intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng màu sắc trong bài vẽ cho học sinh lớp 6a2 trường Trung học cơ sở Sùng Phài – TP Lai Châu – tỉnh Lai Châu

Chia sẻ: Tabicani09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

30
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học được hoàn thành với một số biện pháp như sau: Giúp học sinh làm quen với màu sắc và các chất liệu màu; Hướng dẫn học sinh biết pha màu trên các chất liệu màu; Cách thể hiện (sử dụng) màu trong bài vẽ tranh; Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực hành, rèn kĩ năng trình bày ý tưởng, kĩ năng quan sát, nhận xét và đánh giá sản phẩm, khích lệ động viên kịp thời;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng màu sắc trong bài vẽ cho học sinh lớp 6a2 trường Trung học cơ sở Sùng Phài – TP Lai Châu – tỉnh Lai Châu

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN PHẠM VI ẢNH HƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng xét công nhận phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng sáng kiến cấp cơ sở TP Lai Châu. Tôi ghi tên dưới đây: Số Họ và tên Ngày tháng Đơn vị công tác Chức Trình độ Ghi TT năm sinh danh chuyên môn chú Đại học sư 1 Bùi Hà Vân 11/06/1986 THCS Sùng Phài Giáo viên phạm mĩ thuật Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: " Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng màu sắc trong bài vẽ cho học sinh lớp 6a2 trường Trung học cơ sở Sùng Phài – TP Lai Châu – tỉnh Lai Châu " - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn Mĩ thuật - THCS - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tại trường THCS Sùng Phài – TP Lai Châu ngày 01 tháng 09 năm 2020 Tại trường THCS Giang Ma – huyện Tam Đường ngày 01 tháng 10 năm 2020 - Mô tả bản chất của sáng kiến đề nghị công nhận phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng: * Trước khi áp dụng sáng kiến: Năm học 2020 – 2021 trường THCS Sùng Phài có 161 học sinh với 100% là con em dân tộc Mông, Dao nằm trên địa bàn xã điều kiện kinh tế xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn và thiếu thốn, nhận thức của các hộ gia đình và học sinh còn nhiều hạn chế, nhiều em đi học không có đủ đồ dùng học tập, các em ít được tiếp xúc với thế giới quan bên ngoài nên năng lực giao tiếp và cảm nhận về cái đẹp còn rất hạn chế. Nhiều em trong độ tuổi đi học thường phải ở nhà lên nương làm rẫy, chăn trâu, lấy củi nên việc thu hút các em có động lực đến trường là những vấn đề trăn trở của các thầy, cô giáo ở đơn vị nhà trường cũng như các
  2. 2 cấp quản lý. Với nhiệm vụ được giao là giáo viên giảng dạy môn Mĩ thuật bản thân tôi nhận thấy để giúp các em phát triển toàn diện nâng cao nhận thức về tính thẩm mỹ phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của các em thì người giáo viên cần có sự tâm huyết nhiệt tình, tìm tòi đổi mới vận dụng các kiến thức hiểu biết của mình để truyền lửa cho các thế hệ học sinh. Qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy giáo viên dạy bộ môn Mĩ thuật nắm chắc chương trình và kiến thức mĩ thuật, biết vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm và trân trọng sự sáng tạo dù nhỏ của học sinh, biết sử dụng hệ thống câu hỏi, phương pháp, đồ dùng dạy học để hướng dẫn học sinh phát triển và thực hành bài vẽ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy thực trạng như sau: *Về phía học sinh: - Nhiều em chưa có kĩ năng vẽ do các em không biết lựa chọn hình ảnh, bố cục và thể hiện màu sắc trong bài vẽ lại càng khó nhất là với đối tượng học sinh là người dân tộc như ở trường THCS Sùng Phài. - Học sinh thiếu dụng cụ học tập như bút chì, giấy A4, màu vẽ nếu có màu vẽ thì chủ yếu sử dụng bằng bút sáp màu. - Sự chú ý của các em lại chưa bền, khả năng tập trung chưa cao nên học sinh thường nóng vội, quan sát qua loa, chưa hiểu thấu đáo đã bắt tay vào vẽ ngay. - Trong quá trình sử dụng màu sắc, các em thiếu kĩ năng tô màu nên chưa gọn gàng, nguệch ngoạc, chưa biết cách tô màu đậm nhạt, cách pha màu, phối màu sao cho hài hoà hợp lý cho nên tiết học đạt hiệu quả không cao. - Nhiều học sinh không hoàn thành bài, chỉ dừng lại ở phần vẽ chì có em vẽ được màu nhưng không có đậm nhạt sáng tối, đó là vẽ màu quá nhiều trong bài, màu vẽ lung tung... Nhiều học sinh chưa có kỹ năng trình bày ý tưởng, nhận xét đánh giá cảm nhận về các tác phẩm nghệ thuật, các bài vẽ của bạn bè.. Về cơ sở vật chất: nhà trường chưa có phòng học bộ môn, chưa có giá vẽ, chưa có các chất liệu màu để giảng dạy.
