intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

18
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ khảo sát online 1.255 sinh viên, sử dụng mô hình EFA cho thấy tính cách và thái độ, năng lực bản thân, giáo dục khởi nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp của nhà trường là những yếu tố có tác động thuận chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên nhà trường. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp phát triển ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương

  1. TẠP TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀCHÍ CÔNGKHOA NGHỆHỌC VÀ CÔNG NGHỆ JOURNAL OF SCIENCE AND Trần QuốcTECHNOLOGY Hoàn và ctv. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG HUNG VUONG UNIVERSITY Tập 32, Số 3 (2023): 14 - 27 Vol. 32, No. 3 (2023): 14 - 27 Email: tapchikhoahoc@hvu.edu.vn Website: www.jst.hvu.edu.vn CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG Trần Quốc Hoàn1*, Lê Thị Thanh Thủy1, Nguyễn Tài Năng2, Vũ Huyền Trang1 1 Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ 2 Phòng Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ Ngày nhận bài: 26/6/2023; Ngày chỉnh sửa: 29/7/2023; Ngày duyệt đăng: 04/8/2023 DOI: https://doi.org/10.59775/1859-3968.138 Tóm tắt N ghiên cứu này được thực hiện nhằm đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ khảo sát online 1.255 sinh viên, sử dụng mô hình EFA cho thấy tính cách và thái độ, năng lực bản thân, giáo dục khởi nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp của nhà trường là những yếu tố có tác động thuận chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên nhà trường. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp phát triển ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương. Từ khóa: Sinh viên, Trường Đại học Hùng Vương, Ý định khởi nghiệp. 1. Đặt vấn đề Khởi nghiệp đang nhận được rất nhiều sự Ajzen (1991) đã chứng minh một trong các quan tâm của các cấp chính quyền từ trung ương yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi chính đến địa phương, của các cơ sở giáo dục đại học và của toàn xã hội. Năm 2017, Đề án “Hỗ trợ là ý định của cá nhân [1]. Ý định khởi nghiệp có học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào đã được Chính phủ ban hành với mục tiêu thúc nhiều yếu tố, nhưng khi đã có ý định khởi nghiệp đẩy khởi nghiệp và trang bị kiến thức, kỹ năng sẽ thôi thúc con người nỗ lực hơn để bắt đầu kinh về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong quá doanh kiếm lời. Khởi nghiệp là một hành vi có trình học tập tại các nhà trường; tạo môi trường kế hoạch, và nó đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi cá thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành nhân để thực hiện hành vi đó. Do đó, ý định khởi và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên hình thành hành vi khởi nghiệp, đặc biệt trong sau khi tốt nghiệp [2]. Năm 2022, Bộ Giáo dục trường hợp sinh viên ở các cơ sở giáo dục đại và Đào tạo đã ban hành Thông tư 07/2022/TT- học, bởi sinh viên đang trong thời kỳ định hướng BGDĐT quy định chi tiết về hoạt động hỗ trợ nghề nghiệp tương lai. khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục đại học, trong 14 *Email: quochoantran@hvu.edu.vn
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 33, Số 3 (2023): 14-27 đó nêu rõ các nhiệm vụ, hình thức triển khai và Giải quyết và trả lời các câu hỏi trên là trọng các điều kiện bảo đảm thực hiện công tác hỗ trợ tâm của bài viết này. khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học [3]. Trong nghiên cứu này, ý định khởi nghiệp của Trong những năm qua, Trường Đại học Hùng sinh viên được hiểu là sinh viên có kế hoạch hay Vương đã dành sự quan tâm rất lớn đến khởi mong muốn thực hiện công việc kinh doanh trên nghiệp của sinh viên, với nhiều chương trình, thị trường nhằm mục đích sinh lời; các giải pháp cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp đã được tổ chức được đề xuất trong nghiên cứu này xét trên góc nhằm phát triển ý định khởi nghiệp của sinh viên. độ sinh viên (yếu tố bên trong) và xét trên góc độ Đặc biệt trong chương trình đào tạo áp dụng từ Nhà trường (yếu tố bên ngoài). K20 trở đi, học phần Khởi nghiệp được giảng dạy bắt buộc tại 3/9 khoa chuyên môn, đó là Khoa 2. Phương pháp nghiên cứu Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Khoa Khoa học 2.1. Các giả thiết xã hội và Văn hóa du lịch, Khoa Ngoại ngữ. Tuy Để đảm bảo tính khoa học và logic, nhóm tác nhiên, số lượng các ý tưởng khởi nghiệp có chất giả sử dụng hai giả thiết sau: lượng chưa nhiều, cũng như chưa thực sự đồng - Giả thiết 1: Khi đánh giá ảnh hưởng của một đều giữa các khoa, các ngành đào tạo. Bên cạnh yếu tố bất kỳ đến ý định khởi nghiệp của sinh đó, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào viên thì các yếu tố khác là không đổi. để đánh giá đầy đủ và có hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên nhà - Giả thiết 2: Ý định khởi nghiệp của các sinh viên thuộc các chương trình đào tạo khác nhau, trường, cũng như chưa đưa ra được các giải pháp sinh viên các năm khác nhau là có thể so sánh cụ thể, thiết thực để phát triển ý định khởi nghiệp được với nhau. của sinh viên. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra ở đây là: (1) Các 2.2. Cơ sở lý thuyết yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp Lý thuyết về hành vi có kế hoạch của Ajzen của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương? (1991) cho rằng bất kỳ hành vi nào cũng đòi hỏi (2) Nhà trường, sinh viên cần phải làm gì để một lượng kế hoạch nhất định và có thể được dự phát triển ý định khởi nghiệp của sinh viên? đoán bằng ý định áp dụng hành vi đó. Giá trị Thái độ đối với mong đợi hành vi Chuẩn mực Các quy chuẩn Ý định niềm tin chủ quan Tự nhận thức Nhận thức bản thân kiểm soát hành vi Hình 1. Lý thuyết hành vi có kế hoạch Nguồn: [1] 15
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trần Quốc Hoàn và ctv. Ajzen (1991) xác định ba tiền đề của ý định: cá nhân về sự dễ dàng hoặc khó khăn trong việc - Thái độ đối với hành vi đề cập đến mức độ thực hiện hành vi. mà một người đánh giá về hành vi đang được nói 2.3. Thang đo, giả thuyết và mô hình đến là có lợi hay không có lợi. nghiên cứu - Các quy chuẩn chủ quan đề cập đến nhận - Xây dựng thang đo và giả thuyết nghiên cứu: thức của cá nhân về các áp lực xã hội có ảnh Dựa trên cơ sở lý thuyết, kế thừa và phát triển hưởng đến việc thực hiện hoặc không thực hiện các kết quả nghiên cứu đã công bố trước đó, hành vi. nhóm tác giả đã xây dựng được 06 thang đo các - Nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh nhận yếu tố ảnh hưởng với 29 biến quan sát và một thức rằng hành vi này có thể kiểm soát được một thang đo ý định khởi nghiệp của sinh viên với 03 cách cá nhân hay không. Nói cách khác, nhận biến quan sát. Các thang đo được xây dựng theo thức kiểm soát hành vi đề cập đến nhận thức của thang Likert 5 điểm. Bảng 1. Diễn giải thang đo Ký hiệu Số biến Diễn giải tên biến quan sát Tinhcach Đặc điểm tính cách 6 ThaiDo Thái độ với khởi nghiệp 4 GiaoDuc Giáo dục khởi nghiệp 5 KthucKnang Kiến thức, kỹ năng của bản thân 6 TaiChinh Nguồn tài chính cho khởi nghiệp 3 HoTro Hỗ trợ khởi nghiệp của nhà trường 5 YdinhKN Ý định khởi nghiệp 3 Nguồn: Tác giả xây dựng, 2023. Nội dung các giả thuyết nghiên cứu cụ thể như sau: H1: Đặc điểm tính cách tác động thuận chiều H2: Thái độ với khởi nghiệp tác động thuận đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Shane (2003) đề xuất các đặc điểm tính cách Theo Ajzen (1991) thì thái độ đối với hành vi như “chấp nhận rủi ro”, “niềm tin vào năng lực thể hiện sự đánh giá tích cực hay tiêu cực, ủng bản thân”, “kiểm soát bản thân”, “đam mê”, “nỗ hộ hay phản đối của một cá nhân về hành vi dự lực”, “có tầm nhìn” có mối quan hệ với ý định định thực hiện [1]. Khi sinh viên có thái độ hứng khởi nghiệp của sinh viên [4]. Theo Wilbard thú với khởi nghiệp, nhận thấy lợi ích và khi (2009) đã cô đọng lại thành 05 đặc điểm cá nhân có cơ hội, nguồn lực sẽ tiến hành khởi nghiệp. mà mỗi nhà khởi nghiệp đều có, bao gồm: sự tự Thái độ đối với khởi nghiệp đã được khẳng định tin, sự năng động nhạy bén, có hoài bão, tự chủ có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp cao và sẵn sàng chấp nhận rủi ro [5]. Đặc điểm của sinh viên trong nhiều nghiên cứu khi thực tính cách ảnh hưởng đến nhu cầu mong muốn hiện khảo sát sinh viên ở Việt Nam (Võ Thành thành công, sự tự tin và khả năng của bản thân, Khởi (2018); Đoàn Thị Thu Trang (2018); Lê thể hiện sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro và tác động Kim Liên (2018); Nguyễn Văn Định và cộng sự tích cực đến mong muốn và sự tự tin khởi nghiệp. (2021); Giao Thị Hoàng Yến (2022)). 16
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 33, Số 3 (2023): 14-27 H3: Giáo dục khởi nghiệp tác động thuận Trường đại học là một trong các thành phần chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. của hệ sinh thái khởi nghiệp, vì vậy có vai trò Kolvereid & Moen (1997) chứng minh sinh rất lớn trong việc hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp viên tham dự các chương trình về khởi nghiệp của sinh viên, trước hết là phát triển ý định khởi thường có ý định khởi nghiệp cao hơn so với nghiệp [8]. Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp ở Việt nhóm không tham dự, cũng khẳng định việc tham Nam được quy định chi tiết trong Thông tư gia các chương trình đào tạo về khởi nghiệp đóng 07/2022/TT-BGDĐT, đây là các hoạt động nhằm góp rất nhiều đến sự hình thành và phát triển ý giúp người học tích lũy kiến thức, kỹ năng để định khởi nghiệp của sinh viên [6]. Thông qua thúc đẩy tư duy đổi mới, sáng tạo hình thành các giáo dục khởi nghiệp cho sinh viên tiếp xúc với ý tưởng, giải pháp mới tạo giá trị cho bản thân, những kinh nghiệm thực tế, theo đuổi cơ hội kinh gia đình, cộng đồng và xã hội. doanh, đồng thời có thể phát triển ý định khởi - Mô hình nghiên cứu: nghiệp, hướng sinh viên bắt đầu việc kinh doanh Để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ý định riêng của mình. khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Hùng H4: Kiến thức, kỹ năng bản thân tác động Vương, nhóm tác giả xây dựng phương trình hồi thuận chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. quy tuyến tính: Smith (2011) cho thấy sinh viên được trang YDinhKN = α1 × TinhCach + α2 × ThaiDo bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn để hoàn thành + α3 × GiaoDuc + α4 × KthucKnang + α5 × các dự án khởi nghiệp xã hội, điều đó cũng ảnh TaiChinh + α6 × HoTro + ε hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên [7]. Việc đào tạo và phát triển tất cả các kỹ 2.4. Phương pháp chọn mẫu năng khởi nghiệp đóng vai trò quan trọng giúp - Đối tượng và thời gian khảo sát: Đối tượng sinh viên khởi nghiệp thành công. khảo sát của đề tài là sinh viên đang học tại H5: Nguồn tài chính cho khởi nghiệp tác động Trường Đại học Hùng Vương tại thời điểm khảo thuận chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. sát từ 20/3/2023 đến 14/4/2023. Đây là yếu tố quan trọng trong việc hiện thực - Kích thước mẫu: hóa ý định khởi nghiệp để sinh viên triển khai Theo Hair & cộng sự (1998), lấy tỷ lệ 10 khảo hoạt động kinh doanh vào trong thực tiễn. Khi sát cho 1 biến quan sát thì kích thước mẫu tối khởi nghiệp kinh doanh, chỉ có một số ít người thiểu là 10 nhân với số biến quan sát [9], nghiên có đủ vốn, còn đa số cần phải huy động vốn từ cứu của nhóm tác giả có 32 biến quan sát thì cần các nguồn khác nhau để khởi nghiệp. Hầu hết các tối thiểu 32 × 10 = 320 phiếu. Kết quả thu về sinh viên đều sử dụng tài trợ của cha mẹ, anh em 1.255 phiếu khảo sát hợp lệ, thỏa mãn kích thước và bạn bè trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, đây mẫu tối thiểu 320 phiếu. là nguồn tài chính quan trọng nhất. Nguồn vốn - Phương thức khảo sát: kinh doanh đã được khẳng định có ảnh hưởng Nhóm tác giả áp dụng phương pháp lấy mẫu tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngẫu nhiên phân tầng theo khoa chuyên môn trong các nghiên cứu của Lê Kim Liên (2018); và theo khóa sinh viên; sau đó trong từng khoa Nguyễn Văn Định và cộng sự (2021). chuyên môn, từng khóa lại tiếp tục sử dụng H6: Hỗ trợ khởi nghiệp của nhà trường tác phương pháp chọn mẫu thuận tiện để tiến hành động thuận chiều đến ý định khởi nghiệp của khảo sát; trong mỗi khoa chuyên môn, mỗi khóa sinh viên. nếu mẫu thu thập được chưa đảm bảo tính đa 17
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trần Quốc Hoàn và ctv. dạng theo ngành đào tạo thì nhóm tác giả tiến kết quả khảo sát, những phiếu khảo sát phù hợp hành lựa chọn và khảo sát bổ sung nhằm đảm sẽ được thu thập để phục vụ phân tích số liệu, bảo tính đại diện tốt nhất có thể của mẫu. Chúng những phiếu khảo sát chưa đảm bảo yêu cầu thì tôi sử dụng Google Form để tạo phiếu khảo sát, nhóm tác giả phản hồi lại cho sinh viên để có sau đó gửi đường link cho sinh viên. Thông qua được phiếu khảo sát hoàn thiện. - Mô tả mẫu nghiên cứu: Bảng 2. Đặc điểm của đối tượng tham gia khảo sát Số lượng Tỷ lệ STT Đặc điểm (người) (%) Sinh viên đã từng học các học phần/khóa đào tạo về khởi nghiệp 1.255 100 1 - Đã từng 807 64,3 - Chưa từng 448 35,7 Giai đoạn ý định khởi nghiệp hiện nay 1.255 100 - Đang triển khai chính thức 35 2,9 - Đang thử nghiệm 101 8,0 2 - Đang chuẩn bị nguồn lực 54 4,3 - Xây dựng kế hoạch kinh doanh 68 5,4 - Đang suy nghĩ/tìm kiếm cơ hội khởi nghiệp 997 79,4 Sinh viên năm thứ i 1.255 100 - Năm thứ nhất 391 31,1 3 - Năm thứ hai 448 35,7 - Năm thứ ba 274 21,8 - Năm thứ tư 142 11,4 Khoa chuyên môn 1.255 100 - Khoa Ngoại ngữ 68 5,4 - Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh 705 56,1 - Khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non 313 24,9 - Khoa Kỹ thuật - Công nghệ 66 5,3 4 - Khoa Khoa học tự nhiên 14 1,1 - Khoa Khoa học xã hội và Văn hóa du lịch 50 4,0 - Khoa Nông - Lâm - Ngư 25 2,0 - Khoa Nghệ thuật và Thể dục thể thao 8 0,7 - Khoa Chính trị và Tâm lý giáo dục 6 0,5 Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả 18
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 33, Số 3 (2023): 14-27 Kết quả khảo sát việc sinh viên đã từng học viên toàn trường thì các phân tích của chúng tôi các học phần/khóa đào tạo về khởi nghiệp (cả sẽ chi tiết hơn. trong và ngoài trường) thì có 35,7% sinh viên chưa từng tham gia. Tuy nhiên, nếu bỏ qua sinh 2.5. Phương pháp phân tích viên Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trong Bài nghiên cứu sử dụng kết hợp giữa phương mẫu khảo sát thì con số này bị đảo ngược khi có pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên tới 81,5% sinh viên các khoa còn lại chưa từng cứu định tính được thực hiện qua thu thập tài liệu học các học phần/khóa đào tạo về khởi nghiệp, thứ cấp và phỏng vấn sâu (03 giảng viên đang điều này cho thấy một lượng lớn sinh viên chưa làm việc tại Trường Đại học Hùng