intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÂN BẰNG NƯỚC, ĐIỆN GIẢI – PHẦN 1

Chia sẻ: NguyenLan Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

88
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cân bằng nước: Chức năng chính của nước là một dung môi cho các hệ thống sinh học. Lượng nước trong cơ thể con người phụ thuộc vào tuổi và giới. + Nước được phân bố theo từng khu vực. Khu vực trong tế bào gọi là khoang nội bào và khu vực ngoài tế bào gọi là khoang ngoại bào. Khu vực ngoại bào lại được chia thành khu vực nội mạch (dịch trong mạch máu), khu vực kẽ (dịch gian bào) và khu vực tế bào trao đổi (dịch dạ dày-ruột, dịch mật, dịch não tủy, nước...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÂN BẰNG NƯỚC, ĐIỆN GIẢI – PHẦN 1

  1. CÂN BẰNG NƯỚC, ĐIỆN GIẢI – PHẦN 1 Đỗ Tất Cường Tô Vũ Khương 1. Cân bằng nước. 1.1. Cân bằng nước: Chức năng chính của nước là một dung môi cho các hệ thống sinh học. Lượng nước trong cơ thể con người phụ thuộc vào tuổi và giới. + Nước được phân bố theo từng khu vực. Khu vực trong tế bào gọi là khoang nội bào và khu vực ngoài tế bào gọi là khoang ngoại bào. Khu vực ngoại bào lại được chia thành khu vực nội mạch (dịch trong mạch máu), khu vực kẽ (dịch gian bào) và khu vực tế bào trao đổi (dịch dạ dày-ruột, dịch mật, dịch não tủy, nước tiểu, thủy tinh dịch, dịch bao hoạt dịch).
  2. Nước rất cần thiết và phải được cung cấp đầy đủ cho cơ thể. Nước được đưa vào bằng đường ăn uống. Ngoài ra còn nguồn nước nội sinh từ quá trình oxy hoá thức ăn. + Dịch trong mạch khoảng 4 lít nhưng vận chuyển rất nhanh: - Một ngày máu qua tim khoảng 7000 lít: 4000 - 5000 lít vào gian bào, tế bào sau đó lại trở lại mao mạch. - Tốc độ tuần hoàn của nước rất lớn, 73% lượng nước trong một phút chuyển từ lòng mạch vào gian bào và ngược lại (nhờ sự chênh lệch áp lực thủy tĩnh trong động-tĩnh mạch tận cùng và áp lực thẩm thấu). - Dịch từ ống tiêu hoá trong 24 giờ gồm: nước bọt 1,5 lít; dịch dạ dày 2,2 lít; dịch ruột 3 lít; dịch mật 0,7 lít; dịch tụy 0,7 lít. Dịch qua th ành ruột được hấp thụ vào máu, còn lại 100 ml theo phân ra ngoài. - Qua thận: một ngày có 900 lít máu qua thận tạo nên 180 lít nước tiểu đầu và 178 lít được tái hấp thu ở ống thận (99%) còn 1,5 - 2 lít nước tiểu (1%). + Bình thường lượng nước vào và lượng nước ra cân bằng nhau. Lượng nước mất tối thiểu trong 24 giờ ở người lớn khoảng 1700 ml, trong đó 480 ml mất qua đường thở (khó tính được), 100 ml qua phân, còn lại qua đường nước tiểu.