  3. 3 Về phía phụ huynh học sinh: chưa quan tâm đầu tư cho việc học của con em còn để thiếu đồ dùng học tập. Kết quả thực tế cho thấy số học sinh được xem là có khả năng thể hiện màu trong bài vẽ đẹp, tươi sáng... nổi trội hơn các em khác chiếm rất ít (5-7% tổng số học sinh). Để phân biệt màu sắc trong bài lớp 6, nhiều em không có hộp màu để tìm hiểu và so sánh màu sắc. Đó là một nguyên nhân dẫn đến tiết dạy chưa thành công. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng trên tôi đã tiến hành nghiên cứu tìm hiểu các giải pháp để khắc phục giúp các em phát triển năng lực thẩm mỹ trong mỗi bài vẽ của mình. Giải pháp 1. Giúp học sinh làm quen với màu sắc và các chất liệu màu. * Mục tiêu: Trong quá trình nhận lớp, qua nhiều kênh thông tin tôi được biết tại trường Tiểu học Sùng Phài chưa có giáo viên mĩ thuật chỉ có giáo viên dạy kê, nên khi bước chân vào trường Trung học cơ sở để nâng cao hiệu quả sử dụng màu sắc trong bài vẽ đối với các em tôi đã giới thiệu và hướng dẫn cho các em sử dụng màu sắc một cách hài hòa và hợp lý trong bài vẽ thực hành cho các em là điều hết sức cần thiết. * Điểm mới. Bước 1: Hình ảnh màu sắc Để giúp các em cảm nhận về màu sắc một cách sâu sắc, tinh tế giáo viên cần giới thiệu cho học sinh nguồn gốc từ ba màu chính có sẵn trong tự nhiên, với ba màu chính này phối hợp và pha trộn được các cặp màu nhị hợp, cặp màu bổ túc, màu tương phản, đặc biệt những màu sắc trong thiên đó được thể hiện rất rõ ở những chiếc cầu vồng sau mỗi cơn mưa ... việc sử dụng màu sắc trong bài vẽ có tác dụng trở lại đối với giáo viên. Chính vì vậy quá trình hướng dẫn học sinh sử dụng màu sắc trong bài vẽ thực hành, trong quá trình giảng dạy môn Mĩ thuật tôi rất coi trọng việc sử dụng màu, vì vậy bao giờ tôi cũng đưa ra yêu cầu học sinh phải có sự chuẩn bị bài ở nhà và đặc biệt là chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập vẽ nhất là màu vẽ. Trước hết cần cho học sinh hiểu được ngôn ngữ của hội họa là: "Màu sắc..." một cách đơn giản nhất. Đó chính là sự cảm nhận những
  4. 4 giá trị nổi bật những điều sâu sắc tế nhị và đẹp đẽ của nghệ thuật thể hiện qua bài vẽ, sau đó tôi mới hướng dẫn sử dụng màu sắc Bước 2: Vật thật trong cuộc sống Trong đời sống hằng ngày màu sắc có ý nghĩa rất quan trọng và màu sắc luôn hiện diện xung quanh cuộc sống của các em, ngay nơi các em đang sinh sống hàng ngày cũng ẩn trong đó bao nhiêu thú vị về màu sắc. Vì vậy trong giờ học mĩ thuật tôi luôn yêu cầu các em chuẩn bị những mẫu vật thật trong cuộc sống như: Các loại lá cây đủ màu sắc, các loại hoa có nhiều màu sắc khác nhau, nhũng cành lau, lá khô, những quả chanh, quả cam, quả bưởi ... là những mẫu vật gần gũi và các em dễ tìm kiếm, điều này giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí mỗi khi giáo viên chuẩn bị thực hiện tiết dạy, ngoài ra còn tăng sự kích thích khám phá tìm hiểu về các sự vật hiện tượng xung quanh, khi học sinh chuẩn bị các vật mẫu có màu sắc khác nhau các em cũng sẽ quan sát, lựa chọn và tìm hiểu về các bộ phận, hình dáng, kích thước, màu sắc của vật mẫu. Bước 3: Giáo viên giới thiệu bộ màu vẽ Đối với địa bàn trường 100% các em là đồng bào dân tộc nên gần gũi với các em chính vẫn là hộp sáp (chất liệu dễ tìm kiếm, rẻ tiền).Ngoài ra tôi còn chuẩn bị bút vẽ (bút lông), bảng pha màu, dao nghiền màu, keo pha màu, màu bột... để hướng dẫn các em quan sát, làm quen với các chất liệu màu khác nhau mà các em chưa được làm quen. Trên cơ sở đó, tôi đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu, làm quen với màu sắc như sau: * Cách thực hiện: + Nêu ba màu cơ bản? - Màu đỏ, màu vàng, màu lam... + Từ ba màu trên pha trộn ra
