intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng_2

Chia sẻ: Nguyenkiki Nguyenkiki | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

98
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời gian trong tiểu thuyết lịch sử là thời gian quá khứ. Trong hai tiểu thuyết Đêm hội Long Trì và An Tư, Nguyễn Huy Tưởng tuân thủ thời gian theo trật tự tuyến tính, theo trình tự các sự kiện xảy ra, với con mắt của một sử gia thế hệ sau, đã biết trước kết cục của nó

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng_2

  1. Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng
  2. Thời gian trong tiểu thuyết lịch sử là thời gian quá khứ. Trong hai tiểu thuyết Đêm hội Long Trì và An Tư, Nguyễn Huy Tưởng tuân thủ thời gian theo trật tự tuyến tính, theo trình tự các sự kiện xảy ra, với con mắt của một sử gia thế hệ sau, đã biết trước kết cục của nó, không có thời gian hồi chỉ. Nhưng nhà văn cũng khéo léo tạo ra những khoảng thời gian kéo dài hay dồn nén để tạo nên kịch tính cho cốt truyện. Ví như đoạn miêu tả đêm tân hôn của Quỳnh Hoa được miêu tả trong quãng thời gian rất dài với rất nhiều sự kiện, nhằm làm nổi bật sự bất hạnh của nàng. Trong khi đó, cả quãng đời còn lại của nàng chỉ được tóm gọn trong lời thông báo: “đã ngót hai tháng nay, cậu Trời không xuống phủ. Dân gian đã mừng và cho rằng vì lấy quận chúa nên Lân đỡ ngông cuồng”. Thời gian trong tiểu thuyết An Tư cũng biến chuyển linh hoạt theo đời sống nội tâm của nhân vật. Đêm chia tay Trần Thông, An Tư thấy thời gian thật ngắn ngủi, trong khi đó thời gian sống trong trại giặc, ngóng tin quân nhà lại kéo dài lê thê theo diễn biến nỗi nhớ, nỗi tủi nhục trong lòng nàng. Nhà văn không trình bày thời gian theo lối sử biên niên như hình thức trần thuật của những tiểu thuyết lịch sử trung đại. Thời gian ở đây mang tính phiếm chỉ, không có dấu mốc cụ thể của ngày tháng năm nhưng người đọc có thể xác định qua những hình ảnh tín hiệu thời gian: cái rét nàng Bân, tiếng chim vịt gọi vào hè, những trận mưa rào đầu hạ. Xoá đi tính biên niên, Nguyễn Huy Tưởng đưa quá khứ về gần với hiện tại, chuyện của hôm qua mà như chuyện của ngày hôm nay. Sống mãi với thủ đô có một cấu trúc thời gian thật đặc biệt so với hai tiểu thuyết trên. Độ dồn nén thời gian căng thẳng trong một không gian chật hẹp và bức bối là một môi trường thử thách nghiệt ngã đối với bản lĩnh của dân tộc và cá nhân con người. Mấy chục tiếng đồng hồ ngắn ngủi trong tác phẩm là một ranh giới mong manh giữa chiến tranh và hoà bình, giữa sự sống và cái chết, giữa độc lập tự do và nô lệ, giữa anh hùng và đê hèn. Chọn thời gian ngắn ngủi, nhà văn đã cô đúc được những gì tiêu biểu nhất của mốc lịch sử trọng đại, thể hiện tập trung nhất những gì là tinh thần của cuộc kháng chiến. Dù thời gian trong tiểu thuyết cách thời gian tác giả sáng tác không xa nhưng nó là “hiện thực đã hoàn kết”. Vấn đề đặt ra với nhà văn là phải phục sinh con người và sự kiện trong tác phẩm, để những gì đã xảy ra, diễn ra chân thực trong con mắt người đọc, khám phá nó ở những vỉa
