intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảm nhận tâm trạng nhân vật Tràng- Vợ nhặt liên hệ với tâm trạng Chí Phèo

Chia sẻ: Lan Zhan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

85
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Vợ Nhặt” là truyện ngắn được trích trong tập truyện “Xóm ngụ cư” của nhà văn Kim Lân. Câu truyện kể về nhân vật anh cu Tràng một người nông dân hiền lành chất phác trong nghịch cảnh lại có được hạnh phúc lứa đôi. Không chỉ xây dựng nhân vật thành công qua nét tính cách và ngoại hình, Kim Lân còn khắc họa rất thành công diễn biến tâm trạng của nhân vật này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảm nhận tâm trạng nhân vật Tràng- Vợ nhặt liên hệ với tâm trạng Chí Phèo

Đề bài: Cảm nhận tâm trạng nhân vật Tràng­ Vợ nhặt liên hệ với tâm trạng Chí Phèo<br /> <br /> Hướng dẫn Dàn ý chi tiết<br /> <br /> I.  Mở bài:  <br /> <br /> Nêu vấn đề của đề bài<br /> <br /> ­ Giới thiệu đôi nét về  nhà văn Kim Lân và tác phẩm “Vợ  Nhặt”; giới thiệu khái quát về  nhân vật <br /> Tràng trong tác phẩm (đặc biệt được thể hiện qua đoạn trích của đề bài).<br /> <br /> ­ Từ  đoạn trích trên, giúp liên hệ  đến tâm trạng của Chí Phèo sau đêm gặp Thị  Nở  trong tác phẩm  <br /> “Chí Phèo” của Nam Cao (Ngữ văn 11).<br /> <br /> ­ Qua việc khắc họa 2 nhân vật; ta thấy được sự thành công của hai nhà văn trong nghệ thuật miêu tả <br /> tâm lí nhân vật.<br /> <br /> II. Thân bài: <br /> <br /> Triển khai vấn đề<br /> <br /> 1. Cảm nhận về tâm trạng nhân vật Tràng<br /> <br /> ­ Tràng sung sướng, hạnh phúc, hãnh diện: thấy “trong người êm ái lửng lơ như người vừa  ở trong  <br /> giấc mơ đi ra”, việc có vợ đối với hắn vẫn hết sức bất ngờ.<br /> <br /> ­ Tràng nhận ra sự thay đổi xung quanh khiến anh cảm động: “có cái gì vừa thay đổi mới lạ”: “Nhà <br /> cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như <br /> tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở  một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để <br /> khô cong ở dưới gốc cây ổi đã kín nước đầy ăm ắp”, bà cụ Tứ lúi húi giẫy cỏ, nàng dâu quét tước,  <br /> nấu nướng. Tất cả những cảnh tượng đó thật bình thường nhưng đủ làm cho hắn cảm động vì chưa <br /> bao giờ Tràng được trải qua niềm hạnh phúc giản dị như thế.<br /> <br /> ­ Tràng có sự thay đổi trong suy nghĩ: yêu thương, gắn bó với gia đình; thấy có trách nhiệm phải lo  <br /> lắng cho vợ con; và ngời lên niềm tin vào tương lai tươi sáng. Tràng thấy cuộc đời mình bỗng nhiên <br /> thay đổi hẳn, hắn thấy mình trưởng thành (“nên người”) và cần có trách nhiệm với gia đình của  <br /> mình:<br /> <br />  “Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. <br /> Hắn sẽ  cùng vợ  sinh con đẻ  cái  ở  đấy. Cái nhà như  cái tổ   ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui  <br /> sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng ”. Bởi vì Tràng đã có một gia đình, và trong cái buổi  <br /> sáng đầu tiên ấy, hắn đã được tắm mình trong không khí ấm áp, hạnh phúc của tổ ấm gia đình.