intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảm nhận bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính

Chia sẻ: Lan Si Zhui | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

32
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyễn Bính được mệnh danh là nhà thơ đồng nội, ghi dấu ấn trong lòng độc giả bằng phong cách nhẹ nhàng, bình dị, đậm chất thôn quê. Bài thơ Tương tư trích trong tập “Lỡ bước sang ngang” của ông thể hiện nỗi niềm tâm sự riêng tư của một người trót nhớ thương khắc khoải về một người. “Tương tư” chắc chắn không phải là cái tên được tác giả lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Nó là một cái tên đủ để toát lên toàn bộ nỗi niềm ẩn chứa bên trong từng câu chữ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảm nhận bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính

Đề bài: Cảm nhận bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính<br /> Bài làm<br /> Nguyễn Bính được mệnh danh là nhà thơ  đồng nội, ghi dấu ấn trong lòng độc giả  bằng <br /> phong cách nhẹ nhàng, bình dị, đậm chất thôn quê. Bài thơ  Tương tư trích trong tập “Lỡ <br /> bước sang ngang” của ông thể  hiện nỗi niềm tâm sự  riêng tư  của một người trót nhớ <br /> thương khắc khoải về một người.<br /> “Tương tư” chắc chắn không phải là cái tên được tác giả lựa chọn một cách ngẫu nhiên. <br /> Nó là một cái tên đủ để toát lên toàn bộ nỗi niềm ẩn chứa bên trong từng câu chữ. Tương  <br /> tư  chính là cảm giác nhớ  thương khắc khoải, chờ  mong hồi đáp của một kẻ  đang yêu  <br /> thương cuồng nhiệt, nhưng đáng tiếc lại là tình đơn phương. Tâm chân tình của kẻ  yêu  <br /> đơn phương  ấy được dồn nén, được  ấp  ủ  và cũng được bộc lộ  qua từng vần thơ  chân  <br /> thành, mộc mạc:<br /> “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông<br /> Một người chín nhớ mười mong một người”<br /> Hai câu thơ đơn giản như vẽ lên trước mắt chúng ta một bức tranh thôn quê yên bình, đơn  <br /> sơ đến lạ. Tác giả mượn “thôn Đoài”, “thôn Đông”, thông qua thủ pháp nhân hóa được sử <br /> dụng tài tình để  thổ  lộ  nỗi nhớ  nhung  ẩn sâu tận đáy lòng. Ta như  nhìn thấy một người <br /> giữa tuổi thanh xuân phơi phới, đứng ở thôn này mà hướng mắt xa xăm về phía thôn bên, <br /> những mong có thể nhìn thấy bóng hình mà mình thầm thương trộm nhớ.<br /> “Nắng mưa là bệnh của giời<br /> Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”<br /> Câu chuyện nắng mưa của thiên nhiên đã được tác giả  sử  dụng thật tài tình để  nói lên <br /> tấm lòng của mình. Nỗi tương tư về một ai đó, giống như căn bệnh trầm kha tồn tại sâu  <br /> trong tâm hồn và nó là chuyện bình thường, là lẽ dĩ nhiên phải thế giống như quy luật của <br /> đất trời. Chỉ với bốn câu thơ mở màn rất đơn giản, tác giả đã thành công trong việc khơi <br /> dậy sự thích thú của người đọc trước mối tình bình dị mà cuồng nhiệt của chàng trai thôn  <br /> Đoài với cô gái thông Đông.<br /> Tuy nhiên,  ở  những câu thơ  tiếp theo, chúng ta lại cảm nhận được nỗi giận hờn, trách <br /> móc nhẹ nhàng nhưng không kém phần sâu lắng của chàng trai trước sự hững hờ từ phía  <br /> cô gái:<br /> “Hai thôn chung lại một làng,<br /> Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?<br /> Ngày qua ngày lại qua ngày,<br /> Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.<br /> Bảo rằng cách trở đò giang,<br /> Không sang là chẳng đường sang đã đành.<br /> Những đây cách một đầu đình,<br /> Có xa xôi mấy mà tình xa xôi?<br /> Tương tư thức mấy đêm rồi,<br /> Biết cho ai, hỏi ai người biết cho?<br /> Bao giờ bến mới gặp đò?<br /> Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?<br /> Những câu hỏi nối tiếp nhau dồn dập như lột tả trọn vẹn nỗi lo lắng, bối rối chất chồng  <br /> đang thổn thức trong lòng của chàng trai đang yêu. Chàng trai bối rối và cũng giận hờn khi  <br /> dường như cô gái cứ hững hờ, vờ không biết tới tình cảm của chàng trai.<br /> Giọng điệu của mỗi câu thơ  đều uyển chuyển, nhẹ  nhàng và tha thiết, như  chàng trai <br /> đang muốn gửi gắm thông điệp tình cảm của mình tới cô gái. Từ “cớ sao” được sử dụng  <br /> khiến lời trách móc của chàng trai trở nên tế nhị và đáng yêu hơn, đồng thời nó cũng như <br /> một lời “gợi ý” cho cô gái. Suốt bao đêm tương tư, chàng trai  ấy chỉ có một niềm mong <br /> mỏi là “bến” được gặp “đò”, “Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau”, mong mỏi cô gái <br /> ấy sẽ hiểu cho nỗi lòng của mình.<br /> Và rồi trong cái tâm trạng rối bời vì chờ mong khắc khoải ấy, chàng trai lại tự hỏi:<br /> “Nhà em có một giàn giầu,<br /> Nhà anh có một hàng cau liên phòng.<br /> Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,<br /> Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”<br /> Thể  thơ lục bát mang lại cảm giác nhẹ nhàng, sâu lắng, dễ đi vào lòng người và sức lay  <br /> động trở nên to lớn hơn. “Giàn trầu”, “hàng cau” lại được tác giả “mượn” để diễn tả nỗi <br /> nhớ thương da diết của chàng trai, giống như dây trầu quấn lấy thân cau, như sự “không <br /> thể thiếu nhau” của trầu cau trong văn hóa dân gian.<br /> Nhưng bên cạnh sự mộc mạc ấy, việc tác giả thay đổi cách xưng hô một cách táo bạo, từ <br /> “tôi với nàng” thành “anh với em” thể hiện tình cảm đó dường như  đã quá lớn, quá sâu  <br /> đậm, thôi thúc chàng trai trực tiếp thổ lộ nỗi lòng với cô gái. Nhân vật trữ  tình trong bài <br /> thơ có sự bình dị, trong sáng, nhưng cũng có sự chân thành, mãnh liệt.<br /> Có thể nói, nỗi tương tư vốn rất quen thuộc đã được Nguyễn Bính “nghệ thuật hóa” một <br /> cách tài tình thông qua ngòi bút xuất thần và thông qua tứ thơ bình dị, mộc mạc.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0