intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Địa lí lớp 11

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

541
lượt xem
119
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo “Câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Địa lí lớp 11”. Đề cương nhằm hệ thống hóa kiến thức Địa lí lớp 11 theo dạng câu hỏi trắc nghiệm có đáp án sẽ giúp các bạn ôn tập và nắm vững kiến thức một cách nhanh chóng, chính xác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Địa lí lớp 11

  1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11 Câu 1. ĐL1114NCB. Braxin là nước có diện tích lớn A. thứ nhất Mỹ la tinh. B. thứ ba châu Mỹ. C. thứ tư thế giới. D. Ý A và B. PA: D Câu 2. ĐL1114NCB. Braxin là nước có diện tích lớn A. thứ nhất Mỹ la tinh. B. thứ hai châu Mỹ. C. thứ năm thế giới. D. Ý A và C. PA: D Câu 3. ĐL1114NCB. Braxin là nước có diện tích lớn A. thứ nhì Mỹ la tinh. B. thứ ba châu Mỹ. C. thứ năm thế giới. D. Ý B và C. PA: D Câu 4. ĐL1114NCB. Braxin có diện tích đất đỏ badan rộng lớn thuận lợi cho trồng cây công nghiệp lâu năm nhất là cafê, cao su nằm ở A. phía bắc sơn nguyên Braxin. B. phía nam sơn nguyên Braxin. C. phía đông nam sơn nguyên Braxin. D. phí tây bắc sơn nguyên Braxin. PA: B Câu 5. ĐL1114NCB. Nơi giàu khoáng sản của sơn nguyên Braxin là A. phía đông bắc. B. phía đông nam. C. vùng trung tâm. D. phía tây nam. PA: B Câu 6. ĐL1114NCB. Năm 2005, Braxin có dân số khoảng A. trên 148 triệu người. B. gần 178 triệu người. C. trên 184 triệu người. D. gần 194 triệu người PA: C Câu 7. ĐL1114NCB. Trong thời kỳ từ năm 2001 đến năm 2005 tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Braxin thay đổi theo xu hướng A. tăng nhẹ nhưng có biến động. B. giảm nhẹ và có biến động. C. tăng khá mạnh và tăng liên tục. D. giảm nhẹ và giảm liên tục. PA: B Câu 8. ĐL1114NCB. Năm 2005, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Braxin là A. 1,2% B. 1,5% C. 1,3% D. 1,4% PA: D Câu 9. ĐL1114NCB. So với trung bình của thế giới, năm 2005 tỉ lệ dân thành thị của Braxin cao gấp A. 1,2 lần. B. 1,4 lần. C. 1,5 lần. D. 1,7 lần. PA: D Câu 10. ĐL1114NCB. Về thành phần dân cư phân theo chủng tộc, chiếm tỉ lệ cao nhất ở Braxin là chủng tộc A. Nê-grô-ít. B. Môn-gô-lô-ít. C. Ơ-rô-pê-ô-ít. D. người lai. PA: C Câu 11. ĐL1114NCB. Năm 2005, tỉ lệ dân thành thị của Braxin rất cao chiếm tới
  2. A. 65% B. 72% C. 78% D. 81% PA: D Câu 12. ĐL1114NCB. Ngôn ngữ chính của Braxin là A. Tiếng Tây Ban Nha. B. Tiếng Bồ Đào Nha. C. Tiếng Anh. D. Tiếng Pháp. PA: B Câu 13. ĐL1114NCB. Braxin giành độc lập vào năm A. 1812 B. 1821 C. 1822 D. 1832 PA: C Câu 14. ĐL1114NCB. Braxin là nước có nền kinh tế phát triển A. nhất Nam Mỹ. B. thứ nhì Nam Mỹ. C. thứ ba Nam Mỹ. D. thứ tư Nam Mỹ. PA: A Câu 15. ĐL1114NCB. So với GDP của toàn khu vực Nam Mỹ, năm 2004 GDP của Braxin chiếm A. gần 50%. B. hơn 50%. C. khoảng 30%. D. khoảng 40%. PA: B Câu 16. ĐL1114NCB. Nhận xét không đúng về quá trình phát triển nền kinh tế của Braxin là A. giai đoạn 1968-1974 kinh tế phát triển rất mạnh. B. thập niên 80-90 của thế kỷ XX kinh tế khó khăn, suy thoái. C. thập niên 90 của thế kỷ XX phát triển mạnh. D. những năm gần đây kinh tế đang trên đà phục hồi và phát triển. PA: C Câu 17. ĐL1114NCB. Nhận xét đúng về nền kinh tế Braxin trong những năm gần đây là A. khó khăn và đang suy thoái. B. đang trên đà phục hồi và phát triển. C. đang phát triển mạnh. D. phát triển không ổn định. PA: B Câu 18. ĐL1114NCB.Nhận xét đúng về nền kinh tế Braxin ở giai đoạn thập niên 80-90 của thế kỷ XX là A. khó khăn và suy thoái. B. phát triển mạnh. C. phục hồi và phát triển. D. đang dần được phục hồi. PA: A Câu 19. ĐL1114NCB. Nhận xét đúng về nền kinh tế của Braxin giai đoạn 1968-1974 là A. phát triển rất nhanh. B. khó khăn, suy thoái. C. phát triển không ổn định. D. phục hồi và phát triển. PA: A Câu 20. ĐL1114NCB. Nhận xét đúng về cơ cấu GDP của Braxin hiện nay là A. tỉ trọng khu vực I cao, khu vực II và III thấp. B. tỉ trọng khu vực II cao, khu vực I và III thấp. C. tỉ trọng khu vực III rất cao, khu vực II thấp, khu vực I rất thấp. D. tỉ trọng khu vực III rất cao, khu vực II cao, khu vực I rất thấp. PA: C Câu 21. ĐL1114NCH. Nhận xét không đúng về xu hướng chuyển dịch cơ cấu GDP của Braxin giai đoạn 1995-2004 là A. tỉ trọng khu vực I rất thấp và liên tục giảm
  3. B. tỉ trọng khu vực II giảm liên tục và giảm mạnh. C. tỉ trọng khu vực III tăng liên tục và chiếm tỉ trọng rất cao. D. có sự thay đổi về vị trí các khu vực kinh tế trong cơ cấu GDP. PA: D Câu 22. ĐL1114NCB. Cây lương thực chính của Braxin là A. ngô B. lúa C. sắn D. các ý trên PA: D Câu 23. ĐL1114NCB. Nước đứng đầu thế giới về sản lượng càfê là A. Êtiôpia. B. Braxin. C. Inđônêxia. D. Việt Nam. PA: B Câu 24. ĐL1114NCB. Nước sản xuất càfê có chất lượng đứng hàng đầu thế giới là A. Việt Nam. B. Braxin. C. Côlômpia. D. Êtiôpia. PA: B Câu 25. ĐL1114NCB. Ngành chăn nuôi gia súc của Braxin phát triển A. nhất Nam Mỹ. B. thứ nhì Nam Mỹ. C. thứ ba Nam Mỹ. D. thứ tư Nam Mỹ. PA: A Câu 26. ĐL1114NCB. Các vật nuôi chính của Braxin là A. bò, lợn, cừu. B. bò, lợn, dê. C. trâu, bò, lợn. D. trâu, bò, cừu. PA: C Câu 27. ĐL1114NCB. Các cây công nghiệp quan trọng của Braxin là A. càfê, hồ tiêu, ca cao, đậu tương, mía. B. càfê, hồ tiêu, dừa, đậu tương, mía. C. càfê, hồ tiêu, lạc, mía, thuốc lá. D. càfê, hồ tiêu, mía, củ cải đường, thuốc lá. PA: A Câu 28. ĐL1114NCB. Nước có số lượng trâu, bò, lợn nhiều nhất Nam Mỹ là A. Áchentina. B. Paragoay. C. U-ra-goay. D. Braxin. PA: D Câu 29. ĐL1114NCH. Nhận xét đúng về đặc điểm của nền công nghiệp Braxin là A. chủ yếu phát triển công nghiệp nặng. B. chủ yếu phát triển công nghiệp khai khoáng. C. phát triển khá đều cả công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. D. chủ yếu phát triển công nghiệp nhẹ. PA: C Câu 30. ĐL1114CBB. So với tổng kim ngạch xuất khẩu của Braxin, sản phẩm công nghiệp chế biến chiếm A. 51% B. 61% C. 56% D. 65% PA: B Câu 31. ĐL1114NCB. Năm 2004, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Braxin đạt tới A. 152,4 tỉ USD. B. 156,6 tỉ USD. C. 162,4 tỉ USD. D. 164,2 tỉ USD. PA: C Câu 32. ĐL1114NCB. Năm 2004, cán cân xuất nhập khẩu của Braxin đạt giá trị dương lên tới A. 20,5 tỉ USD. B. 25,0 tỉ USD. C. 30,5 tỉ USD. D. 35,0 tỉ USD.
