intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố liên quan đến hành vi tự chăm sóc của người bệnh ung thư huyết học hóa trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân khi họ hóa trị, cung cấp những hiểu biết có giá trị cho việc phát triển các can thiệp và chiến lược giáo dục mục tiêu trong nhóm đối tượng này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố liên quan đến hành vi tự chăm sóc của người bệnh ung thư huyết học hóa trị

  1. T¹P CHÝ Y häc viÖt nam tẬP 544 - th¸ng 11 - QuyỂN 1 - sè ĐẶC BIỆT - 2024 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ HUYẾT HỌC HÓA TRỊ Nguyễn Thị Ngọc Minh1 , Suzanne Monivong Cheanh Beaupha1 , Ling-Chun Tsai2 , Lê Thị Phương Thảo1 , Nguyễn Hồ Thủy Vy1 , Nguyễn Thị Nhung1 , Trần Thị Thủy1 , Huỳnh Thị Phương Hoanh1 , Nguyễn Thị Tuyền1 , Lê Thị Hội1 TÓM TẮT 43 phố Chonburi, Thái Lan. Để kiểm tra giả thuyết Đặt vấn đề: Hóa trị là phương pháp điều trị và so sánh trung bình giữa các nhóm, nghiên cứu ung thư hiện đang được sử dụng rộng rãi. Tuy áp dụng phân tích phương sai (ANOVA) và các nhiên, một số tế bào bình thường sẽ bị tác động phân tích hậu định. Hệ số tương quan Pearson bởi hóa trị, có thể gây ra các tác dụng phụ. Các được sử dụng để đo lường tương quan tuyến tính nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh nhân thực hành tự giữa hai biến số, bên cạnh hồi quy tuyến tính đa chăm sóc sẽ giảm bớt các triệu chứng căng thẳng biến để xác định các yếu tố có thể dự đoán hành như mệt mỏi, buồn nôn và nôn cũng như học vi tự chăm sóc. cách đối phó với tác động của ung thư và việc Kết quả: Đa phần bệnh nhân có hành vi tự điều trị. Tuy nhiên, ít nghiên cứu được thực hiện chăm sóc tốt khi được hóa trị. Kết quả cho thấy để kiểm tra mối liên quan giữa hỗ trợ xã hội, nếu kiến thức về thực hành tự chăm sóc tăng một niềm tin vào năng lực bản thân và hành vi tự đơn vị thì thực hành tự chăm sóc tăng 0,66. Hỗ chăm sóc ở bệnh nhân hóa trị. trợ xã hội, nhóm tuổi dự đoán 45,9% thực hành. Mục tiêu: Xác định các yếu tố liên quan đến Kết luận: Nghiên cứu đã xác định các yếu tố hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân hóa trị. chính ảnh hưởng đến hành vi tự chăm sóc của Đối tượng - phương pháp: Nghiên cứu cắt bệnh nhân khi họ hóa trị, cung cấp những hiểu ngang mô tả tương quan được thực hiện trên 242 biết có giá trị cho việc phát triển các can thiệp và bệnh nhân nội trú và ngoại trú với các bệnh ác chiến lược giáo dục mục tiêu trong nhóm đối tính huyết học nhận hóa trị tĩnh mạch tại Khoa tượng này. Huyết học, Bệnh viện Chợ Rẫy. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi tự điền có cấu trúc để thu thập SUMMARY dữ liệu, dựa trên công cụ được phát triển tại FACTORS RELATED TO SELF-CARE Khoa Ngoại trú của Trung tâm Ung thư ở thành BEHAVIORS OF CANCER PATIENTS RECEIVING CHEMOTHERAPY TREATMENT 1 Bệnh viện Chợ Rẫy Background: Chemotherapy is a cancer 2 Trường đại học Meiho treatment that is widely accepted. Nonetheless, Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Ngọc Minh some healthy cells will be adversely affected by SĐT: 0903588082 chemotherapy, which might result in Email: ngocminhdbt@gmail.com@gmail.com unfavourable side effects. Studies have shown Ngày nhận bài: 30/7/2024 that patients who practice self -care will lessen Ngày phản biện khoa học: 01/8/2024 symptoms of distress such exhaustion, nausea, Ngày duyệt bài: 30/9/2024 363
