Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để tổ chức và đánh giá hoạt động học của học sinh phần kiến thức Con người, dân số và môi trường Sinh học 9
lượt xem 3
download
Nghiên cứu về tổ chức và đánh giá hoạt động học của học sinh theo hướng phát huy tính tự lực của học sinh, thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần con người, dân số và môi trường trong Sinh học 9. Trong mỗi bài, các câu hỏi trắc nghiệm sẽ đánh giá ở ba mức độ nhận thức khác nhau: Nhớ, thông hiểu và vận dụng
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để tổ chức và đánh giá hoạt động học của học sinh phần kiến thức Con người, dân số và môi trường Sinh học 9
- PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚC THỌ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGỌC TẢO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐỂ TỔ CHỨC VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH PHẦN KIẾN THỨC “CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG” SINH HỌC 9 TRẦN THỊ NHÀN Hà Nội, Tháng 3/ 2020 1
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc ---------------o0o------------ ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM A. SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên: Trần Thị Nhàn Sinh ngày: 09/08/1993 Năm vào ngành: 2015 Đơn vị công tác: Trường THCS Ngọc Tảo Hệ đào tạo: Cao đẳng Sư phạm Hà Nội Bộ môn giảng dạy: Sinh học B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI BẢNG CHỈ DẪN SỬ DỤNG KHI VIẾT TẮT 1. TNKQ: Trắc nghiệm khách quan 2. KTĐG: Kiểm tra đánh giá 3. THCS: Trung học cơ sở 4. CHTNKQ: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan. 5. GV: Giáo viên 6. HS: Học sinh 2
- PHẦN A: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đều biết giáo dục giữ một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Với ba nhiêm vụ chiến lược: “ Nâng cao dân trí , đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, nâng cao và phát triển giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, để thực hiện thành công ba nhiệm vụ trên, ngành giáo dục phải luôn có sự thay đổi cho phù hợp với xu thế thời đại và tình hình phát triển cụ thể của đất nước; không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo về mọi mặt từ bậc Phổ thông như: Tăng cường công tác bồi dưỡng năng lực giáo viên, đổi mới phương pháp dạy học… thay đổi trong công tác kiểm tra đánh giá ( KTĐG). KTĐG là một khâu quan trọng giúp giáo viên thu nhận được tín hiệu ngược từ học sinh từ đó nắm được trình độ nhận thức của học sinh mình quản lý và có sự chỉnh lý kịp thời việc dạy học. Thông qua KTĐG, học sinh tự kiểm tra được vốn kiến thức của mình, tìm ra những lỗ hổng kiến thức để có động lực và ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập. Hiện nay, KTĐG đã có sự đổi mới về mặt phương pháp, để khắc phục được những hạn chế của phương pháp tự luận, phương pháp sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã được áp dụng vào công tác KTĐG và ngày càng được phát triển. Với phương pháp trắc nghiệm khách quan có thể khắc phục được hết những hạn chế của phương pháp tự luận: Đảm bảo được tính khách quan của kết quả đánh giá và kiểm tra kiến thức trên phạm vi rộng...Tuy nhiên, phương pháp này cũng mắc phải những hạn chế: Không phát huy được tính chủ động sáng tạo và hạn chế khả năng diễn đạt của học sinh. Đi từ thực tiễn nêu ở trên, để tăng hiệu quả KTĐG nói chung và KTĐG môn Sinh học nói riêng, tôi đã đi đến lựa chọn đề tài: “ Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để tổ chức và đánh giá hoạt động học của học sinh phần nội dung kiến thức Con người, dân số và môi trường, Sinh học 9” 3
