Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng_3
lượt xem 8
download
Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn có tầm vóc lớn trên văn đàn Việt Nam. Hành trình ngắn ngủi của đời ông (1912-1960) đã trải qua những dấu mốc lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam trong nửa thế kỷ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng_3
- Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng
- Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn có tầm vóc lớn trên văn đàn Việt Nam. Hành trình ngắn ngủi của đời ông (1912-1960) đã trải qua những dấu mốc lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam trong nửa thế kỷ. Những biến động thăng trầm của lịch sử, của văn hóa có tác động mạnh mẽ đến cảm hứng sáng tác của nhà văn, đặc biệt là những yếu tố ấy lại hòa quyện trong tâm hồn một trí thức yêu nước, nặng lòng với lịch sử dân tộc. Lịch sử đã trở thành cảm hứng chủ đạo trong toàn bộ trước tác của Nguyễn Huy Tưởng: từ những vần thơ tràn ngập khí thế Đống Đa, Bạch Đằng, đến những vở kịch lịch sử đậm chất anh hùng ca, những ký sự ghi lại những thời khắc trọng đại của những năm kháng chiến, những năm hòa bình về chính trị nhưng biến động về văn hóa, đặc biệt là bộ ba tiểu thuyết về đề tài lịch sử: Đêm hội Long Trì, An Tư và Sống mãi với thủ đô. Điểm thống nhất của ba tiểu thuyết này là dù viết về một quá khứ xa hay gần thời điểm tác giả đang sống, tác phẩm vẫn đem lại cho người đọc một không khí lịch sử, có độ giãn cách thời gian, có cả những suy tư, trải nghiệm về những bài học lịch sử. Để đạt được điều này, nhà văn đã lồng cảm hứng lịch sử vào trong mọi phương thức nghệ thuật thể hiện. 1 Nghệ thuật kết cấu Nghệ thuật kết cấu trong tác phẩm tự sự là cách thức nhà văn tổ chức các hệ thống sự kiện và xây dựng hệ thống nhân vật. Ba tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng ít nhiều có sự tiếp thu cấu trúc của văn phong phương Tây, kết hợp với lối tư duy truyền thống kiểu tiểu thuyết chương hồi phương Đông. Đêm hội Long Trì mang cấu trúc của một vở bi kịch cổ điển của phương Tây. Cả tiểu thuyết gồm bảy phần, phần đầu giới thiệu nhân vật và khi kết thúc cũng là sự thắt nút những xung đột trên sân khấu lịch sử; những phần sau, cốt truyện phát triển với một loạt những tình tiết đẩy xung đột lên cao và hồi cuối chính là phần mở nút. Qua mỗi phần, kịch tính càng tăng lên, thu hút người đọc vào cuộc chiến bất phân của chính nghĩa và tà đạo. Ở chương đầu, ta có thể thấy mối tình mới chớm đầy hứa hẹn của đôi tài tử giai nhân Bảo Kim - Quỳnh Hoa, mâu thuẫn giữa Bảo Kim, Nguyễn Mại, Quỳnh Hoa với Đặng Lân, và phần nào sự thao túng quyền lực của Tuyên phi. Các chương tiếp theo tiếp tục triển khai các
- tình tiết ấy theo một mạch truyện thuần nhất: những xung đột và mâu thuẫn đã định sẵn từ chương I, kết thúc vì thế tuy bất ngờ nhưng lại là tất yếu. An Tư được xây dựng theo kết cấu văn phong hiện đại và phảng phất dấu ấn của tiểu thuyết chương hồi. Cốt truyện triển khai theo nhiều hướng khác nhau để cùng tái hiện cuộc kháng chiến chống Nguyên từ nhiều góc nhìn. Sự khác biệt về kết cấu của An Tư với Đêm hội Long Trì cũng là điều dễ hiểu. Bởi lẽ, cốt truyện của Đêm hội Long Trì chỉ xoay quanh xung đột của hai tuyến nhân vật trong bối cảnh mang tính gia đình, nội tộc hơn là xã hội. An Tư lại tìm đến sự xung đột ở tầm vóc dân tộc, cộng đồng và lịch sử, với bối cảnh tạo nền rộng lớn hơn, số lượng nhân vật cũng phong phú hơn. Do vậy, xung đột trong tiểu thuyết An Tư cũng không thể thuần nhất trong một mạch truyện. Người đọc có thể nhận thấy tuy lấy tên là An Tư, song tiểu thuyết dành một dung lượng không nhỏ cho các nhân vật khác, với những xung đột song song và biệt lập với xung đột xoay quanh nhân vật chính An Tư. Trong mạch truyện về An Tư, ta có thể thấy chất hư cấu đậm nét, yếu tố hiện thực ít. Các sự kiện trong tuyến này được sắp xếp theo đúng như diễn tiến của cuộc kháng chiến, được xây dựng trên cơ sở những tình tiết đã được lưu lại trong Việt sử thông giám cương mục, Đại Việt sử ký toàn thư. Điều đặc sắc là trong cách tổ chức trình bày các sự kiện, Nguyễn Huy Tưởng thường tạo ra tính kịch cho mỗi sự kiện. Mỗi tình tiết giống như màn kịch nhỏ để qua đó các nhân vật tự bộc lộ mình. Chính những kịch tính và xung đột ấy, giúp người đọc thấu rõ hơn về bối cảnh và tính cách nhân vật lịch sử. Trong Sống mãi với thủ đô, hệ thống sự kiện vừa mang tính lịch sử vừa có tính thời sự về một hiện thực gần. Hệ thống sự kiện tập trung làm nổi bật tính sử thi của cuộc kháng chiến. Những bi kịch cá nhân nhập chung