Vương và 05 được đào tạo về khởi nghiệp. cựu sinh viên thành đạt đã khởi nghiệp thành Về giai đoạn ý định khởi nghiệp của sinh công) nhằm nhận diện những yếu tố tác động đến viên, có tới 79,4% ý định khởi nghiệp của sinh ý định khởi nghiệp của của sinh viên; xác định viên trong giai đoạn đang suy nghĩ/tìm kiếm cơ mô hình nghiên cứu và hiệu chỉnh thang đo với hội khởi nghiệp, nếu Nhà trường có những động địa bàn nghiên cứu. Tiếp đến, thực hiện nghiên thái/tác động rõ ràng hơn thì có thể phát triển cứu định lượng sơ bộ 20 sinh viên theo phương được ý định khởi nghiệp của sinh viên lên các pháp chọn mẫu thuận tiện để đánh giá bảng câu giai đoạn cao hơn. hỏi sơ bộ, từ đó hiệu chỉnh các thang đo cho phù hợp thực tiễn. Về mẫu khảo sát sinh viên chia theo năm cho thấy số lượng sinh viên tham gia khảo sát Chúng tôi sử dụng mô hình EFA để xác định được phân bổ đều ở các khóa, đồng thời tỷ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp trọng khá tương đồng với tỷ trọng sinh viên của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương. các khóa của nhà trường. Từ dữ liệu sinh viên Sau khi thu thập và loại bỏ các phiếu khảo sát do Phòng Công tác Chính trị và Học sinh Sinh không đạt yêu cầu, nhóm tác giả tiến hành mã viên cung cấp, với tổng số 3.095 sinh viên hóa và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20 trong tổng thể, chúng tôi đưa vào mẫu nghiên để đánh giá độ tin cậy của thang đo và kiểm cứu phiếu khảo sát của 1.255 sinh viên (chiếm định mô hình nghiên cứu cũng như các giả 40,5% tổng số sinh viên). thuyết nghiên cứu, từ đó rút ra các kết luận tổng thể của nghiên cứu. Mặc dù chúng tôi đã thu thập được ý kiến trả lời của sinh viên 9/9 khoa chuyên môn, tuy nhiên 3. Kết quả nghiên cứu kết quả khảo sát cũng chưa thực sự được như kỳ vọng của chúng tôi khi tỷ lệ tham gia trả lời của 3.1. Kết quả đánh giá thang đo sinh viên ở một số khoa khá thấp, mặc dù chúng Phân tích kết quả Bảng 3 cho thấy có 07 thang tôi cũng đã rất nỗ lực lấy ý kiến sinh viên bằng đo đảm bảo Cronbach’s alpha nằm trong khoảng nhiều phương pháp (thông qua lãnh đạo khoa, 0,746 đến 0,914 và hệ số tương quan biến tổng cán bộ quản lý sinh viên của các khoa, cán bộ đều lớn hơn 0,3, ngoại trừ biến quan sát ThaiDo2 lớp,…). Mẫu nghiên cứu với 1.255 đã đạt được bị loại vì hệ số tương quan biến tổng = 0,271 nhỏ yêu cầu về tính đại diện cho tổng thể, tuy vậy hơn 0,3, các biến quan sát còn lại tiếp tục đưa vào nếu như chúng tôi có thể khảo sát đủ 3.095 sinh mô hình EFA. 19
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trần Quốc Hoàn và ctv. Bảng 3. Nội dung thang đo, và kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha Biến Nội dung CT CD Nguồn Đặc điểm tính cách TinhCach Cronbach’s alpha = 0,849 TinhCach1 Anh/chị thích được ở các vị trí chỉ huy người khác 0,577 0,835 Anh/chị thường nhạy cảm với những thay đổi của môi trường kinh TinhCach2 0,515 0,845 doanh TinhCach3 Anh/chị là người thích được thử thách với những nhiệm vụ khó khăn 0,703 0,810 [4, 10-14] TinhCach4 Anh/chị là người dám chấp nhận rủi ro 0,674 0,815 TinhCach5 Anh/chị là người có tính sáng tạo 0,686 0,814 TinhCach6 Anh/chị là người thích tự lập 0,645 0,821 Thái độ với khởi nghiệp ThaiDo Cronbach’s alpha = 0,746 ThaiDo1 Anh/chị thích kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. 0,556 0,680 Anh/chị thường nghiên cứu về công việc, bài học thành công, thất ThaiDo2 0,271 0,822 bại của những doanh nhân [8, 11, ThaiDo3 Trong số các lựa chọn công việc khác nhau, anh/chị thích kinh doanh 0,702 0,595 14-16] Anh/chị sẽ rất hài lòng với bản thân nếu thực hiện công việc kinh ThaiDo4 0,676 0,610 doanh trên thị trường. Giáo dục khởi nghiệp GiaoDuc Cronbach’s alpha = 0,876 Tại Trường Đại học Hùng Vương, anh/chị được cung cấp những GiaoDuc1 0,714 0,847 kiến thức cần thiết về khởi nghiệp. Tại Trường Đại học Hùng Vương, anh/chị được khuyến khích tham GiaoDuc2 0,755 0,837 gia cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sinh viên [8, 13-15] GiaoDuc3 Anh/chị có cho rằng khởi nghiệp là có thể đào tạo được 0,714 0,848 Anh/chị biết một số cựu sinh viên/sinh viên tại trường đại học anh/ GiaoDuc4 0,638 0,867 chị đang học đã khởi nghiệp thành công. Anh/chị được đào tạo về thương mại điện tử, chuyển đổi số, ứng Nhóm GiaoDuc5 dụng công nghệ thông tin,… làm tiền đề cho khởi nghiệp trong bối 0,714 0,847 tác giả đề cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 xuất Kiến thức, kỹ năng của bản nhân KthucKnang Cronbach’s alpha = 0,895 KthucKnang1 Anh/chị có những kiến thức về kinh tế và quản trị kinh doanh 0,627 0,891 Anh/chị biết những việc cần thiết để thực hiện công việc kinh KthucKnang2 doanh trên thị trường nhằm mục đích sinh lời, cũng như phát triển 0,757 0,870 một ý tưởng khởi nghiệp [4, 6, 16, KthucKnang3 Anh/chị thấy mình có năng khiếu chỉ huy người khác 0,688 0,881 17] KthucKnang4 Anh/chị có khả năng nhận diện các cơ hội kinh doanh 0,801 0,864 Anh/chị có mạng lưới mối quan hệ xã hội để có thể hỗ trợ khi anh/ KthucKnang5 chị thực hiện công việc kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích 0,756 0,870 sinh lời. 20
