intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cần dạy trẻ quản lý tài chính cá nhân từ tiểu học

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

82
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dạy con quản lý tiền bạc là chuyện tối quan trọng. Có như vậy các cháu mới có hiểu biết đúng đắn, phát triển đúng hướng và làm chủ cuộc đời mình. Làm chủ một khối tài sản lớn là... một sai lầm Là người đã tham gia giảng nhiều khóa về quản trị tài chính doanh nghiệp cũng như quản lý tài chính cá nhân, tôi không chỉ ngạc nhiên rằng khá nhiều người "mù chữ" về quản lý tiền bạc. Những khái niệm như "tự do tài chính", "thu nhập thụ động", mà nhiều người lớn cũng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cần dạy trẻ quản lý tài chính cá nhân từ tiểu học

  1. Cần dạy trẻ quản lý tài chính cá nhân từ tiểu học
  2. Dạy con quản lý tiền bạc là chuyện tối quan trọng. Có như vậy các cháu mới có hiểu biết đúng đắn, phát triển đúng hướng và làm chủ cuộc đời mình. Làm chủ một khối tài sản lớn là... một sai lầm Là người đã tham gia giảng nhiều khóa về quản trị tài chính doanh nghiệp cũng như quản lý tài chính cá nhân, tôi không chỉ ngạc nhiên rằng khá nhiều người "mù chữ" về quản lý tiền bạc. Những khái niệm như "tự do tài chính", "thu nhập thụ động", mà nhiều người lớn cũng không biết huống hồ các em nhỏ. Theo khảo sát của tôi, ở Việt Nam ta, các chương trình về kỹ năng nói chung và quản lý tài chính cá nhân nói riêng rất ít được đề cập đến trong các trường học, kể cả đại học và cao đẳng. Là bất cứ ai bạn cũng phải lo quản lý tài chính cá nhân. Những việc làm tưởng chừng đơn giản như việc tiết kiệm dành tiền cho tương lai của mình và gia đình, quản lý tiền bạc và tiết kiệm những chi phí không cần thiết ngay trong ngôi nhà của mình, chuẩn bị để bảo vệ mình trong những hoàn cảnh khó khăn và bí bách, cách cắt giảm khoản chi cho những khoản vui chơi giải trí chưa cần thiết xem ra nhiều bạn cũng không biết. Thật là đáng
  3. tiếc. Thật là buồn khi nhiều người, nhất là các bạn trẻ "mù chữ" trong lĩnh vực mà lẽ ra phải được rất coi trọng này. Tuy nhiên vấn đề tôi quan tâm hiện nay là trong số đó, các doanh nhân, những người kiếm ra nhiều tiền, có những tài sản kếch sù, lại không biết cách giúp con mình hiểu và ứng dụng cách quản lý tài chính cá nhân như thế nào. Làm sao để các cháu hiểu về tài chính và biết tự quản lý tài chính, tự lo cho tương lai của chính minh ngay từ nhỏ. Theo quan sát của tôi, mỗi doanh nhân, mỗi gia đình dạy con một cách khác nhau. Đa phần các doanh nhân chọn cho con học tại các trường tốt, đôi khi là những trường danh tiếng nhất, những nơi có chất lượng đào tạo cao. Các cháu được đào tạo tốt ngay từ nhỏ, thậm chí từ mẫu giáo. Nhiều cháu được đầu tư vào những trường quốc tế ngay từ tiểu học. Khi lớn hơn các cháu được học trong những trường cao cấp, thập chí học bằng tiếng Anh. Rất nhiều cháu được đào tạo đại học và sau đại học tại các nước phát triển. Đây là những cơ hội tuyệt vời. Tại những ngôi trường chuẩn này, các cháu không chỉ được dạy về kiến thức mà các kỹ năng cũng được quan tâm, trong đó có quản ký tài chính cá nhân.
  4. Trong các buổi nói chuyện của tôi, 61% các doanh nhân khẳng định rằng họ luôn nói với con cái mình nên gắng học tập để giỏi giang, sau này thay mặt mình điều hành doanh nghiệp. Khi tôi phân tích rằng đây có thể là một sai lầm vì các cháu có thể ỷ lại vào việc sẽ được làm chủ một khối tài sản lớn mà không học, nhiều doanh nhân đã ngã ngửa người ra. Việc cam kết hay gợi ý chuyển giao tài sản và quyền lực cho các cháu khi con mình còn nhỏ là việc làm không nên. Nếu cháu không có năng lực lãnh đạo, không biết quản lý tài chính, doanh nghiệp sẽ đi về đâu?! Có những bậc cha mẹ khi thấy con không chịu học đã la mắng con rằng nếu như vậy họ sẽ cho hết tài sản của họ vào các quỹ từ thiện. Họ tưởng rằng cách nói như vậy sẽ giúp cho các cháu chăm học và có thể giúp cha mẹ quản lý và phát triển sự nghiệp dài lâu. Cá biệt có những doanh nhân rất thất vọng khi con cái học kém, mải chơi, đua đòi. Họ bất lực và bị stress khi không biết ai sẽ thay họ lo tiếp phần sau của tài sản khi họ nghỉ hưu hay chết đi. Dạy con quản lý tài chính luôn là lời khuyên của tôi dành cho các doanh nhân nói riêng, cho các gia đình nói chung. Mà nên cùng làm với các cháu việc này càng sớm càng tốt. Một nghiên cứu của tôi chỉ thấy rằng 74%
