intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên vận dụng nguyên vật liệu tự nhiên, để duy trì hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình tại trường mẫu giáo An Bình, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ

Chia sẻ: Bobietbo | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

38
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là hoạt động tạo hình của trẻ mầm non là hoạt động mang tính “nghệ thuật”. “Nghệ thuật” ở đây không phụ thuộc vào kiến thức của trẻ mà phụ thuộc vào sự hứng thú, cảm xúc, tình cảm của trẻ. Và đặc biệt là hứng thú của trẻ trong quá trình hoạt động tạo hình sẽ làm nẩy sinh ra những ý tưởng mới thú vị mang tính “nghệ thuật” với vẻ hồn nhiên của mỗi trẻ thơ. Trẻ thơ ham thích rất nhanh nhưng rồi cũng rất nhanh chán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên vận dụng nguyên vật liệu tự nhiên, để duy trì hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình tại trường mẫu giáo An Bình, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ

  1. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến Thành phố Cần thơ. 1. Tên  sáng ki ế n:  M ột s ố  bi ện pháp giúp giáo viên v ậ n dụ ng   nguyên  v ậ t  li ệu  t ự  nhiên,  đ ể  duy trì  h ứ ng thú  c ủ a tr ẻ  trong ho ạt  đ ộ ng   t ạ o   hình   t ạ i   tr ườ ng   m ẫu   giáo   An   Bình,   qu ậ n   Ninh   Ki ều,   Thành ph ố  C ần Th ơ. 2.  Quy ế t   đ ị nh   công nhận: số  3411/QĐ­HĐSK  ngày  25 tháng  6  năm  2019 của Hội đồng sáng kiến quận Ninh Kiều về  việc công nhận hiệu quả  áp dụng và phạm vi  ảnh hưởng của sáng kiến, giải pháp, kinh nghiệm năm  học 2018­2019 trên địa bàn quận Ninh Kiều. 3. Tác gi ả  sáng ki ế n: SỐ  H ọ  và tên Ngày tháng  Ch ứ c v ụ ,  Trình độ  TT năm sinh đ ơ n v ị  công  chuyên môn tác Đ ạ i họ c  1 Cao Th ị  C ẩ m  25/4/1977 Hi ệ u tr ưở ng s ư  ph ạ m M ầ m  Bình non 4. Ch ủ  đ ầ u t ư  t ạ o ra sáng ki ế n  (nếu có): không có 5. Th ờ i đi ể m sáng ki ế n đượ c áp d ụ ng: T ừ  tháng 8/201 8 6. N ộ i dung sáng ki ế n: 6.1. Lý do chọn đề tài Hoạt động tạo hình của trẻ  mầm non là hoạt động mang tính “nghệ  thuật”.  “Nghệ thuật”  ở đây không phụ  thuộc vào kiến thức của trẻ  mà phụ  thuộc vào sự  hứng thú, cảm xúc, tình cảm của trẻ. Và đặc biệt là hứng thú  của trẻ trong quá trình hoạt động tạo hình sẽ làm nẩy sinh ra những ý tưởng  mới thú vị  mang tính “nghệ thuật” với vẻ  hồn nhiên của mỗi trẻ  thơ. Trẻ  thơ ham thích rất nhanh nhưng rồi cũng rất nhanh chán. Trong trường Mầm   non muốn cho trẻ có được hứng thú lâu bền thì cô giáo phải tạo được các yếu  tố mới lạ để hấp dẫn trẻ, thu hút trẻ... để có những sản phẩm  tạo hình mang  tính “nghệ thuật”, một trong những yếu tố rất quan trọng, luôn hấp dẫn trẻ,  tạo cho trẻ  niềm say mê dễ  phát triển khả  năng tạo hình của trẻ  chính là tự  nhiên, nguyên vật liệu tự  nhiên gần gũi thân thiện với trẻ, dễ  tìm kiếm an  toàn và không tốn kém. Thực tế  tại trường Mẫu giáo An Bình, giáo viên có 