  3. tầng chưa biết, để người đọc có dịp so sánh, chiêm nghiệm với hiểu biết của họ. Thời gian miên man theo những suy ngẫm của nhân vật xen lẫn thời gian khách thể. Đan xen vào thời gian tuyến tính theo diễn biến chiến sự, nhà văn đan cài cả những đoạn thời gian hồi tưởng theo dòng suy tư của nhân vật. Có thể nói chính thời gian tâm trạng giúp người đọc cảm nhận, thấu hiểu rõ hơn về con người trong quá khứ, biết được họ đã sống và chiến đấu với tinh thần như thế nào. Trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Huy Tưởng giữ được sự độc lập, không phụ thuộc quá nhiều vào thời gian hiện thực của quá khứ. Coi trọng quá khứ, nhưng biết khéo léo kết hợp với góc nhìn hiện tại, nhà văn tạo ra cảm quan song hành giữa quá khứ và hiện tại. Sự cô đúc thời gian làm cho con người của ngày hôm qua trở nên gần gũi hơn với con người hôm nay, với những góc nhìn, phân tích mổ xẻ tâm lý sâu sắc. 4. Hư cấu nghệ thuật. Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng rất khác với tiểu thuyết lịch sử của những người đi trước. Nguyễn Triệu Luật thành công trong việc dựng lại không khí lịch sử một cách khá chính xác bằng sự khai thác những yếu tố, chi tiết li kỳ chốn thâm cung nhưng vì thế mà ít đi chất tiểu thuyết. Lan Khai và Khái Hưng chỉ dựa vào bối cảnh lịch sử để tập trung khai thác khía cạnh lãng mạn của tiểu thuyết diễm tình. Nguyễn Huy Tưởng dựa vào một dữ kiện lịch sử có thật được ghi trong chính sử rồi xây nên tiểu thuyết, với những nhân vật, việc thật và hư cấu thêm tình tiết nhằm tạo dựng những câu chuyện ngợi ca lịch sử. Đêm hội Long Trì dựa trên một chi tiết hiện thực xảy ra trong lịch sử cuối thế kỷ XVIII dưới thời Trịnh Sâm. Vượt lên trên cách khai thác lịch sử của những nhà tiểu thuyết đương thời, Nguyễn Huy Tưởng đã sàng lọc, lựa chọn một chi tiết để dựng lên những luận đề về chính trị: về sự thao túng của nữ sắc trong một tập đoàn phong kiến, về vai trò kẻ sĩ trước thời cuộc, trong sự vận động theo dòng lịch sử. An Tư khai thác một chi tiết khá mờ nhạt trong trang sử oanh liệt và hào hùng thời đại nhà Trần, viết về một nhân vật chính sử “cố tình bỏ quên”. Không lựa chọn những anh hùng dân tộc đã quá quen thuộc trong sử sách, chọn An Tư, Nguyễn Huy Tưởng muốn nhấn mạnh bài học lịch sử về tinh thần hi sinh, nghị lực và niềm tin vào sức mạnh đoàn kết của dân tộc nằm trong những con người bé nhỏ, vô danh. Hư cấu về một mối tình bi thảm của nàng công chúa tài sắc với chàng tráng sĩ Trần Thông, nhà văn muốn nói sâu hơn về những vấn đề mà lịch sử thường lạnh
  4. lùng lướt qua: thân phận tình yêu, số phận người phụ nữ trong mỗi cuộc chiến tranh. Từ những hư cấu về các nhân vật Thiệu Bảo, Hưng Đạo, nhà văn muốn bàn luận sâu hơn về các biểu hiện của lòng yêu nước trong mỗi thời điểm. Dù là quá khứ hay hiện tại, đứng trước nạn xâm lăng, hai tư tưởng chiến hay hoà luôn luôn chao đảo trong tư tưởng của chính những nhà lãnh đạo. Sống mãi với thủ đô khai thác một đoạn lịch sử ngắn nhưng ngổn ngang, chồng chất những sự kiện và bi kịch. Không chọn hình ảnh Hà Nội rực rỡ, hào