  5. các em nhỏ không được hướng dẫn về quản lý tài chính cá nhân. Có nhiều nguyên nhân: Bố mẹ bận việc, không quan tâm, không thấy tầm quan trọng, sợ con làm sai, không biết cách,... Tôi đã trực tiếp hướng dẫn nhiều doanh nhân và các bậc phụ huynh cách dạy và cùng con quản lý tài chính. Nhiều người nhận ra vấn đề và làm một cách nghiêm túc, đều đặn. Các cháu nhỏ dần ý thức với tiền bạc, hiểu về giá trị đồng tiền, biết cách kiểm soát và quản lý đồng tiền ngay từ nhỏ. Nhiều gia đình doanh nhân ở Hà Nội cũng như thành phố Hồ Chí Minh áp dụng rất tốt kiến thức và phương pháp này. Có những doanh nhân tự đọc sách, tự nghiên cứu và tìm cách hướng dẫn con cái quản lý tài chính. Học tiểu học đã biết chi tiêu tài khoản riêng Một trong những người có tâm huyết, đầu tư nghiêm túc cho con cái trong việc quản lý tài chính là vợ chồng anh Trần Văn Chín, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VMC Group tại thành phố Hồ Chí Minh. Vì là chỗ bạn bè nên tôi đến thăm gia đình theo lời mời của anh. Tôi rất ngỡ ngàng về tâm huyết của anh, sự bài bản của anh chị, sự hướng dẫn dạy bảo tỷ mỷ, sự quan tâm tuyệt vời đối với việc quản lý tài chính của 2 con mình.
  6. Anh chị có hai cháu là Nhân và Nghĩa. Cả hai mới chỉ đang học tiểu học. Những gì đọc được, học được, nghe được, biết được về quản lý tài chính anh Chín và vợ mình đều tìm các ngôn từ dễ hiểu nhất giảng lại và hướng dẫn các cháu Nhân và Nghĩa. Tôi không quá ngạc nhiên khi thấy anh chị dán những bài viết của tôi về làm giàu, về kiếm tiền, về vượt khó trước bàn học của các cháu. Tôi không ngạc nhiên lắm về cách suy nghĩ của 2 cháu về đồng tiền và tài sản. Cái tôi tấm đắc nhất là việc anh Chín và vợ mình đã dày công kiếm thợ đóng cho mỗi cháu 6 chiếc hộp gỗ nhỏ nhỏ xinh xinh để 2 an h em Nhân và Nghĩa tự quản lý, tự chăm sóc 6 "tài khoản" trong ngân hàng của mình. Gần giường ngủ của mỗi cháu là khu vực "ngân hàng" riêng. Mỗi cháu có 6 thùng "tài khoản" với 6 màu sắc khác nhau, có lỗ để cho tiền vào "tài khoản". Các "tài khoản" của "ngân hàng" gồm các màu xanh, trắng, đen, đỏ, vàng, xám để các cháu dễ phân biệt. Đó là các tài khoản với tỷ lệ phần trăm tiền được phân chia là: Tự do tài chính 10%; Dự phòng 10%; Nhu cầu thiết yêu 50%; Tài khoản hưởng thụ 10%, Tài khoản học tập 10% và Tài khoản từ thiện 10%.
  7. Tôi cũng đã thử test các cháu về việc sử dụng tiền. Ví dụ tôi nói rằng tôi đến thăm nhà cháu và rất đói bụng, muốn được các cháu mời đi ăn. Nghĩa nói rằng cháu sẽ lấy tiền ở tài khoản hưởng thụ mời tôi. Hai anh em tranh luận và rồi sau cháu có kết luận rằng không được, việc tôi đến bất ngờ, không nằm trong kế hoạch nên phải lấy tiền từ tài khoản "dự phòng". Vì khuôn khổ bài viết có hạn nên tôi không thể kể hết ra các xử lý thông minh, hiểu biết của các cháu. Bạn hỏi tôi, các cháu lấy đâu ra tiền để cho vào ngân hàng. Xin thưa, anh chị doanh nhân Chín và Thủy đã dày công lập ra cả chương trình thu nhập của Nhân và Nghĩa này. Các cháu cứ việc căn cứ vào đó để "kiếm tiền" bỏ vào ngân hàng. Những khoản như nhường nhịn người khác, không đánh nhau và gây sự đánh nhau, không nói tục, chửi bậy, người lớn nói là thực hiện ngay, tự tắm rửa, tự học bài, tự ăn cơm, tự vệ sinh cá nhân khác (tự đánh răng, tự thay quần áo) hay biết tiết kiệm điện, nước, xếp loại học lực đều có barem và tính tiền. Dạy con quản lý tiền bạc là chuyện tối quan trọng. Có như vậy các cháu mới có hiểu biết đúng đắn, phát triển đúng hướng và làm chủ cuộc đời mình. Tôi muốn rằng có thêm nhiều doanh nhân đồng hành cùng con mình trong việc dạy con quản lý tài chính.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2