intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Can thiệp tim mạch cứu sống bệnh nhân không thể phẫu thuật

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

64
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bác sĩ Viện Tim mạch Bệnh viện Bạch Mai vừa can thiệp cứu sống bệnh nhân bị suy tim giai đoạn cuối, tắc nhiều đoạn động mạch vành, có nhiều bệnh lý mạn tính phối hợp. Đây là trường hợp có chỉ định phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành nhưng không thể đáp ứng được cuộc đại phẫu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Can thiệp tim mạch cứu sống bệnh nhân không thể phẫu thuật

  1. Can thiệp tim mạch cứu sống bệnh nhân không thể phẫu thuật Các bác sĩ Viện Tim mạch Bệnh viện Bạch Mai vừa can thiệp cứu sống bệnh nhân bị suy tim giai đoạn cuối, tắc nhiều đoạn động mạch vành, có nhiều bệnh lý mạn tính phối hợp. Đây là trường hợp có chỉ định phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành nhưng không thể đáp ứng được cuộc đại phẫu. Biến điều “không thể” thành “có thể” Bắt đầu từ một tháng trước khi phải nhập viện, ông Nguyễn Xuân Quang, 53 tuổi (Đống Đa - Hà Nội) cảm thấy tức ngực, đau ngực trái, khó thở, nhất là khi vận động nhiều. Những cơn đau, khó thở ngày càng nặng dần lên. Lo ngại sức khỏe có dấu hiệu quá khác thường, ông Quang đến Bệnh viện Hữu Nghị khám. Xác định đây là một ca bệnh tim rất nặng, ông Quang được các bác sĩ của Bệnh viện Hữu Nghị chuyển sang Viện Tim mạch Bệnh viện Bạch Mai để điều trị. Tại đây, sau khi khám lâm sàng và tiến hành chụp động mạch vành, các bác sĩ cho biết, bệnh nhân bị hẹp 90% thân chung động mạch vành trái, hẹp 99% động mạch vành phải, tắc 100% động mạch liên thất trước. Buồng thất trái, phải đều giãn nhiều, hở van hai lá, hở van động mạch chủ, tăng áp lực động mạch phổi nhiều. Bệnh nhân đã suy tim ở giai đoạn cuối, máu bị ứ ở hệ thống tuần hoàn ngoại biên, gan to, phù, tĩnh mạch cổ nổi. Trước diễn biến
  2. bệnh rất phức tạp của bệnh nhân, phương án phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành được đặt ra nhưng trên nền điều kiện thể lực của người bệnh lại không thể đáp ứng với một cuộc đại phẫu lồng ngực. Nếu phẫu thuật, bệnh nhân có thể sẽ tử vong ngay trong quá trình gây mê chứ chưa nói đến can thiệp dao kéo. Sau khi xem xét kỹ tất cả hồ sơ bệnh án của bệnh nhân Quang, PGS.TS. Nguyễn Quang Tuấn - Trưởng phòng C4 Viện Tim mạch Việt Nam cho biết, mặc dù bệnh nhân không thể đáp ứng được phẫu thuật nhưng nếu có một chiến thuật can thiệp tim mạch đúng đắn thì vẫn có thể cứu sống người bệnh. Sau hai lần can thiệp, người bệnh đã được cứu sống mà không phải trải qua cuộc đại phẫu nguy hiểm và phức tạp. Vị trí tắc hẹp của động mạch vành phải.
