I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
1) Lí do chọn đề tài<br />
Quá trình giáo dục là quá trình tương tác qua lại giữa thầy và trò thông<br />
qua các yếu tố gồm: mục tiêu giáo dục; nội dung chương trình giáo dục; hình<br />
thức tổ chức và phương pháp giáo dục; kiểm tra, đánh giá.<br />
Mục tiêu giáo dục<br />
<br />
Nội dung chương<br />
trình giáo dục<br />
<br />
Giáo viên<br />
<br />
Hình thức tổ chức và<br />
phương pháp giáo dục<br />
<br />
Học sinh<br />
<br />
Kiểm tra, đánh giá kết<br />
quả giáo dục<br />
Sơ đồ 1. Sơ đồ cấu trúc của quá trình dạy học<br />
Trong những năm gần đây, nền giáo dục Việt Nam đang có những thay<br />
đổi lớn, từ nền giáo dục tinh hoa sang nền giáo dục đại chúng, từ tiếp cận nội<br />
dung sang tiếp cận năng lực... Nghị quyết 29 – NQ/TW của Ban chấp hành<br />
trung ương Đảng, nhiệm vụ, giải pháp số 3 nêu rõ: đổi mới căn bản hình thức và<br />
phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung<br />
thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần<br />
từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới<br />
tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với<br />
đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của<br />
người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội. Đổi<br />
mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng<br />
giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh<br />
giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp<br />
và giáo dục đại học. Đổi mới phương thức đánh giá và công nhận tốt nghiệp<br />
giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở kiến thức, năng lực thực hành, ý thức kỷ luật và<br />
đạo đức nghề nghiệp…<br />
Quan điểm thứ 4 của dự thảo xây dựng chương trình giáo dục phổ thông<br />
tổng thể: Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi , kiểm tra và đánh giá<br />
chất lượng giáo du ̣c, bảo đảm trung thực, khách quan, góp phần hướng dẫn, điều<br />
1<br />
<br />
chỉnh cách học và cách dạy. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình<br />
học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá<br />
của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội;<br />
thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông ở cấp độ quốc gia, địa phương<br />
và tham gia các kỳ đánh giá quốc tế để làm căn cứ đề xuất chính sách, giải pháp<br />
cải thiện chất lượng giáo dục phổ thông. Đổi mới phương thức thi và công nhận<br />
tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội<br />
mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, cung<br />
cấp dữ liệu làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại<br />
học.<br />
Năm học 2014 – 2015, trường đại học quốc gia Hà Nội tổ chức thành<br />
công 2 kì thi đánh gia năng lực để tuyển sinh vào đại học chính quy, thu hút rất<br />
nhiều thí sinh tham gia, được dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ, đạt được các<br />
mục tiêu ĐHQGHN đề ra, khẳng định hướng đi triển khai đổi mới của<br />
ĐHQGHN là đúng đắn, phù hợp. Đây là phương thức lần đầu tiên được triển<br />
khai ở Việt Nam và ĐHQGHN là đơn vị tiên phong thực hiện thành công.<br />
ĐHQGHN đang tiếp tục giới thiệu sâu rộng hơn về các quy trình của kỳ thi;<br />
Tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi mới vào bộ đề năm 2016 sao cho phù hợp<br />
với thực tế và chuẩn kiến thức phổ thông, tăng cường các câu hỏi đòi hỏi thí<br />
sinh phải vận dụng các kiến thức đã học ở bậc phổ thông để giải quyết các vấn<br />
