intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

40
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trình bày xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

  1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hồ Lê Trâm Anh, Trần Phương Như, Nguyễn Thị Khánh Ly* Khoa Marketing - Kinh doanh Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Ý TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu được thu thập từ 598 sinh viên đang sinh sống và học tập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy, chúng tôi tìm thấy năm nhân tố tác động đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, lần lượt là: (1) Sự sẵn sàng công cụ (2) Thái độ, (3) Năng lực cá nhân, (4) Nhận thức xã hội, (5) Nhận thức tính khả thi. Hàm ý của nghiên cứu này được mong đợi là đóng góp rất lớn vào việc cải tiến chương trình giáo dục khởi sự doanh nghiệp và chính sách của chính phủ và trường học. Từ khóa: khởi nghiệp, ý định, sinh viên, nhân tố, hành vi. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khởi nghiệp đang là chủ đề nhận được nhiều quan tâm tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh quốc gia hội nhập mạnh mẽ, đã và đang nhận được sự quan tâm và đầu tư từ các doanh nghiệp trên khắp thế giới. Nghiên cứu về khởi nghiệp đã nhận được nhiều sự quan tâm không chỉ các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô mà kể cả những nhà nghiên cứu hàn lâm trên thế giới (Ali và cộng sự, 2012). Tuy nhiên số lượng bài nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên TP. HCM còn hạn chế. Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn, có cái nhìn khách quan về vấn đề khởi nghiệp của sinh viên hiện nay cũng như tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, từ đó rút ra giải pháp nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên cả nước nói chung và sinh viên TP. HCM nói riêng. Do đó, chúng tôi xin chọn đề tài:“Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu khoa học. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết Ý định (Intentions) là yếu tố được sử dụng để đánh giá khả năng thực hiện hành vi của cá nhân. Theo Ajzen (1991), ý định mang tính thúc đẩy và thể hiện nỗ lực của một cá nhân sẵn sàng thực hiện một hành vi cụ thể. 3119
  2. Khởi nghiệp kinh doanh là việc một cá nhân (một mình hoặc cùng người khác) tận dụng cơ hội kinh doanh mới (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2015), hoặc là một thái độ làm việc đề cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn đổi mới và chấp nhận rủi ro để tạo ra giá trị mới trong doanh nghiệp hiện tại (Bird, 1988). Theo Fishbein và Ajzen xây dựng năm 1975, mô hình thuyết hành động hợp lý cho rằng ý định hành vi dẫn đến hành vi và ý đinh được quyết định bởi thái độ cá nhân đối hành vi, cùng sự ảnh hưởng của chuẩn chủ quan xung quanh việc thực hiện các hành vi đó (Fishbein và Ajzen,1975). Trong đó, Thái độ và Chuẩn chủ quan có tầm quan trọng trong ý định hành vi. Thuyết hành động hợp lý quan tâm đến hành vi cũng như xác định khuynh hướng hành vi của họ, trong khuynh hướng hành vi là một phần của thái độ hướng tới hành và một phần nữa là các chuẩn chủ quan (Sự tác động của người khác cũng dẫn tới thái độ của họ). Mục đích chính của TRA là tìm hiểu hành vi tự nguyện của một cá nhân bằng cách kiểm tra động lực cơ bản tiềm ẩn của cá nhân đó để thực hiện một hành động. Thuyết hành động hợp lý cho thấy rằng ý định càng mạnh mẽ càng làm tăng động lực thực hiện hành vi, điều này dẫn đến làm tăng khả năng hành vi được thực hiện. Khởi nghiệp được hiểu là sự tạo dựng một công việc kinh doanh mới hay thành lập một doanh nghiệp mới thông qua những ý tưởng kinh doanh sáng tạo, nhận diện và tận dụng được các cơ hội để đạt được sự hài lòng trong việc kinh doanh của chính mình (Koe, Sa’ari, Majid, & Ismail, 2012). Ý định khởi nghiệp là một thái độ làm việc đề cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn đổi mới và chấp nhận rủi ro để tạo ra giá trị mới trong doanh nghiệp hiện tại (Bird, 1988). Ý định khởi nghiệp cũng được định nghĩa là ý định của một cá nhân để bắt đầu một doanh nghiệp (Souitaris, Zerbinati, & Al-Laham, 2007). Zain, Akram, và Ghani (2010) cho rằng ý định khởi nghiệp thường liên quan đến nội tâm, hoài bão và cảm giác của cá nhân đối với việc “đứng trên đôi chân của