intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề đạt kết quả cao trong kì thi học kì 1 sắp tới, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Câu hỏi ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2" để hệ thống kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn học. Chúc các bạn thi tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2

  1. NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP LỊCH SỬ 11 MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT Câu 1 . Thực dân Pháp đã chiếm những quốc gia nào ở Đông Nam Á từ nửa sau XIX ? A. Philippin, Bru nây, Xingapo. B. Việt Nam, Lào, Campuchia. C. Xiêm (Thái Lan), Inđônêxia. D. Malaixia, Mianma (Miễn Điện). Câu 2. Những nước thuộc phe Liên minh là A. Anh, Pháp, Nga. B. Anh, Đức, Iatalia. C. Đức, Áo – Hung, Iatlia. D. Đức, Pháp, Nga. Câu 3. Những nước thuộc phe Hiệp ước là A. Anh, Pháp, Đức. B. Anh, Pháp, Nga. C. Đức, Mĩ, Nga. D. Anh, Pháp, Mĩ. Câu 4. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là gì ? A. Mâu thuẫn giữa Chủ nghĩa tư bản với Chủ nghĩa xã hội. B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân. D. Thái tử Áo – Hung bị một người yêu nước Xéc bi ám sát. Câu 5. Buổi đầu thời Cận đại, những ngành nào có vai trò quan trọng trong tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến ? A. Văn học, nghệ thuật, tư tưởng. B. Nghệ thuật , âm nhạc, mĩ thuật. C. Tư tưởng, tôn giáo, văn học. D. Nghệ thuật, âm nhạc, hội họa. Câu 6. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Lép Tôn - xtôi là A. Những người khốn khổ. B. Chiến tranh và Hoà bình. C. Đừng động vào tôi. D. Nhật kí người điên. Câu 7. Hai thiên tài âm nhạc nổi tiếng thế giới vào buổi đầu thời cận đại là A. Trai-cốp-xki và Mô-da. B. Bét–tô-ven và Mô-da. C. Sô-panh và Trai-cốp-xki. D. Mô-da và Sô-panh. Câu 8. Sự kiện mở đầu cho Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga là A. Cuộc biểu tình của 9 vạn nữ nông dân Pêtơrôgrát. B. Cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pêtơrôgrát. C. Cuộc biểu tình của 9 vạn nam, nữ công nhân Pêtơrôgrát. D. Cuộc biểu tình của 9 vạn nam, nữ nông dân Pêtơrôgrát. Câu 9. Nét nổi bật của tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 là A. Tình hình chính trị, xã hội ổn định. B. Các đế quốc bên ngoài đua nhau chống phá. C. Tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. D. Nhân dân bắt tay ngay vào xây dựng chế độ mới. Câu 10. Bản báo cáo quan trọng của Lênin trước Trung ương Đảng Bônsêvích (4-1917) là A. Chính cương tháng tư. B. Luận cương tháng tư. C. Cương lĩnh tháng tư. D. Báo cáo chính trị tháng tư. Câu 11. Luận cương Tháng Tư xác định mục tiêu và đường lối của cách mạng Nga năm 1917 là A. Chuyển từ cách mạng tư sản sang cách mạng vô sản. B. Chuyển từ cách mạng ruộng đất sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. C. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. Chuyển từ cách mạng tư sản dân quyền sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 12. Văn kiện kí kết từ các hội nghị hòa hình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đưa đến hình thành một trật tự thế giới mới, đó là A. Trật tự đa cực. B. Trật tự Oasinhtơn.
