intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÁP GIỚI (Kỳ 3)

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

89
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tính vị: Vị mặn tính bình có độc ít. Qui kinh: Nhập kinh Phế, Thận Tiên thiềm (Bản Thảo Cương Mục), Cáp giải (Nhật Hoâ Tử Bản Thảo), Đại bích hổ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên khoa học: Gekko gekko Lin. Họ: Tắc Kè (Gekkonidae). Tên gọi: Con đực gọi là Cáp, con cái gọi là Giới. Về đêm, nghe kêu 1 tiếng “Tắc [cáp]”, 1 tiếng “Kè [giới]”, do âm thanh mà có tên Tắc kè. Mô tả: Tắc kè hình dáng gần giống như con Thạch sùng (hay con Thằn Lằn, nhưng to hơn nhiều. Có loại da màu nâu đen, hoặc nâu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÁP GIỚI (Kỳ 3)

  1. CÁP GIỚI (Kỳ 3) Tính vị: Vị mặn tính bình có độc ít. Qui kinh: Nhập kinh Phế, Thận
  2. Tiên thiềm (Bản Thảo Cương Mục), Cáp giải (Nhật Hoâ Tử Bản Thảo), Đại bích hổ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên khoa học: Gekko gekko Lin. Họ: Tắc Kè (Gekkonidae). Tên gọi: Con đực gọi là Cáp, con cái gọi là Giới. Về đêm, nghe kêu 1 tiếng “Tắc [cáp]”, 1 tiếng “Kè [giới]”, do âm thanh mà có tên Tắc kè. Mô tả: Tắc kè hình dáng gần giống như con Thạch sùng (hay con Thằn Lằn, nhưng to hơn nhiều. Có loại da màu nâu đen, hoặc nâu xanh, loại thì màu xám lưng có chấm lốm đốm. Con đực da sần sùi, miệng rộng, đuôi nhỏ mà dài, con cái da mịn nhẵn, miệng bé, đuôi lớn mà ngắn hơn. Phần bụng phình to có 4 chân, ngón chân có màng mỏng, có thể leo bò trên các vách núi treo leo và trên cây. Mình dài koảng 10-17cm (chưa kể phần đuôi) đuôi có thể dài bằng phần
  3. mình, miệng có hai hàm răng nhọn. Tắc kè sống ở vách núi hay các hốc thân cây trong rừng. Cũng thường sống thành từng đôi một (một đực, một cái). Sách cổ nói con đực kêu “tắc” con cái kêu “kè” nhưng thực tế một con có thể kêu cả hai tiếng “Tắc kè”. Nếu dùng Tắc kè ngâm thuốc thường phải kiếm đủ cả đôi. Ban ngày mắt của nó lóa lên nên chỉ đi kiếm mồi vào ban đêm, chúng chỉ thích ăn những loại sâu bọ có cánh, lúc bắt mồi động tác rất nhanh nhẹn, linh hoạt. Vào khoảng tháng 4 bắt đầu mùa hoạt động của Tắc kè, tháng 5-6 là tháng hoạt động nhanh nhất, cuối tháng 10 đã ít thấy, sau tiết Sương giáng thì đã bắt đầu bước vào ngủ qua đông, nó nằm im trong mùa đông không hoạt động. Nếu bắt Tắc kè bỏ vào lồng sắt mà thời gian ấy là mùa nóng thì chúng dễ bị chết, nhưng gặp điều kiện khí hậu thích nghi thì tuy qua mấy tháng không cho ăn nhưng Tắc kè vẫn sống. Những con nuôi trong lồng như thế thì khoảng tháng 5-6 đã đẻ nhiều trứng màu trắng vỏ mềm, một lần đẻ hai trứng, chừng 100 ngàysau bắt đầu nở (3 tháng 10 ngày), không phải ấp, Tắc kè con sau khi nở 3- 4 năm sau mới trưởng thành. Phân biệt: (1) Cần phân biệt với con Tắc kè, Cắt kè, Tò te hay rồng đất, có hình dáng như con trên nhưng nhỏ hơn, con đựng có gờ gai lưng phát triển hơn con