  3. Bảng 1.1: Lượng nước trong cơ thể liên quan giữa tuổi và giới. Sơ sinh 1 tuổi 10-15 tuổi Trên 50 tuổi 60% (nam) 60 - 52% (nam) 79% 65% 50% (nữ) 50 - 46% (nữ) Bảng 1.2: Lượng nước trung bình trong toàn bộ cơ thể và sự phân bố ở thanh niên khoẻ mạnh. % Trọng Nước trong % Nước trong lượng Phân bố cơ thể (ml/kg) cơ thể cơ thể Nước toàn bộ cơ thể 600 60,0 100,0 Nước nội bào 330 33,0 55,0
  4. Nước ngoại bào 270 27,0 45,0 Trong lòng mạch 45 4,5 7,5 (thể tích huyết tương) Khoảng gian bào 120 12,0 20,0 (bạch huyết)* Mô liên kết** 45 4,5 7,5 Sụn** 45 4,5 7,5 Xương** 45 4,5 7,5 Trao đổi qua 15 1,5 2,5 tế bào*** Bao gồm 25% phân bố nhanh của các mô liên kết đặc. *
  5. ** Khoảng 75% mô liên kết và xương không đo được bằng chất chỉ thị. *** Được đo thông qua sự chuyển vận tích cực của các chất vào tế bào cơ thể. Bảng 1.3: Nước do oxy hoá từ thức ăn. Chất Số lượng Nước từ oxy hoá Chất béo 100g 107 ml Hydratcacbon 100g 45 ml Protein 100g 41 ml Bảng 1.4: Cân bằng nước hàng ngày ở người lớn. Cân bằng nước Số lượng
  6. - Nước đưa vào dưới dạng dung dịch (nước uống và 1000 - 1500 súp) ml - Nước đưa vào dưới dạng thức ăn đặc và sệt 700 ml Nước vào - Nước do oxy hoá 300 ml 2000 - 2500 Tổng lượng nước vào hàng ngày ml (1) (2) (3) Nước ra - Nước mất qua nước tiểu 1000-1500 ml - Nước mất qua da 500 ml - Nước mất qua phổi 400 ml - Nước mất qua phân 100 ml
  7. Tổng lượng nước mất hàng ngày 2000-2500 ml Bảng 1.5: Nhu cầu bổ sung nước tối thiểu phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng ở người lớn. Nhu cầu bổ sung nước thẩm thấu tự do hàng ngày Số lượng (lít) - Nhiệt độ tăng thêm 1oC 0,1 - 0,3 - Tiết mồ hôi bình thường 0,5 - Mất mồ hôi nhiều, sốt cao 1,0 - 1,5 - Tăng thông khí 0,5 - Tăng thông khí trong môi trường rất khô 1,0 - 1,5
  8. - Vết thương hở và các khoang trong cơ thể (ví dụ: phẫu thuật 0,5 - 3,0 kéo dài tới 15 h) 1.2. Rối loạn cân bằng nước: Có hai loại rối loạn cân bằng nước cơ bản: mất nước và thừa nước. Dựa vào độ natri ngoại bào người ta có thể phân biệt mất nước và thừa nước nhược trương, đẳng trương hoặc ưu trương. - Mất nước nhược trương: thiếu dịch kèm theo với thiếu natri. Do giảm áp lực thẩm thấu của khoang ngoại bào dẫn đến giảm nước trong khoang ngoại bào và tăng nước trong khoang nội bào. - Mất nước đẳng trương: thiếu nước với tăng áp lực thẩm thấu huyết tương và giảm thể tích nước ngoại bào. Do sự khuếch tán nước mà thể tích nội bào giảm, dẫn tới độ thẩm thấu của dịch nội bào tăng lên. - Thừa nước đẳng trương: thừa nước và natri. Độ thẩm thấu huyết tương bình thường, thể tích ngoại bào tăng và thể tích nội bào bình thường.
