2006). Understanding information technology acceptance by individual professionals: Toward an integrative view. Information & Management, 43(3), 350-363. Nansen, B., Arnold, M., Gibbs, M., & Davis, H. (2010). Time, space and technology in the working‐ home: An unsettled nexus. New Technology, Work and Employment, 25(2), 136- 153. Nguyen, M. D. V., Ross, V., Vu, T. A., Brijs, T., Wets, G., & Brijs, K. (2020). Exploring psychological factors of mobile phone use while riding among motorcyclists in Vietnam. Transportation Research Part F: Traffic Psychology and Behavior, 73(2020), 292-306. O’Driscoll, M. P., Brough, P., Timms, C., & Sawang, S. (2010). Engagement with information and communication technology and psychological well-being. In New developments in theoretical and conceptual approaches to job stress (Vol. 8, pp. 269-316). London, UK: Emerald Publishing. Olson-Buchanan, J. B., & Boswell, W. R. (2004, April). Correlates and consequences of being tied to an electronic leash. Rotterdam, Netherlands: Erasmus University Rotterdam. Olson-Buchanan, J. B., & Boswell, W. R. (2007). The use of communication technologies after hours: The role of work attitudes and work-life conflict. Journal of Management, 33(4), 592- 610. Park, Y., & Chen, J. V. (2007). Acceptance and adoption of the innovative use of a smartphone. Industrial Management & Data Systems, 107(9), 1349-1365. Patrick, Y. K. C., & Hu, P. J.-H. (2001). Information technology acceptance by individual professionals: A model comparison approach. Decision Sciences, 32(4), 699-719. Pee, L. G., Woon, I. M. Y., & Kankanhalli, A. (2008). Explaining non-work-related computing in the workplace: A comparison of alternative models. Information & Management, 45(2), 120-130.
  19. 76 Trần Đ. T. Phương, Đinh T. Hoàng. HCMCOUJS- Kỷ yếu, 17 (3), 58-76 Przybylski, A. K., Murayama, K., DeHaan, C. R., & Gladwell, V. (2013). Motivational, emotional, and behavioral correlates of fear of missing out. Computers in Human Behavior, 29(4), 1841-1848. Putzer, G. J., & Park, Y. (2012). Are physicians likely to adopt emerging mobile technologies? Attitudes and innovation factors affecting smartphone use in the Southeastern United States. Perspectives in Health Information Management/AHIMA, American Health Information Management Association, 9(2012), 1-22. Quốc hội. (2019). Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2019 [Labor Code No. 45/2019/QH14 dated November 20, 2019]. Truy cập ngày 10/05/2022 tại https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Bo-Luat-lao-dong-2019- 333670.aspx Rothengatter, T. (1993). Road user attitudes and behaviour. In Behavioural research in road safety Iii. Proceedings of a seminar at the University of Kent, 22-23 September 1993 (Trl Published Article Pa3004/93). Kent, England: University of Kent. Saavedra, C. M. C., & Bautista, R. A. Jr. (2020). Are you ‘in’ or are you ‘out’? Impact of FOMO (Fear of Missing Out) on Generation Z’s Masstigebrand Apparel Consumption. Asia-Pacific Social Science Review, 20(2), 106-118. Salem, P. J. (2015). Human communication technology. Austin, TX: Sentia Publishing. Statista. (2020). Internet usage in Vietnam - Statistics & facts. Truy cập ngày 10/05/2022 tại https://www.statista.com/topics/6231/internet-usage-in-vietnam/ Stradling, S. G., & Parker, D. (1997). Extending the theory of planned behaviour: The role of personal norm, instrumental beliefs and affective beliefs in predicting driving violations. Traffic and Transport Psychology. Theory and Application, 1(1997), 367-374. Tandon, A., Dhir, A., Talwar, S., Kaur, P., & Mäntymäki, M. (2020). Social media-induced fear of missing out (FoMO) and phubbing: Behavioural, relational and psychological outcomes. Technological Forecasting and Social Change, 174(2022), Aricle 121149. doi:10.1016/j.techfore.2021.121149 Triandis, H. C. (1977). Interpersonal behavior. Monterey, CA: Brooks/Cole Publishing. Turel, O., Matt, C., Trenz, M., Cheung, C. M., D’Arcy, J., Qahri-Saremi, H., & Tarafdar, M. (2019). Panel report: the dark side of the digitization of the individual. Internet Research, 29(2), 274-288. Vitak, J., Crouse, J., & LaRose, R. (2011). Personal Internet use at work: Understanding cyberslacking. Computers in Human Behavior, 27(5), 1751-1759. Vu, T. A., Nguyen, M. D. V., & Nguyen, T. M. (2018). A study on harmful of mobile phone use while driving in Vietnam. Binh Duong Province, Vietnam: Vietnamese-German Transport Research Centre. Websense Inc. (2000). Survey on Internet misuse in the workplace. Truy cập ngày 10/05/2022 tại http://www.websense.com/company/news/pr/Display.php?Release=000517428 Wittenbracker, J., Gibbs, B. L., Kahle, L. R. (1983). Seat belt attitudes, habits, and behaviors: An adaptive amendment to the Fishbein model. Journal of Applied Social Psychology, 13(5), 406-421. Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1