  2. KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU and vomiting as well as learn to cope with the trị ung thư được sử dụng phổ biến hiện nay effects of cancer and its treatment. However, [5]. Mục tiêu của hóa trị là ngăn chặn hoặc little research has been done to examine the làm chậm sự phát triển của các tế bào ung relationship between social support, self-efficacy, thư, khiến chúng không thể phát triển và and self-care behaviours among chemotherapy phân chia nhanh chóng. Tuy nhiên, một số tế patients. bào bình thường cũng sẽ bị tác động bởi hóa Objective: The primary aim was to trị, chẳng hạn như tế bào lớp lót đường tiêu determine factors related to self-care behaviors of hóa, tế bào tủy xương và nang lông, có thể cancer patients receiving chemotherapy gây ra các tác dụng phụ và thường xảy ra khi treatment. Methods: This study employed a cross- người bệnh ở nhà [1, 10]. Các nghiên cứu đã sectional design with a descriptive and chứng minh rằng người bệnh hóa trị có khả correlational approach. A self-developed năng tự chăm sóc bản thân sẽ giảm bớt phần questionnaire was used, which drew inspiration nào sự lo lắng, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, from a previous study conducted in Thailand, in đồng thời học cách sống chung với tác động which that instrument was established and của ung thư và cách điều trị tương ứng [6, 9]. developed at the Out-Patient Department of the Theo Prutipinyo (Thái Lan), các hành vi Cancer Center in Chonburi City, Thailand in tự chăm sóc bao gồm sự chuẩn bị trước khi Thai language. To test hypotheses and compare hóa trị, tự chăm sóc bản thân trong suốt quá means between groups, ANOVA, and post-hoc trình hóa trị, sau hóa trị và tự chăm sóc tại tests were utilised. Pearson’s correlation nhà [8]. Hoặc theo Foster, hành vi tự quản lý coefficient was employed to measure the linear bệnh tật của người bệnh ung thư là chiến correlation between two variables, besides the lược mà một cá nhân sử dụng để kiểm soát multiple linear regression to figure out which tình trạng bệnh tật nhằm tối đa hóa sức khỏe factors can predict self-care behavior. Results: Participants exhibited a quite good của họ, hoặc các phương pháp tiếp cận do proportion of satisfactory self -care behavior một cá nhân lựa chọn để tối ưu hóa điều kiện when they were treated with chemotherapy. The sống chung với căn bệnh ung thư [3]. Tuy result indicated when self -care knowledge nhiên, có rất ít nghiên cứu được thực hiện để increased one unit, self-care behavior increased khảo sát mối quan hệ giữa niềm tin vào năng by 0.66. Social support, age group predicted lực của bản thân, hỗ trợ xã hội và các hành vi 45.9% of the variance in self -care behavior. tự chăm sóc của người bệnh hóa trị. Do đó, Conclusions: The study identified key chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục factors influencing patients’ self -care behavior đích khảo sát các kiến thức và hành vi tự when they were treated with chemotherapy, chăm sóc của người bệnh hóa trị và các yếu providing valuable insights for developing tố liên quan đến các hành vi tự chăm sóc của targeted interventions and educational strategies họ. in this population. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đối tượng nghiên cứu Hóa trị là một trong những liệu pháp điều 364
