intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cấp cứu người bị sốc phản vệ

Chia sẻ: Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

285
lượt xem
78
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cấp cứu người bị sốc phản vệ Dị ứng là sự quá mẫn cảm với một chất nào đó (gọi là dị ứng nguyên) thường không được xem là có hại. Dị ứng gây ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng lại với dị ứng nguyên như thể đó là một chất độc hại lan truyền khắp cơ thể. Sự phản ứng cực độ nhất gọi chính là tính quá mẫn, hậu quả là gây ra sốc phản vệ, nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến chết người. Nguyên nhân của sốc phản vệ Sự dị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cấp cứu người bị sốc phản vệ

  1. Cấp cứu người bị sốc phản vệ Dị ứng là sự quá mẫn cảm với một chất nào đó (gọi là dị ứng nguyên) thường không được xem là có hại. Dị ứng gây ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng lại với dị ứng nguyên như thể đó là một chất độc hại lan truyền khắp cơ thể. Sự phản ứng cực độ nhất gọi chính là tính quá mẫn, hậu quả là gây ra sốc phản vệ, nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến chết người. Nguyên nhân của sốc phản vệ Sự dị ứng cực độ ảnh hưởng mãnh liệt đến cơ thể, là nguyên nhân gây giảm huyết áp đột ngột và làm co hẹp đường thở dẫn đến cái chết. Sốc phản vệ có nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là: hạt đậu (đối với những người quá nhạy cảm, chỉ
  2. cần đụng một chút đậu là có thể chết), hải sản, vết đốt, chích của côn trùng, và thuốc (ví dụ một số người dị ứng cực độ với penicillin). Dấu hiệu và triệu chứng Một trong những ảnh hưởng chính của tính quá mẫn cảm là làm co hẹp đường dẫn khí tương tự như ở bệnh suyễn nhưng nghiêm trọng hơn, ngăn không cho tất cả lượng khí oxy đi vào. Có thể có tiền sử với một dị ứng nguyên đặc biệt, nguyên nhân gây ra cơn sốc. Tính quá mẫn có thể xảy ra rất nhanh, chỉ trong vài giây. Dấu hiệu và triệu chứng bao gồm: · Khó thở · Tái da, tím môi · Sưng phù trên da · Mạch đập nhanh · Ngưng thở và ngưng tim Cách chửa trị 1. Gọi xe cấp cứu ngay lập tức. Nạn nhân cần adrenaline để chống lại cơn sốc. 2. Nếu nạn nhân là người có hiểu biết, họ có thể có mũi tiêm adrenaline, hãy giúp họ dùng nó. Nếu bạn đã được huấn luyện hoặc biết cách dùng và họ không thể tự tiêm được thì bạn hãy tiêm cho họ.
  3. 3. Đặt nạn nhân nằm ở tư thế thoải mái nhất và bảo vệ họ. 4. Nếu nạn nhân trở nên bất tỉnh, đặt họ ở tư thế hồi phục. Quan sát sự hô hấp của họ và sẵn sàng hô hấp nhân tạo khi cần thiết. Đặt nạn nhân ở tư thế hồi phục, theo dõi sự hô hấp và tuần hoàn của nạn nhân. Kiểm tra dị ứng bằng các vết chích trên da Kiểm tra vết chích trên da là một thủ tục đơn giản được tiến hành để tìm ra chất (dị ứng nguyên) gây ra dị ứng ở một người có bệnh. Những chất chiết ra từ dị ứng nguyên thường gây ra dị ứng, như là thực phẩm, hạt phấn hoa và bụi được pha loãng thành một dịch tiêm. Một giọt của dịch này được đặt trên da và sau đó dùng một cây kim chích vào da. Nếu người đó dị ứng với một chất thì phản ứng thường diễn ra trong vòng 30 phút. Vài chất có thể được kiểm tra cùng lúc. Dịch tiêm pha loãng chứa các chất nghi ngờ dị ứng được đặt trên da, thường là trên cánh tay, và dùng kim chích vào da. Vài dị ứng nguyên khác nhau có thể kiểm tra cùng lúc trên da. Một phản ứng dị ứng thường xảy ra trong vòng 30 phút. Nếu người đó dị ứng với một chất, một lằn đỏ, bằng chứng phản ứng dương tính, xuất hiện ở vị trí kim chích vào da. Chữa trị một cơn sốc Nhiều người bệnh tính quá mẫn cảm đem theo bên mình một dụng cụ tự tiêm liều định sẵn với chất chữa trị đã biết trước, phổ biến là adrenaline. Dụng cụ này trông