  2. tạo tình huống cho trẻ  hoạt động tự  do với nhiều nguyên vật liệu  tự  nhiên.  Tuy nhiên, hầu hết giáo viên chưa chú ý vận dụng hết được vai trò của tự  nhiên để duy trì sự hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình tại trường. Với   những lý do trên cùng với mong muốn giúp giáo viên có thêm nhiều cơ hội để  phát triển tính tích cực, hứng thú và trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ  trong   hoạt động tạo hình, tôi đã chọn đề  tài:  “Một số  biện pháp giúp giáo viên   vận dụng nguyên vật liệu tự nhiên, để duy trì hứng thú của trẻ trong hoạt   động tạo hình tại trường mẫu giáo An Bình, quận Ninh Kiều, Thành phố   Cần Thơ”.  6.2. Các biện pháp đã thực hiện  6.2.1. Tập huấn bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ quản lí, giáo viên:   Để   chuẩn   bị   cho   năm  học mới, ngay từ tháng 8/2018  đội ngũ  quản lí, giáo viên của  nhà   trường   đã   được   tổ   chức  tập   huấn   và   triển   khai   thực  hiện các chuyên đề  trọng tâm  do   Phòng   Mầm   non   Sở   Giáo  dục   &     Đào   tạo   Thành   phố  Cần   Thơ,   phòng  Giáo   dục  &  Đào   tạo   quận   Ninh   Kiều   tổ  chức.  Đặc biệt, đội ngũ giáo viên đã được bồi dưỡng chuyên đề “Đổi mới tổ  chức hoạt động Tạo hình cho trẻ  trong mầm non”.  Đồng thời,  nhà trường  luôn tạo điều kiện thuận lợi để cho giáo viên học tập lẫn nhau qua các buổi   sinh   hoạt   chuyên   môn,   chuyên   đề   về   đổi   mới   tổ   chức   hoạt   động   tạo  hình cho trẻ trong trường, căn cứ  vào  mức  độ  phát triển,  khả  năng  thực  tế  của  trẻ   ở  mỗi độ  tuổi, kết hợp cùng Chuyên môn, tổ  khối trưởng  ở  tất cả  các khối từ nhóm 19 ­ 24 tháng đến trẻ 5 ­ 6 tuổi để thống nhất   phương phaṕ   ̉ ưc hoat đông tao hinh linh hoat, sang tao ma kich thich đ tô ch ́ ̣ ̣ ̣ ̀ ̣ ́ ̣ ̀ ́ ́ ược tư  duy sang ́   ̣ ̉ ̉ ̣ ơ hôi cho tre đ tao cua tre, tao c ̣ ̉ ược thê hiên cam xuc, h ̉ ̣ ̉ ́ ứng thú tìm hiểu cuôc̣   ̉ ́ ̣ sông gân gui xung quanh và tre biêt tao ra nh ́ ̀ ̃ ưng san ph ̃ ̉ ẩm bằng chính đôi tay   của mình phù hợp với từng độ tuổi, phù hợp với trẻ tại mỗi nhóm/lớp. 6.2.2. Tạo điều kiện cho Ban giám hiệu và giáo viên được tham quan  học tập, trao đổi kinh nghiệm:  Nhằm giúp giáo viên hiểu và vận dụng tốt giữa lý luận với thực tiễn  phù hợp với điều kiện của nhóm lớp mình phụ  trách  thì phải tổ  chức cho  100% giáo viên được trực tiếp dự giờ các tiết dạy mẫu, thao giảng chuyên đề  trọng tâm tại trường, và có điều kiện được tham quan học tập, trao đổi với  các trường bạn trong và ngoài quận về  cách xây dựng môi trường, các biện 
  3. pháp để  duy trì hứng thú của trẻ  trong các hoạt động phù hợp với từng độ  tuổi nhà trẻ  hay trẻ mẫu giáo. Nhà trường đã tổ  chức cho cán bộ quản lý và  giáo viên  cốt cán của trường tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm tại 2   trường Mầm non, Tp. Đà Nẵng; Tổ chức đón các trường đơn vị bạn với hơn  100 cán bộ quản lý và giáo viên trong thành phố  Cần Thơ  về  tham quan trao  đổi kinh nghiệm tại trường. Từ  đó, giáo viên nhận xét, thảo luận, phân tích  để thấy rõ điểm đổi mới, sự sáng tạo để phát triển tính tích cực, hứng thú và  trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt  động tạo hình, với cách vận dụng  nguyên vật liệu tự nhiên để duy trì sự hứng thú của trẻ mỗi giáo viên cần chú   ý: có sự lựa chọn thông tin về thế giới xung quanh để  gợi ý cho trẻ  hiểu về  sự vật hiện tượng nhưng phải “vừa tầm” và đặt biệt không can thiệp sâu để  trẻ có thể, thể hiện khả năng cảm nhận riêng. Tạo hình đẹp “muôn hình vạn  trạng” tuy có những quy luật riêng nhưng không bao giờ  có điểm chính xác  như những môn khoa học khác. Mỗi độ tuổi trong trường Mầm non trẻ khác   nhau về  cách hiểu, đến cách “nói” bằng hình, bằng màu… Chính vì thế  sản  phẩm mang tính “nghệ thuật” của mỗi trẻ không giống nhau về bố  cục hình  ảnh, màu sắc… tạo hình của trẻ vừa thật, vừa hư, vừa trong sáng hồn  nhiên,  ngây thơ và đáng yêu.  6.2.3. Giúp giáo viên có nhiều cơ  hội để  áp dụng những kỹ  năng đã   được bồi dưỡng vào thực tế  trong quá trình   vận dụng nguyên vật liệu tự  nhiên, để duy trì sự hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình: Hoạt động tạo hình: Vẽ, nặn, cắt, xé dán… không thể  thực hiện được  nếu không có nguyên vật liệu tạo hình. Để  hoạt động tạo hình có hiệu quả  thì việc lựa chọn và sử  dụng hợp lý nguyên vật liệu tạo hình là rất quan  trọng.   Nguyên   vật   liệu   càng  phong   phú   bao   nhiêu thì   khả  năng   sáng   tạo   của   trẻ   càng  được phát huy bấy nhiêu,  đặc  biệt  là những nguyên liệu hết  sức gần gũi sẽ  duy trì sự  hứng  thú  nhằm   khuyến   khích   tính  chủ  động và khả  năng sáng tạo  của   trẻ   trong hoạt   động   tạo  hình cho trẻ. Ngay từ  đầu năm học khi phân  công   nhân   sự,   Ban   giám   hiệu  nhà trường luôn lưu ý trao đổi,  cho ý kiến để  khi sắp xếp, bố  trí giáo viên  ở  mỗi lớp phải có giáo viên có  nhiều kinh nghiệm cùng với giáo viên mới chưa có nhiều kinh nghiệm để  hướng dẫn giúp đỡ nhau trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Thông qua các 
  4. buổi sinh hoạt chuyên đề, chuyên môn, tôi luôn chú ý đến việc tổ  chức cho  giáo viên trao đổi nêu ý kiến về  các biện pháp có hiệu quả giúp trẻ phát triển  toàn diện các giác quan, kích thích được tư  duy sáng tạo của trẻ, tạo cơ  hội  cho trẻ  được thể hiện cảm xúc trước vẻ  đẹp của  tự nhiên. Trong cuộc sống  các phế  liệu trong sinh hoạt rất phong phú: sách báo tạp chí cũ, hộp bánh vỏ  kẹo, túi nilon, lõi giấy… Tuy nhiên, khi sưu tầm nguyên vật liệu giáo viên nên   cân nhắc để nguyên vật liệu phải đảm bảo tính an toàn, thân thiện với trẻ: Để  có được các nguyên vật liệu tự nhiên phong phú, đa dạng và sử  dụng nguyên  vật liệu tự nhiên như thế nào? Ưu điểm, hạn chế ra sao? Sau khi tổ chức cho   trẻ sử  dụng nguyên vật liệu tự nhiên để tạo hình, có duy trì sự  hứng thú của  trẻ  không?  