  3. T¹P CHÝ Y häc viÖt nam tẬP 544 - th¸ng 11 - QuyỂN 1 - sè ĐẶC BIỆT - 2024 Tất cả người bệnh ung thư nội trú và trị hóa trị có hành vi tự chăm sóc đạt mức tốt ngoại trú trên 18 tuổi mắc các bệnh lý huyết theo nghiên cứu của Prutipinyo (2012) ở học ác tính đang được điều trị hóa trị tại khoa Thái Lan [8], cùng với tỷ lệ mất mẫu 5%, cỡ Huyết học, bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM mẫu cho nghiên cứu này là 242. trong thời gian nghiên cứu. Cách chọn mẫu Tiêu chí chọn vào Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn (1) trên 18 tuổi, có khối u ác tính về mẫu liên tiếp để thu thập dữ liệu. huyết học bao gồm u lympho Hodgkin, u Kỹ thuật và công cụ thu thập dữ liệu lympho không Hodgkin, đa u tủy, bạch cầu Phỏng vấn mặt đối mặt. Sử dụng bộ câu cấp dòng tủy, bạch cầu cấp dòng lympho, hỏi tự điền với 84 câu hỏi, chia làm 6 phần, loạn sản tủy, bạch cầu mạn dòng lympho bao gồm thông tin nền, đặc điểm về sức thuộc bất kỳ giai đoạn nào, không ngoại trừ khỏe, kiến thức về hành vi tự chăm sóc, hành tái phát ung thư; (2) đã được hóa trị liệu qua vi tự chăm sóc, niềm tin vào năng lực của đường tĩnh mạch trong quá khứ ít nhất 1 lần; bản thân đối với các hành vi tự chăm sóc của (3) không có xạ trị hiện tại cùng với bệnh lý người bệnh hóa trị, và hỗ trợ từ NVYT. Bộ ác tính thứ hai trong thời gian nghiên cứu; câu hỏi phỏng vấn soạn sẵn sử dụng trong (4) đồng ý tham gia nghiên cứu. nghiên cứu này được xây dựng và phát triển Tiêu chí loại ra từ bộ câu hỏi gốc phát triển bởi nhóm nghiên Đối tượng tham gia có một trong các tiêu cứu Thái Lan gồm tác giả Prutipinyo, chí sau sẽ bị loại trừ gồm: (1) người bệnh Sirichotiratana và Maikeow (2012) (8). Dựa mới được chẩn đoán mắc bất kỳ bệnh ung vào bộ câu hỏi trên, nghiên cứu của chúng thư nào khác ngoài 7 bệnh lý ác tính huyết tôi đã bổ sung và loại bỏ một số câu hỏi để học nêu trên trong vòng 3 tháng trước đó; (2) phù hợp với hoàn cảnh của người bệnh theo người bệnh mới được chẩn đoán mắc bệnh bối cảnh nghiên cứu. Trong đó, nghiên cứu giai đoạn cuối từ bác sĩ chuyên khoa và có này chủ yếu đánh giá về kiến thức và hành vi tiên lượng sống dưới 6 tháng theo đánh giá tự chăm sóc. Thang đo có độ tin cậy nội bộ lâm sàng; (3) mắc các bệnh lý về tâm thần rất cao, với hệ số Cronbach’s alpha chung là hoặc suy giảm nhận thức do bác sĩ điều trị 0,93. đánh giá; (4) không thể giao tiếp bằng tiếng Xử lý và phân tích số liệu Việt; (5) không trả lời đầy đủ trên 75% tổng Kiểm định Chi bình phương, t và hậu số mục các phần kiến thức về chăm sóc bản ANOVA theo phương pháp Scheffe được sử thân, niềm tin vào năng lực bản thân, hỗ trợ dụng để xác định mối liên quan giữa các biến xã hội và hành vi chăm sóc. số độc lập và thực hành hành vi tự chăm sóc. Phương pháp nghiên cứu Để xác định các yếu tố có liên quan độc lập Thiết kế nghiên cứu đến hành vi tự chăm sóc của người bệnh, Nghiên cứu mô tả cắt ngang. phân tích hồi quy đa biến được sử dụng bên Cỡ mẫu cạnh phân tích đơn biến. Dữ liệu nhập bằng Áp dụng trị số ước đoán tỷ lệ (p) là phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng 0,818, là tỷ lệ người bệnh ung thư được điều phần mềm SPSS 26.0. 365