  8. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 33, Số 3 (2023): 14-27 Biến Nội dung CT CD Nguồn Nhóm KthucKnang6 Anh/chị có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc 0,684 0,882 tác giả đề xuất Nguồn tài chính cho khởi nghiệp TaiChinh Cronbach’s alpha = 0,856 Anh/chị dễ dàng tiếp cận các nguồn tài chính từ gia đình và bạn bè TaiChinh1 0,756 0,772 để khởi nghiệp Anh/chị dễ dàng tiếp cận các nguồn tài chính từ các tổ chức tài TaiChinh2 chính (như ngân hàng, quỹ tín dụng,...), hoặc các chính sách hỗ trợ 0,762 0,766 [11, 14] vốn cho sinh viên khởi nghiệp Anh/chị có khả năng tích lũy vốn (từ việc làm thêm hoặc tiết TaiChinh3 0,669 0,853 kiệm,…) phục vụ hoạt động kinh doanh Hỗ trợ khởi nghiệp của nhà trường HoTro Cronbach’s alpha = 0,914 Anh/chị được hỗ trợ khởi nghiệp thông qua các cuộc thi ý tưởng HoTro1 0,735 0,904 khởi nghiệp của trường Anh/chị được hỗ trợ khởi nghiệp thông qua các chương trình ươm HoTro2 0,785 0,894 tạo khởi nghiệp [8, 11] HoTro3 Nhà trường thiết lập đội ngũ cố vấn, huấn luyện viên khởi nghiệp 0,804 0,890 Nhà trường tạo cơ hội cho Anh/chị tiếp cận nhiều nguồn tài chính HoTro4 0,810 0,889 khác nhau (chia sẻ thông tin, kết nối nhà đầu tư) Nhóm Truy cập Internet tại trường đại học làm tăng cơ hội cho tôi trở HoTro5 0,769 0,897 tác giả đề thành chủ cơ sở kinh doanh/doanh nghiệp xuất Ý định khởi nghiệp YdinhKN Cronbach’s alpha = 0,822 Anh/chị xác định sẽ thực hiện công việc kinh doanh trên thị trường YdinhKN1 0,660 0,771 nhằm mục đích sinh lời. Anh/chị đang chuẩn bị kế hoạch khả thi, vốn, và các điều kiện khác [13, 14, YdinhKN1 để thực hiện công việc kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích 0,644 0,785 16] sinh lời. Anh/chị sẽ cố gắng hết sức để tạo lập và duy trì công việc kinh YdinhKN1 0,725 0,704 doanh trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Ghi chú: CT: Hệ số tương quan biến – tổng; CD: Cronbach’s Alpha nếu loại biến. Nguồn: Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS 20. Kiểm định KMO và Bartlett’s cho thấy hệ số Khi sử dụng phép quay Varimax thì các biến KMO = 0,963 thỏa mãn điều kiện 0,5 < KMO < quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,55, 1, do vậy phân tích nhân tố khám phá là thích hợp đảm bảo yêu cầu của phân tích nhân tố (Bảng 4). cho dữ liệu thực tế. Kết quả kiểm định Bartlett’s Phương sai cộng dồn là 63,527%, điều này có là 23.213,836 với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < nghĩa là 4 yếu tố trong mô hình giải thích được 0,05, do vậy các biến quan sát có tương quan 63,527% sự biến thiên của dữ liệu. tuyến tính với nhân tố đại diện. 21
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trần Quốc Hoàn và ctv. Bảng 4. Ma trận nhân tố xoay Nhóm nhân tố 1 2 3 4 TinhCach1 0,647 TinhCach2 0,598 TinhCach3 0,713 TinhCach4 0,687 TinhCach5 0,692 TinhCach6 0,704 ThaiDo1 0,590 ThaiDo3 0,622 ThaiDo4 0,601 GiaoDuc1 0,707 GiaoDuc2 0,767 GiaoDuc3 0,708 GiaoDuc4 0,610 GiaoDuc5 0,676 KthucKnang1 0,637 KthucKnang2 0,694 KthucKnang3 0,682 KthucKnang4 0,748 KthucKnang5 0,750 KthucKnang6 0,615 TaiChinh1 0,560 TaiChinh2 0,573 TaiChinh3 0,551 HoTro1 0,710 HoTro2 0,745 HoTro3 0,740 HoTro4 0,747 HoTro5 0,754 Nguồn: Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS 20. 22
  10. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 33, Số 3 (2023): 14-27 Sau khi phân tích nhân tố khám phá, các nhân - Yếu tố 3 bao gồm 6 biến: TaiChinh2, tố được đặt tên dựa vào ý nghĩa của thang đo và HoTro1, HoTro2, HoTro3, HoTro4, HoTro5. Đặt được kiểm tra lại hệ số Cronbach Alpha với các tên yếu tố này là “Hỗ trợ khởi nghiệp của nhà kết quả đều đạt yêu cầu. Từ số liệu điều tra về trường” ý định khởi nghiệp của sinh viên, nhóm tác giả - Yếu tố 4 bao gồm gồm 5 biến GiaoDuc1, nhận diện được 04 yếu tố ảnh hưởng đến ý định GiaoDuc2, GiaoDuc3, GiaoDuc4, GiaoDuc5. khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương với các biến quan sát được sắp xếp lại Yếu tố này không thay đổi với mô hình lý thuyết khác với mô hình lý thuyết ban đầu: ban đầu về số biến quan sát và tên gọi yếu tố là “Giáo dục khởi nghiệp”. - Yếu tố 1 bao gồm 9 biến: TinhCach1, TinhCach2, TinhCach3, TinhCach4, TinhCach5, Như vậy, qua các kiểm định chất lượng thang TinhCach6, ThaiDo1, ThaiDo3, ThaiDo4. Đặt đo và các kiểm định của mô hình EFA, chúng tôi tên yếu tố này là “Tính cách và thái độ”. nhận diện được 04 thang đo đại diện cho các yếu - Yếu tố 2 bao gồm 8 biến: KthucKnang1, tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh KthucKnang2, KthucKnang3, KthucKnang4, viên Trường Đại học Hùng Vương và 01 thang KthucKnang5, KthucKnang6, TaiChinh1, đo đại diện cho ý định khởi nghiệp của sinh viên TaiChinh3. Đặt tên yếu tố này là “Năng lực Trường Đại học Hùng Vương với tổng số 31 biến bản thân”. quan sát. 3.2. Phân tích hồi