Hiệu quả  như  thế  nào? Từ  những trao đổi trên giáo viên sẽ   có  nhiều cơ  hội để  áp dụng những kỹ  năng và chú ý phương pháp "Lấy trẻ làm  trung tâm" dựa trên sự hiểu biết, hứng thú, nhu cầu của trẻ để  vận dụng vào  thực tế trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động trở nên nhẹ nhàng, không gò  bó tạo được những sản phẩm mang tính “nghệ thuật”. Để tích trữ nguyên vật  liệu: Đặc biệt là ở trường mầm non bán trú hàng ngày có rất nhiều các nguyên  vật liệu tạo hình tự  nhiên và rất đa dạng từ  chủng loại đến hình dạng kích   thước, màu sắc rất tự nhiên như: cuống các loại rau cải thìa, cải bẹ xanh, củ  cà rốt, trái đậu bắp, màu củ dền hay các loại hạt ngũ cốc, đậu phọng, lá cây,  các loại vỏ  trứng…;  nhặt lá rơi ngoài sân chơi; đồng thời giáo viên  tuyên  truyền với phụ huynh giúp trẻ sưu tầm thêm vỏ bắp ngô, lá dừa, lục bình khô,  cọng lá hay ruột cây khoai mì… Sau khi tập hợp các nguyên vật liệu  cần thiết,  tùy độ tuổi mà giáo viên giao nhiệm vụ cho trẻ tiến hành phân loại nhằm giúp  trẻ tìm hiểu về đặc điểm qua kích cỡ hình dáng, màu sắc của nguyên vật liệu  và để nguyên vật liệu sưu tầm trên của các nhóm lớp có ý nghĩa, giáo viên đã  phải thường xuyên cho trẻ “tiếp xúc” với các nguyên vật liệu đó. 6.2.4. Tổ chức cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật  gần gũi, an  toàn thu hút sự  chú ý của trẻ  đáp  ứng nhu cầu, hứng thú “chơi mà học, học   bằng chơi”: Cũng   qua   việc   cho   trẻ   tiếp  xúc với các nguyên vật liệu  đã  giúp trẻ  biết cách sử  dụng các  nguyên vật liệu một cách hợp lý  trong hoạt động tạo hình để tạo  ra   sản   phẩm   như   mong   muốn,  đồng  thời  cần   đặt  và  sắp   xếp  các vật liệu tại góc chơi nghệ  thuật sao cho trẻ  thấy rõ và có  thể  lấy được  dễ  dàng   để  thực  hiện hoạt động tạo hình vào bất  cứ lúc nào trẻ thích. 
  5. Cùng với việc cho trẻ tiếp xúc với nguyên vật liệu cần tạo môi trường   nghệ thuật xung quanh trẻ, sắp xếp đồ dùng một cách hợp lý và đẹp mắt, bố  trí   phòng   học   ngộ   nghĩnh…   Môi   trường   nghệ   thuật   sẽ   tạo   cho   trẻ   cảm   giác hứng thú, mong muốn được hoạt động. Đồng thời cho trẻ quan sát, nhận  xét các sản phẩm nghệ thuật của các nghệ nhân, các sản phẩm sưu tầm hoặc  chính các sản phẩm của cô để  trẻ  thấy được giá trị  của các nguyên vật liệu  đó, phân tích cách thể  hiện của tác phẩm giúp trẻ  tưởng tượng và khi trẻ  được tiếp xúc với các nguyên vật liệu gần gũi quen  thuộc và được khám phá  về chúng khiến trẻ càng hứng thú với hoạt động tạo hình hơn.  Việc tận dụng cơ  hội mọi lúc mọi nơi để  tổ  chức các hoạt động cho  trẻ là rất quan trọng và cần thiết.  Thông qua các hoạt động  dạo chơi ngoài trời, hoạt động  chiều, hoạt động góc... cho trẻ  nhặt   lá   rơi   rồi   tạo   nên   sản  phẩm “nghệ  thuật” dễ  thương  mà   trẻ   thích,   qua   đó   giáo   dục  trẻ  giữ gìn vệ sinh môi trường.  Những   sản   phẩm   do   trẻ   làm  giúp   trẻ   giữ   lại   để   trẻ   hiểu  được từ những lá cây  ngoài sân trường cũng có thể tạo nên mũ mão, phụ kiện thời trang hay những   con vật ngộ nghĩnh và dễ thương… Đặc biệt, người giáo viên cũng phải có   khả năng tạo hình và tạo ra những tác phẩm đẹp, vì trẻ học đa số dựa trên sự  bắt chước là chủ  yếu, vì thế  đòi hỏi  người  giáo  viên  cũng  phải  đưa  ra   những hình mẫu đẹp mắt và mang tính nghệ thuật cao.  