- 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về tổ chức và đánh giá hoạt động học của học sinh theo hướng phát huy tính tự lực của học sinh, thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần con người, dân số và môi trường trong Sinh học 9. Trong mỗi bài, các câu hỏi trắc nghiệm sẽ đánh giá ở ba mức độ nhận thức khác nhau: Nhớ, thông hiểu và vận dụng II. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu nội dung kiến thức, mục tiêu cụ thể của từng phần kiến thức và phân phối chương trình giảng dạy bộ môn Sinh học 9 – THCS, làm cơ sở để đưa ra bảng trọng số chi tiết cho phần kiến thức Con người, dân số và môi trường và chuẩn bị cho việc thực nghiệm Sư phạm sau này. - Tiến hành sưu tầm tài tiệu và nghiên cứu về trắc nghiệm khách quan, từ đó có kiến thức tổng quan cũng như cụ thể về xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và cơ sở lý luận cho đề tài. - Xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm dựa trên bảng trọng số đã lập ra, sau đó tổng hợp lại thành hệ thống câu hỏi cho phần nội dung kiến thức Con người, dân số và môi trường. Tiến hành thực nghiệm Sư phạm để xác định chất lượng và khả năng ứng dụng của câu hỏi, từ đó có những chỉnh lý cho phù hợp. III. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết - Kết hợp sưu tầm tài liệu với xử lý ( phân tích, phân loại, tổng kết...) tài liệu liên quan đến KTĐG, các nhóm phương pháp KTĐG nói chung và phương pháp trắc nghiệm nói riêng. - Nghiên cứu và ghi nhớ các bước xây dựng một câu hỏi và một hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách quan với 4 dạng. 2. Phương pháp thực nghiệm Sư phạm - Sử dụng phiếu để điều tra gián tiếp hoặc trực tiếp trao đổi với giáo viên về việc xây dựng và sử dụng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực của học sinh. - Sử dụng phiếu để điều tra trực tiếp đối với học sinh sau khi áp dụng bộ câu hỏi TNKQ để củng cố bài. 4
- IV. Tổ chức nghiên cứu 1. Đối tượng phạm vi nghiên cứu * Đối tượng: - Hệ thống câu hỏi phần: Con người, dân số và môi trường - SH 9 - THCS. * Phạm vi : - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế SH 9 - THCS. - Các tài liệu về lí luận dạy học. - Các văn kiện của Đảng về giáo dục. 2. Địa điểm Tại trường THCS Ngọc Tảo 3. Phương tiện nghiên cứu - Đề tài cung cấp một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho phần nội dung kiến thức Con người, dân số và môi trường, góp phần hoàn thiện thêm ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho bộ môn Sinh học 9– THCS. - Dựa vào hệ thống câu hỏi, học sinh có thể tự kiểm tra kiến thức của bản thân, nâng cao chất lượng tự học. PHẦN B: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I. Vai trò của KTĐG trong dạy học - Đối với học sinh: KTĐG giúp học sinh xác định được trình độ của bản thân từ đó có thái độ và động lực điều chỉnh hoạt động học. Đồng thời qua KTĐG, học sinh được tái hiện lại và khắc sâu kiến thức. - Đối với giáo viên: KTĐG giúp giáo viên nhận được thông tin liên hệ ngược từ học sinh. Giáo viên sẽ nắm được trình độ nhận thức chung của cả lớp và của từng học sinh, làm cơ sở để giáo viên có những biện pháp cụ thể tác động đến từng học sinh. KTĐG giúp giáo viên có sự điều chỉnh thích hợp trong công tác dạy học, nhằm nâng cao chất lượng dạy học. II. Nội dung cơ bản của KTĐG 1. Quy trình của việc kiểm tra đánh giá 5