  4. PA: C Câu 33. ĐL1114NCH. Nguyên nhân quan trọng đã làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội ở Braxin là A. đô thị hóa tự phát. B. môi trường đô thị. C. thất nghiệp ở đô thị. D. chênh lệch giàu nghèo trong xã hội. PA: A Câu 34. ĐL1114NCB. Năm 2001, tỉ lệ thất nghiệp ở Braxin là A. 4,9% B. 6,1% C. 6,4% D. 9,4% PA: D Câu 35. ĐL1114NCB. Với 10% những người giàu nhất ở Braxin nhưng chiếm tới A. gần 50% GDP. B. trên 50% GDP. C. gần 60% GDP. D. trên 60% GDP. PA: A Câu 36. ĐL1114NCB. Với 10% những người nghèo nhất ở Braxin nhưng chỉ chiếm có A. 0,4% GDP. B. 0,5% GDP. C. 0,6% GDP. D. 0,7% GDP. PA: B Câu 37. ĐL1114NCB. Tổng các khoản nợ của Braxin năm 2003 chiếm tới A. 45,6% GDP. B. 54,6% GDP. C. 46,5% GDP. D. 65,4% GDP. PA: C Câu 38. ĐL1114NCB. Vùng Đông Nam của Braxin tập trung tới A. 34,5% dân số cả nước. B. 43,5% dân số cả nước. C. 35,4% dân số cả nước. D. 45,3% dân số cả nước. PA: B Câu 39. ĐL1114NCB. Vùng Đông Nam của Braxin chiếm tới A. gần 50% tổng thu nhập quốc dân. B. gần 60% tổng thu nhập quốc dân. C. gần 63% tổng thu nhập quốc dân. D. trên 63% tổng thu nhập quốc dân. PA: D Câu 40. ĐL1114NCB. Các vùng Trung Tây và Bắc của Braxin dân cư thưa thớt chỉ chiếm A. 11% dân số cả nước. B. 12% dân số cả nước. C. 13% dân số cả nước. D. 14% dân số cả nước. PA: C Câu 41. ĐL1115NCB. Sản lượng càfê của Braxin năm 2004 so với toàn thế giới chiếm A. 31,5%. B. 32,5%. C. 33,5%. D. 35,1%. PA: A Câu 42. ĐL1115NCB. Sản lượng mía đường của Braxin năm 2004 so với toàn thế giới chiếm A. 21% B. 27% C. 28% D. 31% PA: D Câu 43. ĐL1115NCH. Nhận xét đúng về sản lượng càfê của Braxin trong thời kỳ từ 1990- 2004 là A. giảm nhưng không đáng kể. B. giảm mạnh và có biến động. C. tăng mạnh và có biến động. D. tăng mạnh và tăng liên tục. PA: C Câu 44 . ĐL1115NCB. Nhận xét đúng về ngành sản xuất mía đường của Braxin thời kỳ 1990-2004 là A. sản lượng mía đường liên tục tăng và tăng rất mạnh.
  5. B. sản lượng mía đường tăng mạnh nhưng còn biến động. C. sản lượng mía đường tăng liên tục nhưng tăng chậm. D. sản lượng mía đường giảm nhẹ nhưng còn biến động. PA: A Câu 45. ĐL1115NCB. Xếp hạng sản lượng càfê của Braxin trên thế giới vào năm 2001 và 2004 lần lượt là A. thứ ba và thứ nhất B. thứ hai và thứ nhất C. đều xếp thứ nhất D. thứ nhất và thứ hai PA: C Câu 46. ĐL1115NCB. Xếp hạng sản lượng hồ tiêu của Braxin trên thế giới vào năm 2001 và 2004 lần lượt là A. thứ hai và thứ ba. B. thứ ba và thứ hai. C. thứ nhất và thứ ba. D. thứ hai và thứ nhất. PA: B Câu 47. ĐL1115NCB. Là quốc gia có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho trồng cây cao su nhưng sản lượng cao su năm 2004 của Braxin trên thế giới chỉ xếp thứ A. tư B. năm C. chín D. mười PA: D Câu 48. ĐL1115NCB. Năm 2004, Braxin đứng đầu thế giới về xuất khẩu hai sản phẩm là A. cafê và chuối. B. cafê và hồ tiêu. C. cafê và nước cam. D. cafê và đỗ tương. PA: C Câu 49. ĐL1115NCB. Năm 2004, Braxin đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu hai sản phẩm là A. cafê và đỗ tương. B. đỗ tương và đường. C. đường và nước cam. D. cafê và nước cam. PA: B Câu 50. ĐL1115NCB. Ở Braxin, cây cao su được trồng chủ yếu ở A. vùng Đông Bắc. B. vùng Đông Nam. C. vùng Tây Bắc. D. vùng Trung tâm cao nguyên Braxin. PA : C Câu 51. ĐL1115NCB. Năm 2004, so với khu vực Nam Mỹ, đàn trâu của Braxin chiếm A. 70% B. 80% C. 90% D. 100% PA: D Câu 52. ĐL1115NCB. Năm 2004 Braxin có tổng đàn bò là A. 190.000 nghìn con. B. 191.000 nghìn con. C.192.000 nghìn con. D. 193.000 nghìn con. PA: C Câu 53. ĐL1115NCH. Năm 2004, so với khu vực Nam Mỹ đàn bò của Braxin chiếm A. 50% B. 55% C. trên 58% D. trên 60% PA: C Câu 54. ĐL1115NCB. Năm 2004, tổng số đàn lợn của Braxin là A. 30 triệu con B. 32 triệu con C. 33 triệu con D. 35 triệu con PA: C Câu 55. ĐL1115NCB. Năm 2004, so với khu vực Nam Mỹ đàn lợn của Braxin chiếm A. gần 50% B. trên 50% C. gần 60% D. trên 60% PA: D Câu 56. ĐL1115NCH. Nhận xét đúng về sự thay đổi tỉ trọng của nông-lâm nghiệp và thủy sản trong GDP (theo giá trị thực tế) của Braxin thời kỳ 1995-2004 A. liên tục giảm và chiếm tỉ trọng rất thấp. B. liên tục giảm (trừ giai đoạn 2002-2003) và chiếm tỉ trọng rất thấp. C. giảm mạnh nhưng còn biến động và tỉ trọng thấp. D. giảm không đáng kể và chiếm tỉ trọng khá cao.