quy Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính được thể hiện trong Bảng 5. Bảng 5. Tóm tắt mô hình Mô hình R R 2 R2 hiệu chỉnh Độ lệch chuẩn ước lượng 1 0,676a 0,456 0,455 0,60461 Nguồn: Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS 20. Phân tích Bảng 5 cho thấy R2 hiệu chỉnh lập được đưa vào mô hình. Kết quả phân tích là 0,455. Như vậy 45,5% thay đổi của ý định phương sai Anova cho thấy Sig. < 0,05, có thể khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học kết luận rằng mô hình đưa vào là phù hợp với Hùng Vương được giải thích bởi các biến độc dữ liệu thực tế. Bảng 6. Hệ số hồi quy Hệ số chưa Hệ số Mức ý Thống kê tính chuẩn hóa chuẩn hóa nghĩa đa cộng tuyến Mô hình Kiểm (Sig.) B Sai số định t Beta Độ dung VIF chuẩn sai (Constant) -0,221 0,116 -1,908 0,057 HoTro 0,061 0,044 0,045 1,364 0,043 0,394 1,541 1 NangLucBanThan 0,205 0,050 0,140 4,078 0,000 0,370 1,704 TinhCachThaiDo 0,555 0,043 0,394 12,908 0,000 0,467 1,143 GiaoDuc 0,247 0,041 0,188 6,075 0,000 0,456 1,195 Nguồn: Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS 20. 23
  11. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trần Quốc Hoàn và ctv. Phân tích Bảng 6 cho thấy cả 04 biến HoTro, Nghiên cứu này cũng đưa thêm các biến quan NangLucBanThan, TinhCachThaiDo, GiaoDuc sát liên quan đến nội dung chuyển đổi số, kết quả đều có ảnh hưởng tới YdinhKN với độ tin cậy phân tích môn hình cho thấy các biến quan sát 95% (Sig. < 0,05). Độ phóng đại phương sai này đều được chấp nhận. Cách mạng công nghiệp (VIF) của tất các các biến độc lập đều nhỏ hơn 2, 4.0 là cơ hội rất to lớn để các ý định khởi nghiệp như vậy, các biến độc lập không có hiện tượng tự của sinh viên trở thành hiện thực. Khi sinh viên tương quan trong mô hình hồi quy. không hiểu rõ về chuyển đổi số có thể dẫn đến kết Phương trình hồi quy chuẩn hóa: quả không như mong đợi trong hoạt động kinh doanh. Nhà trường cần xây dựng các kỹ năng cần YDinhKN = 0,394 × TinhCachThaiDo + thiết để sinh viên trở thành một doanh nhân trong 0,188 × GiaoDuc + 0,140 × NangLucBanThan thời đại kỹ thuật số, trong đó cần chú trọng bổ + 0,045 × HoTro + ε sung các học phần ứng dụng công nghệ thông tin Như vậy, kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên trong chương trình đào tạo. mẫu cho ra kết quả phù hợp với lý thuyết và thực tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố ảnh hưởng 3.3. Một số giải pháp phát triển ý định mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Trường Đại học Hùng Vương là “Tính cách và Hùng Vương thái độ”, tiếp đến là “Giáo dục khởi nghiệp”, đến Một là, Nhà trường cần xây dựng và phát triển “Năng lực bản thân”, và thấp nhất là “Hỗ trợ khởi hệ sinh thái khởi nghiệp để tận dụng các nguồn nghiệp của nhà trường”. lực như cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng cựu Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy “Tính cách sinh viên, các nhà nghiên cứu và chuyên gia của và thái độ” là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trường,... Trong đó, cần tăng cường liên kết với đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, điều này các doanh nghiệp để hỗ hỗ trợ các dự án khởi cũng phù hợp với các nghiên cứu đã công bố khi nghiệp khả thi của sinh viên, đẩy mạnh các nghiên xác định mức độ ảnh hưởng của yếu tố “thái độ”, cứu gắn với nhu cầu xã hội, tăng cường hoạt động tuy vậy điểm khác của nghiên cứu này là không học tập thực tế, thực tập tại doanh nghiệp. Xây tách “Tính cách” và “Thái độ” làm 2 yếu tố, mà dựng mạng lưới cựu sinh viên khởi nghiệp nhằm kết quả nghiên cứu cho thấy “Tính cách”, và giúp đỡ các bạn sinh viên về mối quan hệ cũng “Thái độ” song hành với nhau, bổ trợ nhau. như cơ hội tiếp cận với nguồn lực về tài chính. Nghiên cứu này cũng không tách biệt yếu tố Có cơ chế hỗ trợ sinh viên thương mại hóa các “Tài chính” thành yếu tố riêng như nhiều nghiên ý tưởng khởi nghiệp có tiềm năng ứng dụng cao. cứu đã công bố, kết quả nghiên cứu xác định Tăng cường tổ chức các buổi giao lưu giữa doanh việc “dễ dàng tiếp cận các nguồn tài chính từ gia nhân với sinh viên, đặc biệt sẽ rất có ý nghĩa khi đình và bạn bè để khởi nghiệp” hay “có khả năng mà doanh nhân đó là những cựu sinh viên của tích lũy vốn (từ việc làm thêm hoặc tiết kiệm,…) nhà trường (hoặc là những người khởi nghiệp phục vụ hoạt động kinh doanh” thuộc về “Năng khi là sinh viên), điều này sẽ giúp sinh viên tin lực bản thân”, còn “dễ dàng tiếp cận các nguồn tưởng rằng họ cũng có thể làm điều đó khi mà tài chính từ các tổ chức tài chính (như ngân hàng, có sinh viên khác đã thành công. Tăng cường tổ quỹ tín dụng,...), hoặc các chính sách hỗ trợ vốn chức các chương trình về khởi nghiệp, tổ chức cho sinh viên khởi nghiệp” ngay khi đang ngồi các cuộc thi, giải thưởng về khởi nghiệp để sinh trên ghế nhà trường phụ thuộc rất lớn vào hoạt viên được tiếp cận, hiểu hơn về khởi nghiệp, từ động “Hỗ trợ khởi nghiệp của nhà trường”. đó thúc đẩy sự khát khao khởi nghiệp trong sinh viên. Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu các tấm 24