Có   thể   tích   hợp   lồng  ghép các bài hát hay những bài  thơ,   câu   đố   hoặc   trò   chuyện  cùng trẻ   để  làm cho giờ  hoạt  động   diễn   ra   một   cách   nhẹ  nhàng   hơn,   như   tạo   một   tình  huống   nhân   ngày   lễ     của   các  chú   bộ   đội   thì   cô   cháu   chúng  mình hãy cùng trang trí những  tấm tranh chúc mừng đẹp nhất  gửi đến các chú…  Qua thực tế  đã cho thấy, khi sử  dụng một hình tượng hay một tình  huống, một câu chuyện nhỏ  để  giới thiệu trẻ  đi vào hoạt động trọng tâm thì  trẻ có hứng thú với hoạt động và kết quả  là sản phẩm từ  trẻ làm ra có hiệu  quả “nghệ thuật” hơn. 
  6. 6.2.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả của giáo viên trong quá trình vận dụng  nguyên vật liệu tự nhiên, để  duy trì sự  hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo  hình: Để nắm được thực trạng, kịp thời khắc phục những hạn chế và có kế  hoạch chỉ  đạo tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà  trường thì công tác kiểm tra, đánh giá là một hoạt động không thể  thiếu. Để  công tác này thực sự  có hiệu quả, tôi đã áp dụng các biện pháp sau: Hướng  dẫn về  nghiệp vụ  thanh kiểm tra cho những giáo viên cốt cán theo quy định  của nhà trường và của ngành; Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ  cụ  thể  cho  từng tổ trưởng với sự giám sát của ban giám hiệu nhà trường; Tổ chức đánh   giá, khảo sát chất lượng trẻ  theo từng tháng, chủ  đề  để  từ  đó có sự  điều  chỉnh phù hợp; Xây dựng tiêu chí khen thưởng kịp thời để động viên khích lệ  nhằm nâng cao phong trào thi đua trong đội ngũ. 6.2.6. Tuyên truyền phối hợp giữa nhà trường, giáo viên, cha mẹ trẻ em   trong sử dụng nguyên liệu tự nhiên nhằm duy trì sự hứng thú của trẻ tạo các  tác phẩm đẹp: Muốn dạy tốt hoạt động tạo hình giáo viền cần phải phối hớp chặt  chẽ  với gia đình, nhà trường và toàn xã hội để  tạo điều kiện cho trẻ  sống   trong môi trường lành mạnh, được tiếp xúc với cái đẹp, các tác phẩm đẹp từ  đó giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên của cuộc sống, kích thích  tò mò, óc sáng tạo từ  đó trẻ  mong muốn tạo ra cái đẹp, phát triển khả  năng   cảm thụ, bồi dưỡng cảm xúc, thẩm mĩ, giúp trẻ  ham mê các hoạt động  ở  trường mầm non cũng như ở nhà, đồng thời thông qua tác phẩm của con mình  mang về nhà từ đó phụ huynh biết được năng khiếu của trẻ để qua đó tôi có  thể  phối hợp với phụ  huynh để  bồi dưỡng những trẻ  có năng khiếu về  tạo   hình. Môi trường khi tổ  chức các sự  kiện, lễ  hội… tận dụng sản phẩm của   trẻ như thế nào để phụ huynh nắm được;  Đồng thời khuyến khích Cha mẹ  trẻ  cùng tham gia vào công tác sưu  tầm,  ủng hộ  các nguyên vật liệu phục vụ  cho trẻ  hoạt động. Tuyên truyền   phụ  huynh biết các chuyên đề  trọng tâm trong năm để  phối hợp cùng giáo  viên tổ  chức các hoạt động. Đây là một việc làm rất thiết thực thu hút phụ  huynh cùng tham gia, cùng chung tay với nhà trường để giáo dục trẻ nhằm tổ  chức tốt hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ cũng như hướng dẫn trẻ tham gia   hoạt động đạt kết quả tốt nhất.  6.3. Tính