  4. KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Số lượng và tỷ lệ người bệnh ung thư điều trị bằng hóa trị. Phân loại theo kiến thức về tự chăm sóc (N=239) Trả lời đúng Xếp STT Mục Số lượng % hạng Trước khi người bệnh được hóa trị, họ phải thực hiện xét nghiệm 1 220 92,05 1 máu để kiểm tra số lượng của các tế bào máu (Đúng) Sau khi hóa trị, người bệnh không cần tái khám với bác sĩ chuyên 2 179 74,90 khoa (Sai) Hóa trị sẽ làm giảm số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu 3 139 58,16 12 (Đúng) Nếu trong trường hợp người bệnh hóa trị có những triệu chứng 4 như sốt cao, ho, đau họng, khó tiểu tiện, tiêu chảy thì cần thăm 208 87,03 khám với bác sĩ sớm hơn lịch hẹn (Đúng) Người bệnh được hóa trị có thể dẫn đến thay đổi tâm trạng thất 5 166 69,46 thường (Đúng) Điều trị bằng hóa trị có thể gây ra hiện tượng phân lỏng hoặc tiêu 6 155 64,85 chảy (Đúng) Điều trị bằng hóa trị có thể gây ra hiện tượng phân cứng và táo 7 149 62,34 bón (Đúng) 8 Điều trị bằng hóa trị có thể gây cảm giác buồn nôn và nôn (Đúng) 192 80,33 Nếu người bệnh có cảm giác buồn nôn và nôn, người bệnh nên ăn 9 207 86,61 những thức ăn chế biến mềm và hạn chế dầu mỡ (Đúng) Ngay sau khi hóa trị, người bệnh hạn chế tiếp xúc gần với thân 10 72 30,13 13 nhân và người khác (Sai) Sau khi hóa trị, người bệnh có thể tập một số bài tập thể dục 11 189 79,08 (Đúng) Điều trị bằng hóa trị dễ gây cho người bệnh cảm giác mệt mỏi 12 216 90,38 2 (Đúng) Nếu bạch cầu giảm, người bệnh nên tránh tiếp xúc với người bị 13 169 70,71 cảm cúm và ăn những thức ăn nấu chín (Đúng) Đạt Phân loại kiến thức về hành vi tự chăm sóc 145 60,67 366
  5. T¹P CHÝ Y häc viÖt nam tẬP 544 - th¸ng 11 - QuyỂN 1 - sè ĐẶC BIỆT - 2024 Bảng 2. Số lượng và tỷ lệ người bệnh ung thư hóa trị. Phân loại theo tỷ lệ các mục của hành vi tự chăm sóc (N=239) Tần số (%) TB STT Câu hỏi Không Hiếm Thỉnh Thường Luôn (ĐLC) bao giờ khi thoảng xuyên luôn 0 1 12 74 152 1 Ăn thức ăn đã được nấu chín kỹ 4,6±0,6 (0) (0,42) (5,02) (30,96) (63,60) Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh 0 1 15 78 145 2 4,5±0,6 sạch sẽ (0) (0,42) (6,28) (32,64) (60,67) Chủ động tìm hiểu thêm nhiều phương 6 14 38 98 83 3 pháp tự chăm sóc sức khỏe để cải thiện 4,0±1,0 (2,51) (5,86) (15,90) (41,00) (34,73) sức khỏe 4 Cố gắng tập thể dục ít nhất 15 phút liên 11 22 52 92 62 3,7±1,1 tục mỗi ngày (4,60) (9,21) (21,76) (38,49) (25,94) Thực hiện một số các hoạt động thư giãn 12 24 89 85 29 5 (đi bộ, nghe nhạc, đọc sách hoặc đi chơi 3,4±1,0 (5,02) (10,04) (37,24) (35,56) (12,13) với bạn bè hoặc gia đình, v.v) Ngủ ít nhất 7 đến 8 tiếng mỗi ngày và ngủ 5 34 55 89 56 6 3,7±1,1 sâu (2,09) (14,23) (23,01) (37,24) (23,43) Xin tư vấn từ nhân viên y tế về hướng dẫn 16 19 82 77 45 7 3,5±1,1 cách tự chăm sóc sức khỏe sau hóa trị (6,69) (7,95) (34,31) (32,22) (18,83) Thường xuyên quan sát, nhận biết các dấu 5 8 26 126 74 8 hiệu và triệu chứng của bản thân sau khi 4,1±0,9 (2,09) (3,35) (10,88) (52,72) (30,96) hóa