  12. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 33, Số 3 (2023): 14-27 gương đã khởi nghiệp thành công, các mô hình đó giúp sinh viên nâng cao nhận thức cá nhân về khởi nghiệp tiêu biểu để khơi dậy ham muốn kinh khả năng khởi nghiệp của bản thân cũng như tin doanh, trong đó cần tôn vinh vị trí xã hội của các tưởng vào năng lực khởi nghiệp cho bản thân. tấm gương doanh nhân thành đạt, các tấm gương Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa cựu sinh viên làm kinh tế giỏi, tạo ra nhiều giá trị định hướng kinh doanh như thường xuyên tổ cho bản thân, cộng đồng và xã hội. chức ngày hội kinh doanh, hội chợ để sinh viên Hai là, Nhà trường cần thành lập Trung tâm có thể bán các sản phẩm,… nhằm tạo động lực hỗ trợ khởi nghiệp trực thuộc Phòng Khoa học cho sinh viên chủ động tham gia và góp phần làm và Công nghệ. Trung tâm này ngoài việc giúp gia tăng mong muốn khởi nghiệp của sinh viên, cho sinh viên hình thành, phát triển ý định khởi tạo ra động lực, kích thích sinh viên sáng tạo ý nghiệp mà còn hỗ trợ cho sinh viên những thông tưởng và hành động với tinh thần tự tin “tự thân tin chính xác, đầy đủ và cần thiết về thị trường, lập nghiệp”. hoạt động đầu tư và các lĩnh vực mà sinh viên Bốn là, Nhà trường nên xây dựng fanpage tư quan tâm; đưa đến sinh viên các chương trình vấn khởi nghiệp cho sinh viên, nhằm giải đáp khởi nghiệp, các kiến thức về khởi nghiệp và các các vướng mắc cho sinh viên khi khởi nghiệp, cuộc thi nhằm thúc đẩy sự làm chủ, kinh doanh tạo niềm tin cho sinh viên có ý định khởi nghiệp. trong sinh viên. Nhà trường cần xây dựng Quỹ Đồng thời, trên website của Nhà trường nên xây hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên nhằm hỗ trợ dựng các chuyên trang, chuyên mục về “Khởi kịp thời, đầu tư hiệu quả nhằm phát triển những nghiệp” để giới thiệu về các gương sinh viên/cựu ý định khởi nghiệp tốt, có tính khả thi của sinh sinh viên khởi nghiệp tiêu biểu, các mô hình làm viên ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, nhằm ăn hiệu quả của sinh viên/cựu sinh viên qua đó tạo cơ hội thuận lợi tiếp cận các nguồn lực tài góp phần động viên, cổ vũ sinh viên thi đua khởi chính cho hoạt động khởi nghiệp. Các Quỹ hỗ trợ nghiệp, lập nghiệp, làm giàu, nâng cao nhận thức khởi nghiệp hoạt động từ nguồn tài chính của nhà của xã hội về khởi nghiệp. trường, từ kinh phí xã hội và kêu gọi các doanh Năm là, sinh viên cần tích cực học tập chuyên nghiệp, cá nhân đến đầu tư, hỗ trợ ngay từ đầu môn, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng cho sinh viên trong vấn đề khởi nghiệp. Đồng mềm, tham gia nhiều chương trình, hoạt động thời, Nhà trường cần thành lập các câu lạc bộ khởi ngoại khóa, hoạt động tập thể để phát triển kỹ nghiệp nhằm truyền cảm hứng cho sinh viên về năng bản thân, khám phá bản thân nhiều hơn. vấn đề khởi nghiệp. Đây là diễn đàn để sinh viên Tham gia các câu lạc bộ, hội nhóm chia sẻ kinh trao đổi, hỗ trợ kịp thời, thiết thực để sinh viên nghiệm quản lý và điều hành doanh nghiệp nhằm giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn trong thời thu thập thông tin và cải thiện tầm nhìn về hoạt gian đầu hiện thực hóa ý định khởi nghiệp. Các động kinh doanh trên thị trường. câu lạc bộ khởi nghiệp cũng giúp giới thiệu, phổ biến hình mẫu trong cộng đồng sinh viên, chủ 4. Kết luận doanh nghiệp thành đạt, các mô hình khởi nghiệp Khởi nghiệp là một trong những giải pháp cơ và kinh nghiệm làm giàu của các doanh nhân trẻ. bản góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải Ba là, Nhà trường nên đưa học phần Khởi quyết vấn đề việc làm. Khởi nghiệp là chìa khóa nghiệp được giảng dạy chính khóa cho sinh viên quan trọng để tăng trưởng kinh tế, việc phát triển toàn trường để gia tăng các kiến thức và kỹ năng, ý định sinh viên khởi nghiệp là một trong những kinh nghiệm thiết yếu khi bắt đầu khởi nghiệp, ưu tiên hàng đầu của các nhà quản lý và xã hội. giúp sinh viên gia tăng ý định khởi nghiệp, từ Sử dụng mô hình EFA trên bộ số liệu khảo sát 25
  13. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trần Quốc Hoàn và ctv. 1.255 sinh viên Trường Đại học Hùng Vương [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2022). Thông tư số chỉ ra rằng “Tính cách và thái độ”, “Giáo dục 07/2022/TT-BGDĐT quy định về công tác tư khởi nghiệp”, “Năng lực bản thân”, và “Hỗ trợ vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục. Ban hành ngày 23 khởi nghiệp của nhà trường” là những yếu tố có tháng 05 năm 2022. tác động thuận chiều đến ý định khởi nghiệp của [4] Shane, S., & Venkataraman, S. (2000). The sinh viên. Để thực hiện được một cách hiệu quả promise of entrepreneurship as a field of các giải pháp phát triển ý định khởi nghiệp của research. Academy of management review, sinh viên, điều kiện tiên quyết là cần phải có sự 25(1), 217-226. phối hợp đồng bộ giữa nhà nước – nhà trường – [5] Wilbard, F. (2009). Entrepreneurship proclivity: cộng đồng