  2. C. Trật tự Vécxai. D. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn. Câu 13. Những nước giành được nhiều quyền lợi trong trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ. B. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản. C. Anh, Đức, Mĩ, Nhật Bản. D. Italia, Pháp, Mĩ, Nhật Bản. Câu 14. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra đầu tiên ở A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Mĩ Câu 15. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh ế 1929 – 1933 là do A. Giá cả đắ đỏ, người dân không mua được hàng hóa B. Hậu quả của cao trào cách mạng thế giới 1918 – 1923 C. Sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá “cầu” thời kì 1924 – 1929 D. Việc quản lí, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu Câu 16. Để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ đã làm gì A. Kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài. B. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân. C. Quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy. D. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội. Câu 17. Để giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước Đức, Ialia, Nhật Bản đã làm gì? A. Lôi kéo, tập hợp đồng minh B. Thiết lập chế độ độc tài phát xít C. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân D. Thủ tiêu các quyền ự do, dân chủ của nhân dân Câu 18. “NEP” là cụm từ viết tắt của A. Chính sách cộng sản thời chiến. B. kế hoạch 5 năm của Liên xô (1921 -1941) C. Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết. D. Chính sách kinh tế mới. Câu 19. Thành tựu lớn nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1925- 1941 là A. Hoàn thành tập thể hoá trong lĩnh vực nông nghiệp. B. Hơn 60 triệu người dân Liên xô thoát nạn mù chữ. C. Đời sống vật chất tinh thần của người dân được tăng lên. D. từ nước nông nghiệp thành cường quốc công nghiệp XHCN. Câu 20. Đường lối đối ngoại chủ yếu của Chính phủ Hítle là A. Bắt tay với các nước phát xít Italia, Nhật Bản, B. Thực hiện chính sách đối ngoại nước lớn. C. Tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh. D. Mở rộng giao lưu, hợp tác với các nước tư bản. Câu 21. Đến năm 1938, nước Đức đã được ví như A. Một trại tập trung khổng lồ. B. Một trại lính khổng lồ. C. Một tên sen đầm quốc tế. D. Một đế quốc bất khả chiến bại. Câu 22. Cuộc khủng hoàng kinh tế ở nước Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Tài chính, ngân hàng. D. Thương mại, dịch vụ. Câu 23. Chính sách đối ngoại chủ yếu của Mĩ đối với các nước Mĩ Latinh là A. Chính sách làng giềng hợp tác. B. Chính sách làng giềng đoàn kết. C. Chính sách làng giềng hữu nghị. D. Chính sách làng giềng thân thiện. Câu 24. Khủng hoảng ở Nhật Bản diễn ra nghiêm trọng nhất trong lĩnh vực nào? A. Tài chính, ngân hàng. B. Công nghiệp. C. Nông nghiệp. D. Thương mại, dịch vụ. Câu 25. Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh chiến tranh xâm lược A. Hàn Quốc B. Trung Quốc C. Triều Tiên D. Đài Loan
  3. Câu 26. Từ những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á đã xuất hiện và phát triển một khuynh hướng mới là A. khuynh hướng tư sản. B. xu hướng bạo động. C. xu hướng cải cách. D. khuynh hướng vô sản. Câu 27. Đảng Cộng sản được thành lập sớm nhất ở Đông Nam Á là A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a. C. Đảng Cộng sản Phi-lip-pin. D. Đảng Cộng sản Miến Điện. MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU Câu 1. Tính chất của Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là A. Cách mạng tư sản. B. Cách mạng vô sản. C. Cách mạng dân chủ tư sản. D. Cách mạng giải phóng dân tộc. Câu 2. Mục tiêu thành lập của tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên là A. Duy trì trật tự thế giới mới. B. Tăng cường an ninh giữa các nước. C. Đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế. D. Thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, khoa học. Câu 3. Trong quá trình chiến tranh thế giới thứ nhất, thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô Viết đánh dấu A. bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới. B. thắng lợi toàn diện của CNXH. C. chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. D. thất bại hoàn toàn của phe Liên minh. Câu 4. Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918 ), mang tính chất A. phi nghĩa thuộc về phe Liên minh. B. phi nghĩa thuộc về phe Hiệp ước. C. chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa. D. chính nghĩa về các nước thuộc địa. Câu 5. Hai chính quyền song song tồn tại ở nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 vì A. Đất nước rộng lớn đòi hỏi có hai chính quyền. B. Bị các nước đế quốc bên ngoài chi phối, can thiệp. C. Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau. D. Tạo tiền đề để thành lập chính quyền thống nhất trong cả nước. Câu 6. Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Hai ở Nga là gì ? A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ. B. Cách mạng vô sản. C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. D. Cách mạng văn hóa. Câu 7. Đâu là ý nghĩa của Luận cương do Lê nin soạn thảo ? A. Giác ngộ cách mạng cho đông đảo quần chúng nhân dân. B. Trang bị vũ khí tư tưởng cho mọi giai cấp tầng lớp. C. Chỉ rõ mục tiêu, đường lối chuyển sang cách mạng XHCN. D. Cổ vũ quần chúng tích cực đứng dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Câu 8. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) mang tính chất phi nghĩa vì A. gây nhiều thảm họa cho nhân loại,thiệt hại về kinh tế. B. gây thảm họa, chỉ mang lại lợi ích cho các nước thắng trận. C. không đem lại lợi ích cho nhân dân lao động. D. chỉ đem lại lợi ích cho các nước tham chiến. Câu 9. Quan hệ giữa các nước tư bản trong hệ thống Véc xai – Oa sinh tơn chỉ là tạm thời và rất mỏng manh vì A. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước bại trận. B. bất đồng và mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước giữa các nước thắng trận. C. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước bại trận, thuộc địa. D. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước thuộc địa. Câu 10. Trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã A. xác lập mối quan hệ hòa bình, ổn định trên thế giới. B. giải quyết được những vấn đề cơ bản về vấn đề dân tộc và thuộc địa. C. giải quyết được những mâu thuẫn giữa các nước tư bản về vấn đề quyền lợi.
