intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CẢM THỨC CÔ ĐƠN TRONG THƠ ĐỖ PHỦ VÀ THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU_2

Chia sẻ: Ha Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

134
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

2. Tâm sự cô đơn vô vọng kiểu Đỗ Phủ cũng xuất hiện nhiều trong sáng tác chữ Hán của Nguyễn Du. Ngay từ thời trai trẻ

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CẢM THỨC CÔ ĐƠN TRONG THƠ ĐỖ PHỦ VÀ THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU_2

  1. CẢM THỨC CÔ ĐƠN TRONG THƠ ĐỖ PHỦ VÀ THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU 2. Tâm sự cô đơn vô vọng kiểu Đỗ Phủ cũng xuất hiện nhiều trong sáng tác chữ Hán của Nguyễn Du. Ngay từ thời trai trẻ, thi nhân đã nhắc nhiều đến nỗi cô độc của bản thân mình. Đó là nỗi niềm tâm sự của một con người cô đơn, mệt mỏi u sầu, mất đi niềm tin vào cuộc sống. Sinh ra trong cảnh loạn ly, chứng kiến bao nhiêu bi hoan, tan hợp, Nguyễn Du chán ngán thế sự, âu lo về con đường tương lai, không biết ngỏ cùng ai những ước nguyện hùng tâm tráng chí. Một mình một bóng với bao cảnh thế sự thăng trầm, nhiễu nhương, đen bạc, với năm tàn tháng tận, với tuổi già bóng xế, với mái tóc bạc trên đầu. Dễ thấy trong những vần thơ chữ Hán của ông hình ảnh một con người lặng im, "vô ngôn", cô độc, tự vùi chôn tâm sự vào tận đáy lòng mình. Hiếm khi Nguyễn Du tâm sự với một ai, chỉ thấy những tấc lòng cô đơn không dễ gì lí giải: Ngã hữu thốn tâm vô dữ ngữ (Ta có tấc lòng không biết nói cùng ai) (My trung mạn hứng). Nhất sinh u tứ vị tằng khai (Suốt đời ôm mối u sầu chưa từng gỡ ra được) (Thu chí) Tâm sự của nguyễn Du không thoát được ra ngoài, không gửi vào được thiên nhiên, không hoà điệu được cùng gió trăng mây nước mà cơ hồ
  2. đã thấm vào máu thịt của người. Thi nhân chỉ còn biết đối diện với bốn mùa: Tứ thời yên cảnh độc trầm ngâm (Mây khói bốn mùa một mình trầm ngâm) (Thu dạ 2). Với bóng đêm: Chung dạ bồi hồi tứ chuyển mê (Suốt đêm bồi hồi, nghĩ ngợi miên man) (Ngẫu hứng I). Với bóng mình: Bồi hồi đối ảnh độc vô ngữ, (Bồi hồi trước bóng một mình yên lặng) (La Phù Giang thuỷ các độc toạ). Với ngọn đèn: Cô đăng tương đối đáo thiên minh (Ngọn đèn cô đơn đối diện với mình cho đến sáng) (Mạc phủ tức sự). với cây trúc trước sân: Vô ngôn độc đối đình tiền trúc (Riêng mình lẳng lặng trước cây trúc ngoài sân) (Ký hữu). Rồi gặm nhấm cô đơn và nghẹn ngào rơi lệ: Ky lữ đa niên đăng hạ lệ (Lâu năm làm khách xa nhà, lệ rơi dưới đèn) (Xuân dạ) Có gì đó tương đồng giữa con người cô đơn kia với ngọn cỏ bồng lìa gốc trước ngọn gió tây thổi mạnh, không biết xiêu giạt về đâu: Đoạn bồng nhất phiến tây phong cấp, Tất cánh phiêu linh hà xứ qui? (Tự thán I) (Một nhánh cỏ bồng đứt gốc trước gió tây thổi gấp, Cuối cùng sẽ trôi giạt về đâu?) Tráng chí giang hồ bốn phương cuối cùng đành như ngọn cỏ bồng