  4. cái. Sống ở bụi cây ven suối, bơi giỏi. Rồng đất tên khoa học Physygnathus cocincinus. (2) Khác với con Giác thiềm (Phrinosoma cornuta). Địa lý: Sống trong các hốc đá, hốc cây các miền núi rừng khe hốc nh à cao khắp nơi trong nước Việt Nam. Phần dùng làm thuốc: Dùng cả con còn đủ đuôi đã bỏ nội tạng, căng thẳng phẳng phơi sấy khô. Thường dùng chân trước đến chân sau dài 9,7cm, nếu nhỏ hơn kích thước trên thì thuộc vào loại bé. Cách bắt và nuôi. (1) Người ta thường lắng nghe nó kêu ở chỗ nào thì tìm bắt. a) Dùng tóc để bắt, thường về lúc chập tối người ta dùng gậy tre nhỏ, đầu gậy có buộc những nắm tóc, bó thành tụm tua tủa rồi luôn vào những hốc trên cây, Tắc kè tưởng là mồi (các loại sâu có cánh mỏng) liền nhảy ra vồ ăn, lúc đó kéo ra ngay thì sẽ bắt được.
  5. b) Dùng ánh sáng để bắt, vào khoảng 7-10 giờ tối, Tắc kè thường bò ra khỏi lỗ hang xuống dưới kiếm mồi, dùng đèn pin soi vào tắc kè sẽ nằm im nhanh nhanh ta tóm lấy cổ. c) Dùng móc sắt để bắt về mùa hè nóng nực, Tắc kè thường bò ra ngoài hốc để ngóng mát. Vì ban ngày chúng hay bị lóa mắt, cho nên nhanh nhẹn dùng móc sắt móc vào hàm trên hay hàm dưới rồi lấy tay túm chặt lấy cổ bắt bỏ vào lồng. (2) Cách nuôi: a) Làm núi giả, tìm chỗ khô ráo, rồi lấy đá và gạch xây thành núi giả rỗng giữa. Núi giả gồm vách xung quanh và lồng rỗng có cửa vào. Làm vách núi sau khi san bằng nền, dùng gạch xây thành vách cao 3m, rộng 2,3m, dài 3m, trên vách có để những lỗ nhỏ cách mặt đất độ 1m, trên nóc có để một cửa thông lên trên, bên một vách có một cửa sổ, một bên có cửa ra vào sau đó đắp đá ra ngoài có chất hồ cẩn thận ở những chỗ có lỗ thì vẫn chừa ra thành hang sâu. Sau khi xây xong bên ngoài chỉ trông thấy đá không thấy gạch. Cửa sổ hang đều lấy thép vít lại, cửa ra vào cũng làm bằng lưới thép. Làm lòng núi cần xây một hòn núi giả con, dài 1-7m, rộng 1m, một đầu xây nối liền với vách tường nóc núi giả. Chỗ cách đất 1m có chừa những lỗ nhỏ làm hang cho nó ở. Bốn chung quanh có chừa lối đi để tiện quan sát.
  6. b) Nuôi: Tắc kè thích ăn những côn trùng bộ cánh mỏng. Ban đêm dùng đèn dầu để những côn trùng tập trung cho Tắc kè bắt (Tắc kè không sợ ánh sáng lờ mờ). Nếu ăn không đủ no phải cho ăn mồi thêm. Nếu trong hang không đủ ẩm thì phải phun thêm nước vào cho đủ ẩm. Tối lúc lên đèn thắp đèn ở núi giả cho những sâu bọ có cánh bay vào để Tắc kè bắt ăn, nếu không đủ ta phải bắt thêm cho ăn từng bữa, ban ngày lóa mắt cho nên ít hoạt động.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2