mình”. Mô hình thuyết hành động hợp lý (Fishbein và Ajzen xây dựng năm 1975) cho rằng ý định hành vi dẫn đến hành vi và ý đinh được quyết định bởi thái độ cá nhân đối hành vi, cùng sự ảnh hưởng của chuẩn chủ quan xung quanh việc thực hiện các hành vi đó (Fishbein và Ajzen,1975). Trong đó, Thái độ và Chuẩn chủ quan có tầm quan trọng trong ý định hành vi. Theo thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991), tác giả cho rằng ý định thực hiện hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố như thái độ đối với hành vi, tiêu chuẩn chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi. Thuyết hành vi dự định (TPB) được phát triển từ lý thuyết hành vi hợp lý (Ajzen và Fishbein, 1975), lý thuyết này được tạo ra do sự hạn chế của lý thuyết trước về việc cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm soát lý trí. Khác với lý thuyết hành động hợp lý, ý định không chỉ bị ảnh hưởng bởi các đối tượng xung quanh và những nhận thức của bản thân sinh viên. Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp kinh doanh (Shapero và Sokol 1982) được sử dụng để mô tả một quy trình khởi nghiệp, với ý định là trung tâm (Bird 1988). Lý thuyết này xem xét khởi nghiệp như một sự kiện có thể được giải thích bằng sự tương tác giữa sáng kiến, khả năng, quản lý, quyền tự chủ tương đối và sự chấp nhận rủi ro. Lý thuyết chỉ ra rằng ý định khởi nghiệp bắt nguồn từ nhận thức về tính khả thi và sự mong 3120
  3. muốn, và chịu ảnh hưởng bởi bối cảnh văn hóa và xã hội. Nhận thức về sự lựa chọn của cá nhân trong môi trường văn hóa và xã hội đã được Krueger và cộng sự chấp nhận theo kinh nghiệm. (2000), Peterman và Kennedy (2003), Wilson và cộng sự. (2007). 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất Mô hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” được thiết kế dựa trên sự tham khảo, kế thừa và hiệu chỉnh dựa trên mô hình nghiên cứu liên quan; đồng thời, nhận được sự tư vấn, góp ý của các giảng viên và chuyên gia. Mô hình nghiên cứu được tác giả đề xuất gồm 05 biến độc lập: (1) Sự sẵn sàng công cụ (2) Thái độ, (3) Năng lực cá nhân, (4) Nhận thức xã hội, (5) Nhận thức tính khả thi. Hình 23. Mô hình nghiên cứu đề xuất 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha Thang đo thành phần Biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha Sự sẵn sàng công cụ CC3, CC4, CC5, CC6, CC7, CC8 α = 0,788 Thái độ TD1, TD2, TD3, TD4, TD5 α = 0,698 Năng lực cá nhân NL1, NL2, NL4, NL5 α = 0,721 Nhận thức xã hội XH1, XH2, XH3, XH4 α = 0,776 Nhận thức tính khả thi KT1, KT2, KT3, KT4, KT5 α = 0,735 Ý định khởi nghiệp YD1, YD2, YD3, YD4, YD6 α = 0,860 Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả 3121
  4. Kết quả các nhân tố mới được hình thành cụ thể như sau: - Sự sẵn sàng công cụ gồm các biến quan sát: CC3, CC4, CC5, CC6, CC7 - Nhận thức xã hội gồm các biến quan sát: XH1, XH2, XH3, XH4 - Năng lực cá nhân gồm các biến quan sát: NL1, NL2, NL4, NL5 - Nhận thức tính khả thi gồm các biến quan sát: KT2, KT4, KT5 - Thái độ gồm các biến quan sát: TD1, TD2 - Ý định khởi nghiệp gồm các biến quan sát: YD1, YD2, YD3, YD4, YD6 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phụ thuộc vào 4 yếu tố “Sẵn sàng công cụ”, “Năng lực cá nhân”, “Năng lực xã hội”, “Nhận thức tính khả thi” với mô hình hồi quy như sau: Ý định khởi nghiệp = 0,418 + 0,343*Nhận thức tính khả thi + 0,201*Nhận thức xã hội + 0,207*Năng lực cá nhân + 0,172*Sự sẵn sàng công cụ Hay: YD = 0,418 + 0,343*KT + 0,201*XH + 0,207*NL + 0,172*CC 4. HÀM Ý QUẢN TRỊ Trên cơ sở kết quả nghiên cứu định lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có thể rút ra một số các kết luận như sau: Gia đình, bạn bè và mọi người có hợp tác và cổ vũ đến một cá nhân tự kinh doanh sẽ có tác động đến suy nghĩ, nhận thức và hành vi của cá nhân có quyết định khởi nghiệp hay không. Vậy nên để khuyến khích sinh viên tự kinh doanh thì gia đình, bạn bè nên là hậu phường và là chỗ dựa vững chắc cho cá nhân khởi nghiệp. Các mối quan hệ bạn bè tốt đẹp đóng vai trò quan trọng và tích cực trong mọi quan hệ xã hội. Những người bạn tốt là chỗ dựa tinh thần lẫn vật chất và có thể là người đồng hành trong sự nghiệp. Xây dựng mối quan hệ xã hội giúp mọi người có thêm nguồn lực để cá nhân có thêm động lực khởi nghiệp. Chọn đúng lĩnh vực có thế mạnh để khởi nghiệp thì