- Bước 1: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu về nội dung đánh giá và tiêu chí đánh giá (đánh giá cái gì? cho điểm số thế nào?) tương ứng với hệ thống mục tiêu dạy học đã được cụ thể hoá đến chi tiết. Bước 2: Thiết kế công cụ đánh giá (hay lựa chọn hình thức KTĐG) và kế hoạch sử dụng chúng, tuỳ theo mục đích KTĐG mà có thể lựa chọn các dạng kiểm tra các hình thức kiểm tra (kiểm tra miệng, viết 15', 45', 90'…). Bước 3: Thu nhập số liệu đánh giá: theo đáp án, bảng đặc trưng, giáo viên chấm bài kiểm tra, thống kê điểm kiểm tra. Bước 4: Xử lý số liệu. Bước 5: Hình thành hệ thống kết luận về việc KTĐG và đưa ra những đề xuất điều chỉnh quá trình dạy học. 2. Các phương pháp KTĐG Có 3 nhóm phương pháp KTĐG chính là: quan sát, vấn đáp và thi viết Ở đây tôi xin đề cập đến Phương pháp viết: Được chia làm hai loại + Phương pháp tự luận + Phương pháp trắc nghiệm khách quan: Là phương pháp kiểm tra kiến thức của học sinh dựa trên các các câu hỏi và đáp án có sẵn để học sinh lựa chọn hay trả lời ngắn gọn. Ưu điểm: Phương pháp này khắc phục được những hạn chế trong phương pháp tự luận. Nhược điểm: Không kích thích được khả năng tư duy sáng tạo của học sinh trong suy luận và giải quyết vấn đề như phương pháp tự luận. 3. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan - Câu hỏi đúng - sai ( loại câu trắc nghiệm đúng - sai): + Ưu điểm: dễ dàng trong khâu ra đề, phương án lựa chọn chỉ là đúng hoặc sai. Hiệu suất trắc nghiệm khá cao do học sinh thuận tiện trong khâu chọn đáp án, nên trong cùng một đơn vị thời gian học sinh có thể trả lời được nhiều câu hỏi hơn. + Nhược điểm: phụ thuộc nhiều vào khả năng phán đoán của học sinh ( xác suất đoán mò là 50% ), khó thiết kế để đo được nhiều mức độ nhận thức khác 6
- nhau của học sinh. - Câu hỏi nhiều lựa chọn: Kí hiệu là MCQ- Multi Choice Questions: + Ưu điểm: Đo được nhiều mức độ nhận thức khác nhau: Nhớ, hiểu, vận dụng. Phạm vi đánh giá kiến thức rộng; chấm điểm khách quan, nhanh chóng với độ tin cậy cao ( xác suất đoán mò là 25% - với câu hỏi có 4 lựa chọn ). Giúp học sinh có tư duy phán đoán nhanh, giúp học sinh trong việc tự học và tự kiểm tra đánh giá trình độ của bản thân. + Nhược điểm: Không phát huy được tính sáng tạo của học sinh trong giải quyết vấn đề và trình bày diễn đạt ý. Khó trong khâu ra đề vì soạn câu hỏi rất tốn thời gian và đòi hỏi trình độ cao của người ra đề. - Câu hỏi ghép nối: + Ưu điểm: độ chính xác trong đánh giá là khá cao, đòi hỏi tư duy lôgic của học sinh. + Nhược điểm: học sinh vẫn có thể phán đoán mò để tìm ra đáp án nên kết quả đánh giá phụ thuộc vào khả năng tư duy phán đoán của học sinh. - Câu điền khuyết ( hoặc câu điền vào chỗ trống ): + Ưu điểm: Kết quả đánh giá có độ chính xác cao, xác suất đoán mò rất nhỏ. + Nhược điểm: Bất tiện khi chấm bài( không thể sử dụng bảng đục lỗ hay máy chấm) và việc chấm điểm có thể không phải bao giờ cũng hoàn toàn khách quan, nhưng cũng có thể sử dụng loại câu điền khuyết trong một bài trắc nghiệm khách quan ở lớp học trong một số trường hợp sau đây: . Khi câu trả lời rất ngắn và tiêu chuẩn đúng hay sai rõ rệt. . Khi không tìm được đủ số câu nhiễu (“mồi nhử”) tối thiểu cần thiết cho loại câu nhiều lựa chọn thì có thể sử dụng loại câu điền khuyết. - Câu hỏi có câu trả lời ngắn gọn (điền thêm): + Ưu điểm: ra đề dễ dàng, xác suất đoán mò nhỏ. + Nhược điểm: hiệu suất trắc nghiệm nhỏ, mang tính chủ quan của người chấm và không thể áp dụng được máy tính điện tử trong chấm bài. Ngoài ra còn có một dạng câu hỏi trắc nghiệm nữa dành cho các bộ môn sử dụng đến hình vẽ, đó là dạng câu hỏi chú thích hình vẽ 7