  5. 5 những màu nào? - Màu tím, xanh lục, da cam (màu nhị hợp). *GV giải thích: hai màu gốc pha trộn với nhau được màu thứ ba (gọi là màu nhị hợp). - Màu nhị hợp đứng cạnh màu cơ bản còn + Cặp màu bổ túc là gì? lại. Hai màu trong cặp bổ túc khi đặt cạnh nhau sẽ tôn nhau thêm rực rỡ. - Đỏ, nâu, da cam... + Kể tên gam màu nóng? ( cảm giác ấm nóng) Kể tên gam màu lạnh? (cảm giác -Xanh lam, xanh lục, xanh da trời... mát lạnh)
  6. 6 + Khi sử dụng màu sắc cần chú - Vẽ màu đều, mịn, có đậm, nhạt, nóng, ý gì? lạnh rõ ràng. - Đây là vòng màu tuần hoàn và vòng màu cơ bản, giúp HS nhận biết được gam màu và các cặp màu... Khi học sinh được làm quen với màu sắc, giáo viên cần lưu ý trang bị cho học sinh nắm chắc kiến thức về màu sắc nhất là cách pha trộn từ ba màu cơ bản, cách sử dụng màu các em không chỉ hiểu biết tốt về màu mà còn thể hiện màu trên bài vẽ một cách sinh động, sáng tạo. Cùng với việc làm quen với màu sắc cần hướng dẫn cho học sinh một số thao tác khi cầm bút sử dụng màu với các khái niệm như trèn màu, trộn màu, vẽ màu... Dạy cho học sinh cách pha trộn màu sắc giúp các em có vốn kiến thức về màu sắc để các em nắm được cách sử dụng màu sắc và thể hiện màu sắc một cách rõ ràng theo các yêu cầu sau: + Chọn màu phù hợp với khả năng sử dụng của mình và phù hợp với bài vẽ. + Biết cách pha trộn màu. + Vẽ màu và chú ý đến độ đậm nhạt trong tranh
  7. 7 + Vẽ màu đều, mịn theo gam nóng, gam lạnh… + Độ đậm nhạt của màu nền và hình ảnh chính cần khác nhau. Ngoài ra để tăng phần hứng thú và sôi nổi cho tiết học, Tôi cũng tìm tòi và thiết kế những thẻ màu, kết hợp chơi trò chơi, một số phần mềm về cách nhận biết màu sắc cũng như nhận biết các chất liệu màu, cùng với đó là kết hợp với những phương pháp dạy học mới vào giảng dạy để các em không cảm thấy nhàm chán, không coi môn mĩ thuật chỉ là môn phụ, từ đó các em thêm yêu thích và kích thích sự tìm tòi khám phá môn học. Giải pháp 2. Hướng dẫn học sinh biết pha màu trên các chất liệu màu. * Mục tiêu. Trong thực tế cho thấy, với giải pháp hướng dẫn học sinh biết pha màu sẽ giúp các em học sinh nắm được cách pha màu với tỉ lệ màu khác nhau sẽ tạo ra các màu sắc khác nhau, giúp học sinh có thể sử dung linh hoạt vào bài thực hành, từ đó bài vẽ thêm đẹp và sinh động. Xong với đối tượng học sinh là 100% là học sinh dân tộc thiểu số nên việc có thể chuân bị chất liệu màu theo yêu cầu của bộ môn là rất khó, chính vì vậy trong giải pháp này tôi mạnh dạn thay đổi hình thức dạy học để tạo điều kiện cho học sinh được pha màu trên nhiều chất liệu khác nhau. * Điểm mới. Đối với các em học sinh người dân tộc như trường Tung học cơ sở Sùng Phài để chuẩn bị mỗi em có các chất liệu màu khác nhau để thực hiện pha trộn màu sắc là điều tương đối khó khăn do điều kiện kinh tế còn nhiều hạn chế, chính vì vậy thay vì yêu cầu mỗi em có một bộ màu để thực hiện pha trộn màu thì thôi đã có hình thức chia nhóm lớp. Ví dụ: Ở lớp 6A2 với tổng số học sinh là 24 em, tôi thực hiện chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm gồm 6 em, Giáo viên đặt tên nhóm theo tương ứng với các phẩm chất của người học sinh ( nhóm Đoàn kết, nhóm Chăm chỉ, nhóm Yêu nước, nhóm Nhân ái). Khi thực hiện chia nhóm xong tôi sẽ yêu cầu mỗi nhóm sẽ chuẩn bị 1 bộ màu với các chất liệu khác nhau như: Nhóm Đoàn kết là màu sáp, chì màu, nhóm Chăm chỉ là màu bột, nhóm Yêu nước là màu nước, nhóm Nhân