  4. D. nảy sinh thêm bất đồng giữa các nước tư bản về vấn vấn đề quyền lợi. Câu 11. Lí do cơ bản để các nước Đức, Italia, Nhật Bản đi theo con đường phát xít hóa bộ máy nhà nước vì A. bất mãn với quyết định của Hòa ước Vec xai- Oasinhton. B. có ít thuộc địa, thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường. C. không tìm ra giải pháp tối ưu để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. D. là những nước truyền thống, quân phiệt hiếu chiến. Câu 12. Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929-1933) là gì ? A. Hàng chục triệu người trên thế giới bị thất nghiệp. B. Nhiều người bị phá sản, mất hết tiền bạc và nhà cửa. C. Xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh. D. Lạm phát phổ biến, nhà nước không thể điều tiết được. Câu 13. Thực chất của hệ thống Véc xai – Oa sinh ton là A. sự phân chia thế giới, phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận. B. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước thắng trận với các nước bại trận. C. xác lập sự áp đặt nô dịch đối với các nước bại trận, thuộc địa và phụ thuộc. D. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước thắng trận với các nước thuộc địa. Câu 14. Đặc điểm nổi bật của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là gì ? A. Là cuộc khủng hoảng thừa, trầm trọng nhất trong lịch sử của các nước tư bản. B. Là cuộc khủng hoảng thiếu, kéo dài nhất trong lịch sử của các nước tư bản C. Là cuộc khủng hoảng thiếu, có quy mô lớn nhất trong lịch sử các nước tư bản. D. Là cuộc khủng hoảng đầu tiên, để lại hậu quả nặng nề cho các nước tư bản. Câu 15. Để phục hồi và phát triển nền kinh tế, Chính phủ Rudơven đã thông qua một số đạo luật, ngoại trừ A. Đạo luật về ngân hàng. B. Đạo luật phục hưng công nghiệp. C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp. D. Đạo luật phát triển du lịch- dịch vụ. Câu 16. Đạo luật quan trọng nhất nhằm phục hồi và phát triển nền kinh tế là A. Đạo luật về ngân hàng. B. Đạo luật phục hưng công nghiệp. C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp. D. Đạo luật về ngân hàng, công nghiệp. Câu 17. Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật về vấn đề quốc tế để làm gì? A. trung lập giữa các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ B. ủng hộ các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ C. can thiệp quân sự vào các nước bên ngoài nước Mĩ D. giúp dỡ các thế lực thù địch ở bên ngoài nước Mĩ Câu 18. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á phát triển với quy mô như thế nào ? A. Diễn ra ở ba nước Đông Dương. B. Diễn ra ở hầu khắp các nước Đông Nam Á. C. Diễn ra nơi nào có đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo. D. Diễn ra chỉ ở nơi nào có Đảng Cộng sản lãnh đạo. Câu 19. Ý nào không phản ánh đúng nét mới trong phong trào dân tộc tư sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ? A. Mục tiêu giành độc lập được đề ra rõ ràng. B. Có sự liên kết với các phong trào trong cả nước. C. Một số chính đảng tư sản được thành lập. D. Diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú. Câu 20. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phong trào dân tộc ở các nước Đông Nam Á diễn ra như thế nào ? A. Dưới hình thức bất hợp tác. B. Sôi nổi, quyết liệt. C. Bí mật. D. Hợp pháp. Câu 21. Nét nổi bật của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là