hỗ trợ khởi nghiệp và bản thân sinh An exploratory study on students’ entrepreneurship viên. Trong đó, nhà nước cần đóng vai trò trụ cột intention. Master. University of Agder. và thực hiện các biện pháp khuyến khích khởi [6] Kolvereid, L., & Moen, Ø. (1997). nghiệp. Tiếp đó là sứ mạng của nhà trường và toàn Entrepreneurship among business graduates: does a major in entrepreneurship make a thể xã hội trong việc khuyến khích văn hoá khởi difference?. Journal of European industrial nghiệp và đưa khởi nghiệp vào giảng đường đại training, 21(4), 154-160. học. Đồng thời, ngoài các học phần trong chương [7] Smith, K. (2011). Embedding Enterprise Education trình chính khóa của nhà trường thì nên đa dạng into the Curriculum, University of Huddersfield. hóa hình thức giáo dục khởi nghiệp thông qua [8] Giao Thị Hoàng Yến (2022). Ảnh hưởng của các hoạt động hợp tác với doanh nghiệp hay các giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp cuộc thi khởi nghiệp, dự án khởi nghiệp,… Quan theo hướng bền vững của sinh viên Việt Nam. trọng nhất là bản thân sinh viên cần tự chủ động Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh trang bị cho mình những kiến thức về kinh doanh tế Quốc dân. [9] Hair, J.F., Anderson, R.E., Tatham, R.L. & để khi khởi nghiệp sẽ có khả năng phát triển hoạt Black, W.C. (1998). Multivariate Data Analysis. động kinh doanh đó lâu dài chứ không chỉ dừng 5th Edition, NJ: Prentice Hall, Upper Saddle lại ở các dự án khởi nghiệp ban đầu. River, New Jersey. [10] Franke, N., & Lüthje, C. (2004). Entrepreneurial Lời cảm ơn intentions of business students—A Nghiên cứu được hỗ trợ tài chính bởi Trường benchmarking study. International journal of innovation and technology management, 1(03), Đại học Hùng Vương trong khuôn khổ Đề tài 269-288. nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. Nhóm tác giả [11] Lê Kim Liên (2018). Các nhân tố ảnh hưởng trân trọng cảm ơn các sinh viên Trường Đại học đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành Hùng Vương đã có những phản hồi tích cực để kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Phát chúng tôi hoàn thành nghiên cứu này. triển nhân lực. 1(60), 12-24. [12] Lưu Tiến Thuận, Bùi Thị Trúc Đào (2018). Tài liệu tham khảo Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định [1] Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. khởi sự doanh nghiệp xã hội của sinh viên Đại Organizational Behavior and Human Decision học cần Thơ. Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật, Số đặc Processes, 50(2), 179-211. biệt, 55-63. [2] Thủ tướng Chính phủ (2017). Quyết định số [13] Võ Văn Hiền, Lê Hoàng Vân Trang (2020). 1665/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định việc phê duyệt “Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Tiền khởi nghiệp đến năm 2025”. ban hành ngày 30 Giang, Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành tháng 10 năm 2017. phố Hồ Chí Minh. 16(2), 170-192 26
  14. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 33, Số 3 (2023): 14-27 [14] Nguyễn Văn Định, Lê Thị Mai Hương, Cao Thị sinh viên Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp Sen (2021). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sinh viên khối ngành kỹ thuật. Luận án Tiến sĩ khởi nghiệp của sinh viên Trường đại học Nam Kinh tế, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành [17] Drennan, J., Kennedy, J., & Renfrow, P. (2005). phố Hồ Chí Minh, 17(2), 165-181. Impact of childhood experiences on the [15] Võ Thành Khởi (2018). Phân tích các nhân tố development of entrepreneurial intentions. The ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của International Journal of Entrepreneurship and sinh viên tại trường cao đẳng Ben Tre. Tạp chí Innovation, 6(4), 231-238. Kinh tế - Kỹ thuật, Số đặc biệt, 41-49. [16] Đoàn Thị Thu Trang (2018). Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của FACTORS AFFECTING THE ENTREPRENEURIAL INTENTION OF STUDENTS IN HUNG VUONG UNIVERSITY Tran Quoc Hoan1, Le Thi Thanh Thuy1, Nguyen Tai Nang2, Vu Huyen Trang1 1 Faculty of Economics and Business Administration, Hung Vuong University, Phu Tho 2 Science Research and Technology Department, Hung Vuong University, Phu Tho Abstract T his study was conducted to measure the factors affecting the entrepreneurial intention of students at Hung Vuong University. Data were collected from the online survey with 1,255 students, using the EFA model. The research results show that student’s personality and attitude, self-ability, the university’s entrepreneurship education and startup program are main factors having a positive impact on the students’ entrepreneurial intention at the university. Based on the findings, the study suggests several solutions to motivate entrepreneurial intentions of students at the university. Keywords: Students, Hung Vuong University, Entrepreneurial Intention. 27
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2