  3. không gốc rễ, không có đích để dừng chân, không có bờ cập bến: "Như ngọn gió bồng không rễ tha hồ chuyển dời" (Hành cước vô căn nhiệm chuyển bồng - Mạn hứng II), đành cảm thương cho thân phận lẻ loi cô độc của mình nơi chân trời góc bể: "Ở nơi chân trời thương mình như ngọn cỏ bồng lìa gốc mà rơi lệ" (Nhất lệ thiên nhai sái đoạn bồng - (Ngẫu hứng II)... Điều này được Lê Thu Yến xác định: "Đó là khung trời không có lối thoát cũng không có một viễn cảnh tươi sáng để theo đuổi trong tương lai. Con người cứ đi đi mãi và rồi sẽ mất hút trong chốn không gian vô hình" [8,64]. Thời gian đi sứ Trung Quốc, lòng Nguyễn Du thảnh thơi nhẹ nhõm hơn đôi chút. Thế nhưng nỗi cô đơn vẫn cứ bám riết lấy nhà thơ. Hành trình trên đất nước Trung Hoa cũng là hành trình của một trái tim cô đơn mang nỗi sầu lữ thứ. Trên đường đi, nhà thơ nhìn cảnh vật xứ người mà lòng dấy lên nỗi cô đơn da diết. Đỉnh cao tâm trạng cô đơn của người đi xa trông về cố quốc có lẽ là khi nhà thơ đứng trước thành Tín Dương nghe tiếng kèn mùa thu ảo não, u buồn mà cảm xúc trào dâng lai láng. Chừng như Nguyễn Du đã đồng vọng với Thôi Hiệu năm xưa khi đứng trên lầu Hoàng Hạc, bâng khuâng về một cánh hạc, hoài vọng cái đã qua, trở về với chính mình, cảm nhận sự cô đơn của gót chân lãng du mà man mác sầu nhớ quê hương:
  4. Vạn lí hương tâm hồi thủ xứ, Bạch vân nam hạ bất thăng đa. (Ngẫu hứng) (Ở nơi muôn dặm nhớ tới quê hương, ngoảnh đầu nhìn lại, Chỉ thấy mây trắng bay về nam không kể xiết) Bàng bạc trong thơ chữ Hán Nguyễn Du là một nỗi cô đơn, một mối u hoài. Hình ảnh con người tóc bạc lang thang trên con đường dưới bóng trăng tàn lạnh lẽo: "Gió lạnh trên con đường xưa dồn cả vào một người" (Cổ mạch hàn phong cộng nhất nhân - Dạ hành) và cái bóng cô đơn in trên cát lúc chiều tàn: "Bóng người trên bãi cát phẳng lúc chiều tà" (Bình sa nhân ảnh tại tà dương - Giang đầu tản bộ II) tiêu biểu cho nỗi lòng cô đơn của người lữ hành cô độc trong thơ chữ Hán Nguyễn Du. Theo Nguyễn Thị Nương, đó là cái tôi cô đơn, bế tắc, tuyệt vọng của một con người mang nhiều bi kịch cá nhân ở thời trai trẻ, đến cái tôi cô đơn của một vị quan không - thể - hòa - nhập với cuộc sống đầy rẫy những thủ đoạn, thị phi, đoạt lợi tranh quyền trong chốn triều đình và một cái tôi cô đơn: "Hiện lên dưới ngòi bút Nguyễn Du là người lữ khách mang nặng mối sầu tha hương song không nhuốm tủi hờn đau đớn như ở Thanh Hiên thi tập mà nghiêng về nỗi nhớ nhung da diết" 3. Tìm hiểu nỗi buồn cô đơn trong thơ Đỗ Phủ và thơ chữ Hán Nguyễn Du, ta sẽ thấy có nhiều điểm tương đồng. Trong cảm thức vũ trụ mênh
  5. mang, cõi đời hư ảo, người đọc nhận ra nỗi lòng cô đơn ở những thiên tài "độc bộ", "độc hành" trên hành trình tìm kiếm sự hòa giải nội tâm. Đường đi và đích đến mỗi người một khác nhưng cả hai đều trăn trở trong bể khổ nhân sinh, đều nhọc nhằn tìm kiếm và nhiều khi nhuốm màu sắc bi hài với những trải nghiệm cá nhân trước vòng xoay tạo hóa. Đó là nỗi cô độc của những con người có tài, có tâm, có ý thức phản tỉnh, tự ngẫm, tự suy xét lại bản ngã cá nhân mình. Bên cạnh những điểm tương đồng ấy còn có thể tìm thấy những kiến giải khác nhau về cảm hứng cô đơn ở mỗi nhà thơ. Đỗ Phủ vốn là nhà Nho chính thống, được bồi đắp bởi ý chí nhập thế nên dẫu cho gặp cảnh thế sự thăng trầm, tầng lớp thống trị tha hóa nhưng lí tưởng Nho gia ở ông trước sau vẫn không thay đổi. Cho nên nỗi cô độc của ông là nỗi cô độc của một nhà Nho bất đắc chí, bị ức chế từ lí trí đến tình cảm. Trải nghiệm qua bao nỗi đau nhân thế, Đỗ Phủ rất dễ đồng cảm với nỗi cô độc của những hạng cùng dân không tên tuổi, từ đó càng ý thức hơn về nỗi cô độc của chính mình. Nguyễn Du không thế. Sinh ra trong cảnh nhiễu nhương, chứng kiến bao cảnh đời đen bạc, ông không còn tin vào ý thức hệ Nho giáo có thể xây dựng lí tưởng sống tích cực cho con người. Sự manh nha trỗi dậy của tư tưởng nhân văn tiến bộ đương thời ông đã giúp ông nhận rõ hơn về danh - phận, tài - tình của con người cá nhân - cá thể; về số phận mịt mờ, mỏng manh, yếu đuối của họ trong xã hội phong kiến đang trên đà khủng hoảng; về lực lượng thị dân đang