hùng trong ngày tổng khởi nghĩa để làm đề tài, Nguyễn Huy Tưởng chọn thời điểm mở đầu cuộc kháng chiến của thủ đô để phản ánh. Nhìn ở góc độ lịch sử thì đây là thời điểm cam go với một chính phủ non nớt, một nền Cộng hoà vừa chào đời. Cuộc kháng chiến diễn ra trong con mắt của nhà văn không hào hùng như các tác giả cùng thời văn học minh họa vẫn ca ngợi, ngược lại nó chứa đựng rất nhiều sự bất ổn, lộn xộn. Không còn sự đồng thuận một lòng của những hội nghị Diên Hồng, Bình Than năm xưa, lòng người đi theo kháng chiến còn nhiều băn khoăn và hoài nghi. Hiện thực được tái hiện hết sức chân thực, Hà Nội đổ nát và tăm tối trong đêm phát lệnh kháng chiến gợi cảm giác bi hơn là hùng. Người Hà thành chiến đấu với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” nhưng tất cả những con người tham gia kháng chiến đều mang trong mình niềm khao khát sống mãnh liệt. Hình ảnh Trần Văn đón lấy bé Diễm trong tay Trinh, “mùi thơm của cái chăn và mùi sữa hoi hoi như át được cái mùi tanh tưởi của máu và mùi khét của súng đạn đầy trong không khí của cái đêm giá lạnh”, gợi cho độc giả niềm xúc động sâu sắc về khát vọng sống trong cảnh chết chóc. Hiện thực đi qua cảm nhận riêng của nhà văn đã mang những ý niệm riêng. Mỗi thảm kịch chiến tranh đều hàm chứa những luận đề về thân phận con người trong dòng thác lịch sử. Tuy nhiên bên cạnh những cái tiều tụy, bất ổn của hàng ngũ quân kháng chiến người ta vẫn thấy nhiệt tình cháy bỏng của những người dám dấn thân vào gian khổ vì đại nghĩa. Nguyễn Huy Tưởng không khai thác hiện thực với tất cả sự bề bộn của nó, mà là người biết tinh lọc, từ những chi tiết ấy, ông hư cấu theo tinh thần của hiện thực, phát triển theo tư duy của con người hiện đại. Thành công của tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng chính là ở chỗ phản ánh trung thực quá khứ, không tô hồng, không nhuộm đen mà để người đọc tự cảm nhận về bài học lịch sử. 5. Ngôn ngữ nghệ thuật
  5. Nguyễn Huy Tưởng không có văn phong cầu kỳ như Nguyễn Tuân, không thâm thúy như Nam Cao, không sắc sảo, trào lộng như Vũ Trọng Phụng, mà có chất văn điềm đạm, uyên thâm pha chút lãng mạn, hào hoa như cốt cách con người ông. Nguyễn Huy Tưởng viết với một văn phong cổ điển và cao sang. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết của ông có sự tinh tế, trầm lắng, thanh lịch, không ồn ào, phô trương. Cảm hứng lịch sử buộc nhà văn chọn cho mình một văn phong mang tính trang nghiêm cổ kính. Dù viết về quá khứ xa xưa hay hiện thực cách ông mới chỉ một thập kỷ, dù đó là chi tiết trong sử sách hay chỉ là hư cấu nhưng ngôn ngữ vẫn gợi cho ta cảm giác lịch sử từng diễn ra như thế. Ngôn ngữ của ông làm sống lại những cung điện, đền đài, làm sống lại sự xa hoa, sống lại những nhan sắc khuynh thành, làm sống lại cả những bất hạnh của dân chúng lầm than. Ngôn ngữ của ông làm phục sinh khí thế hào hùng của những chiến trận lịch sử. Nó là sản phẩm của những suy tư trăn trở, những băn khoăn lâu dài của người cầm bút, để hoàn thành một tác phẩm nghệ thuật sống mãi với thời gian, một thứ văn