  8. 8 ái sẽ là bút dạ. Các nhóm sẽ thực hành pha màu trên các nguyên liệu mà nhóm mình có, ngoài ra còn được tham khảo chất liệu màu của các nhóm khác ở trong lớp. Điểm mới ở trong giải pháp này giúp tôi và học sinh sẽ tiết kiệm tối đa chi phí khi mua màu vẽ mà các em trong lớp vẫn có thể thực hành trên các chất liệu màu khác nhau, bản thân các em cũng vô cùng thích thú khi tự mình được trải nghiệm trên các chất liệu màu đó. * Cách thực hiện: Giáo viên sẽ nêu cho cả lớp cách sử dụng, nhận biết đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm của các chất liệu để học sinh nắm được như: * Màu bột. - Dùng nước sạch, keo hoặc hồ dán pha loãng để trộn các màu với nhau sẽ tạo ra màu mới, phải nghiền kỹ trước khi vẽ. - Nếu thay đổi lượng màu pha trộn, màu pha được sẽ có sắc màu thay đổi khác nhau. Keo là chất giữ cho màu không bị bong, thường được làm từ da trâu, xương cá... - Ưu điểm: Vẽ nhanh, chóng khô, dễ sử dụng trên mọi chất liệu, có thể cọ rửa trong khi vẽ bài, dễ tạo được sắc độ cho bài vẽ, thể hiện độ đậm nhạt rõ ràng. - Nhược điểm: Bề mặt thô, không bền với thời gian. * Màu nước. - Dùng nước sạch pha trộn các màu với nhau( pha loãng) sẽ tạo ra màu nước. Khi pha cho lượng nước vừa phải, tránh đặc quá hoặc loãng quá. - Nếu pha quá nhiều màu với nhau thì màu pha được sẽ bị xỉn. - Ưu điểm: bài vẽ đẹp, mịn có độ trong sáng mềm mại. - Nhược điểm: lâu khô, khó dùng trên mọi chất liệu, hay bị loang màu. * Với hai loại màu này tôi đã vận dụng minh họa, thao tác cho các em vào giờ học trên lớp. Kết quả thu được là hầu hết các em hứng thú, say sưa và biết cách pha trộn màu tại lớp, đạt 60- 70% số HS thích vẽ màu bột vì màu bột vẽ mạnh dạn, tẩy rửa dễ dàng. Còn 30- 40% số HS thích vẽ màu nước bởi màu nước vẽ nhẹ nhàng, khi vẽ hay bị loang màu.
  9. 9 *. Sáp màu, chì màu. Có thể vẽ chồng các màu lên nhau để tạo ra một màu khác. Nên vẽ đều, mịn có thể phối hợp với màu nước hay bút dạ. Ví dụ: dùng sáp màu vẽ thêm lên mảng màu nước, vẽ các mảng màu đậm hơn bằng bút dạ bên cạnh những mảng màu vẽ bằng sáp màu. Với loại màu này thì học sinh thường xuyên tiếp xúc nên các em vận dụng trong bài vẽ khá sinh động và phong phú. Để sử dụng tốt loại màu sáp này tôi yêu cầu các em nắm chắc kiến thức cũ: Từ ba màu gốc pha trộn với nhau tạo ra ít nhất sáu màu. Tôi đưa ra những câu hỏi + Nêu cách pha trộn màu? + Vẽ một lượt màu này rồi trèn một lượt màu kia. + Tạo màu mới là màu gì? + Là màu nhị hợp. - Đỏ + Vàng = Da cam - Vàng + Xanh lam = Xanh lục - Lam + Đỏ = Tím + Cách vẽ màu như thế nào? + Vẽ đều tay, mịn, không chườm ra ngoài. Tôi cho học sinh thực hành trên giấy A4. Các em tự vẽ hình quả cam, hình chiếc lá, hình quả cà tím.
  10. 10 Bước 1: Dùng bút màu vàng vẽ một lượt kín hình, rồi dùng bút màu đỏ vẽ lại một lượt trèn kín hình quả cam - cho một sản phẩm quả cam có màu da cam. Bước 2: Dùng bút màu vàng vẽ một lượt kín hình, rồi dùng bút màu lam vẽ lại một lượt kín hình chiếc lá cho một sản phẩm chiếc lá màu xanh lục. Bước 3: Dùng bút màu lam vẽ một lượt kín hình, rồi dùng bút màu đỏ vẽ lại một lượt kín hình quả cà - cho một sản phẩm quả cà màu tím.