  9. - Thừa nước ưu trương: thừa nước và natri, khi độ thẩm thấu huyết tương và thể tích ngoại bào tăng lên. Do sự khuếch tán, thể tích nội bào giảm đi, độ thẩm thấu của dịch nội bào tăng lên. Bảng 1.6: Kết quả xét nghiệm trong rối loạn cân bằng nước. Protein Natri Số lượng Hb Hematocrit toàn phần (mmol/l Rối loạn hồng cầu (%) (mmol/l) (tr/mm3) (g/l) ) Nam: 8,7-11,2 Nam:40-48 Nam:4,5-6,1 Giới hạn bình 65-82 132-152 thường Nữ: 7,4-9,9 Nữ: 36-42 Nữ: 4,1-5,3 Mất nước      nhược trương Mất nước BT     đẳng trương
  10. Mất nước      ưu trương Thừa nước      nhược trương Thừa nước BT     đẳng trương Thừa nước      ưu trương Nếu mất nước đẳng trương do mất máu thì lượng protein toàn phần, số lượng hồng cầu, Hb, hematocrit bình thường hoặc thấp. Nếu mất nước đẳng trương do mất huyết tương thì protein toàn phần bình thường hoặc giảm. Bảng 1.7: Nguyên nhân, triệu chứng mất nước.
  11. Rối loạn Nguyên nhân Triệu chứng - Bù natri không đủ do nôn, ỉa chảy, ra - Mệt mỏi, chóng mặt, mồ nôn, giảm trương lực, hôi. Mất nước trụy mạch, sốt, chuột nhược - Tăng mất natri do suy thượng thận, cắt rút. trương bỏ - Thờ ơ, mạch nhanh. thượng thận, điều trị lợi tiểu kéo dài, ỉa chảy, rò tiêu hoá. - Mất nước đẳng trương do ỉa chảy, nôn. - Khát. - Rò tiêu hoá, lợi tiểu. - Mệt mỏi. Mất nước - Dẫn lưu dịch cổ trướng, viêm màng - Chóng mặt. đẳng bụng, - Trụy mạch. trương bỏng, nhiễm độc thuốc ngủ và - Nôn, giảm trương lực. monoxite - Chuột rút.
  12. - Mạch nhanh. cacbon (CO). - Say nắng. (1) (2) (3) - Lượng nước vào không đủ hoặc do mất mồ - Khát. hôi nhiều. - Sốt. - Lợi tiểu thẩm thấu. Mất nước - Da khô. - Tăng không khí. ưu trương - Bồn chồn. - Bệnh thận mạn tính. - Mê sảng. - Suy thận cấp giai đoạn đa niệu. - Hôn mê. - Đái tháo nhạt. Bảng 1.8: Nguyên nhân, triệu chứng thừa nước.
  13. Rối loạn Nguyên nhân Triệu chứng - Đưa vào quá mức dịch không có muối. - Mệt mỏi, buồn nôn, nôn. Thừa nước - Rửa dạ dày bằng nước thường. nhược - Khó thở, lơ mơ, mất - Tăng hoạt động của ADH. trương ý thức. - Truyền quá nhiều dịch đẳng trương - Phù. trong - Tràn dịch. giai đoạn thiểu và vô niệu. - Khó thở. Thừa nước - Suy tim, hội chứng thận hư. đẳng - Tăng urê máu mạn tính, viêm cầu thận trương cấp. - Xơ gan, mất protein do bệnh lý ở ruột non.
  14. - Đưa vào quá mức muối. Nôn, ỉa chảy, huyết áp dao động, phù - Hoạt động quá mức vỏ thượng thận phổi, hoảng loạn, trong thay đổi huyết áp tĩnh hội chứng Conn, hội chứng Cushing, mạch trung tâm. Thừa nước dùng ưu trương nhiều steroide. - Hội chứng giữ muối do não. - Uống nước biển sau đắm tàu. 2. Cân bằng điện giải. Điện giải là những ion mang điện tích dương và âm (cation và anion). Bảng 2.1: Điện giải trong dịch cơ thể. Huyết tương Dịch bào Dịch nội bào Điện giải gian
  15. (mmol/l) (mmol/l) (mmol/l) Na + 114 143 10 K+ 4 4 155 (1) (2) (3) (4) Ca++ 2,5 1,3 < 1,001** Mg++ 1 0,7 15 Ca- 103 115 8 HCO3- 25 28 10 H2PO4 1 1 65*** SO-2 0,5 0,5 10 hữu 4 Acid 5 2
  16. cơ Protein 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2