chương cổ điển mẫu mực với mọi thời. Chất cổ điển trong ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn thể hiện ở âm hưởng biền ngẫu, nghiêm trang, đài các. Vốn liếng cổ văn dầy dặn đủ phát huy trong việc tái tạo lại không khí cổ sử, với những đối thoại gắn bó với nghi thức triều đình. Không phụ thuộc nhiều vào những tư liệu từ những pho tiểu thuyết lịch sử trước đó, Nguyễn Huy Tưởng tự nghiên cứu về xã hội, phong tục, ngôn ngữ thời đại, hư cấu thêm để tạo nên một bối cảnh khá chính xác. Viết về lịch sử bằng tinh thần trung thực, khách quan, Nguyễn Huy Tưởng luôn giữ một thái độ đúng mực trong sự phản ánh. Không như một số tác giả khác thường bộc lộ sự yêu ghét rõ ràng trong ngôn ngữ, đôi khi thô thiển, Nguyễn Huy Tưởng chọn những khinh ngữ chứ không dùng lối thậm xưng, cường điệu. Với Tuyên phi, Tĩnh vương, tác giả không thoá mạ, chỉ nhẹ nhàng phản ánh: “Tĩnh vương chỉ vì say đắm Tuyên phi mà toàn làm những điều bất chính”. Viết về Thoát Hoan (An Tư) và viết về người Pháp (Sống mãi với thủ đô) sau này, Nguyễn Huy Tưởng vẫn giữ một giọng văn hoà nhã, đưa ra những khía cạnh hào hoa, nhân bản của kẻ địch. Đây là lý do vì sao văn phẩm và tên tuổi của nhà văn vẫn đồng hành với người đọc hôm nay, vẫn được sẻ chia và trân trọng. Với một tiểu thuyết về thời hiện đại như Sống mãi với thủ đô, nhà văn không thể dùng lớp từ cổ để tạo ra không khí lịch sử. Ngôn ngữ ở tác phẩm này là ngôn từ hiện đại,
  6. song được chọn lọc kỹ lưỡng, nên những đối thoại, độc thoại nội tâm của các nhân vật phù hợp với thời đại, với xuất thân và cá tính của họ. Sắc thái lịch sử trang nghiêm được gợi lên từ những đoạn văn tả cảnh hay hoài niệm của nhân vật. Thế giới nhân vật và sự kiện theo đó tạo cảm giác sống động mà chân thực như vừa bước ra từ những trang sử hôm qua. Viết về đề tài lịch sử nhưng chất văn của Nguyễn Huy Tưởng không hề khô khan mà trái lại, đậm màu sắc lãng mạn. Chất lãng mạn thấm trong những dòng miêu tả về Hà Nội, về thủ đô yêu dấu. Khác với giọng văn lãng mạn của Thạch Lam, Vũ Bằng, những nhà Hà Nội học, Nguyễn Huy Tưởng viết về Thăng Long xưa và nay bằng cảm nhận của một nhà văn hoá. Những trang văn viết về Hà Nội bàng bạc một chất thơ như màn sương Tây Hồ những ngày cuối thu. Màn sương khói ấy gợi ra phong vị cổ kính của mảnh đất ngàn năm tuổi, hứa hẹn nhiều vỉa tầng văn hoá chờ đợi người khám phá, tạo nên sức cuốn hút đặc biệt. Có nhiều độc giả sau khi đọc văn ông đều có chung nhận xét: “Muốn tìm cốt cách của người Hà thành gốc, phải đọc văn Nguyễn Huy Tưởng”. * Trân trọng quá khứ, tự hào về truyền thống dân tộc là điều nhà văn Nguyễn Huy Tưởng muốn gửi gắm qua tác phẩm của mình. Ước mơ được tái hiện mọi khoảnh khắc trọng đại dù ở quá khứ hay hiện tại để lưu truyền cho hậu thế đã thôi thúc nhà văn đi theo cảm hứng lịch sử. Mỗi câu chuyện, mỗi bài học lịch sử của cộng đồng hay cá nhân được đan lồng khéo léo bằng các thủ pháp nghệ thuật tự sự hiện đại, cho đến nay vẫn còn nguyên sức hấp dẫn với độc giả ___________
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2