  6. lên vẫn chưa thể soán ngôi những thế lực hắc ám thù địch với con người. Từ đó nỗi buồn, nỗi cô đơn trong thơ ông không phải là cái tôi của một nhà Nho luôn khát khao lí tưởng "trí quân trạch dân" như Đỗ Phủ mà là một con người cá nhân tự ý thức và phản tỉnh về bản thân nhưng đã mất hết niềm tin vào cuộc sống, vào lí tưởng chính trị nên đành ngậm ngùi thở than. Không tuyên ngôn cho lí tưởng nhà Nho, không khát khao hành đạo như những bậc chính nhân quân tử, không lui về vui thú an nhàn "độc thiện kì thân" như những nhà nho ẩn dật, cũng không thách thức, khinh đời, ngạo đời như các nhà nho tài tử, Nguyễn Du ôm trong mình một nỗi cô đơn của con người đời thường luôn tự phản tỉnh, băn khoăn về lẽ sống đời mình với bao nhiêu mâu thuẫn giằng xé, trăn trở, âu lo, thất vọng, buồn chán, tủi hận xót xa. Những câu hỏi: mình là ai? làm gì? sống như thế nào? không đơn thuần phản ánh tâm trạng cô đơn, nỗi băn khoăn, sự mất mát, đổ vỡ, bi kịch cá nhân trong đời sống riêng tư của bản thân nhà thơ mà còn cho thấy nỗi cô đơn cùng cực mang tính phổ quát của kiếp người trong xã hội phong kiến suy tàn, ở đó con người đã mất hết niềm tin lí tưởng, không biết bám víu nương tựa vào đâu. Đó là sự phản tỉnh ở cấp độ con người cá thể mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc (Tự thán I, Bất mị, Tạp ngâm, Khất thực, Quỳnh Hải nguyên tiêu, Xuân nhật ngẫu hứng, Thu dạ I, Thu dạ II, Ngẫu hứng II, Độc Tiểu Thanh kí...). Đôi khi sự phản tỉnh ấy còn được nâng lên ở cấp độ con người nhân loại mang ý nghĩa triết học, thi
  7. nhân tự đối diện với đất trời vô tận, với dòng thời gian vô thủy vô chung mà nhận ra "nỗi cô đơn thăm thẳm" của mình (Tự thán II, Xuân dạ, Ngẫu đề, Phản Chiêu hồn...). Có thể nói như Đoàn Thị Thu Vân, "ý thức về sự cô đơn ấy đã trở thành một giá trị... và như vậy, nó cũng là một phạm trù của cái đẹp" [7,27] làm nên diện mạo cái tôi trữ tình trong thơ chữ Hán Nguyễn Du. 4. Thực ra, cảm thức cô đơn không phải đợi đến thơ Đỗ Phủ và thơ chữ Hán Nguyễn Du mới có mà đã bàng bạc trong thơ ca trước đó. Nó được phát khởi từ Tam Lư Đại phu Khuất Nguyên thuở trước mà vọng về thẳm sâu trong tâm hồn những con người bất đắc chí với cuộc đời. Nhưng có lẽ phải đợi đến Đỗ Phủ ở Trung Hoa và Nguyễn Du ở Việt Nam - những nhà thơ có tài, có tâm, có ý thức về vai trò bản ngã cá nhân mình - cảm thức cô đơn mới xuất hiện một cách xúc động, chân thực và sâu sắc. Đứng ở phương diện tiếp nhận văn học, nỗi buồn cô đơn của cái tôi trữ tình trong thơ ca Đỗ - Nguyễn cũng là nỗi buồn cô đơn chới với của cả một giai đoạn, một thời đại, một dân tộc đang oằn mình "trong trường dạ tối tăm trời đất", mang trong mình nhiều bi kịch lịch sử đau thương. Nó như những lớp trầm tích văn hóa phương Đông xuôi chảy trong dòng thời gian cổ kim, thức tỉnh được sự đồng vọng, cảm thông của biết bao người đời xưa, đời nay và cả mai sau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2