đề thực tiễn cuộc sống; Tăng các đợt tuyển sinh theo phương thức này, tiến tới<br />
“thường xuyên hóa” kỳ thi; Tiếp tục phát triển, hoàn thiện phần mềm, kỹ thuật.<br />
Năm học 2016 – 2017, Bộ GD&ĐT tiếp tục đổi mới kiểm tra – đánh giá<br />
theo hướng tăng cường các môn thi trắc nghiệm, chuyển từ các mã đề chỉ khác<br />
nhau về trật tự câu và thứ tự đáp án sang nhiều đề có nội dung trùng nhau không<br />
quá 20% (nhưng vẫn đảm bảo mức độ tương đương) nhằm đảm bảo tính khách<br />
quan trong thi cử và thuận tiễn cho học sinh.<br />
Trên cơ sở pháp lí, lí luận và thực tiễn đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu:<br />
Vận dụng kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi trắc nghiệm<br />
khách quan trong dạy học chủ đề “sắt, crom và hợp chất của chúng”.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về kiểm tra, đánh giá dạy học, từ đó đề xuất<br />
phương án đổi mới kiểm tra - đánh giá, vận dụng kĩ thuật xây dựng ma trận đề<br />
và biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học chủ đề “sắt, crom và<br />
hợp chất của chúng”, góp phần thực hiện thành công nghị quyết 29 – NQ/TW,<br />
thực hiện đúng quan điểm của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và đáp<br />
ứng được yêu cầu của thực tiễn giáo dục.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Kiểm tra – đánh giá trong dạy học môn Hóa học ở trường THPT.<br />
2<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ<br />
thống hóa và khái quát hóa các văn bản, tài liệu thể hiện quan điểm của Đảng,<br />
Nhà nước về kiểm tra – đánh giá quá trình dạy học để hình thành cơ sở lí luận<br />
của đề tài.<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: nhằm thu thập kinh nghiệm của bản<br />
thân và các đồng nghiệp về kiểm tra – đánh giá và đổi mới kiểm tra – đánh giá<br />
quá trình dạy học.<br />
Phương pháp phỏng vấn: tiến hành phỏng vấn một số cá nhân như đồng<br />
nghiệp, học sinh trong trường THPT Nam Lý nhằm thu thập thông tin, bổ sung<br />
cho việc đánh giá hiệu quả của việc đổi mới kiểm tra – đánh giá.<br />
Phương pháp chuyên gia: tiến hành lấy ý kiến của một số chuyên gia, một<br />
số thầy cô giáo am hiểu về kiểm tra – đánh giá quá trình dạy học nhằm đánh giá<br />
chính xác hiệu quả của kiểm tra – đánh giá quá trình dạy học.<br />
Phương pháp thống kê toán học: tiến hành sử dụng các phép toán thống<br />
kê nhằm xử lí các số liệu điều tra, từ đó đánh giá được hiệu quả của việc đổi<br />
mới kiểm tra – đánh giá quá trình dạy học.<br />
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.<br />
Đề tài nghiên cứu về kiểm tra – đánh giá trong quá trình dạy học và việc<br />
đổi mới kiểm tra – đánh giá dạy học môn Hóa học của trường THPT.<br />
<br />
3<br />
<br />
II. NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
1.1) Khái niệm kiểm tra – đánh giá dạy học<br />
Kiểm tra – đánh giá dạy học là sự thu nhập, chỉnh lí, xử lí một cách toàn<br />
diện và khoa học thông tin về thành tựu học tập của học sinh ở giai đoạn khác<br />
nhau đối chiếu với mục tiêu học tập ở từng giai đoạn nhằm giúp học sinh tiến<br />
bộ không ngừng đối chiếu với mục tiêu học tập của cả môn học, bậc học nhằm<br />
đánh giá chất lượng trong quá trình dạy – học.<br />
Như vậy, việc kiểm tra là giúp cho học sinh tiến bộ không ngừng và đánh<br />
giá chất lượng của quá trình dạy – học.<br />
1.2) Vị trí của kiểm tra đánh giá.<br />
Xét trên quan điểm hệ thống, quá trình đào tạo được xem như một hệ<br />