- Vậy tổng quan lại thì trắc nghiệm khách quan có 6 dạng câu hỏi: Dạng đúng – sai, dạng câu hỏi nhiều lựa chọn (MCQ), ghép nối, điền khuyết, dạng câu hỏi có câu trả lời ngắn và cuối cùng là chú thích hình vẽ. 4. Nguyên tắc biên soạn Câu hỏi đúng - sai - Câu hỏi trắc nghiệm nên hỏi những nội dung quan trọng, không sa vào chi tiết quá vụn vặt. - Trình bày câu hỏi đơn giản, rõ ràng. - Câu nên trắc nghiệm khả năng lí giải chứ không chỉ là trắc nghiệm khả năng ghi nhớ và không nên chép y nguyên câu trong SGK. Câu hỏi ghép - nối - Phải đảm bảo tính tương đồng giữa các câu, tính tương đồng giữa các lựa chọn. - Số lượng đáp án nên nhiều hơn số lượng câu hỏi, hoặc 1 câu trả lời có thể sử dụng nhiều lần để giảm bớt yếu tố may rủi. Câu hỏi điền thêm - Lời chỉ dẫn rõ ràng, tránh lấy nguyên văn từ trong sách để tránh HS học thuộc lòng. - Đáp án điền vào chỗ trống là những nội dung quan trọng, then chốt và chỉ có 1 đáp án duy nhất. - Chỗ trống trong câu hỏi không nên quá nhiều và cố gắng đặt vị trí chỗ trống ở cuối câu hoặc giữa câu tránh để đầu câu. Câu hỏi nhiều lựa chọn (MCQ) - Câu hỏi phải rõ ý, từ dùng trong câu rõ ràng, chính xác, không có sai sót, không được lẫn lộn. - Số lượng phương án lựa chọn càng nhiều thì khả năng đoán đúng càng nhỏ (thường có 4-5 phương án lựa chọn). - Không được có dấu hiệu nào đối với việc đúng sai của đáp án, không sử dụng các đáp án sai quá rõ ràng. - Vị trí của các đáp án chính xác không nên cố định. 8
- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU I. Khái quát phạm vi Trong thời gian vài năm gần đây, việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong công tác kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh được áp dung khá rộng rãi và dần đi vào ổn định. Các câu hỏi trắc nghiệm cùng các bộ đề trắc nghiệm được soạn thảo ngày càng nhiều với chất lượng ngày càng cao. Ở các phân môn đều xây dựng riêng cho mình một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đa dạng về cả mặt số lượng lẫn các dạng câu hỏi. Xét mặt bằng chung thì khả năng phân loại mức độ nhận thức của học sinh( nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá) là khá cao. II. Thực trạng của đề tài nghiên cứu Để nắm rõ hơn thực trạng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học tại trường Trung học cơ sở (THCS), tôi đã tiến hành lấy phiếu điều tra về “ Thực trạng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học ở trường THCS”. Tôi đã tiến hành lấy ý kiến của các giáo viên dạy tất cả các bộ môn thuộc hai trường: Trường THCS Thanh Đa và trường THCS Ngọc Tảo – Là hai ngôi trường tôi sẽ tiến hành thực nghiệm Sư phạm, trong đó có cả giáo viên dạy khối 9 trong 2 năm học 2018-2019, 2019-2020. Sau khi lấy ý kiến và tổng hợp đã cho kết quả sau: * Kết quả minh chứng ( phụ lục minh chứng) CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. Cơ sở đề xuất các giải pháp - Câu hỏi tập trung vào vấn đề nghiên cứu. - Câu hỏi mang tích chất nêu vấn đề, buộc học sinh phải luôn ở trạng thái có vấn đề. Trong nhiều trường hợp giáo viên nên nêu ra nhiều câu hỏi gây sự tranh luận. Trong cả lớp, tạo điều kiện phát triển tính độc lập tư duy của học sinh, lập luận theo quan điểm riêng của mình. II. Các giải pháp chủ yếu Để xây dựng được một bộ câu hỏi cần trải qua các bước sau: - Bước 1: Xác định mục tiêu của câu hỏi: xác định kiểm tra mảng kiến thức nào, 9