  6. PA: B Câu 57. ĐL1115NCB. Năm 2004, tỉ trọng của nông-lâm nghiệp và thủy sản trong cơ cấu GDP (tính theo giá thực tế) của Braxin chiếm A. 14,0% B. 7,3% C.6,5% D. 5,1% PA: D Câu 58. ĐL1115NCH. Nhận xét đúng nhất về khu vực sản xuất lương thực, thực phẩm cho nhu cầu trong nước của nông nghiệp Braxin là A. diện tích nhỏ hẹp, đất cằn cỗi, kỹ thuật lạc hậu, sản phẩm chủ yếu là lúa, ngô, sắn, đậu. B. diện tích rộng, đất cằn cỗi, kĩ thuật lạc hậu, sản phẩm chủ yếu là lúa, ngô, sắn, đậu. C. diện tích nhỏ hẹp, đất cằn cỗi, kĩ thuật tiên tiến, sản phẩm chủ yếu là lúa, ngô, sắn, đậu. D. diện tích nhỏ hẹp, đất cằn cỗi, kĩ thuật lạc hậu, sản phẩm chủ yếu là càfê, cao su, hồ tiêu, mía. PA: A Câu 59. ĐL1115NCH. Năm 2004, các nông sản của Braxin chiếm khoảng 31% sản lượng của thế giới là A. càfê và cao su. B. càfê và mía đường. C. càfê và hồ tiêu. D. càfê và nước cam. PA: B Câu 60. ĐL1115NCB. Nhận xét đúng nhất về sản xuất nông nghiệp ở khu vực đồn điền của Braxin là A. diện tích rộng, đất xấu, kĩ thuật cao, trồng cây công nghiệp xuất khẩu. B. diện tích rộng, đất tốt, kĩ thuật lạc hậu, trồng cây công nghiệp xuất khẩu. C. diện tích rộng, đất tốt, kĩ thuật cao, trồng cây công nghiệp xuất khẩu. D. diện tích rộng, đất tốt, kĩ thuật cao, trồng cây lương thực và cây công nghiệp. PA: C Câu 61. ĐL1116CBB. Một tổ chức liên kết kinh tế khu vực có nhiều thành công trên thế giới và hiện nay trở thành một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới là A. Liên minh châu Âu (EU). B. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). D. Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR). PA: A Câu 62. ĐL1116CBH. Thời điểm được coi là năm ra đời của Liên minh Châu Âu là A. năm 1951. B. năm 1957. C. năm 1958. D. năm 1967. PA: B Câu 63. ĐL1116CBB. Cộng đồng châu Âu (EU) được thành lập trên cơ sở hợp nhất cộng đồng than và thép châu Âu, cộng đồng kinh tế châu Âu, cộng đồng nguyên tử châu Âu vào năm A. 1951 B. 1957 C. 1958 D. 1967 PA: D Câu 64. ĐL1116CBB. Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu vào năm A. 1957 B. 1958 C. 1967 D. 1993 PA: D Câu 65. ĐL1116CBB. Từ 6 nước thành viên ban đầu, đến đầu năm 2007 EU đã có số nước thành viên là A. 15 B. 21 C. 27 D. 29 PA: C Câu 66. ĐL1116CBH. Mục đích của EU là xây dựng, phát triển một khu vực A. tự do lưu thông hàng hóa và dịch vụ. B. tự do lưu thông con người và tiền vốn.
  7. C. hợp tác, liên kết về kinh tế, luật pháp, nội vụ, an ninh, đối ngoại. D. Các ý trên. PA: D Câu 67. ĐL1116CBH. Ba trụ cột của EU theo hiệp hội MAXTRICH là A. Cộng đồng châu Âu. B. chính sách đối ngoại và an ninh chung. C. hợp tác về tư pháp và nội vụ. D. Các ý trên. PA: D Câu 68. ĐL1116CBH. Dẫn đầu thế giới về thương mại hiện nay là A. Hoa Kỳ. B. EU. C. Nhật Bản. D. ASEAN. PA: B Câu 69. ĐL1116CBB. Tỉ trọng xuất khẩu trong GDP năm 2004 của EU là A. 7,0% B. 12,2% C. 25,6% D. 26,5% PA: D Câu 70. ĐL1116CBB. Năm 2004, tỉ trọng của EU trong xuất khẩu của thế giới chiếm A. 17,5% B. 27,6% C. 31,6% D. 37,7% PA: D Câu 71. ĐL1116CBB. Nhận xét đúng về tỉ trọng của EU so với Hoa Kỳ và Nhật Bản trong xuất khẩu của thế giới vào năm 2004 là A. tương đương với Hoa Kỳ. B. tương đương với Nhật Bản. C. lớn hơn Hoa Kỳ và Nhật Bản cộng lại. D. nhỏ hơn Hoa Kỳ và Nhật Bản cộng lại. PA: C Câu 72. ĐL1116CBB. Năm 2005, số dân của EU là A. 459,7 triệu người. B. 495,7 triệu người. C. 549,7 triệu người. D. 475,9 triệu người. PA: A Câu 73. ĐL1116CBB. Nhận xét đúng về số dân của EU so với Hoa Kỳ và Nhật Bản vào năm 2005 là A. bằng Nhật Bản. B. nhỏ hơn Hoa Kỳ. C. lớn hơn Hoa Kỳ và Nhật Bản cộng lại. D. nhỏ hơn Hoa Kỳ và Nhật Bản cộng lại. PA: C Câu 74. ĐL1116CBB. Nhận xét không đúng về GDP của EU so với Hoa Kỳ và Nhật Bản vào năm 2004 là A. lớn hơn Hoa Kỳ. B. lớn hơn Nhật Bản. C. lớn hơn Hoa Kỳ và Nhật Bản cộng lại. D. nhỏ hơn Hoa Kỳ và Nhật Bản cộng lại. PA: D Câu 75. ĐL1116CBB. Năm 2004, so với toàn thế giới dân số của EU chiếm A. 5,2% B. 6,5% C. 7,1% D. 7,5% PA: C Câu 76. ĐL1116CBB. Năm 2004, ngành sản xuất ô tô của EU chiếm A. 21% của thế giới. B. 23% của thế giới. C. 26% của thế giới. D. 28% của thế giới. PA: C Câu 77. ĐL1116CBB. Trong tổng GDP của thế giới vào năm 2004, tỉ trọng của EU chiếm
  8. A. 21% B. 25% C. 29% D. 31% PA: D .Câu 78. ĐL1116CBB. Năm 2004, trong viện trợ phát triển thế giới, tỉ trọng của EU chiếm A. 39% B. 49% C. 59% D. 69% PA: C Câu 79. ĐL1116CBB. Năm 2004, trong tiêu thụ năng lượng của thế giới, EU chiếm A. 19% B. 21% C. 23% D. 25% PA: A Câu 80. ĐL1116CBH. Bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển hiện nay là A. Hoa Kỳ. B. Nhật Bản. C. Canađa. D. EU. PA: D Câu 81. ĐL1116CBH. Các cơ quan đầu não của EU bao gồm A. Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu. B. Hội đồng bộ trưởng EU. C. Ủy ban liên minh châu Âu. D. Các ý trên. PA: D Câu 82. ĐL1116CBH. Nhận xét đúng nhất về việc EU không tuân thủ đầy đủ các qui định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là A. trợ cấp cho hàng nông sản của các nước thành viên. B. hạn chế nhập khẩu đối với các mặt hàng ‘nhạy cảm’ như than, sắt. C. đặt mức phạt thế quan với các mặt hàng nhập khẩu có giá rẻ hơn so với giá ở nước xuất khẩu. D. Các ý trên. PA: D Câu 83. ĐL1117CBH. Nhận xét đúng nhất về tự do lưu thông ở Thị trường chung châu Âu là A. con người, hàng hóa, cư trú. B. dịch vụ, hàng hóa, tiên vốn, con người. C. dịch vụ, tiền vốn, chọn nơi làm việc. D. tiền vốn, con người, dịch vụ. PA: B Câu 84. ĐL1117CBB. EU đã thiết lập một thị trường chung vào ngày 1 tháng 1 năm A. 1990 B1992 C. 1993 D. 1995 PA: C Câu 85. ĐL1117CBH. Tự do di chuyển trong Liên minh châu Âu bao gồm các nội dung A. tự do đi lại. B. tự do cư trú. C. tự do chọn nơi làm việc. D. Các ý trên. PA: D Câu 86. ĐL1117CBB. Đồng tiền chung Ơ-rô của EU được đưa vào giao dịch thanh toán từ năm A. 1989 B. 1995 C. 1997 D. 1999 PA: D Câu 87. ĐL1117 CBB. Tính đến năm 2004, số nước thành viên của EU sử dụng dồng Ơ-rô làm đồng tiền chung là A. 13 nước. B. 15 nước. C. 16 nước. D. 17 nước. PA: A Câu 88. ĐL1117CBB. Các nước sáng lập ra tổ hợp công nghiệp hàng không E-bớt là A. Đức, Pháp, Anh. B. Đức, Ý, Anh.
  9. C. Pháp, Tây Ban Nha, Anh. D. Anh, Pháp, Hà Lan. PA: A Câu 89. ĐL1117CBB. Tổ hợp công nghiệp hàng không E-Bớt có trụ sở đặt ở A. Li-vơ-pun (Anh). B. Hăm-buốc (Đức). C. Tu-lu-dơ (Pháp). D. Boóc- đô (Pháp). PA: C Câu 90. ĐL1117CBB. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-xơ được hoàn thành vào năm A. 1990 B. 1994 C. 1995 D. 1997 PA: B Câu 91. ĐL1117 CBB. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-xơ nối liền nước Anh với châu Âu tại bờ biển của A. Hà Lan. B. Đan Mạch. C. Pháp. D. Tây Ban Nha. PA: C Câu 92. ĐL1117CBH. Liên kết vùng châu Âu là một khu vực A. nằm hoàn toàn bên trong ranh giới EU. B. nằm ở biên giới EU, có một phần nằm ở ngoài ranh giới EU. C. nằm hoàn toàn bên ngoài lãnh thổ EU. D. Ý A và B PA: D Câu 93. ĐL1117 CBB. Tính đến năm 2000, số lượng liên kết vùng châu Âu có khoảng A. 120 B. 130 C. 140 D. 150 PA: C Câu 94. ĐL1117 CBH. Liên kết vùng châu Âu cho phép người dân các nước trong vùng thực hiện các hoạt động hợp tác sâu rộng về các mặt A. kinh tế. B. xã hội. C. văn hóa. D. Các ý trên. PA: D Câu 95. ĐL1117CBB. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ hình thành tại khu vực biên giới của các nước A. Hà Lan, Bỉ và Đức. B. Hà Lan, Pháp và Áo. C. Bỉ, Pháp, Đan Mạch. D. Đức, Hà Lan, Pháp. PA: A Câu 96. ĐL1117CBH. Liên kết vùng đã giúp cho người dân các nước trong vùng A. lựa chọn quốc gia trong vùng để làm việc. B. nhận được thông tin các nước qua báo chí bằng tiếng nói của nước. C. sinh viên các nước trong vùng có thể theo những khóa đào tạo chung. D. Các ý trên. PA: D Câu 97. ĐL1117CBH. Liên kết vùng châu Âu đã xóa bỏ ranh giới các quốc gia về A. đi lại. B. việc làm. C. thông tin và đào tạo. D. Các ý trên. PA: D Câu 98. ĐL1117CBH. Việc sử dụng đồng Ơ-rô mang lại lợi ích A. nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu. B. thủ tiêu những rủi ro khi thực hiện những chuyển đổi ngoại tệ.
  10. C. việc chuyển giao vốn trong các nước thành viên EU thuận lợi. D. Các ý trên. PA: D Câu 99. ĐL1118CBH. Khi hình thành một EU thống nhất sẽ mang lại thuận lợi cho các thành viên là A. rút gắn thời gian vận tải. B. các hãng bưu chính viễn thông được tự do kinh doanh ở các nước EU. C. người lao động và đi học được tự do lựa chọn nơi làm việc và học tập ở những nước khác nhau trong EU. D. Các ý trên. PA: D Câu 100. Nhận xét không chính xác về vai trò của Liên minh châu Âu (EU) trên thế giới (năm 2004) là A. chiếm 31% trong tổng GDP của thế giới. B. chiếm 37,7% trong xuất khẩu của thế giới. C. chiếm 36% trong sản xuất ô tô của thế giới. D. chiếm 59% trong viện trợ phát triển thế giới. PA : C Câu 101. ĐL1118CBH. Trong chính sách đối ngoại và an ninh chung của Liên minh châu Âu (EU) không có nội dung về A. hợp tác trong chính sách đối ngoại. B. phối hợp hành động đẻ giữ gìn hòa bình. C. hợp tác trong chính sách nhập cư. D. hợp tác về chính sách an ninh. PA: C Câu 102. ĐL1118CBH. Trong chính sách hợp tác về tư pháp và nội vụ của Liên minh châu Âu (EU) không có nội dung về A. chính sách nhập cư. B. chính sách an ninh. C. đấu tranh chống tội phạm. D. hợp tác về cảnh sát và tư pháp. PA: B Câu 103. ĐL1118CBH. Dân số của EU năm 2004 so với các nước trên thế giới đứng A. thứ nhất. B. thứ nhì. C. thứ ba. D. thứ tư. PA: C Câu 104. ĐL1118NCB. Vào năm 2000, trong tổng số 10 công ti hàng đầu thế giới thì EU chiếm A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 PA: B Câu 105. ĐL1118NCB. Tính đến năm 2000, trong tổng số 25 công ti hàng đầu thế giới thì EU có A. 5 công ti. B. 7 công ti. C. 9 công ti. D. 11 công ti. PA: C Câu 106. ĐL1118CBH. Cộng hòa liên bang Đức có vị trí là cầu nối quan trọng giữa A. Đông Âu và Tây Âu. B. Trung Âu và Nam Âu. C. Bắc Âu và Nam Âu. D. Ý A và C. PA: D Câu 107. ĐL1119CBH. Quốc gia được đánh giá là giữ vai trò hàng đầu trong việc xây dựng và phát triển EU là A. Anh và Đức. B. Pháp và Đức.