trị Đảm bảo chuẩn bị sẵn sàng về mặt thể 2 4 24 109 100 9 chất và tâm lý để giữ gìn cơ thể luôn khỏe 4,3±0,8 (0,84) (1,67) (10,04) (45,61) (41,84) mạnh Dành thời gian cho bản thân để thực hiện 1 13 36 116 73 10 4,0±0,8 các thói quen tốt hằng ngày (0,42) (5,44) (15,06) (48,54) (30,54) Khi Ông/Bà không thể tự chăm sóc tốt cho bản thân, Ông/Bà xin tư vấn từ những 21 28 77 65 48 11 3,4±1,2 người có chuyên môn về huyết học và (8,79) (11,72) (32,22) (27,20) (20,08) ung thư học Ông/Bà có thể duy trì công việc hằng 15 40 84 69 31 12 ngày của mình một cách chu đáo khi bản 3,3±1,1 (6,28) (16,74) (35,15) (28,87) (12,97) thân mệt mỏi và đau yếu Tổng điểm trung bình của người tham gia sinh xung quanh sạch sẽ (TB=4,5), và số 9/ về hành vi tự chăm sóc là 46,37±7,39. Trong Luôn đảm bảo chuẩn bị sẵn sàng về mặt thể đó, ba hành vi tự chăm sóc có điểm tốt nhất chất và tâm lý để giữ gìn cơ thể luôn khỏe gồm: Số 1/ Ăn thức ăn đã được nấu chín kỹ mạnh (TB=4,3) (Bảng 2). (TB=4,6), Số 2/ Luôn giữ gìn môi trường vệ 367
  6. KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU Bảng 3. Mối liên quan giữa thực hành và các yếu tố khảo sát theo mô hình hồi quy tuyến tính (N=239) Biến số độc lập B Beta R 2 tích lũy R2 hiệu chỉnh T VIF (Hằng số) 31,41 Kiến thức về tự chăm sóc bản thân (biến 0,66 0,24 0,32 0,30 4,13 1,73 số liên tục) Hỗ trợ xã hội (biến số liên tục) 0,37 0,32 0,27 0,26 4,84 1,68 Nhóm tuổi (>=55) -2,22 -0,15 0,34 0,33 -2,15* 2,14 Tổng số biến số 0,528 0,459 Kết quả cho thấy hệ số hồi quy phản ánh vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các sự thay đổi của biến số phụ thuộc khi một hành vi tự chăm sóc. Hỗ trợ xã hội có thể biến số độc lập thay đổi và các biến số độc cung cấp động lực, tài nguyên và thông tin lập còn lại được giữ nguyên. Kết quả này chỉ cần thiết để bệnh nhân quản lý sức khỏe của ra rằng khi điều kiện các biến số còn lại mình. So với một số nghiên cứu khác như không thay đổi, nếu kiến thức về thực hành nghiên cứu của Edwards (2015) đã chỉ ra tự chăm sóc bản thân tăng một đơn vị thì rằng hỗ trợ xã hội không chỉ cải thiện hành vi thực hành tự chăm sóc bản thân tăng 0,66. chăm sóc sức khỏe mà còn giảm thiểu căng Hệ số VIF nhỏ hơn 2 nên không xảy ra hiện thẳng và nâng cao sức khỏe tâm lý [2]. tượng đa cộng tuyến. Hỗ trợ xã hội, nhóm tuổi dự đoán 45,9% phương sai trong thực Mỗi đơn vị tăng thêm trong nhóm tuổi hành tự chăm sóc. dẫn đến sự giảm 2,22 đơn vị trong thực hành tự chăm sóc. Kết quả này phản ánh rằng IV. BÀN LUẬN người lớn tuổi gặp nhiều khó khăn hơn trong Mỗi đơn vị tăng thêm trong kiến thức tự việc thực hiện các biện pháp tự chăm sóc, có chăm sóc dẫn đến sự gia tăng 0,66 đơn vị thể do suy giảm sức khỏe thể chất, hạn chế trong thực hành. Điều này khẳng định tầm về khả năng tiếp cận thông tin, hoặc thiếu hỗ quan trọng của kiến thức trong việc cải thiện trợ cần thiết. Thật vậy, nghiên cứu của thực hành tự chăm sóc. Khi bệnh nhân có González và cộng sự (2019) cũng cho thấy hiểu biết tốt hơn về các biện pháp tự chăm rằng người cao tuổi thường gặp nhiều khó sóc, họ sẽ áp dụng các biện pháp đó hiệu quả khăn hơn trong việc tuân thủ các biện pháp hơn. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu tự chăm sóc, đặc biệt là khi không có sự hỗ của Porter và cộng sự (2008) khi kiến thức trợ đầy đủ từ gia đình và hệ thống y tế [4]. về quản lý bệnh tật có mối liên hệ tích cực với việc thực hiện các hành vi tự chăm sóc, V. KẾT LUẬN đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của Đa phần người bệnh có hành vi tự chăm bệnh nhân ung thư [7]. sóc bản thân tốt khi họ hóa trị. Nếu kiến thức Mỗi đơn vị tăng thêm trong hỗ trợ xã hội về thực hành tự chăm sóc tăng một đơn vị thì dẫn đến sự gia tăng 0,37 đơn vị trong thực thực hành tự chăm sóc tăng 0,66. Hỗ trợ xã hành tự chăm sóc. Điều này có thể là do sự hội, nhóm tuổi dự đoán 45,9% phương sai hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và cộng đồng đóng trong thực hành tự chăm sóc. 368
  7. T¹P CHÝ Y häc viÖt nam tẬP 544 - th¸ng 11 - QuyỂN 1 - sè ĐẶC BIỆT - 2024 VI. KIẾN NGHỊ 5. C. Y. Huang, D. T. Ju, C. F. Chang, M. Thiết lập kế hoạch giáo dục sức khoẻ cho Reddy, B. K. Velmurugan (2017) "A người bệnh ung thư hóa trị về các hành vi tự review on the effects of current chăm sóc, với ba mục tiêu chính: Cải thiện chemotherapy drugs and natural agents in kiến thức về hóa trị và tự chăm sóc, phát treating non–small cell lung cancer". triển hành vi tự chăm sóc, và tăng cường Biomedicine (Taipei), 7 (4), 23. niềm tin vào năng lực bản thân. 6. Y. Lou (2014) "Self-management of chemotherapy-related nausea and vomiting: a TÀI LIỆU THAM KHẢO cross-sectional survey of Chinese cancer 1. H. K. Chan, S. Ismail (2014) "Side effects patients". Cancer Nursing, 37 (2), 126-38. of chemotherapy among cancer patients in a 7. L. S. Porter, F. J. Keefe, J. Garst, C. M. Malaysian General Hospital: experiences, McBride, D. Baucom (2008) "Self-efficacy perceptions and informational needs from for managing pain, symptoms, and function clinical pharmacists". Asian Pacific Journal in patients with lung cancer and their of Cancer Prevention, 15 (13), 5305–9. informal caregivers: associations with 2. G. V. Edwards, N. J. Aherne, P. J. symptoms and distress". Pain, 137 (2), 306- Horsley, L. C. Benjamin, C. S. 315. McLachlan, M. J. McKay, et al. (2015) 8. C. Prutipinyo (2012) "Self-care behaviours "Prevalence of complementary and of chemotherapy patients". Journal of the alternative therapy use by cancer patients Medical Association of Thailand, 95 (6), undergoing radiation therapy". Asia-Pacific S30-7. Journal of Clinical Oncology, 10 (4), 346-53. 9. V. Lopez, P. D. Williams, C. S. Ying, U. 3. C. Foster, J. Brown, M. Killen, S. Brearley Piamjariyakul, W. Wenru, G. T. Hung, et (2007) "The NCRI cancer experiences al. (2010) "Symptom monitoring and self - collaborative: defining self management". care practices among oncology adults in European Journal of Oncology Nursing, 11 China". Cancer Nursing, 33 (3), 184-93. (4), 295-7. 10. L. V. Wochna, V. Loerzel (2015) 4. C. I. Gonzalez, M. Galletta, E. Chessa, P. "Symptom Experience in Older Adults Melis, P. Contu, M. F. Jimenez (2019) Undergoing Treatment for Cancer". "Caring efficacy: nurses' perceptions and Oncology Nursing Forum, 42 (3), E269-78. relationships with work-related factors". Acta Biomed, 90 (1), 74-82. 369
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2