<br /> <br /> => Tác giả đã đặt nhân vật vào tình huống độc đáo để nhân vật bộc lộ phẩm chất, tính cách; Miêu tả <br /> tâm lí nhân vật tinh tế, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, đậm chất nông thôn và có sự gia công sáng tạo <br /> của nhà văn. Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, dựng cảnh sinh động với nhiều chi tiết đặc sắc...<br /> <br /> 2. Liên hệ tâm trạng của Chí Phèo sau đêm gặp Thị Nở để thấy sự thành công của hai nhà văn <br /> trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật<br /> <br /> ­ Tâm trạng của nhân vật Chí Phèo sau đêm gặp Thị Nở được thể hiện tập trung trong buổi sáng tỉnh  <br /> rượu của Chí. Nam Cao khắc họa rất thành công chuỗi diễn biến tâm lí của Chí Phèo:<br /> <br /> + Cảm nhận cuộc sống đời thường (lần đầu tiên sau một cơn say dài, Chí cảm nhận được những <br /> hình ảnh quen thuộc và lắng nghe rõ nhất những âm thanh cuộc sống xung quanh mình);<br /> <br /> + Hắn nhớ lại quá khứ xa xôi, thấm thía cuộc sống hiện tại, lo lắng cho tương lai cô độc, buồn tủi;<br /> <br /> + Khi được Thị Nở cho ăn cháo hành thì hắn ngạc nhiên, cảm động, ăn năn hối hận, tủi thân khi lần  <br /> đầu tiên được cho bởi một người đàn bà; rồi hắn vui, khao khát được trở lại cuộc đời lương thiện, hi <br /> vọng, tin tưởng được trở lại cuộc đời hoàn lương.<br /> <br /> ­ Điểm giống nhau:<br /> <br /> + Cả Nam Cao và Kim Lân đều rất quan tâm đến đời sống tâm hồn của những người lao động nghèo  <br /> Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Hai nhà văn đều mô tả  chi tiết, chân thực, sinh động diễn  <br /> biến tâm trạng của mỗi nhân vật  ở  thời điểm buổi sáng – gắn liền với sự  thức tỉnh/ đổi thay của  <br /> mỗi nhân vật – thông qua cảm xúc và dòng ý nghĩ.<br /> <br /> + Có khi các nhà văn khách quan kể lại diễn biến đó nhưng cũng có khi Nam Cao và Kim Lân nhập <br /> thân vào nhân vật, trần thuật lại diễn biến tâm trạng thông qua lời văn nửa trực tiếp. Tài năng miêu <br /> tả tâm lí nhân vật của mỗi nhà văn không chỉ giúp cho các nhân vật nổi hình nổi sắc mà còn giúp các  <br /> nhà văn thể hiện sâu sắc tình cảm nhân đạo của mình.<br /> <br /> ­ Điểm khác nhau:<br /> <br /> + Qua diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau buổi sáng gặp Thị Nở, ta thấy đó là tâm trạng của con <br /> người đang đứng trước bi kịch của đời mình; Chí Phèo “lần đầu tiên thức tỉnh” sau một cơn say dài ­ <br /> nhận thức sự bần cùng hóa dẫn đến tha hóa, lưu manh hóa của bản thân và khát khao muốn quay lại  <br /> cuộc sống lương thiện; qua đó nhà văn Nam Cao thể hiện tin tưởng vào sự thức tỉnh lương tâm của  <br /> người nông dân trước cách mạng.<br /> <br /> + Trong đoạn trích của “Vợ nhặt”, cùng tả tâm trạng nhân vật vào buổi sáng, Kim Lân đã phát hiện <br /> ra sự thay đổi và trưởng thành trong nhận thức, tình cảm và hành động của nhân vật Tràng. Nó không  <br /> phải quá đột ngột bất ngờ  mà nó là một lát cắt trong chuỗi diễn biến tâm trạng đầy ngạc nhiên, có <br /> sự thay đổi dần dần của Tràng từ lúc “nhặt” được vợ cho đến cuối truyện.