phải có sự trải nghiệm trong lĩnh vực đó để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, các kỹ năng cần thiết. Hành trình này mất rất nhiều thời gian nhưng là bước không thể thiếu. Bên cạnh đó, phải có kế hoạch chi tiêu và quản lý được dòng vốn. Các kỹ năng mềm của bản thân bạn như là một trong những yếu tố không thể thiếu. Kỹ năng mềm tuy không mang ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của doanh nghiệp nhưng nó là yếu tố hỗ trợ giúp gia tăng khả năng thành công cho quá trình khởi nghiệp và tạo thế chủ động cho doanh nghiệp của bạn trong các tình huống khó khăn có thể gặp phải. Giữa các doanh nhân và các trường đại học cần tăng cường mối quan hệ thân thiết gắn bó với nhau chặt chẽ hơn nữa. Các cách thức hay mô hình kinh doanh của các doanh nhân đóng vai trò nâng cao kiến thức. Ngoài ra, nhà trường và doanh nghiệp tổ chức giao lưu để sinh viên hiểu rõ năng lực bản thân và cố gắng trau dồi. 3122
  5. Các chính sách về học bổng nên được khuyến khích nhằm tìm ra nhân tài và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm; khuyến khích tinh thần khởi nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng yếu tố Sự sẵn sàng công cụ cũng ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên. Chính vì vậy, cần gia tăng sự sẵn sàng công cụ cho sinh viên. Tự bản thân sinh viên nên nắm rõ tiềm năng rất lớn đến từ thông tin và mạng xã hội. Đó không chỉ là nơi phục vụ các tiện ích giải trí mà còn là nguồn lực vững mạnh nếu biết nắm bắt và khai thác triệt để. Hơn nữa đối với bắt đầu khởi nghiệp sự non trẻ là không thể tránh khỏi, càng có nhiều thông tin về thị trường, sản phẩm đối thủ và các phương thức giới thiệu sản phẩm kinh doanh thì cơ hội xâm nhập thị trường càng cao. Tự trau dồi cho bản thân là điều cần thiết và cần được thực hiện liên tục. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho người học, giúp các bạn sinh viên thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm và có khát vọng lớn biến ý tưởng thành hiện thực. Bộ GDĐT phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ ngành liên quan xây dựng các chính sách chăm chút cho nguồn nhân lực của đất nước. Các tổ chức tài chính tín dụng cũng cần quan tâm hơn đến những dự án mới, tích cực hỗ trợ cho những ý tưởng kinh doanh có tính khả thi cao của sinh viên. Cần cải thiện cơ chế, cách thức cung cấp vốn vừa đảm bảo tính an toàn cho ngân hàng, quỹ tín dụng, vừa giúp sinh viên có dự án kinh doanh tốt, hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adewale A. Adekiya a, Fatima Ibrahim (2015) “Entrepreneurship intention among students. The antecedent role of culture and entrepreneurship training and development”. 2. Huynh Nhut Nghia, Nguyen Thi Hai Binh, Nguyen Thi Minh Tram, Nguyen Kieu Oanh, Mai Thoai Diem Phuong (2021) “The entrepreneurial intention among students of university of finance – Marketing”. 3. Ngô Thị Thanh Tiên (2016) “Tổng quan lý thuyết về ý định khởi nghiệp của sinh viên”. 4. Nguyen Anh Tuan, Do Thi Hai Ha, Vu Thi Bich Thao, Dang Kim Anh, Nguyen Hoang Long (2019) “Factors affecting entrepreneurial intentions among youths in Vietnam”. 5. Nguyễn Phương Mai, Lưu Thị Minh Ngọc, Trần Hoàng Dũng (2018) “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên ngành Quản Trị Kinh Doanh trên địa bàn Hà Nội”. 6. Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thị Kim Pha (2016) “Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học Trà Vinh”. 7. Phạm Thị Quế Phương (2018) “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”. 8. Phan Anh Tú và Nguyễn Thanh Sơn (2015) “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn Thành phố Cần Thơ”. 9. Salwah Che Mata, Siti Mistima Maatb, Norhatta Mohdc (2015) “Identifying Factors that Affecting the Entrepreneurial Intention among Engineering Technology Students”. 10. Syed Ali Raza, Wasim Qazi, Nida Shah (2018) “Factors affecting the motivation and intention to become an entrepreneur among business university students”. 3123
  6. 11. Sylvia Nabila Azwa Ambad, Dayang Haryani Diana Ag Damita (2015) “Determinants of Entrepreneurial Intention among Undergraduate Students in Malaysia”. 12. Võ Văn Hiền, Lê Hoàng Vân Trang (2021) “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Tiền Giang”. 3124
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2