  11. 11 Màu sáp được pha trộn khá sinh động và đủ màu để thể hiện được nó các em không pha trộn màu lung tung, tránh sử dụng màu đen, màu trắng. Các bước thực hiện từ dễ đến khó Chì màu Sáp màu Kết quả đạt được các em thực hiện được các sản phẩm theo ý thích * Bút dạ. Bút dạ là chất liệu dễ thấy, học sinh rất thích sử dụng vì có màu sắc rõ ràng. Tôi
  12. 12 hướng dẫn các em dùng vẽ các đường viền họa tiết rất nổi, đẹp. Nhưng khi pha trộn màu khó thể hiện được độ đậm nhạt hay bị nhòa nên không dùng bút dạ để vẽ màu của họa tiết và màu nền. Giải pháp 3: Cách thể hiện (sử dụng) màu trong bài vẽ tranh. * Mục tiêu: Khi vẽ hình ảnh xong học sinh vận dụng một cách linh hoạt cách pha màu để thể hiện trên bài vẽ của mình, có thể sử dụng màu sắc theo gam màu như: Gam màu nóng, gam màu lạnh làm sao bài vẽ được hài hòa và đẹp mắt nhất. * Điểm mới: Làm quen với màu sắc, thao tác khi sử dụng màu là yếu tố quan trọng. Nhưng quan trọng nhất để tạo ra sản phẩm đẹp thì các em phải biết thể hiện màu trên bài vẽ tranh của mình. Màu sắc cần có đậm có nhạt và phù hợp với nội dung , vẽ màu làm rõ trọng tâm và có sự hài hòa chung. * Cách thực hiện: Tôi hướng dẫn học sinh cụ thể nội dung từng bài, chia ra các dạng sau: *Dạng 1:Vẽ các hình cơ bản( Hình vuông, hình tròn, đường diềm...) * Dạng 2 : Vẽ tranh theo chủ đề (tranh sinh hoạt, tranh lễ hội….)
  13. 13 - Đây là dạng bài thể hiện màu nền sáng, màu tối và ngược lại. * Với dạng bài trang trí đồ vật này là dạng bài học sinh phải tự phát hiện được hình dáng đồ vật này phù hợp với kiểu trang trí nào để vận dụng vào bài vẽ cho hợp lý. Giáo viên cần lưu ý cho học sinh nắm chắc các yếu tố về hình mảng, họa tiết, màu sắc vận dụng qua đó học sinh làm bài tốt và cảm nhận được nét đẹp mọi vật xung quanh biết trân trọng và gìn giữ chúng. Để giúp học sinh có tư duy phong phú mở rộng hiểu biết với thế giới quan bản thân tôi tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy để giới thiệu cho các em về các tranh ảnh, tác phẩm hội hoạ để các em mở rộng hiểu biết cảm nhận về cái đẹp qua mỗi tác phẩm. Ngoài ra giải pháp trên cũng góp phần khắc phục được phần nào sự thiếu thốn của cơ sở vật chất do thiếu tranh ảnh, màu vẽ, thiếu đồ dùng dụng cụ dạy học giáo viên không phải hoạt động nhiều như khi dạy bằng bảng, mà giáo viên có thời gian để theo dõi giúp đỡ những học sinh còn yếu còn thiếu kĩ năng góp phần tăng sự hứng thú cho học sinh trong học tập. Giải pháp 4: Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực hành, rèn kĩ năng trình bày ý tưởng, kĩ năng quan sát, nhận xét và đánh giá sản phẩm, khích lệ động viên kịp thời. * Mục tiêu: Đối với việc dạy học thì học sinh có bài vẽ đẹp, màu sắc hài hòa là mục tiêu quan trọng nhất, đó chính là kết quả cuối cùng để đánh giá tiết dạy có thành công hay không, chính vì vậy học sinh ứng dụng việc tìm hiều về màu sắc, chất liệu màu và ứng dụng khả năng pha màu vào bài vẽ tranh là kết quả cuối cùng để đánh giá chất lượng môn học, bên cạnh đó giáo viên phải rèn cho học sinh kỹ
  14. 14 năng trình bày để học sinh trình bày được ý tưởng của mình, đồng thời quan sát, nhận xét bài vẽ của nhóm và các nhóm xung quanh sau đó đưa ra được quan điểm riêng từ đó đánh giá sản phẩm và bổ sung góp ý cho các bạn trong lớp. Giáo viên đóng vai trò là người dẫn dắt, bổ sung và ngoài ra những lời động viên kịp thời cũng giúp tinh thần học tậ của các em thoải mái, tiết học không nặng nề, hiệu quả bài vẽ được nâng cao. * Điểm mới: Đây là kĩ năng rất cần thiết, bởi đó cũng chính là mục tiêu của môn mĩ thuật ở trường, vẽ màu phải rõ đặc điểm của đối tượng không vẽ chung chung. Vẽ màu thì không vẽ hình quá chi tiết cụ thể sẽ rất khó để thể hiện, màu có thể vẽ như thực hoặc theo cảm hứng, song cần chú ý. Tương quan giữa các màu, không vẽ độc lập từng