trong cảm hứng bi tráng của cộng đồng. Ngay sau những ngày thủ đô kháng chiến ông đã viết vở Những người ở lại (năm 1948) để nói lên phần nào cảm tình của mình với những cảm tử quân Hà Nội. Năm 1954, về tiếp quản Hà Nội cùng với Trung đoàn thủ đô, Nguyễn Huy Tưởng càng dấy lên niềm xúc cảm lớn lao và ước muốn: “phải viết một cái gì về Trung đoàn thủ đô”. Hai tác phẩm cuối đời là Luỹ hoa(truyện phim) và tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô có thể coi là tâm huyết lớn lao của tác giả với một thời đoạn lịch sử dân tộc.Luỹ hoa là dự đồ sáng tác hoàn chỉnh của nhà văn về đề tài thủ đô kháng chiến, hệ thống sự kiện khá đầy đủ dấu ấn của 60 ngày đêm khói lửa và
- ngày về chiến thắng của chín năm sau đó. Tuy nhiên “Luỹ hoa như một bức phù điêu trên đó chi tiết và chân dung người không được chạm tỉa nhiều mà chỉ dựng lên mảng lớn, những mảng lớn có nhiều lửa, nhiều khói”(1). Sự chi tiết hoá các chân dung con người và sự kiện được thực hiện trong tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô. Về nội dung tư tưởng, hai tác phẩm không có sự khác biệt, dù tiểu thuyết chưa hoàn thành, mới chỉ dừng lại ở 500 trang đầu tiên và tái hiện được hai ngày đầu kháng chiến. Tuy nhiên chỉ hai ngày ấy đã tập trung rõ nhất các tình huống lịch sử, đó là khúc quanh lắm ghềnh thác của dòng vận động lịch sử. Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng đều tập trung đề tài vào những thời điểm bi tráng của lịch sử dân tộc. Chính bối cảnh ấy là nơi thử thách ý thức cá nhân trước cộng đồng, là nơi từng cá thể lựa chọn hướng đi cho mình trước ngổn ngang những ngả rẽ lịch sử. Trong những ưu tư trăn trở về vận nước, về số phận con người trong bão táp chính trường người ta thấy ngời lên ở nhà văn thái độ, lối ứng xử của kẻ sĩ Thăng Long. Một nhân cách thống nhất của một người trung thành với lịch sử, trân trọng và tự hào về lịch sử dân tộc, luôn tìm tòi và sáng tạo để lắp ráp những mảnh ghép rời rạc từ sử liệu tạo nên những bố cục hoàn chỉnh trong mỗi sáng tác của mình. Nói đến hệ thống nhân vật ở phương diện kết cấu là nói đến cách tổ chức, thiết lập các mối quan hệ giữa các nhân vật trong từng tiểu thuyết. Chính những mối quan hệ này phần nào cho thấy những quan niệm và suy nghĩ của nhà văn về lịch sử. Hệ thống các nhân vật trong ba tiểu thuyết trên thường được tạo nên từ các mối quan hệ như sau: quan hệ đối lập, quan hệ đối chiếu, quan hệ tương phản, quan hệ bổ sung. Trong tiểu thuyết Đêm hội Long Trì, hai chân dung lịch sử Quỳnh Hoa và Đặng Thị Huệ là điển hình cho mối quan hệ tương phản. Sự ngây thơ trong sáng của Quỳnh Hoa hoàn toàn đối lập với sự mưu mô thủ đoạn của Đặng Thị Huệ... Trong tiểu thuyết An Tư, các nhân vật được triển khai theo các kiểu quan hệ có giá trị làm nổi bật các chân dung lịch sử. Cùng một chiến tuyến nhưng vua Thiệu Bảo và Hưng Đạo vương, hai người lãnh đạo cuộc kháng chiến lại là hai nhân vật được xây dựng theo lối so sánh, bổ sung. Mỗi chân dung nhân vật tuy không được khắc họa sâu về tâm lý nhưng chỉ qua một vài tình huống, nhà văn đã tạo ra những cá tính lịch sử chân thực và sống động. Vượt lên trên sự mặc định Thiện - Ác thường thấy trong những tiểu
- thuyết mang nặng tính giáo huấn cùng thời và trước đó, nhà văn không trực tiếp bình xét các nhân vật mà để nhân vật tự bộc lộ mình. Đó là cái nhìn đa diện khá tiến bộ trong văn học đương thời và cũng là bước tiến hơn hẳn tiểu thuyết Đêm hội Long Trì.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Lịch Sử lớp 10: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
11 p | 606 | 41
-
Bài 15: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Giáo án Ngữ văn 8
12 p | 542 | 35
-
Chủ đề: Quê hương-Đất nước-Bác Hồ Đề tài: Truyện Sự tích Hồ Gươm
8 p | 663 | 33
-
Giáo án Lịch sử 8 bài 5: Công xã Pari 1871
4 p | 588 | 22
-
Vẻ đẹp người lính trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính
6 p | 483 | 22
-
Giáo án lớp 2 môn Tập Đọc: Bài 65 : BÓP NÁT QUẢ CAM
5 p | 361 | 13
-
Tập đọc 2 - BÓP NÁT QUẢ CAM, LƯỢM
7 p | 391 | 10
-
Nêu cảm nhận về mùa xuân trong thơ Hồ Chí Minh
9 p | 127 | 8
-
Tài liệu: Hồ Quý Ly
14 p | 107 | 8
-
Giáo án Lịch sử lớp 7 : Tên bài dạy : NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH HỒ QUÝ LY
6 p | 395 | 8
-
Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng_2
6 p | 97 | 8
-
Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng _1
6 p | 98 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 năm 2023-2024 có đáp án - Trường Tiểu học Cẩm Lĩnh, Ba Vì
5 p | 10 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn