intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

10
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau đây là “Câu hỏi ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2” được TaiLieu.VN sưu tầm và gửi đến các em học sinh nhằm giúp các em có thêm tư liệu ôn thi và rèn luyện kỹ năng giải đề thi để chuẩn bị bước vào kì thi học kì 1 sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2

  1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I (2202 - 2023) MÔN: GDCD 11 Câu 1. Quá trình chuyển đổi từ lao động thủ công là chính sang lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là A. đô thị hoá. B. tự động hoá. C. hiện đại hoá. D. công nghiệp hoá. Câu 2. Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiến bộ, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội là A. công nghiệp hoá. B. hiện đại hoá. C. công nghiệp hóa, hiện đại hóa. D. tự động hoá. Câu 3. Tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là A. mạnh mẽ. B. to lớn. C. to lớn và toàn diện. D. thiết thực và hiệu quả. Câu 4. Yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động cao hơn là một trong các nội dung A. tình trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. B. đặc điểm quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. C. Nguyên nhân dẫn đến công nghiệp hóa, hiện đại hoá. D. tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Câu 5. Kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất là A. thành phần kinh tế. B. lực lượng sản xuất. C. quan hệ sản xuất. D. thành phần đầu tư. Câu 6. Kinh tế nhà nước có vai trò A. then chốt. B. chủ đạo. C. quan trọng. D. cần thiết. Câu 7. Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế ở nước ta là một tất yếu khách quan, vì A. nước ta có dân số đông, lao động nông nghiệp là chủ yếu. B. nước ta có rất nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau. C. nhu cầu giải quyết việc làm của nước ta rất lớn. D. lực lượng sản xuất của nước ta còn thấp với nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất. Câu 8. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là thành phần kinh tế dựa trên A. hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. B. hình thức sở hữu hỗn hợp về tư liệu sản xuất. C. hình thức sở hữu vốn của nước ngoài. D. hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất. Câu 9. Nhà nước Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa việt Nam là Nhà nước A. của đảng viên và công chức nhà nước. B. của giai cấp thống trị. C. của tầng lớp tiến bộ. D. của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Câu 10. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta bao hàm A. tính nhân dân và dân tộc. B. tính quần chúng rộng rãi. C. tính văn minh và tiến bộ. D. tính khoa học đại chúng. Câu 11. Một trong những trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là A. để ý đến việc mọi người thực hiện pháp luật. B. không quan tâm đến việc mọi người thực hiện pháp luật.
  2. C. Bắt buộc người thân phải thực hiện pháp luật của Nhà nước. D. vận động mọi người thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước. Câu 12. Bản chất giai cấp của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện tập trung nhất ở A. sự phục vụ lợi ích của nhân dân B. sự thể hiện ý chí của nhân dân. C. sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước. D. tính văn minh và tiến bộ. Câu 13. Một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. tổ chức đàn áp sự phản kháng trong xã hội. B.bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. C. tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ. D. duy trì kinh tế nhà nước. Câu 14. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam quản lí mọi mặt đời sống xã hội bằng A. chính sách. B. kế hoạch. C. đường lối. D. pháp luật. Câu 15. Nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về A. việc làm. B. tư liệu sản xuất. C. thu nhập. D. Tư liệu lao động. Câu 16. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của A. những người lãnh đạo. B. giai cấp công nhân. C. nhân dân lao động. D. cán bộ, công chức. Câu 17. Một trong những nội dung của dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở quyền A. bình đẳng nam nữ. B. tự do kinh doanh. C. tự do lựa chọn nơi ở và làm việc. D. tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Câu 18. Nhân dân có quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hoá, nghệ thuật của chính mình là dân chủ trên lĩnh vực A. chính trị. B.văn hoá. C. xã hội. D. kinh tế. Câu 19. Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ gắn liền với A. kỉ cương, trật tự, công bằng. B. pháp luật, kỉ luật, trật tự. C. công bằng, dân chủ, văn minh. D. pháp luật, kỉ luật, kỉ cương. Câu 20. Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta là A. thức đẩy phát triển sản xuất, dịch vụ. C. sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. C. phát triển nguồn nhân lực. D. đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Câu 21. Một trong nhưng phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta là A. khuyến khích làm giàu theo pháp luật. B. khuyến khích người lao động tự học nâng cao trình độ. C. khuyến khích đào tạo nghề cho người lao động. D. khuyến khích các doanh nghiệp tạo ra nhiều việc làm. Câu 22. Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là A. tăng cường công tác tổ chức. B. tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí. C. tăng cường công tác giáo dục. D. tăng cường công tác vận động. Câu 23. Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là A. nâng cao đời sống nhân dân. B. tăng cường nhận thức, thông tin.