<br /> <br /> => Qua đó, tác giả có cái nhìn trân trọng, ca ngợi người nông dân dù trong hoàn cảnh hết sức bi đát  <br /> vẫn có ý thức xây dựng hạnh phúc gia đình. Nhân vật Chí Phèo tuy thức tỉnh để  khao khát hoàn <br /> lương như cuối cùng rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, còn nhân vật Tràng cuối cùng đã <br /> được đổi đời, tìm thấy hạnh phúc đích thực của cuộc đời…<br /> <br /> III. Kết bài:<br /> <br /> ­ Đánh giá khái quát vấn đề: Qua hai đoạn trích đều thể hiện tài năng khắc họa nghệ thuật miêu tả <br /> tâm lí nhân vật của hai nhà văn; qua đó cũng góp phần thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc.<br /> <br /> Bài văn cảm nhận hay về tâm trạng nhân vật Tràng sau khi lấy Thị về làm vợ<br /> <br /> “Vợ  Nhặt” là truyện ngắn được trích trong tập truyện “ Xóm ngụ  cư” của nhà văn Kim Lân. Câu <br /> truyện kể về nhân vật anh cu Tràng một người nông dân hiền lành chất phác trong nghịch cảnh lại  <br /> có được hạnh phúc lứa đôi. Không chỉ xây dựng nhân vật thành công qua nét tính cách và ngoại hình, <br /> Kim Lân còn khắc họa rất thành công diễn biến tâm trạng của nhân vật này.<br /> <br /> Vợ Nhặt được lấy bối cảnh từ nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu 1945 khi mà đất nước ta có đến 2 <br /> triệu người chết đói. Nhân dân ta chịu cảnh áp bức một cổ hai tròng. Ở miền Bắc, phát xít Nhật bắt  <br /> dân ta phải nhổ  lúa trồng đay. Thực dân Pháp thì ra sức vơ  vét thóc gạo của người nông dân. Hậu  <br /> quả là đến cuối năm 1945, người dân rơi vào thảm cảnh bi thương khi hàng triệu người bị chết đói.  <br /> Đây được xem là nạn đói lớn nhất trong lịch sử. Nhưng kỳ lạ thay ngay cả trong hoàn cảnh đói khát  <br /> tăm tối nhất khi người ta cận kề  bên miệng vực của cái chết thì những con người lao động Việt  <br /> Nam vẫn lạc quan hướng về tương lai hạnh phúc hơn.<br /> <br /> Nhân vật Tràng trong truyện ngắn được miêu tả  là một gã trai nghèo khổ. Nghèo đến tột cùng cái  <br /> nghèo đấy được thể  hiện qua “chiếc áo nâu tang”, ngôi nhà thì “vắng teo đứng rúm ró bên mảnh  <br /> vườn mọc lổm nhổm những búi cỏ dại”. Và Tràng chỉ là một gã kéo xe bò thuê. Đến cái tên của hắn  <br /> cũng thể hiện sự thô kệch nghèo khó. Ngòi bút của Kim Lân đã khắc họa nhân hình của Tràng một  <br /> cách rất sống động: "hai mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh ra”. Bộ mặt  <br /> thô kệch, thân hình to lớn, vạm vỡ, cái đầu thì trọc lốc…Dưới ngòi bút của Kim Lân, hắn chỉ  như <br /> một bức chân dung vẽ vội một hình hài được tạo hóa đẽo gọt quá ư sơ sài, cẩu thả. Không chỉ xấu <br /> xí mà cái sự  nghèo khổ  còn khiến cho hắn bị dở  tính có tật “vừa đi vừa nói”. Hắn hay “lảm nhảm  <br /> than thở những điều hắn nghĩ” thỉnh thoảng còn “ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch”.