mới, sáng tạo: Nếu trước đây khi tổ chức dự giờ, thao giảng   các chuyên đề  trong trường mầm non, thường  chú trọng việc tổ  chức các  động “học” cho trẻ. Thì giờ đây, với một số biện pháp của đề tài nêu trên  sẽ  giúp cho giáo viên trong quá trình vận dụng nguyên vật liệu tự nhiên, để duy  trì sự hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình, phát huy được hết tính tích  cực, chủ  động, sáng tạo của trẻ  “chơi mà học, học bằng” để  có những sản 
  7. phẩm tạo hình mang tính “nghệ thuật”, góp phần nâng cao chất lượng chuyên  môn trong trường Mầm non. 6.4. Tính khả thi: Đề  tài có khả  năng áp dụng phù hợp với chức năng  nhiệm vụ được giao, cho tất cả các trường Mầm non trong và ngoài quận. 7. Tính hi ệ u qu ả: 7.1. Hi ệ u qu ả  kinh t ế: không có 7.2. Lợi ích xã hội:  Với đề tài: “Một số biện pháp giúp giáo viên vận dụng nguyên vật liệu  tự  nhiên, để duy trì sự  hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình tại trường   mẫu giáo An Bình, quận Ninh Kiều, Thành phố  Cần Thơ” mang lại một số  lợi ích như sau:  Qua việc tiếp xúc với các nguyên vật liệu tự  nhiên giáo viên giúp trẻ  hiểu được công dụng của nó trong hoạt động tạo hình. Trẻ  biết  được các  nguyên   vật   liệu   thật   sự   hữu   ích   và   qua   sự   giúp   đỡ   của   cô   cùng   với   trí  tưởng tượng phong phú của trẻ đã biến những nguyên vật liệu “phế liệu” đó  thành những sản phẩm mang tính “nghệ thuật” phục vụ  cho hoạt động học  tập và vui chơi của trẻ. Giúp giáo viên sẽ có nhiều cơ hội để áp dụng phương  pháp "Lấy trẻ làm trung tâm" dựa trên sự hiểu biết, hứng thú, nhu cầu của trẻ  để tổ chức cho trẻ hoạt động trở nên nhẹ nhàng, không gò bó. Giúp giáo viên hiểu và vận dụng tốt giữa lý luận với thực tiễn phù hợp  với điều kiện của nhóm lớp mình phụ  trách để phát triển tính tích cực, hứng  thú và trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt  động tạo hình qua cách vận  dụng nguyên vật liệu tự nhiên, duy trì sự hứng thú của trẻ, gợi ý cho trẻ hiểu  về sự vật hiện tượng “vừa tầm” để trẻ có thể hiện khả năng cảm nhận riêng  trong sáng và đáng yêu của trẻ.  Đối với Cha mẹ trẻ thông qua tác phẩm của con phụ huynh biết được  năng khiếu về tạo hình của trẻ để có thể phối hợp, bồi dưỡng cùng chung tay  với nhà trường hướng dẫn trẻ tham gia hoạt động đạt kết quả tốt nhất cũng  như phối hợp tốt trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.  8. Phạm vi ảnh hưởng: Có khả năng áp dụng tại các đơn vị trường mầm non trên địa bàn Thành  phố Cần Thơ. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trên là trung thực, đúng sự  thật và  hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN                  Ninh Kiều, ngày 26 tháng 6  năm 2019           HIỆU TRƯỞNG                                                Người nộp đơn 
  8.            Cao Thị Cẩm Bình XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN  NGÀNH GIÁO DỤC QUẬN NINH KIỀU  CHỦ TỊCH
  9. PHÓ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN Nguyễn Ngọc Ánh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2