  3. C. nâng cao hiệu quả đời sống nhân dân. D. nâng cao hiểu biết của người dân về vai trò của gia đình. Câu 24. Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm là A. phát triển nguồn nhân lực. B. tập trung sức giải quyết việc làm ở cả thành thị và nông thôn. C. giảm tỉ lệ thất nghiệp và tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề. D. đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt lao động qua đào tạo. Câu 25. Đi đôi với chuyển dich cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển yếu tố nào sau đây? A. Kinh tế tri thức. B. Kinh tế hiện đại. C. Kinh tế nông nghiệp. D. Kinh tế thị trường. Câu 26. Trong cơ cấu kinh tế thì cơ cấu nào sau đây là quan trọng nhất? A. Thành phần kinh tế. B.Vùng kinh tế. C. Ngành kinh tế. C. Vùng kinh tế và thành phần kinh tế. Câu 27. Trong nông nghiệp, chuyển từ hình tức lao động “con trâu đi trước, cái cày theo sau” sang lao động bằng máy móc là thể hiện quá trình nào ở nước ta hiện nay? A. Hiện đại hóa. B. Công nghiệp hóa. C. Nông thôn hoá. D. Tự động hoá. Câu 28. Để xác định thành phần kinh tế thì cần căn cứ vào nội dung nào dưới đây? A. Hình thức sở hữu. B. Nội dung của từng thành phần kinh tế. C. Vai trò của các thành phần kinh tế. D. Biểu hiện của từng thành phần kinh tế. Câu 29. Thành phần kinh tế nào dưới đây có vai trò phát huy nhanh tiềm năng về vốn, sức lao động và tay nghề? A. Kinh tế tập thể. B. Kinh tế tư nhân. C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. D. Kinh tế nhà nước. Câu 30. Thành phần kinh tế nào dưới đây nắm giữ những nghành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế? A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. B. Kinh tế tập thể. C. Kinh tế tư nhân. D. Kinh tế nhà nước. Câu 31. Khẳng định nào dưới đây không đúng về tính nhân dân của Nhà nước ta? A. Nhà nước ta do nhân dân quản lí và ban hành pháp luật. B. Nhà nước ta do nhân dân tham gia quản lí. C. Nhà nước ta thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân. D. Nhà nước ta là Nhà nước của dân, vì dân, do nhân dân lập nên. Câu 32. Ý kiến nào dưới đây là đúng về trách nhiệm tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa? A. Xây dựng và bảo vệ nhà nước là trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân. B. Chỉ lực lượng quân đội nhân dân mới có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ nhà nước. C. Mọi công đân đều phải có trách nhiệm tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước. D. Chỉ cán bộ, công chức nhà nước mới có trách nhiệm tham gia xây dựng Nhà nước. Câu 33. Hành vi nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Anh Q không tố giác tội phạm. B. H tham gia vào đội dân quân tự vệ của phường.
  4. C. Bác M tuyên truyền và vận động mọi người trong khu phố thực hiện tốt pháp luật. D. Anh G không vi phạm pháp luật. Câu 34. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do tổ chức nào dưới đây lãnh đạo? A. Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. B. Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Mặt trận Tổ quốc Việt nam. C. Liên đoàn Lao động Việt Nam. Câu 35. Hành vi nào dưới đây thể hiện dân chủ trong lĩnh vực văn hóa? A. Anh X ứng cử vào Hội đồng nhân dân phường. B. Chị L phát biểu ý kiến trong cuộc họp cơ quan. C. Chị M tham gia phê bình văn học. D. Anh H tham gia đóng góp ý kiến dự thảo luật. Câu 36. Nội dung nào sau đây thể hiện quyền dân chủ của công dân trên lĩnh vực chính trị? A. Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước. B. Quyền lao động, quyền bình đẳng nam, nữ. C. Quyền được bảo đảm về mặt vật chất, tinh thần. D. Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội. Câu 37. Việc nhân dân tự quản, xây dựng và thực hiện các qui ước, hương ước phù hợp với pháp luật là hình thức dân chủ nào sau đây? A. dân chủ gián tiếp. B. dân chủ tập trung. C. dân chủ liên minh. D. dân chủ trực tiếp. Câu 38. Khẳng định nào dưới đây không đúng về nội dung của dân chủ trong lĩnh vực chính trị? A. Công dân có quyền quyết định mọi vấn đề chung của Nhà nước. B. Công dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. C. Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Công dân có quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước. Câu 39. Quan niệm dân gian nào dưới đây ảnh hưởng xấu đến chính sách dân số của Nhà nước? A. Đông con hơn nhiều của. B. Con hơn cha là nhà có phúc. C. Cha mẹ sinh con trời sinh tính. D. Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Câu 40. Trong các biện pháp thực hiện chính sách dân số dưới đây, biện pháp nào tác động trực tiếp tới nhân thức của người dân? A. Nhà nước chủ động xây dựng và ban hành văn bản pháp luật về dân số. B. Tranh thủ sự giúp đỡ của Liên hợp quốc. C. Tuyên truyền, giáo dục về chính sách dân số. D. Nhà nước tăng cường đầu tư kinh phí. Câu 41. Biện pháp nào dưới đây được nhà nước ta vân dụng để giải quyết việc làm cho người lao động trong giai đoạn này? A. Đẩy mạnh phong trào lập nghiệp của thanh niên. B. Có chính sách sản xuất kinh doạnh tự do tuyệt đối. C. Tăng thuế thu nhập cá nhân. D. Kéo dài tuổi nghỉ hưu. Câu 42. Nhà nước khuyến khích các cặp vợ chồng thực hiện sang lọc trước sinh và sau sinh nhằm mục đích nào dưới đây?