  11. C. Bỉ và Anh. D. Hà Lan và Anh. PA: B Câu 108. ĐL1119CBB. Nhận xét đúng về tài nguyên thiên nhiên của Cộng hòa liên bang Đức là A. giàu tài nguyên du lịch. B. nghèo tài nguyên khoáng sản. C. giàu tài nguyên du lịch và khoáng sản. D. Ý A và B. PA: D Câu 109. ĐL1119CBB. Tài nguyên khoáng sản đáng kể của CHLB Đức là A. than nâu, than đá và muối mỏ. B. than nâu, sắt và muối mỏ. C. than đá, đồng và sắt. D. than nâu, đồng và muối mỏ. PA: A Câu 110. Nhận xét không đúng về đặc điểm vị trí của Cộng hòa liên bang Đức là A. nằm ở trung tâm châu Âu. B. giáp với 9 nước, Biển Bắc và Biển Ban tích. C. giáp với 9 nước, Biển Măng Xơ và Địa Trung Hải. D. thuận lợi trong giao lưu với các nước khác ở châu Âu. PA: C Câu 111. ĐL1119CBH. Nhận xét không đúng về đặc điểm dân cư-xã hội Cộng hòa liên bang Đức là A. cơ cấu số già, mức sống của người dân cao. B. giáo dục- đào tạo được chú trọng đầu tư, chi phí bảo hiểm xã hội cao. C. tỉ suất sinh vào loại cao nhất châu Âu, cơ cấu dân số trẻ. D. chính phủ ưu tiên, trợ cấp cho các gia đình đông con. PA: C Câu 112. ĐL1119CBB. Hiện tại có khoảng 10% dân số Cộng hòa liên bang Đức là người nhập cư, trong đó nhiều nhất là người A. Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan. B. I-ta-li-a và Thổ Nhĩ Kỳ. C. I-ta-li-a và Tây Ban Nha. D. Thổ Nhĩ Kỳ và Bungari. PA: B Câu 113. ĐL1119CBB. Nhận xét không đúng về đặc điểm dân cư Cộng hòa liên bang Đức là A. cơ cấu dân số già. B. số dân tăng chủ yếu do nhập cư. C. tỉ lệ sinh vào loại thấp nhất châu Âu. D. hiện có khoảng 20% dân số là người nhập cư. PA: D Câu 114. ĐL1119CBB. Nhận xét không đúng về đặc điểm dân cư-xã hội cộng hòa liên bang Đức là A. người dân có mức sống cao so với các nước trên thế giới. B. người dân có mức sống trung bình so với các nước trên thế giới. C. người dân được hưởng một hệ thống bảo hiểm xã hội tốt. D. cơ cấu dân số già gây khó khăn về việc bổ sung nguồn lao động. PA: B Câu 115. ĐL1119CBH. Nhận xét đúng về sự biến đổi của nền kinh tế-xã hội Cộng hòa liên bang Đức hiện nay là A. từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. B. từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.
  12. C. từ nền kinh tế tri thức sang nền kinh tế dịch vụ. D. từ nền kinh tế tập trung hóa sang nền kinh tế thị trường. PA: B Câu 116. ĐL1119CBB. Năm 2004, trong cơ cấu GDP theo khu vực của nền kinh tế Cộng hòa liên bang Đức, tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm A. 29% B. 39% C. 49% D. 59% PA: A Câu 117. ĐL1119CBB. Trong cơ cấu GDP theo khu vực của nền kinh tế cộng hòa liên bang Đức năm 2004, tỉ trọng khu vực nông nghiệp chiếm A. 1,0% B. 1,5% C. 1,9% D. 2,1% PA: A Câu 118. ĐL1119CBB. Trong cơ cấu GDP theo khu vực của nền kinh tế Cộng hòa liên bang Đức năm 2004, tỉ trọng khu vực dịch vụ chiếm A. 40% B. 50% C. 60% D. 70% PA: D Câu 119. ĐL1119CBB. Trong cơ cấu GDP theo khu vực của nền kinh tế cộng hòa liên bang Đức năm 2004, tỉ trọng khu vực sản xuất vật chất chiếm A. 25% B. 30% C. 35% D. 40% PA: B Câu 120. ĐL1119CBB. Trong bảng xếp hạng GDP của 5 cường quốc kinh tế (Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật, Đức) vào năm 2004, vị trí của Cộng hòa liên bang Đức đứng A. thứ hai. B. thứ ba. C. thứ tư. D. thứ năm. PA: B Câu 121. ĐL1119CBB. Vị trí xếp hạng GDP trên thế giới của Cộng hòa liên bang Đức vào năm 1995 và 2004 lần lượt là A. thứ hai và thứ ba. B. thứ ba và thứ tư. C. thứ ba và thứ ba. D. thứ tư và thứ hai. PA: C Câu 122. ĐL1119CBB. Năm 2004, giá trị xuẩt khẩu của Cộng hòa liên bang Đức đứng A. thứ nhất thế giới. B. thứ nhì thế giới. C. thứ ba thế giới. D. thứ tư thế giới. PA: A Câu 123. ĐL1119CBB. Vào năm 2004, giá trị nhập khẩu của Cộng hòa liên bang Đức đứng A. thứ nhất thế giới. B. thứ nhì thế giới. C. thứ tư thế giới. D. thứ năm thế giới. PA: B Câu 124. ĐL1119NCB. Cộng hòa liên bang Đức đứng hàng đầu thế giới về các ngành công nghiệp A. chế tạo máy và hóa chất. B. sản xuất ô tô và luyện kim màu. C. đóng tàu và điện tử viễn thông. D. luyện kim đen và thực phẩm. PA. A Câu 125. ĐL1119CBB. Các ngành công nghiệp của Cộng hòa liên bang Đức có vị trí cao trên thế giới là A. chế tạo máy, điện tử viễn thông, hóa chất, thực phẩm. B. chế tạo máy, điện tử viễn thông, thực phẩm, sản xuất thép. C. chế tạo máy, điện tử - viễn thông, hóa chất, sản xuất thép. D. đóng tàu, chế tạo máy, hóa chất, thực phẩm. PA: C
  13. Câu 126. ĐL1119CBH. Những yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh của nền Công nghiệp Đức là A. người lao động có khả năng tìm tòi, sáng tạo. B. luôn đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại. C. năng suất lao động và chất lượng sản phẩm cao. D. Các ý trên. PA: D Câu 127. ĐLNCB. Ngành công nghiệp quan trọng nhất của Cộng hòa liên bang Đức là A. hóa chất. B. sản xuất ô tô. C. điện tử viễn thông. D. đóng tàu. PA: B Câu 128. ĐL1119NCB. Trong nhiều năm, ngành công nghiệp của Cộng hòa liên bang Đức đứng hàng thứ ba thế giới sau Hoa Kỳ và Nhật Bản là A. luyện kim đen. B. chế tạo máy bay. C. sản xuất ô tô. D. hóa chất. PA: C Câu 129. ĐL1119CBB. Các trung tâm công nghiệp đóng tàu của Cộng hòa liên bang Đức tập trung ở A. phía Đông. B. phía Tây. C. phía Bắc. D. phía Nam. PA: C Câu 130. ĐL1119CBB. Các trung tâm công nghiệp luyện kim đen của Cộng hòa liên bang Đức tập trung ở A. phía Bắc. B. phía Nam. C. phía Đông. D. phía Tây. PA: D Câu 131. ĐL1119CBB. Nông