<br /> <br /> Trong cái cơn thóc cao gạo kém đó, một người vừa xấu xí lại nghèo như Tràng không ai có thể hình <br /> dung được là hắn có thể có vợ. Mà hoàn cảnh lấy được vợ cũng hết sức thú vị. Hắn nhặt được vợ <br /> trên đường đi đẩy xe bò chở  thóc về  nhà. Thị  đã theo hắn về nhà sau lời mời chào tưởng như bông  <br /> đùa và bốn bát bánh đúc ở chợ huyện.<br /> <br /> Kim Lân đã dành rất nhiều trường đoạn để miêu tả diễn biến của nhân vật Tràng sau khi nhặt được  <br /> vợ. Đầu tiên khi nghe những lời hàng xóm xì xầm, bàn tán chê bai: ”chao ôi, thời buổi nào còn rước <br /> cái của nợ   ấy về, có nuôi nổi nhau sống qua ngày không?”. Nhưng Tràng nghe thấy thế  cũng chỉ <br /> “Chậc. Kệ” giờ đây hắn chỉ còn “tình nghĩa với người đàn bà đi kế bên”. Hắn tủm tỉm cười hai mắt <br /> sáng lấp lánh mơ về niềm hạnh phúc tương lai.<br /> <br /> Buổi sáng hôm sau khi Tràng thức dậy tâm trạng của hắn thực sự thay đổi. Niềm vui lâng lâng trong  <br /> người khi hắn nhìn thấy nhà cửa dọn sạch sẽ tinh tươm. Mẹ hắn đang nhổ  cỏ  vườn. Vợ đang quét  <br /> sân tiếng chổi vang lên đều đều. Bỗng nhiên, hắn cảm thấy yêu thương gắn bó với cái nhà của hắn <br /> một cách lạ  lùng. Thế  là từ  đây hắn đã có một gia đình, hắn sẽ  cùng vợ  sinh con đẻ  cái ở  đây. Cái <br /> nhà sẽ trở thành nơi che mưa che nắng cho vợ chồng hắn. Một nguồn sung sướng và phấn chấn dâng <br /> lên trong lòng Tràng. Lúc này, Tràng cũng biết bổn phận của người đàn ông trong gia đình cần lo <br /> lắng cho vợ. Hắn cũng chạy xăm xăm ra giữa sân và tham dự vào một phần giúp tu sửa căn nhà. Chỉ <br /> trong một đoạn văn ngắn ngủi mà Kim Lân đã lột tả  được tâm trạng của nhân vật Tràng. Từ  bất <br /> ngờ, bỡ ngỡ cho đến hạnh phúc tột cùng khi biết mình đã có gia đình.<br /> <br /> Thông qua đoạn trích trên ta thấy nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc của nhà văn Kim Lân.  <br /> Với những ngôn từ mộc mạc, giản dị dậm chất nông thôn có thêm sự gia công sáng tạo của nhà văn.  <br /> Cùng lối kể truyện hấp dẫn sinh động giúp chúng ta hiểu thêm phần nào về nhân vật anh cu Tràng. <br /> Một người nông dân tuy sống trong hoàn cảnh nghèo khó, khổ  cực nhưng chưa bao giờ  từ  bỏ  mơ <br /> ước về  một cuộc sống hạnh phúc sau này. Đó chính là tư  tưởng nhân đạo được nhà văn khéo léo  <br /> lồng ghép vào trong tác phẩm. <br /> <br /> Bài văn liên hệ nhân vật Tràng với Chí Phèo ấn tượng của nam sinh Vũng Tàu<br /> Tôi định viết một số truyện ngắn những ý khác là khi đói người ta không nghĩ đến con đường chết <br /> mà chỉ  nghĩ đến con đường sống. Dù  ở  trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề  bên cái chết vẫn  <br /> khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hy vọng ở tương lai, vẫn  <br /> muốn sống, sống cho ra người”. Đây là lời tự  sự của chính tác giả  truyện ngắn Vợ  nhặt – nhà văn <br /> Kim Lân – người một lòng đi về với vẻ đẹp thuần hậu nguyên thủy làng quê khuất lấp sau dãy tre  <br /> làng. Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc không chỉ bởi <br /> thông điệp giàu ý nghĩa mà còn bởi giá trị  tinh thần và giá trị  giáo dục giàu có của thiên truyện này. <br /> Truyện được lấy cảm hứng và viết từ  nạn đói năm 1945. Sau đó, bị  mất bản thảo nhưng khi hòa <br /> bình lập lại (1954), ông dựa vào cốt truyện cũ viết nên truyện ngắn này và in trong tập  Con chó xấu <br /> xí.<br /> <br /> Cốt truyện xoay quanh ba nhân vật là Tràng, bà cụ  Tứ  (mẹ  Tràng) và Thị  – người vợ  nhặt (vợ <br /> Tràng). Nhân vật nào cũng đều là hiện thân của những người nông dân trong nạn đói năm ấy, khốn <br /> khổ, đói rách. Hoàn cảnh nạn đói ấy đã ảnh hưởng sâu sắc đến ngoại hình và tính cách của họ. Tuy  <br /> nhiên, được sống trong tình thương của gia đình, của tình người, những phẩm chất tốt đẹp tiềm ẩn  <br /> trong họ mới lộ thiên.<br /> <br /> Cùng với người vợ nhặt, nhân vật Tràng là một con người với hai phương diện tính cách đối lập như <br /> thế  khi được sống trong những hoàn cảnh khác nhau “một gã trai quê nông nổi, liều lĩnh nhưng lại  <br /> đầy khát khao và tốt bụng”. “Nông nổi” là bồng bột, thiếu cân nhắc suy nghĩ trước khi hành động,  <br /> “liều lĩnh” là hành động mà không nghĩ đến hậu quả  tai hại có thể  xảy ra. “Khao khát” là muốn có <br /> một cuộc sống hạnh phúc như bao người, “tốt bụng” có lòng tốt, thương người và sẵn sàng giúp đỡ <br /> người khác. Đó là hai mặt tính cách đối lập do hoàn cảnh sống tạo ra. Tuy hai tính cách có đối lập <br /> nhau nhưng chúng lại bổ sung cho nhau để hoàn thiện nhân vật Tràng trong tác phẩm.<br /> <br /> Tràng là dân ngụ  cư, cuộc sống chịu thiệt thòi. Vì mưu sinh, họ  phải tha hương cầu thực nơi đất <br /> khách quê người. Ở đây, để  tồn tại, họ phải bưng mặt đi làm thuê, làm mướn cho những người có  <br /> quyền thế, có tiền của. Họ  còn phải chịu cái nhìn ghẻ  lạnh, khinh miệt từ  người dân địa phương.  <br /> Tràng làm nghề đẩy xe thóc thuê cho Liên đoàn Nhật. Một nghề bấp bênh, ngắn hạn không ổn định.  <br /> Tràng sống cùng người mẹ  già trong một ngôi nhà “rúm ró” nằm trong một mảnh vườn mọc lổn <br /> nhổn những búi cỏ dại, xiêu vẹo, tối tăm, sống đời “mẹ quá, con côi” cơ cực cùng bà mẹ già.<br /> <br /> Trong cái nạn đói năm ấy, người đói chết thây chất đầy đường, thiếu ăn đến độ  phải ăn rễ  cây mà  <br /> sống, có được bát cháo cám mà húp thôi đã là một ân huệ rất lớn. Gia đình Tràng cũng chẳng ngoại  <br /> lệ, cuộc sống bấp bênh khi tương lai của mình còn lo chưa xong, ở nhà “gạo chỉ đếm bằng hạt”. Thế <br /> nhưng, chỉ với hai lần gặp gỡ người đàn bà xa lạ trong hai lần kéo xe bò lên tỉnh, Tràng đã sẵn sàng  <br /> đãi người đàn bà  ấy bốn bát bánh đúc, cho không, biếu không Thị  mấy cái thúng con,… Thế  thì có  <br /> nông nỗi không?<br /> <br /> Không chỉ  thế, trong tình cảnh “đến cái thân mình còn lo chưa xong” mà Tràng lại dẫn Thị  về  nhà, <br /> thêm một miệng ăn là thêm một “cơ  hội” chết đói. Tính mạng mình mà cũng không màng, thế  có <br /> phải là liều lĩnh không? Lý giải cho hành động nông nỗi, liều lĩnh này, phải kể đến tài năng của nhà <br /> văn Kim Lân.