màu, chú ý đến độ đậm nhạt của các màu gam màu để thể hiện được tính chất bài vẽ. Giáo viên khi dạy cần quan tâm đến: Phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vẽ màu vào bài vẽ tranh. Kĩ năng này phát triển sẽ giúp học sinh luôn tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và vận dụng để làm đẹp những vật dụng trong cuộc sống, sinh hoạt thường ngày của các em, góp phần nâng cao năng lực thẩm mĩ, biết yêu cái đẹp và giáo dục nhân cách, nếp sống văn minh ở mọi lúc, mọi nơi. * Cách thực hiện: Khi đã thực hành xong giáo viên sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn, thưởng thức sản phẩm, học sinh sẽ phát triển kĩ năng thuyết trình, trình bày ý tưởng (của cá nhân hoặc của nhóm), kĩ năng giao tiếp, chia se kinh nghiệm, nâng cao khả năng phân tích, đánh giá, tự đánh giá. Hình thức tổ chức ở hoạt động này chủ yếu là thảo luận nhóm, giáo viên cho các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình, các nhóm lên trình bày ý tưởng các bạn trao đổi, chia sẻ cam nhận, nhận xét đánh giá sản phẩm của mình, của các bạn. Học sinh được nói lên ý tưởng của mình thể hiện trong sản phẩm. Đây là cơ hội để rèn kỹ năng thuyết trình cho học sinh. Giáo viên tôn trọng các ý kiến chia sẻ, các cảm nhận của học sinh từ đó động viên, khích lệ các em tránh áp đặt để học sinh nhận xét theo cách nhìn của người lớn. Đối với những sản
  15. 15 Với môn học này yêu cầu giáo viên phải là người trực tiếp và giúp học sinh có cái nhìn tổng thể, từ hình vẽ cũng như cách sắp xếp bố cục sao cho vừa với phần giấy quy định. Giáo viên cần tạo được sự thoải mái trong khi vẽ, cũng như giúp học sinh có óc tư duy, sáng tạo,cũng như óc tưởng tượng của học sinh, nhằm giúp học sinh có những bài vẽ có kết quả cao, cũng như sự tự tin trình bày ý tưởng trong các sản phẩm mà mình làm ra, kịp thời động viên tinh thần học tập của các em trong tiết học, tạo cho học sinh có tính mạnh dạn hơn khi xung phong phát biểu, xây dựng bài. Tránh tình trạng có lời lẽ làm các em tự ti mặc cảm xấu hổ như chê bai những học sinh bài làm chưa được tốt mà giáo viên cần động viên khích lệ chỉ ra được điểm em đã làm tốt, mặt nào chưa tốt để giúp học sinh đó tự tin và dần trở lên yêu thích môn học và tiến bộ hơn trong những bài vẽ sau. 4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: - Hiệu quả kinh tế: Thông qua việc áp dụng sáng kiến, qua thực tế giảng dạy, việc hướng dẫn tỉ mỉ, từng bước các kỹ năng sử dụng màu sắc trong bài vẽ cho học sinh lớp 6a2 ở trường Trung học cơ sở Sùng Phài thì hầu hết các em có khả năng hoàn thiện tốt bài vẽ, các em đã biết cách sử lý đậm nhạt, sáng tối, làm tăng lên sự sắc nét của các bức tranh, một số bài vẽ sử dụng màu sắc một cách tài tình thể hiện sự tinh
  16. 16 tế, sự hài hòa trong cách thể hiện, ngoài ra các em còn mạnh dạn, tự tin nói lên được tâm tư tình cảm của mình, giải thích được ý nghĩa của các tác phẩm của mình, biết quan sát, nhận xét cũng như góp ý bài vẽ của bạn. Trước đây, giáo viên thường yêu cầu mỗi em chuẩn bị một hộp màu khác nhau, mỗi một em sẽ mua một hộp màu ước tính màu sáp là 24.000 đồng/ 1 hộp hoặc màu nước là 34.000 đồng/ 1 bộ, ước tính tại lớp 6A2 có 24 học sinh thì phải mất 576.000 đồng đến 816.000 đồng để mua màu vẽ. Sau khi áp dụng sáng kiến và chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm gồm 6 em mua 1 bộ màu thì đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho các em học sinh khi thực hành vẽ mà các em lại có thể sưu tầm và thực hành trên nhiều chất liệu khác nhau, giá thành rút lại chỉ 4000 đồng đến 10.000 đồng/ 1 em học sinh ( vậy chỉ mất 96.000 đồng đến 240.000 đồng) tiết kiệm được 384.000 đồng đến 544.000 đồng. Bảng: Thống kê số tiền tiết kiệm được của học sinh lớp 6A2 năm học 2019 – 2020 và 6A2 năm học 2020 - 2021 sau khi áp dụng