sản chủ yếu của Cộng hòa liên bang Đức là A. lúa mì, khoai tây, bò, cừu. B. lúa mì, củ cải đường, khoai tây, bò. C. lúa mì, lúa gạo, củ cải đường, lợn. D. lúa mì, ngô, lúa gạo, bò. PA: B Câu 132. ĐL1119CBH. Mặc dù điều kiện tự nhiên không thật thuận lợi nhưng kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai năng suất nông nghiệp của Cộng hòa liên bang Đức tăng mạnh là do A. tăng cường cơ giới hóa. B. đẩy mạnh chuyên môn hóa, hợp lý hóa. C. sử dụng nhiều phân bón, giống tốt. D. Các ý trên. PA: D Câu 133. ĐL1119CBB. Lúa mì và củ cải đường của Cộng hòa liên bang Đức phân bố chủ yếu ở A. các đồng bằng phía Nam. B. các đồng bằng Miền Trung. C. dọc các thung lũng sông. D. Các ý trên. PA: D Câu 134. ĐL1120NCH. Cộng hòa Pháp có nhiều thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế với châu Âu và thế giới vì Pháp có vị trí A. giáp biển Địa Trung Hải. B. giáp biển Măngsơ, vịnh Bixcai và Biển Bắc. C. kề cận với khu vực kinh tế phát triển năng động nhất châu Âu. D. Các ý trên.
  14. PA: D Câu 135. ĐL1120NCB. Các bồn địa lớn của Pháp như Pari và Akitanh nằm ở phía A. tây, nam và tây nam. B. đông, bắc và tây bắc. C. bắc, tây và tây nam. D. nam, đông và đông bắc. PA: C Câu 136. ĐL1120NCB. Địa hình núi và cao nguyên của Pháp phân bố tập trung ở phần lãnh thổ phía A. nam, đông và đông nam. B. đông, tây và tây bắc. C. bắc, đông và đông bắc. D. tây, nam và đông nam. PA: A Câu 137. ĐL1120NCB. Pháp có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp như A. khí hậu chủ yếu ôn đới hải dương ấm áp. B. mưa quanh năm, nguồn nước dồi dào. C. đồng bằng rộng, đất đai màu mỡ. D. Các ý trên. PA: D Câu 138. ĐL1120 NCB. Các mỏ khoáng sản than, sắt lớn của Pháp phân bố chủ yếu ở A. các đồng bằng phía bắc, tây và tây nam. B. vùng núi và cao nguyên miền Nam. C. dải đồi núi tiếp giáp vơi đồng bằng từ tây bắc xuống đông nam. D. khối núi Trung tâm và vùng núi cao Pi-rê-nê. PA: C Câu 139. ĐL1120 NCH. Những trở ngại lớn trong việc phát triển dân số của Pháp hiện nay là A. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp. B. số người lập gia đình có xu hướng giảm. C. tỷ lệ ly hôn ở mức cao. D. Các ý trên. PA: D Câu 140. ĐL1120NCB. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Pháp rất thấp, chỉ khoảng A. 0,4%/năm. B. 0,5%/năm. C. 0,7%/năm. D. 0,9%/năm. PA: A Câu 141. ĐL1120NCH. Trong việc phát triển dân số của Pháp không gặp phải trở ngại là A. tỉ suất tăng dân số tự nhiên thấp. B. tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao. C. số người lập gia đình có xu hướng giảm. D. tỉ lệ ly hôn ở mức cao. PA: B Câu 142. ĐL1120NCV. Với diện tích 551,5 nghìn Km2 dân số 60,7 triệu người (năm2005), mật độ dân số trung bình của Pháp khoảng A. 105 người/Km2. B. 109 người/Km2. C. 110 người/Km2. D. 112 người/Km2. PA: C Câu 143. ĐL1120 NCB. Số dân sống ở các thành phố lớn của Pháp chiếm tới A. 45% dân số của cả nước. B. 55% dân số của cả nước. C. 65% dân số của cả nước. D. 75% dân số của cả nước. PA: D
  15. Câu 144. ĐL1120NCB. Pari và khu vực phụ cận của nước Pháp tập trung đông dân cư , chiếm tới A. 15% dân số cả nước. B. 20% dân số cả nước. C. 23% dân số cả nước. D. 25% dân số cả nước. PA: B Câu 145. ĐL1120NCB. Người dân Pháp có chất lượng cuộc sống cao được thể hiện A. có thu nhập cao. B. bảo hiểm xã hội tốt. C. tiện nghi sinh hoạt cao. D. Các ý trên. PA: D Câu 146. ĐL1120NCH. Nhận xét không chính xác về đặc điểm dân cư và xã hội Pháp là A. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên hàng năm thấp. B. dân cư sống tập trung chủ yếu ở thành phố lớn. C. hệ thống bảo hiểm xã hội tốt, tỉ lệ thất nghiệp không cao. D. người dân có thu nhập cao, tiện nghi sinh hoạt cao. PA: C Câu 147. ĐL1120NCB. Pháp là quốc gia có tỉ lệ người nhập cư cao và chiếm tới A. 4,6% dân số. B. 6,4% dân số. C. 5,8% dân số. D. 8,5% dân số. PA: B Câu 148. ĐL1120NCH. Trong đời sống xã hội Pháp đang có xu hướng A. người lập gia đình tăng, sinh con giảm. B. người lập gia đình tăng, sinh con tăng. C. người lập gia đình giảm, li hôn tăng. D. người lập gia đình giảm, li hôn giảm. PA: C Câu 149. ĐL1120NCB. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Pháp hiện nay là A. có nền nông nghiệp đứng đầu châu Âu, công nghiệp hiện đại, dịch vụ đang phát triển và chiếm 47% GDP. B. có nền nông nghiệp đứng đầu châu Âu, công nghiệp nhẹ phát triển, dịch vụ khá phát triển và chiếm 59% GDP. C. có nền nông nghiệp đứng đầu châu Âu, công nghiệp nặng phát triển, dịch vụ rất phát triển và chiếm 65% GDP. D. có nền nông nghiệp đứng đầu châu Âu, công nghiệp hiện đại, dịch vụ rất phát triển và chiếm 70% GDP. PA: D Câu 150. ĐL1120NCB. Ngành du lịch của Pháp hàng năm đón tới A. 57 triệu lượt khách du lịch quốc tế. B. 59 triệu lượt khách du lịch quốc tế. C. 65 triệu lượt khách du lịch quốc tế. D. 75 triệu lượt khách du lịch quốc tế. PA: D Câu 151. ĐL1120NCH. Đối với châu Âu và thế giới, Pháp không có vị thế A. là một trong những cường quốc kinh tế ở châu Âu và thế giới. B. có GDP và giá trị xuất khẩu (năm 2004) đứng hàng thứ năm thế giới. C. là cường quốc xuất khẩu lương thực lớn nhất thế giới. D. giữ vai trò chủ chốt trong quá trình hình thành và phát triển EU. PA: C Câu 152. ĐL1120NCB. Hai quốc gia giữ vai trò chủ chốt trong quá trình hình thành và phát triển EU là A. Anh và Cộng hòa liên bang Đức. B. Pháp và Cộng hòa liên bang Đức. C. Pháp và Anh.
  16. D. Anh và I-ta-li-a. PA: B Câu 153. ĐL1120NCB. Các ngành công nghiệp truyền thống được Pháp chú trọng phát triển là A. hóa chất, thép, nhôm và hàng tiêu dùng cao cấp. B. máy bay, thép, đóng tàu và hàng tiêu dùng cao cấp. C. thép, nhôm, ô tô, điện và hàng tiêu dùng cao cấp. D. nhôm, thép, ô tô, máy bay và hàng tiêu dùng cao cấp. PA: A Câu 154. ĐL1120NCB. Các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp của Pháp tập trung ở A. Pari. B. Mác-xây. C. Boóc- đô. D. Năngtơ. PA: A Câu 155. ĐL1120NCB. Các ngành công nghiệp nặng hiện đại được Pháp chú trọng phát triển là A. hàng không - vũ trụ. B. điện tử-tin học, điện hạt nhân. C. chế tạo ô tô và chế tạo vũ khí. D. Các ý trên. PA: D Câu 156. ĐL1120NCB. Ngành công nghiệp sản xuất máy bay của Pháp xếp hạng A. thứ hai trên thế giới. B. thứ ba trên thế giới. C. thứ tư trên thế giới. D. thứ năm trên thế giới. PA: A Câu 157. ĐL1120NCB. Ngành công nghiệp của Pháp đứng hàng thứ tư trên thế giới là A. sản xuất máy bay. B. chế tạo máy. C. sản xuất ô tô. D. chế tạo vũ khí. PA: B Câu 158. ĐL1120 NCB. Trong tổng sản phẩm nông nghiệp của EU, nông nghiệp của Pháp đóng góp tới A. 17% B.19% C. 20% D. 23% PA: C Câu 159.ĐL1120NCB. Nước Pháp đúng đầu châu Âu về xuất khẩu A. lương thực, đường. B. thực phẩm, rau quả. C. lương thực, thực phẩm. D. lương thực, rau quả. PA: C Câu 160. ĐL1120NCB. Trong 20 năm qua, xuất khẩu nông sản của Pháp đã tăng A. 3 lần. B. 4 lần. C. 5 lần. D. 6 lần. PA: C Câu 161. ĐL1120NCB. Hiện nay xuất khẩu nông sản của Pháp đạt khoảng A. 25 tỉ ơ-rô/năm. B. 26 tỉ ơ-rô/năm. C. 27 tỉ ơ-rô/năm. D. 28 tỉ ơ-rô/năm. PA: B Câu 162. ĐL1120NCB. Giữ vị trí hàng đầu trong nông nghiệp của Pháp là các ngành sản xuất A. ngũ cốc. B. đường.
  17. C. sữa và thịt. D. Các ý trên. PA: D Câu 163. ĐL1120NCH. Nho, rau và các loại hoa quả như táo, chanh được trồng nhiều ở A. Miền Bắc Pháp. B. Bồn địa Pa-ri. C. vùng Tây Nam. D. vùng ven Địa Trung Hải. PA: D Câu 164. ĐL1120NCB. Trong các sản phẩm sau đây, Pháp nổi tiếng thế giới về A. rượu vang. B. pho mát. C. bơ. C. sữa. PA: A Câu 165. ĐL1120NCB. Những vùng nuôi nhiều bò thịt và bò sữa của Pháp là A. Noócmăngđi, ven Địa Trung Hải. B. Brơtanhơ, bồn địa Pa ri. C. Noócmăngđi, Brơtanhơ. D. bồn địa Pari, bồn địa Akitanh. PA : C Câu 166. ĐL1120NCB. Trong các vùng nông nghiệp của Pháp, vùng được coi là trù phú nhất châu Âu đó là A. bồn địa Pa ri. B. bồn địa Akitanh. C. vùng ven Địa Trung Hải. D. vùng Brơtanhơ. PA: A Câu 167. ĐL1120NCB. Các ngành công nghiệp truyền thống của Pháp: sản xuất thép, nhôm và hóa chất phân bố chủ yếu ở A. miền Bắc và miền Nam. B. miền Bắc và miền Đông. C. miền Đông và miền Tây. D. miền Tây và miền Nam PA : B Câu 168. ĐL1120NCB. Ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của Pháp đứng A. thứ nhất thế giới. B. thứ nhì thế giới. C. thứ ba thế giới. D. thứ tư thế giới. PA : C. Câu 169. ĐL1120NCB. Công nghiệp sản xuất điện của Pháp A. đứng đầu châu Âu. B. đứng thứ hai châu Âu. C. đứng thứ ba châu Âu. D. đứng thứ tư châu Âu. PA : A Câu 170. ĐL1120NCB. Ngành sản xuất điện hạt nhân của Pháp đáp ứng tới A. 40% nhu cầu của đất nước. B. 45% nhu cầu của đất nước. C. 50% nhu cầu của đất nước. D. 60% nhu cầu của đất nước. PA : D Câu 171.ĐL1120NCB. Về xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế tạo vũ khí, Pháp đứng A. thứ nhất thế giới. B. Thứ hai thế giới. C. Thứ ba thế giới. D. Thứ tư thế giới. PA : C
  18. Câu 172. ĐL1120NCB. Nhận xét đúng về vị trí ngành công nghiệp điện tử-tin học của Pháp trên thế giới là A. đứng đầu thế giới. B. đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ. C. đứng thứ hai thế giới sau Nhật Bản D. đứng thứ ba thế giới sau Hoa Kỳ và Nhật Bản. PA : B Câu 173. ĐL1120NCB. Về xuất khẩu ô tô (xe con và xe tải), Pháp đứng A. đầu thế giới. B. thứ hai thế giới. C. thứ ba thế giới. D. thứ tư thế giới. PA : C Câu 174. ĐL1120NCB. So với các nước trên thế giới, ngành thương mại của Pháp A. đúng thứ hai. B. đứng thứ ba. C. đứng thứ tư. D. đứng thứ năm. PA : D Câu 175. ĐL1120NCB. Nước Pháp đã xây dựng được một vành đai công nghệ cao ở A. miền Nam và Tây Nam. B. miền Bắc và Tây Bắc. C. miền Đông và Đông Nam D. miền Tây và Tây Nam. PA : A Câu 176. ĐL1121CBB. Lãnh thổ nước Liên bang Nga có diện tích là A. 11,7 triệu km2. B. 17,1 triệu km2. 2. C. 12,7 triệu km . D. 17,2 triệu km2. PA: B Câu 177. ĐL1121CBH. Là quốc gia rộng lớn nhất thế giới, lãnh thổ nước Nga bao gồm A. toàn bộ Đồng bằng Đông Âu. B. toàn bộ phần Bắc Á. C. phần lớn Đồng bằng Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á. D. toàn bộ phần Bắc Á và một phần Trung Á. PA: C Câu 178. ĐL1121CBB. Liên bang Nga có đường biên giới dài khoảng A. hơn 20 000 km. B. hơn 30 000 km C. hơn 40 000 km. D. hơn 50 000 km. PA: C Câu 179. ĐL1121CBB.Liên bang Nga có đường bờ biển dài, tiếp giáp với hai đại dương lớn là A. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương. B. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương. C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. PA: A Câu 180. ĐL1121CBH. Từ đông sang tây, lãnh thổ nước Nga trải ra trên A. 8 múi giờ. B. 9 múi giờ. C. 10 múi giờ. D. 11 múi giờ. PA: D Câu 181. ĐL1121CBB. Liên bang Nga không giáp với A. biển Ban Tích. B. Biển Đen.