  4. giống một cây viết. Nó được dùng dễ dàng bằng cách đặt một đầu tiếp xúc da và ấn vào đầu còn lại. Hãy giúp người bệnh tìm và tiêm thuốc vào cơ thể. Sò, cá biển có thể gây sốc phản vệ
  5. Cách xử trí khi gặp khi gặp nạn nhân bị bắt tỉnh Đây là một trường hợp đặc biệt khó xử trí. Đường thở của nạn nhân phải luôn luôn là quan tâm hàng đầu. Người này có thể bị gãy xương sống nên gây tổn thương thần kinh và liệt, nhưng nếu bạn không giữ thông đường thở và bảo đảm hô hấp liên tục cho nạn nhân, thì họ sẽ tử vong. · Xử trí : Nếu bạn tình cờ gặp một nạn nhân bất tỉnh và cơ chế chấn thương cũng như tư thế của họ gợi ý nạn nhân có thể bị gãy xương sống (ví dụ như một người đứng xem kể lại rằng nạn nhân bị té, hoặc người này đang mặc áo da của người lái xe mô tô và nằm cạnh chiếc xe bị đụng), ưu tiên vẫn là kiểm tra đường thở. 1. Hỏi nạn nhân một câu để biết nạn nhân còn tỉnh không. Không được lắc mạnh nạn nhân.
  6. 2. Thực hiện kiểm tra theo thứ tự ABC, chú ý nhẹ nhàng nghiêng đầu nạn nhân sang một bên. Nếu đầu đã ở tư thế thích hợp, thì đừng di chuyển thêm. Thay vào đó, hãy nâng cằm nạn nhân và kiểm tra miệng. 3. Nếu nạn nhân không thở được, phải làm hô hấp nhân tạo ngay và thực hiện đầy đủ cấp cứu hô hấp tuần hoàn nếu cần. Hãy gọi xe cứu thương sớm nhất. 4. Nếu phải xoay nạn nhân ngửa để hồi sức, thì bạn cần chú ý giữ đầu, thân mình và các ngón chân nạn nhân thẳng hàng. Nếu có thể thì bạn nên nhờ những người đang đứng xem giúp bạn chuyển nạn nhân sang nằm ngửa, nhưng bạn đừng phí thời gian để tìm kiếm người giúp đỡ bởi vì nạn nhân cần được thở không khí càng sớm càng tốt. 5. Nếu nạn nhân bị bất tỉnh và nằm nghiêng với đầu nằm thẳng, hãy cho dịch chảy ra khỏi miệng nạn nhân và để nạn nhân nằm yên. 6. Giữ yên đầu nạn nhân bằng cách áp hai bàn tay bạn vào tai nạn nhân và các ngón tay nằm dọc theo xương hàm. Phải cẩn thận theo dõi đường thở nạn nhân. Nếu nạn nhân bị bất tỉnh và đầu chưa thẳng hoặc nạn nhân chưa nằm nghiêng, bạn cần phải chuyển người này sang thế hồi phục. Lý tưởng nhất là dùng kỹ thuật lăn khúc gỗ nếu bạn có đủ người. Nếu không, phải tìm cách lăn nạn nhân sang thế hồi phục với tất cả sự giúp đỡ nào có thể. · Vị trí hồi phục khi bị chấn thương cột sống.
  7. 1. Nâng đỡ đầu nạn nhân như đã mô tả bên trên. Bạn hãy tìm tư thế thoải mái nhất bởi vì bạn phải nâng đỡ đầu nạn nhân liên tục cho đến khi xe cứu thương đến. - Hãy nâng đỡ đầu nạn nhân liên tục cho đến khi người trợ giúp đến. - Gấp chân đang vươn xa lên và đỡ lấy thân người. - Áp hai bàn tay vào tai và các ngón tay đặt dọc xương hàm. - Xoay người nạn nhân, giữ đầu, thân người và ngón chân thẳng hàng. - Để dịch chảy ra khỏi miệng nạn nhân nếu cần. 2. Yêu cầu người giúp đặt cánh tay gần nhất xuống dưới người nạn nhân, phải làm thế nào để các ngón tay bằng phẳng và khuỷu duỗi thẳng. Đặt cánh tay kia ngang người nạn nhân và nâng đỡ cánh tay này ở ngang mặt. 3. Chân nạn nhân bên vươn xa phải gập lên và cánh tay người giúp sẽ đặt trên đùi, phần ngay trên gối. 4. Thực hiện theo sự chỉ dẫn của người giữ ở đầu, xoay nạn nhân từ từ, và làm thế nào để đầu, thân mình và ngón chân thẳng hàng. 5. Khi nạn nhân đã được lật qua, bạn cần tiếp tục nâng cổ nạn nhân, trong lúc đó người trợ giúp đảm bảo giữ cho nạn nhân được vững vàng bằng cách tự tay nâng người nạn nhân hay đặt áo khoác hoặc chăn cuộn tròn quanh người nạn nhân. Hoặc bạn có thể theo cách khác là dùng kỹ thuật lăn khúc gỗ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0