<br /> <br /> Kim Lân đã rất thành công trong việc phác họa được một anh nông dân đúng bản chất khù khờ, hiền <br /> lành và chất phác. Nếu hiểu Tràng là người đầy khát khao và tốt bụng thì chẳng có gì nhân văn cả.  <br /> Vậy Tràng bao dung, thương người ? Chính cái tính hồn nhiên, vô tư   ấy là bước đệm, là nền tảng  <br /> tạo dựng hạnh phúc cho Tràng sau này. Cái tính tốt bụng bắt đầu từ khi gặp người đàn bà xa lạ, khi  <br /> chưa có danh phận gì với nhau cả, chỉ là người lạ gặp qua đường. Anh đã cho đi, để rồi anh đã nhận  <br /> lại thứ quý giá nhiều hơn thế.<br /> <br /> Tràng tốt bụng nhưng khao khát có vợ  của Tràng rất mãnh liệt, dẫu trong vài chi tiết hé lộ  khá kín <br /> đáo, nhà văn đã cho bạn đọc thấy được điều đó: Trong lần thứ  nhất, Tràng đẩy xe bò lên tỉnh gặp <br /> Thị, Tràng hò một câu tưởng tình cờ cho đỡ mệt nhưng thật ra lại đầy tình ý:<br /> <br /> Muốn ăn cơm trắng mấy giò này<br /> <br /> Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì<br /> <br /> Khi Thị nhận lời, Tràng thích lắm. “Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa có người con gái nào cười với  <br /> hắn tình tứ  như  thế”. Rồi cả  trong câu nói vu vơ  nhưng đầy tình thương và thành ý: “Này nói đùa  <br /> chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”.<br /> <br /> Nhà văn Kim Lân muốn nhấn mạnh với bạn đọc điều gì qua khát vọng hạnh phúc gia đình của Tràng <br /> ? Là dù trong hoàn cảnh nghèo đói cơ cực hay thậm chí là cái chết đang chờ đón trước mắt thì khao <br /> khát hạnh phúc của con người vẫn luôn dạt dào, mãnh liệt. Tình người, hạnh phúc luôn mang đến <br /> những điều kỳ  diệu, tươi đẹp cho cuộc sống để  con người cảm thấy muốn sống, sống đẹp hơn  <br /> trong những ngày cằn cỗi, khắc nghiệt. Chính điều đó đã làm cái vẻ  xấu xí, thô kệch của Tràng bị <br /> lấn át bởi vẻ đẹp tỏa sáng tự bên trong.<br /> <br /> Những  ấn tượng còn lại về Tràng: Anh là một con người bao dung,  ấm áp và đầy tình yêu thương. <br /> Ngoài vườn mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ  mọc nham nhở. Vợ  hắn quét lại cái sân, tiếng chổi  <br /> từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại  <br /> rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ  lùng.  <br /> Và nghĩ về tương lai tươi sáng sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che <br /> nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ  hắn mới thấy hắn <br /> nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.<br /> <br /> Cuối tác phẩm, Tràng nghĩ về “đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” làm người đọc hình dung <br /> ra rằng khát khao hạnh phúc mãnh liệt tương lai tươi sáng vẫn đang bùng cháy le lói trong tâm hồn  <br /> của Tràng. Với ngôn ngữ  mộc mạc, giản dị, đậm chất nông dân được chắt lọc kỹ  lưỡng giàu sức  <br /> gợi, xây dựng tình huống truyện độc đáo, miêu tả tâm lý nhân vật hấp dẫn sinh động. Nhà văn Kim  <br /> Lân đã xây dựng thành công nhân vật Tràng: “một gã trai quê nông nổi, liều lĩnh nhưng vừa lại đầy  <br /> khát khao và tốt bụng” như ý kiến ở đề bài đã đánh giá.