sáng kiến tại trường THCS Sùng Phài thành phố Lai Châu: Thông kê Tổng số Số tiền Số tiền màu vẽ một hộp một hộp Số học của 01 màu sáp, màu nước, Ghi chú PP sinh HS/năm chì màu màu bột (VNĐ) (VNĐ) Phương pháp cũ 24 24 hộp 576.000 816.000 Phương pháp mới 24 8 hộp 192.000 272.000 Số tiền tiết kiệm 384.000 544.000 * Nhận xét: Như vậy số tiền tiết kiệm được trên một lớp là 384.000 đồng đến 544.000 đồng, tuy số tiền không lớn nhưng đối với đối tượng 100% làhọc sinh dân tộc như trường THCS Sùng Phài. - Hiệu quả kĩ thuật: + Đối với giáo viên: Giáo viên tự tin trong quá trình giảng dạy với các hình thức, phương pháp tổ chức dạy học phù hợp đối tượng, từ đó tạo hứng thú, thu hút, phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao chất lượng môn học,
  17. 17 truyền đạt kiến thức để HS nắm được kiến thức vận dụng vào bài vẽ và trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày góp phần nâng cao chất lượng, tính sáng tạo phát huy năng lực thẩm mỹ của học sinh + Đối với học sinh: Giải pháp đã giúp học sinh biết cách trình bày bài vẽ đẹp, có đậm nhạt và có tính thẩm mỹ. Phát huy năng lực tư duy sáng tạo của học sinh cao hơn thể hiện ở khả năng quan sát, nhận xét, cách vẽ hình ảnh và đặc biệt là khả năng sử dụng sáng tạo vẽ màu trong bài thực hành. Ngoài ra còn phát huy được kĩ năng trình bày ý tưởng sáng tạo, biết quan sát, nhận xét bài vẽ của các bạn trong nhóm, lớp. - Hiệu quả về mặt xã hội. Sau thời gian triển khai biện pháp nâng cao chất lượng, so sánh giữa lớp áp dụng sáng kiến là lớp 6A2 so với lớp 6A1 là lớp đối chứng không áp dụng sáng kiến với tổng số 24 học sinh tôi nhận thấy bài thực hành của các em lớp 6a1 thể hiện tương đối đẹp, nhiều em tỏ ra có năng khiếu trong cách thể hiện về hình ảnh xong các em còn lúng túng trong cách sử dụng gam màu, các em còn sự dụng màu theo cảm tính, một số bài sử dụng các màu sắc lòe loẹt không phù hợp với nội dung các bức vẽ, chưa mạnh dạn trước đám đông, chưa nói lên được ý nghĩa của các bức tranh mình muốn thể hiện, chưa tự tin với bai vẽ của mình, còn e dè trong cách thể hiện và một số em còn chưa tích cực trong các hoạt động học, chưa có sự nhận xét góp ý cho các bài vẽ của các bạn trong lớp. Cụ thể kết quả qua bài vẽ tranh của học kì I năm học 2020-2021 thu được như sau: Bảng 1: Bảng so sánh kết quả kiểm tra khảo sát đầu năm và kết quả kiểm tra học kì I năm học 2020 – 2021 của lớp 6A2 trường THCS Sùng Phài. Xếp loại Số HS Năm học Đạt Chưa đạt lớp 6a2 TS % TS % Khảo sát đầu năm 24 7 29,16 17 70,8 ( Chưa áp dụng) Học kì I 24 24 100 0 0
  18. 18 ( Áp dụng) Nhận xét: Qua số liệu trên cho thấy, tỷ lệ học sinh xếp loại từ Đạt ( trên trung bình) bài kiểm tra học kì I lớp 6A2 năm học 2020– 2021 tăng 70,8% so với kết quả khảo sát đầu năm học, đảm bảo mục tiêu và đăng kí chất lượng đầu năm. Bảng 2: Bảng so sánh kết quả giữa lớp 6A2 và lớp 6A1 về số học sinh biết phối màu, số học sinh biết tô màu có độ đậm nhạt, sáng tối của bài kiểm tra học kì I nam học 2020 – 2021: Lớp TSHS Số học sinh HS biết tô màu Số bài đạt Số bài chưa đạt biết phối màu đậm nhạt, sáng tối… 6a2 24 24 24 24 0 6a1 24 18 11 24 0 Nhận xét: Qua số liệu trên cho thấy, số học sinh biết phối màu một cách đẹp mắt, hài hòa của lớp 6A2 nhiều hơn lớp 6A1 6 học sinh và số học sinh biết tô màu có độ đậm nhạt, sáng tối của lớp 6A2 nhiều hơn lớp 6A1 là 13 em. Đánh giá lợi ích đã thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến tại trường THCS Giang Ma – huyện Tam Đường – tỉnh Lai Châu Hiệu quả kinh tế + Đối với giáo viên: Trước đây, Giáo viên mất nhiều thời gian chuẩn bị mua màu vẽ cho từng học sinh hoặc giáo viên yêu cầu học sinh mua màu với nhiều chất liệu với số tiền nhiều khó có thể phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của các em, với số nhóm đã chia và định hướng giáo viên có nhiều chất liệu màu để hướng dẫn và cho các em sử dụng đa dạng các dạng màu khác nhau. Đặc biệt giáo viên vẫn đảm bảo được nội dung giảng dạy, học sinh hứng thú với môn học, thấy yêu thích, phát hiện và bồi dưỡng nhiều em có năng khiếu hội họa. + Đối với học sinh: Học sinh yêu môn học, các em được thực hành với nhiều chất liệu màu khác nhau, chính vì vậy các em rất hứng thú trong tiết học mĩ thuật,