  5. A. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình. B. Sinh con theo ý muốn. C. Lựa chọn giới tính thai nhi. D. Góp phần nâng cao chất lượng dân số. Câu 43. Gia đình ông A trồng lúa là nguồn thu chính để sinh sống. Ông A vừa chăm chỉ lại sử dụng máy để cày xới đất, gieo mạ nhằm tiết kiệm thời gian, công sức. Khi lúa phát triển thì từng giai đoạn ông cố gắng nghiên cứu và hỗ trợ cho cây phát triển tốt nhất, do đó mà năng suất lúa của ông A đạt rất cao. Theo em, ông A đã thực hiện tốt trách nhiệm nào sau đây của công dân đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước? A. Nhận thức đúng đắn về tính khách quan, tác dụng của CNH, HĐH. B. Tiếp thu, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tạo năng suất cao. C. Lựa chọn ngành nghề, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao. D. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn. Câu 44. Gia đình ông A mở cơ sở sản xuất nước mắm bằng nguồn vốn của gia đình. Sau 2 năm kinh doanh có hiệu quả, gia đình ông quyết định mở rộng quy mô sản xuất và thuê thêm 2 nhân công phụ giúp xản xuất. Vậy theo em, cơ sở sản xuất của ông A thuộc thành phần kinh tế nào dưới đây? A. Nhà nước. B. Tư nhân. C.Tập thể. D. Có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 45. Khi phát hiện một hành vi tham ô, tham nhũng. Trong trường hợp nàye sẽ làm gì cho phù hợp với trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN? A. Lờ đi xem như không biết gì. B. Trao đổi với bạn bề về hành vi này. C. Đưa sự việc này lên Facebook. D. Viết đơn tố cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Câu 46. M thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù khi đọc những thông tin trên mạng nói xấu Đảng, nhà nước ta. M đã thể hiện điều nào dưới đây trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền? A. Lí tưởng của công dân.. B. Trách nhiệm của công dân. C. Nghĩa vụ của công dân. D. Trí tuệ của công dân. Câu 47. Bà K là tổ trưởng tổ dân phố, ngày nào đi làm bà cũng đội mũ bảo hiểm và dặn cậu con trai học lớp 11 thực hiện đúng nội quy nhà trường. Đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách khi đi xe đạp điện. Việc làm của bà K thể hiện trách nhiệm nào của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN? A. Tích cực tham gia các hoạt động : xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền. B. Thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. C. Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật. D. Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác. Câu 48. Ông P kinh doanh vật liệu xây dựng nhưng không nộp thuế cho nhà nước theo đúng quy định, cơ quan thuế đã quyết định xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp của ông P. Điều đó chứng tỏ Nhà nước đã sử dụng phương tiện nào sau đây để quản lí Nhà nước? A. Pháp chế. B. Hiến pháp. C. Pháp luật. D. Chủ trương. Câu 49. Vào đầu mỗi năm học, học sinh thường tham gia thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp, đó là việc A. bầu giáo viên chủ nhiệm. B. bầu ban cán sự lớp.
  6. C. bầu hiệu trưởng. D. bầu chủ tịch công đoàn trường. Câu 50. N tham gia góp ý dự thảo Hiến pháp là việc làm thể hiện dân chủ trong lĩnh vực chính trị việc làm đó đảm bảo quyền nào dưới đây? A. Ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước. B. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội. C. Được tham gia vào đời sống văn hóa. D. Sáng tác, phê bình văn học. Câu 51. S là học sinh trường THPT đã tham gia cuộc thi sáng tác thơ văn trên báo Hoa học trò và đạt giải nhất. Vậy S đã tham gia xây dựng nền dân chủ XHCN ở lĩnh vực nào dưới đây? A. Kinh tế. B. Văn hoá. C. Chính trị. D. Xã hội. Câu 52. Chị K tham gia lớp tập huấn về dinh dưỡng để nuôi dạy con tốt. Chị K đã góp phần thực hiện phương hướng nào dưới đây của chính sách dân số? A. Làm tốt công tác tuyên truyền. B. Nâng cao hiểu hiết của người dân về dân số. C. Xã hội hóa công tác dân số. D. Kế hoạch hóa gia đình. Câu 53. Sau 5 năm được nhà nước cho vay vốn để sản xuất, A đã vươn lên làm giàu. Anh A đã góp phần thực hiện phương hướng nào dưới đây của chính sách giải quyết việc làm? A. Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. B. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. C. Giải quyết việc làm ở nông thôn. D. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Câu 54. Vợ chồng anh K lấy nhau đã 5 năm và sinh được hai con gái. Do trọng con trai nên anh K bắt vợ phải sinh đến khi có con trai mới thôi. Vợ anh K không đồng ý sinh tiếp vì hai con rồi. Để phù hợp với chính sách dân số, em đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Chỉ sinh thêm một lần nữa rồi dừng lại. B. Đồng ý với ý kiến của chị vợ để nuôi dạy con cho tốt. C. Hỏi người thân để quyết định có sinh con nữa hay không. D. Đồng ý với ý kiến của anh K. Câu 55. Y cho rằng về việc tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là do nước ta đang học hỏi các nước Tư bản. K, H có ý kiến do nước ta còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu, M nói đó là do sự lựa chọn của chính phủ ta. Bạn nào trên đây có nhận thức đúng? A. Y và M. B. Y, K và H. C. K và H. D. K, H và M. Câu 56. Bạn N rất thích làm lớp trưởng nên đã đưa cho G 200 ngàn đồng để G giới thiệu với cô K giáo viên chủ nhiệm. Biết chuyện, cô K vẫn làm ngơ không phê bình N và G trước lớp. Vậy, những ai đã vi phạm quyền dân chủ? A. Mình N. B. N, G và cô K. C. N và G. D. Không ai vi phạm. Câu 57. Vô tình đọc được bài thơ trong nhật kí của B, D đã chép lại nội dung và gửi cho báo X với tên của mình. Báo X đăng bài thơ đó. B phát hiện sự việc nên đã nhờ Y đánh D. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực văn hóa? A. B, D và báo X. B. Báo X và Y. C. Mình D. D. B và D Câu 58. Bạn V thường xuyên đọc và chia sẻ các thông tin trên mạng xã hội. Khi đọc được thông tin trên một trang cá nhân có nội dung Việt Nam chuẩn bị đổi tiền, V đã nhanh chóng chia sẻ và còn kể lại cho nhiều người khác nghe. Nếu là bạn của V em sẽ A. tin và chia sẻ cho người khác thông tin. B. không quan tâm vì đó là quyền tự do cá nhân của V. C. không tin và khuyên V nên cẩn thận khi chia sẻ các thông tin từ nguồn cá nhân. D. không tin nhưng cũng không chia sẻ.
  7. Câu 59. T tốt nghiệp đại học nhưng không xin được việc làm. Để có thu nhập, T đã chung vốn với C cùng mở của hàng kinh doanh đồ ăn uống, nhưng bố mẹ T phản đối vì không muốn con mình làm nghề tự do nên đã không cho tiền làm vốn. Thấy vậy D là anh trai của T đã giúp T và C vay tiền để kinh doanh. Ai đã thực hiện tốt chính sách giải quyết việc làm? A. T và D. B. D, T và C. C. T và C. D. Bố mẹ T. Câu 60. Gia đình ông N là hộ nghèo lại cư trú tại vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, được nhà nước cho vay vốn với lãi suất thấp vốn để phát triển kinh tế gia đình. Ông N quyết định sử dụng nguồn vốn đó để sửa sang lại nhà cửa, anh T con ông N bàn với bố nên đầu tư số tiền vào việc sản xuất kinh doanh, chị X con gái ông N muốn mua 1 chiếc xe máy làm phương tiện đi lại cho gia đình. Theo em, ai thực hiện tốt trách nhiệm của công dân với chính sách giải quyết việc làm? A. Ông N, anh T. B. Ông N, chị X. C. Anh T. D. Ông N. ----------------Hết----------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2