<br /> <br /> Cùng viết về đề  tài người nông dân nghèo vùng nông thôn, phải chịu nhiều thiệt thòi, sống cơ  cực,  <br /> lầm than dưới chế độ  phong kiến, thực dân, Nam Cao đã gây được tiếng vang lớn với hình tượng <br /> điển hình Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên ra đời năm 1941, tức trước Cách mạng tháng Tám năm <br /> 1945.<br /> <br /> Chí là một người hiền hậu, chất phác được dân làng Vũ Đại cưu mang. Anh cũng  ước mơ  có một <br /> cuộc sống bình dị  như  bao người “một cuộc sống nho nhỏi, chồng cày thuê, vợ  dệt vải”. Chỉ  vì  <br /> cường quyền của chế độ phong kiến khi chưa có Đảng lãnh đạo mà đứa con tinh thần của tác phẩm  <br /> đã bị chà đạp không thương tiếc. Chí Phèo là nhân vật điển hình cho người nông dân bần cùng dẫn  <br /> đến lưu manh hóa – quy luật có tính phổ biến trong xã hội trước Cách mạng. Còn Tràng lại tiêu biểu  <br /> cho người nông dân vùng nông thôn trong nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu (1945). Nhìn chung, số <br /> phận của Chí Phèo đáng thương, đau khổ hơn Tràng: bị cự tuyệt quyền làm người.<br /> <br /> Ngoài những yếu tố  chi phối như đề  tài, cảm hứng, phong cách, quan niệm nghệ  thuật, tư  tưởng,  <br /> khuynh hướng sáng tác của mỗi nhà văn có khác nhau thì có lẽ  bối cảnh ra đời của hai tác phẩm là <br /> yếu tố quyết định đến sự khác nhau trong số phận của hai người nông dân này.<br /> <br /> Tác phẩm Chí Phèo ra đời trước Cách mạng tháng Tám, đồng nghĩa với việc số  phận và cuộc đời <br /> người nông dân hoàn toàn bế  tắc, không lối thoát. Không phải vậy mà Chí Phèo với bản chất vốn  <br /> lương thiện đã không thể  tồn tại trong xã hội  ấy đó sao? Anh phải tìm đến cái chết để  được làm <br /> người… lương thiện.<br /> Còn với Vợ nhặt thì khác, dù lấy bối cảnh là nạn đói năm Ất Dậu (1945) nhưng tác phẩm được viết  <br /> lại vào năm 1955, tức sau Cách mạng tháng Tám. Văn học thời kỳ này phải gắn liền và phục sự cho  <br /> sự  nghiệp cách mạng. Do vậy, số  phận của người nông dân, mà chủ  yếu qua nhân vật Tràng có  <br /> nhiều điểm khác biệt: Có lối thoát với kết thúc có hậu.<br /> <br /> Với Tràng, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một người nông dân với những nét phẩm chất, tính  <br /> cách, trí tuệ, ngôn ngữ tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam. Với Chí Phèo, Nam Cao đã xây dựng  <br /> được một nhân vật điển hình cho một tầng lớp của xã hội. Đặc biệt, thông qua hai nhân vật này,  <br /> người đọc cảm nhận được tấm lòng nhân đạo cũng như sự nhìn nhận đa chiều để trân trọng vẻ đẹp  <br /> con người của hai nhà văn.<br /> <br /> (Bài làm của bạn Lâm Ngọc Tú, THPT Lê Quý Đôn, TP Bà Rịa – Vũng Tàu)<br /> <br /> VnDoc xin giới thiệu tới các em bài Cảm nhân tâm trạng của nhân vật Tràng liên hệ  tâm trạng Chí  <br /> Phèo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ các em trong quá trình ôn tập và đạt kết quả cao. Mời  <br /> các em tham khảo thêm các tài liệu khác tại mục Tài liệu học tập lớp 12<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2