  19. C. biển Aran. D. Biển Caxpi. PA: C Câu 182. ĐL1121CBH. Về mặt tự nhiên, gianh giới phân chia địa hình lãnh thổ nước Nga thành hai phần Đông và Tây là A. dãy núi Uran. B. sông Ê-nít- xây. C. sông Ô bi. D. sông Lê na. PA: B Câu 183. ĐL1121CBH. Đại bộ phận địa hình phần lãnh thổ phía Tây sông Ê-nít-xây là A. đồng bằng và vùng trũng. B. núi và cao nguyên. C. đồi núi thấp và vùng trũng. D. đồng bằng và đồi núi thấp. PA: A Câu 183. ĐL1121CBH. Một đặc điểm cơ bản của địa hình nước Nga là A. cao ở phía bắc, thấp về phía nam. B. cao ở phía nam, thấp về phía bắc. C. cao ở phía đông, thấp về phía tây. D. cao ở phía tây, thấp về phía đông. PA: C Câu 184. ĐL1121CBH. Địa hình phần lãnh thổ phía Tây của Liên bang Nga có đặc điểm A. phía bắc Đồng bằng Tây Xi-bia là đầm lầy. B. đại bộ phận là đồng bằng và vùng trũng. C. Đồng bằng Đông Âu tương đối cao xen đồi thấp. D. các ý trên. PA: D Câu 185. ĐL1121CBH. Nơi tập trung nhiều khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên của nước Nga là A. Đồng bằng Đông Âu. B. Đồng bằng Tây Xi - bia. C. Cao nguyên Trung Xi - bia. D. Dãy núi U ran. PA: B Câu 186. ĐL1121CBB. Trong các khoáng sản sau đây, loại khoáng sản mà Liên bang Nga có trữ lượng đứng thứ ba thế giới là A. than đá. B. dầu mỏ. C. khí tự nhiên. D. quặng sắt. PA: A Câu 187. ĐL1121CBB. Về trữ lượng, các loại khoáng sản mà Liên bang Nga đứng đầu thế giới là A. than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên. B. dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng sắt. C. khí tự nhiên, quặng sắt, quặng kali. D. than đá, quặng sắt, quặng kali. PA: C Câu 188. ĐL1121CBB. Trong các khoáng sản sau đây, loại khoáng sản mà Liên bang Nga có trữ lượng đứng thứ bảy thế giới là A. than đá. B. dầu mỏ. C. khí tự nhiên. D. quặng sắt. PA: B Câu 189. ĐL1121CBV. Đánh giá đúng nhất về khả năng phát triển kinh tế của phần lãnh thổ phía Tây Liên bang Nga là A. Đồng bằng Tây Xi-bia thuận lợi cho phát triển công nghiệp năng lượng.
  20. B. phía nam Đồng bằng Tây Xi-bia thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. C. Đồng bằng Đông Âu thuận lợi cho sản xuất lương thực, thực phẩm. D. Các ý trên. PA: D Câu 190. ĐL1121CBV. Nhận xét đúng nhất về các ngành công nghiệp có điều kiện tài nguyên thuận lợi để phát triển ở phần lãnh thổ phía Tây của nước Nga là A. chế biến gỗ, khai thác, năng lượng, luyện kim, hóa chất. B. chế biến gỗ, khai thác, luyện kim, dệt, hóa chất. C. chế biến gỗ, khai thác, thực phẩm, hóa chất. D. chế biến gỗ, khai thác, chế tạo máy, hóa chất. PA: A Câu 191. ĐL1121CBH. Đại bộ phận (hơn 80%) lãnh thổ nước Nga nằm ở vành đai khí hậu A. cận cực giá lạnh. B. ôn đới. C. ôn đới hải dương. C. cận nhiệt đới. PA: B Câu 192. ĐL1121CBB. Nhận định đúng về tiềm năng thủy điện của Liên bang Nga A. tổng trữ năng thủy điện là 320 triệu kW, tập trung ở phần phía Tây. B. tổng trữ năng thủy điện là 230 triệu kW, tập trung ở phần phía Đông. C. tổng trữ năng thủy điện là 320 triệu kW, tập trung chủ yếu ở vùng Xi – bia. D. tổng trữ năng thủy điện là 230 triệu kW, phân bố đều trên toàn lãnh thổ. PA: C Câu 193. ĐL1121CBH. Lãnh thổ nước Nga không có kiểu khí hậu A. cận cực giá lạnh. B. ôn đới hải dương. C. ôn đới lục địa. D. cận nhiệt. PA: B Câu 194. ĐL1121CBB. Năm 2005, dân số nước Nga là A. 142 triệu người. B. 143 triệu người. C. 124 triệu người. D. 134 triệu người. PA: B Câu 195. ĐL1121CBB. Là một nước đông dân, năm 2005 dân số của Liên bang Nga đứng A. thứ năm trên thế giới. B. thứ sáu trên thế giới. C. thứ bảy trên thế giới. D. thứ tám trên thế giới. PA: D Câu 196. ĐL1121CBH. Nguyên nhân chủ yếu làm cho dân số của Liên bang Nga giảm mạnh vào thập niên 90 của thế kỷ XX là A. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên âm. B. tỉ suất sinh giảm nhanh hơn tỉ suất tử. C. người Nga di cư ra nước ngoài nhiều. D. Các ý trên. PA: C Câu 197. ĐL1121CBB. Liên bang Nga là nước có tới trên 100 dân tộc trong đó dân tộc Nga chiếm A. 60 % dân số cả nước. B. 78% dân số cả nước. C. 80 % dân số cả nước. D. 87% dân số cả nước. PA: C Câu 198. ĐL1121CBV. Mật độ dân số trung bình của Liên bang Nga vào năm 2005 là A. 6,8 người /km2. B. 7,4 người/km2. 2 . C. 8,4 người/km . D. 8,6 người/km2. PA: C Câu 199. ĐL1121CBB. Tỷ lệ dân sống ở thành phố của nước Nga (năm 2005) là A. trên 60%. B. trên 70%. C. gần 80%. D. trên 80%. PA : B
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2