thống bao gồm các yếu tố: mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức dạy học,<br />
phương pháp dạy của thầy, phương pháp học của trò và cuối cùng là kiểm tra<br />
đánh giá kết quả của người học.<br />
Yêu cầu của xã hội<br />
<br />
Định hướng<br />
<br />
Mục tiêu môn học<br />
<br />
Nội dung môn học<br />
<br />
Hình thức tổ chức dạy – học<br />
Phương pháp dạy<br />
<br />
Phương pháp học<br />
<br />
(Kiểm tra – đánh giá thường xuyên)<br />
Kiểm tra – đánh giá kết quả<br />
Các yếu tố này tác động qua lại lần nhau theo một sơ đồ cấu trúc nhất<br />
định. Đó là từ phân tích nhu cầu của xã hội, trên cơ sở triết lí của nền giáo dục<br />
và các cơ sở khác. Đây là cái mốc cơ bản để thiết kế chương trình, lựa chọn và<br />
sắp xếp nội dung đào tạo. Hệ mục tiêu còn định hướng cho việc tìm ra các hình<br />
4<br />
<br />
thức tổ chức dạy học phù hợp trong đó người dạy và người học tìm được<br />
phương pháp dạy học tương ứng để đạt mục tiêu.<br />
Trong sơ đồ trên, kiểm tra – đánh giá là khâu cuối cùng nhưng cũng là<br />
khâu quan trong nhất bởi lẽ nó không chỉ cho ta biết quá trình đào tạo có đạt<br />
mục tiêu hay không mà còn cung cấp các thông tin hữu ích để điều chính toàn<br />
bộ các hoạt động xảy ra trước đó.<br />
1.3) Vai trò của đánh giá trong dạy học<br />
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập là một trong những hoạt động quan<br />
trong nhất của quá trình dạy học.<br />
Bản chất của kiểm tra đánh giá là thu thập các thông tin định tính và định<br />
lượng, xử lí các thông tin đó và xác định xem mục tiêu của chương trình đào<br />
tạo, của môn học có đạt được hay không và nếu đạt thì đạt ở mức độ nào.<br />
Kiểm tra đánh giá là định hướng tới đích cuối cùng để người dạy hướng<br />
dẫn người học cùng vươn tới và cũng để người học tùy theo năng lực của bản<br />
thân tìm cách riêng cho mình hướng tới. Với nghĩa này, kiểm tra - đánh giá sẽ<br />
định hướng cách dạy của thầy và cách học của trò sao cho hiệu quả nhất, nghĩa<br />
là cùng hướng tới việc đạt mục tiêu.<br />
Ngoài ra, các thông tin khai thác được từ kiểm tra đánh giá sẽ rất hữu ích<br />
cho việc điều chỉnh phương pháp giảng dạy của thầy và phương pháp học<br />
của trò, đồng thời giúp cho nhà quản lí có những thay đổi cần thiết trong việc tổ<br />
chức quá trình đào tạo (như điều chỉnh chương trình đào tạo, nội dung đào tạo,<br />
hình thức tổ chức dạy học.<br />
Nếu xem chất lượng của quá trình dạy – học là sự trùng khớp với mục<br />
tiêu, thì kiểm tra – đánh giá là cách tốt nhất để đánh giá chất lượng của quá<br />
trình đạo tạo.<br />
1. 4) Đặc trưng của kiểm tra – đánh giá trong lớp học<br />
1.4.1) Kiểm tra – đánh giá trong lớp học nhằm mục đích cao nhất là vì sự tiến<br />
bộ của người học trong suốt quá trình học tập.<br />
Đánh giá cung cấp cho người học những thông tin hướng dẫn, điều chỉnh<br />
phương pháp học, phát triển các thao tác tư duy, năng lực nhận thức. Nhờ đó<br />
học sinh sẽ tự tin, tự chịu trách nhiệm về việc học tập của họ và đó cũng là<br />
những phẩm chất cần có để học tập suốt đời.<br />
1.4.2) Kiểm tra – đánh giá trong lớp học định hướng cho hoạt động của giáo<br />
viên<br />
Kế hoạch dạy học có đan xen các đợt kiểm tra – đánh giá liên tục trong<br />
suốt quá trình , định hướng cho giáo viên giúp đỡ học sinh vượt qua những<br />
chặng đường một cách vững chắc. Chính những thông tin thu được sau mỗi lần<br />
kiểm tra – đánh giá kết quả học tập sẽ giúp cho giáo viên quyết định dạy cái gì,<br />
5<br />
<br />