  3. Khẳng định những giá trị vượt trội của tim mạch can thiệp PGS.TS. Nguyễn Quang Tuấn cho biết, trong điều trị tim mạch, đặc biệt là những trường hợp tắc nghẽn động mạch vành, bệnh nhân có thể được chỉ định đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành. Với sự phát triển của can thiệp hiện nay, bệnh nhân không đáp ứng được bằng can thiệp thì phẫu thuật là giải pháp cuối cùng. Tuy nhiên bệnh nhân Quang là một trường hợp rất hy hữu, đó là không thể phẫu thuật nhưng có một trình độ tốt thì can thiệp có thể giải quyết những khó khăn của phẫu thuật. Với những tổn thương trên quả tim người bệnh, các bác sĩ khẳng định đây là ca bệnh rất khó. Các vị trí tắc cực kỳ nguy hiểm bởi động mạch thân chung trái cung cấp 3/4 máu cho quả tim. Động mạch liên thất trước đã tắc hoàn toàn nhưng nhờ có tuần hoàn bàng hệ tự thân (các mạch máu tự hình thành) nên đã phần nào giải quyết tình trạng thiếu máu vùng cơ tim do động mạch này cung cấp. 99% động mạch vành phải bị tắc khiến toàn bộ vùng cơ tim ở đây thiếu máu trầm trọng. Trên một quả tim đã suy nặng, nhiều vị trí động mạch vành tắc nghẽn, áp lực động mạch phổi tăng, nhiều van bị tổn thương, huyết áp tụt, rối loạn huyết động kèm theo rối loạn mỡ máu, đái tháo đường thì quyết định can thiệp là vô cùng khó khăn. Nếu can thiệp cũng không thể đặt stent xử trí các vị trí tắc cùng một lúc. Hơn nữa, khi can thiệp phải dùng thuốc cản quang và như thế rất có thể sẽ gây ra suy thận cho bệnh nhân. Mặt
  4. khác, khi can thiệp đòi hỏi phải cực kỳ nhanh, nếu không bệnh nhân cũng tử vong ngay khi đang làm thủ thuật. Sau khi cân nhắc mọi yếu tố nguy cơ, các bác sĩ quyết định thực hiện 2 lần can thiệp cho người bệnh. Lần đầu tiên nong bóng đặt stent giải phóng đoạn hẹp của động mạch vành phải. Thời gian để làm nở stent trong lòng động mạch chỉ được phép khoảng 5 giây nếu không bệnh nhân sẽ gặp nguy hiểm tính mạng. Sau gần 1 giờ can thiệp, các bác sĩ đã giải phóng hoàn toàn đoạn tắc của động mạch vành phải, vùng cơ tim do động mạch vành này cung cấp được tái tưới máu kịp thời. Chỉ vài giờ sau khi can thiệp thành công động mạch vành phải, tuần hoàn của người bệnh đã cải thiện nhanh chóng, tình trạng phù giảm, gan bớt to, người bệnh đã tự ngồi dậy trò chuyện và ăn uống nhẹ. Tuy vùng cơ tim phải được tái tưới máu nhưng do động mạch thân chung trái vẫn chưa được giải phóng vị trí tắc hẹp nên tình trạng suy tim của người bệnh vẫn chưa được cải thiện nhiều. Nhưng đặt stent ở vị trí này là kỹ thuật khó nhất của can thiệp động mạch vành, đòi hỏi kỹ thuật viên phải chính xác tuyệt đối, bởi chỉ một chút thiếu cảm giác cũng gây vỡ mạch khiến bệnh nhân tử vong ngay lập tức. Nhằm có được sự an toàn tối đa cho người bệnh, sau can thiệp đầu tiên, bệnh nhân được theo dõi và chăm sóc đặc biệt. Một tháng sau đó, bệnh nhân tiếp tục được can thiệp thành công
  5. lần thứ hai, đặt stent động mạch thân chung trái. Sau can thiệp lần 2, bệnh nhân đã hồi phục nhanh chóng và đã được xuất viện. PGS.TS. Nguyễn Quang Tuấn cho biết, để cứu sống được bệnh nhân này đòi hỏi trình độ tay nghề cao của các bác sĩ cũng như kinh nghiệm xử trí những ca bệnh khó, đặc biệt là các ca nhồi máu cơ tim do tắc thân chung động mạch trái và có nhiều bệnh lý mạn tính phối hợp. Thành công đó cũng khẳng định những hiệu quả vượt trội của tim mạch can thiệp trong điều trị những bệnh lý phức tạp mà các biện pháp kinh điển không thể xử trí được.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2