  5. A. đấu tranh đòi các quyền lợi chính trị. B. đấu tranh đòi các quyền lợi kinh tế. C. nổ ra các cuộc khởi nghĩa vũ trang. D. thực hiện chủ trương “vô sản hóa”. Câu 22. Điểm nổi bật trong hoạt động chính trị của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. đòi thi hành những cải cách dân chủ. B. đòi những quyền lợi kinh tế. C. đòi quyền tự chủ chính trị, tự do kinh doanh. D. đòi các quyền dân sinh, dân chủ. Câu 23. Mục tiêu lớn nhất của phong trào yêu nước và cách mạng ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. độc lập dân tộc. B. cải cách dân chủ. C. công nghiệp hóa, hiện đại hóa. D. bình đẳng địa quyền. Câu 24 . Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. xu hướng vô sản nắm quyền lãnh đạo. B. xu hướng cải cách được nhân dân ủng hộ. C. chỉ có xu hướng tư sản lãnh đạo. D. tồn tại song song hai xu hướng:tư sản và vô sản. Câu 25. Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918 – 1939) là gì ? A. Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc trong phong trào đấu tranh. B. Một số chính đảng tư sản được thành lập và có ảnh hưởng rộng rãi. C. Giai cấp vô sản bắt đầu trưởng thành từ thập niên 1920. D. Các Đảng Cộng sản thành lập và lãnh đạo phong trào đấu tranh. Câu 26. Sự ra đời của Đảng cộng sản ở các nước Đông Nam Á đã khẳng định điều gì ? A. Cách mạng ở Đông Nam Á chấm dứt thời kì khủng hoảng về lãnh đạo. B. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị quan trọng. C. Hình thành cao trào cách mạng. D. Chủ nghĩa Mác-Lê nin có điều kiện ảnh hưởng sâu rộng. Câu 27 . Đâu là nguyên nhân thất bại của phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu- chia sau chiến tranh thế giới thứ nhất ? A. Tự phát, lẻ tẻ, chưa có tổ chức lãnh đạo, đường lối đúng đắn. B. Không lôi kéo được đông đảo nhân dân lao động tham gia. C. Nội bộ những ngừoi lãnh đạo có sự chia rẽ, mất đoàn kết. D. Sự xung đột gay gắt giữa hai dân tộc Cam-pu-chia và Lào. VẬN DỤNG THẤP Câu 1. Hệ quả nằm ngoài ý muốn của các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) là A. chiến tranh đã gây ra hậu quả nặng nề cho nhân loại. B. nhiều loại vũ khí,phương tiện chiến tranh mới được sử dụng. C. Mĩ tham chiến và trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước. D. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô Viết ra đời. Câu 2. Điểm nổi bật trong mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) là A. các nước đế quốc có sự phân chia về quyền lợi. B. sự đối đầu giữa các nước đế quốc với Liên Xô. C. một trật tự thế giới mới được thiết lập. D. thế giới vẫn giữ nguyên như cũ. Câu 3. Sự khác nhau cơ bản về hình thức đấu tranh trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á do Đảng Cộng sản lãnh đạo so với các Đảng tư sản lãnh đạo là A. đấu tranh hòa bình. B. khởi nghĩa vũ trang.
  6. C. đòi quyền lợi về kinh tế. D. đòi thành lập các đảng chính trị. Câu 4. Nét mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. có sự liên minh giữa vô sản và nông dân. B. có sự liên minh giữa tư sản và vô sản. C. sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc. D. giai cấp tư sản liên minh với phong kiến. Câu 5. Đảng Cộng sản ở các nước Đông Nam Á thành lập chịu ảnh hưởng bởi cơ sở lí luận nào ? A. Cách mạng tháng Mười. B. Các cuộc cách mạng dân chủ tư sản. C. Chủ nghĩa xã hội khoa học. D. Phong trào công nhân. Câu 6. Vì sao trong những năm 20 của thế kỉ XX chủ nghĩa Mác - Lê nin được truyền bá vào Đông Dương? A. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi và tác động. B. Các cuộc cách mạng dân chủ tư sản không ngừng diễn ra. C. Chủ nghĩa xã hội khoa học hình thành. D. Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ. Câu 7. Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu cho liên minh chống Pháp của hai nước Việt - Lào? A. Khởi nghĩa Ông Kẹo và Com- ma- đam. B. Khởi nghĩa của Châu Pa- chay. C. Khởi nghĩa của nông dân Rô-lê-phan. D. Khởi nghĩa ở Bô- lô –ven. Câu 8 . Quy luật nào rút ra từ phong trào đấu tranh giành và giữ nền độc lập dân tộc của cá nước trên bán đảo Đông Dương trên bán đảo Đông Dương? A. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. B. Sự lãnh đạo của đảng Dân tộc tư sản. C. Liên minh, đoàn kết chiến đấu cùng chống kẻ thù chung. D. Sự lãnh đạo của Mặt trận dân tộc thống nhất. Câu 9. Điểm khác biệt về lực lượng lãnh đạo trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của ba nước Đông Dương so với các nước Đông Nam Á từ thập niên 30 của thế kỉ XX trở đi là A. lãnh đạo của giai cấp tư sản dân tộc. B. lãnh đạo của Mặt trận dân tộc thống nhất. C. sự lãnh đạo của các tổ chức chính trị, xã hội. D. sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Câu 10 . Cuộc khởi nghĩa được xem là biểu tượng về liên minh chiến đấu giữa hai nước Việt Nam và Campuchia là A. khởi nghĩa của Achaxoa. B. khởi nghĩa của Pu côm pô. C. khởi nghĩa của Com ma đam. D. khởi nghĩa của Hoàng thân Si vô tha. Câu 11. Điểm giống nhau cơ bản giữa Duy tân Minh Trị và cuộc cải cách của vua Rama V ? A. Đều là các cuộc cách mạng vô sản. B. Đều là các cuộc cách mạng tư sản triệt để. C. Đều là các cuộc cách mạng tư sản không triệt để. D. Đều chống chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Câu 12. Người đã gửi đến Hội nghị Véc xai bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam để đòi quyền tự do, bình đẳng tự quyết là A. Lê-nin B. Nguyễn Ái Quốc. C. Xta-lin D. Mao Trạch Đông. VẬN DỤNG CAO Câu 1. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc đã tác động như thế nào đến nhận thức nhân loại ? A. Chiến tranh là quy luật tất yếu của đấu tranh sinh tồn giữa các dân tộc. B. Lên án, phản đối chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình thế giới. C. Chiến tranh đế quốc là mốc mở đầu cho thời kì mới của lịch sử loài người. D. Chiến tranh thế giới đã đưa lại cơ hội phát triển mới cho loài người. Câu 2. Từ sự bùng nổ của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, bài học nào là quan trọng nhất được rút ra để ngăn chặn một cuộc chiến tranh ? A. Kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. B. Có đường lối chiến lược chiến thuật đúng đắn.
  7. C. Đoàn kết nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới. D. Biết kìm chế giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hòa bình. Câu 3. Sự kiện nào đánh dấu mở đường giải quyết sự khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam ? A. Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước năm 1911. B. Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa 7/1920. C. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp tháng 12/1920. D. Nguyễn Ái Quốc xuất bản tác phẩm Đường Cách mệnh. Câu 4. “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta , đây là con đường giải phóng chúng ta” Nguyễn Ái Quốc rút ra chân lý đó dưới sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng nào ? A. Nội chiến Quốc – Cộng. B. Cách mạng tư sản Pháp. C. Cách mạng tháng Mười Nga. D. Cách mạng tháng Hai ở Nga. Câu 5. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào ? A. Phát triển nhanh chóng. B. Khủng hoảng suy thoái. C. Phát triển một số lĩnh vực. D. Khủng hoảng trong nông nghiệp. Câu 6. Liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương trong giai đoạn 1918 – 1939 được thể hiện ở sự kiện nào? A. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Dân chủ Đông Dương. B. Một số cơ sở bí mật đầu tiên của Đảng được thành lập ở 3 nước Đông Dương. C. Sự ra đời của Đảng CSVN ( từ 10/1930 là Đảng Cộng sản Đông Dương). D. Cuộc vận động dân chủ Đông Dương đã tập hợp đông đảo nhân dân Đông Dương. Câu 7. Một trong những bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản (1868) đối với Việt Nam hiện nay là A. coi trọng truyền thống đoàn kết dân tộc và tinh thần tự cường quốc gia. B. coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, chú trọng việc đào tạo nhân lực. C. tăng cường xây dựng tiềm lực quốc phòng để bảo vệ chủ quyền dân tộc. D. đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển nền kinh tế. Câu 8. Từ cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, bài học nào Việt Nam có thể rút ra để thực hiện thành công công cuộc đổi mới kinh tế nước ta hiện nay? A. Quan tâm giải quyết những vấn đề dân sinh, dân chủ. B. Xây dựng đường lối phát triển kinh tế đúng đắn, phù hợp. C. Tập trung phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn. D. Xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2