  19. 19 biết sáng tạo nhiều cách sử dụng màu sắc khác nhau, vẽ bài có đậm, có nhạt, có sáng có tối, bên cạnh đó còn chủ động tự tin trình bày ý tưởng và cảm nhận của mình về các bức vẽ của các nhóm bạn trong lớp. Học sinh không mất nhiều thời gian, kinh phí cho việc mua các loại màu vẽ đắt tiền phù hợp với điều kiện kinh tế cụ thể: Bảng: Thống kê số tiền tiết kiệm được của học sinh 6A1 năm học 2020 – 2021 với 45 học sinh được chia thành 9 nhóm, sau khi áp dụng sáng kiến tại trường THCS Giang Ma – huyện Tam Đường – tỉnh Lai Châu: Thông kê Tổng số Số tiền Số tiền màu vẽ một hộp một hộp Số học của 01 màu sáp, màu nước, Ghi chú PP sinh HS/năm chì màu màu bột (VNĐ) (VNĐ) Phương pháp cũ 45 45 hộp 1.125.000 1.530.000 Phương pháp mới 45 18 hộp 432.000 612.000 Số tiền tiết kiệm 693.000 918.000 * Nhận xét: Như vậy số tiền tiết kiệm được trên một lớp là 693.000 đồng đến 918.000 đồng, tiết kiệm chi phí học tập, rất phù hợp với điều kiện của trường đặc biệt khó khăn như trường THCS Giang Ma – huyện Tam Đường – tỉnh Lai Châu. Hiệu quả kỹ thuật + Đối với giáo viên: Giáo viên tự tin trong quá trình giảng dạy với các hình thức, phương pháp tổ chức dạy học phù hợp đối tượng, Trong quá trình giảng dạy giáo viên cho học sinh thực hành vơi nhiều chât liệu màu khác nhau, từ đó tạo hứng thú, thu hút, phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao chất lượng môn học. + Đối với học sinh: Giải pháp đã giúp học sinh yêu thích môn học, tiết kiệm chi phí học tập, học sinh được trải nghiệm và thực hành trên nhiều chất liệu màu khác nhau, biết cách pha màu và sử dụng màu sắc từng chất liệu màu, chất lượng bài vẽ được nâng lên.
  20. 20 Hiệu quả về mặt xã hội Sau thời gian triển khai biện pháp nâng cao chất lượng, so sánh giữa lớp áp dụng sáng kiến là lớp 6A2 so với lớp 6A1 là lớp đối chứng không áp dụng sáng kiến với tổng số 24 học sinh tôi nhận thấy bài thực hành của các em lớp 6a1 thể hiện tương đối đẹp, nhiều em tỏ ra có năng khiếu trong cách thể hiện về hình ảnh xong các em còn lúng túng trong cách sử dụng gam màu, các em còn sự dụng màu theo cảm tính, một số bài sử dụng các màu sắc lòe loẹt không phù hợp với nội dung các bức vẽ, chưa mạnh dạn trước đám đông, chưa nói lên được ý nghĩa của các bức tranh mình muốn thể hiện, chưa tự tin với bai vẽ của mình, còn e dè trong cách thể hiện và một số em còn chưa tích cực trong các hoạt động học, chưa có sự nhận xét góp ý cho các bài vẽ của các bạn trong lớp. Cụ thể kết quả qua bài vẽ tranh của học kì I năm học 2020-2021 thu được như sau: Bảng 1: Bảng so sánh kết quả kiểm tra khảo sát đầu năm và kết quả kiểm tra học kì I năm học 2020 – 2021 của lớp 6A2 trường THCS Sùng Phài. Xếp loại Số HS Năm học Đạt Chưa đạt lớp 6a2 TS % TS % Khảo sát đầu năm 24 7 29,16 17 70,8 ( Chưa áp dụng) Học kì I 24 24 100 0 0 ( Áp dụng) Nhận xét: Qua số liệu trên cho thấy, tỷ lệ học sinh xếp loại từ Đạt ( trên trung bình) bài kiểm tra học kì I lớp 6A2 năm học 2020– 2021 tăng 70,8% so với kết quả khảo sát đầu năm học, đảm bảo mục tiêu và đăng kí chất lượng đầu năm. Bảng 2: Bảng so sánh kết quả giữa lớp 6A2 và lớp 6A1 về số học sinh biết phối màu, số học sinh biết vẽ màu có độ đậm nhạt, sáng tối của bài kiểm tra học kì I năm học 2020 – 2021: Lớp TSHS Số học sinh HS biết vẽ màu Số bài đạt Số bài chưa đạt biết phối màu đậm nhạt, sáng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2