- đối tượng hướng tới là ai và dùng để đo đạc đánh giá cái gì... - Bước 2: Xây dựng kế hoạch cho nội dung câu hỏi trắc nghiệm: Lập kế hoạch sẽ giúp ta tạo được “bộ khung”, trình tự các bước đi và hướng đi cho việc phát triển và hoàn thành bộ câu hỏi trắc nghiệm. Ta phải lập kế hoạch sao cho thực hiện được tốt nhất đầy đủ các mục tiêu đề ra ở bước một. - Bước 3: Soạn thảo câu hỏi. + Soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm cần dựa trên cơ sở mục tiêu đề ra và phải bám sát theo kết hoạch thực hiện, tránh sự lệch lạc đi sai hướng. + Cần soạn nhiều câu hỏi hơn dự kiến ban đầu để có sự chọn lựa các câu hỏi. + Phải tiến hành kiểm tra rà soát kỹ lưỡng các câu hỏi, hạn chế tối đa những lỗi sai đặc biệt trong nội dung kiến thức. - Bước 4: Thực nghiệm kiểm định câu hỏi. Đây là công việc kiểm định chất lượng thực tế của câu hỏi thông qua kết quả thu được từ học sinh. Từ đó có cơ sở sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế. III. Xây dựng bộ câu hỏi phần nội dung kiến thức “con người, dân số và môi trường”– sh9. 1. Nội dung và phân phối chương trình như sau: Bảng trọng số tổng hợp Phân phối Số câu hỏi Chương 3 Nội dung của chương chương trình dự kiến Tác động của con người đối Bài 53 1 bài 22 với môi trường Bài 54, 54 Ô nhiễm môi trường 2 bài 43 Thực hành: tìm hiểu tình hình Bài 56,57 2 bài 15 môi trường ở địa phương 2. Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan ( phần Phụ lục minh chứng) - Bộ câu hỏi gồm 80 câu được chia thành 4 mã đề ngẫu nhiên. Mỗi mã đề gồm 40 câu với khung điểm 10 ( 0,25đ/1 câu đúng). - Số HS tham gia thực nghiệm: 112 học sinh 10
- CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN I. Thực nghiệm khảo sát câu hỏi Sau khi xây dựng hệ thống câu hỏi gồm 80 câu được phân ra thành 4 đề, với 4 dạng câu hỏi của TNKQ (Dạng đúng – sai, dạng câu hỏi nhiều lựa chọn (MCQ), ghép nối, điền khuyết, dạng câu hỏi có câu trả lời ngắn và cuối cùng là chú thích hình vẽ). Mỗi đề tương ứng với 40 câu và một phiếu trả lời riêng. Nhóm các đề theo cách lấy ngẫu nhiên không hoàn lại. Trung bình thời gian hoàn thành mỗi câu hỏi là 1 phút; thời gian để hoàn thành mỗi bài trắc nghiệm 45 phút. - Tổ chức thực nghiệm sư phạm: Địa điểm tổ chức thực nghiệm: Để xác định tính khả thi của hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, tại mỗi trường tôi tiến hành thực nghiệm với 2 nhóm đối tượng: Lớp chọn và lớp thường. II. Kết quả phân tích câu hỏi Bộ câu hỏi TNKQ Số CH chưa tốt được giáo viên sử dụng CH học sinh Bài dạy Kết quả Kết quả không trả lời CH sai tốt khá được TS % TS % TS % TS % Bài 53: Tác động của con người đối với 18 82,0 3 13,6 1 4,4 0 0,0 môi trường Bài 54: Ô nhiễm môi 36 83,7 5 11,6 2 4,7 0 0,0 trường. Bài 55: Ô nhiễm môi 11 73,3 3 20 1 6,7 0 0,0 trường. Tổng 65 81,25 11 13,75 4 5,0 0 0,0 Nhận xét: - Từ kết quả thu được thông qua thống kê tôi nhận thấy hiệu quả của những câu hỏi phát huy năng lực tự lực đã xây dựng là rất lớn. Số câu hỏi được giáo viên đánh giá là rất tốt đem lại hiệu quả cao trong khi dạy là 81,25%. Số câu hỏi được đánh giá ở mức khá là 13,75%, số câu hỏi chưa tốt chỉ chiếm 5,0 %. Song phần 11
- lớn số câu hỏi giáo viên cho là chưa tốt (những câu hỏi học sinh không trả lời được) tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ song đấy cũng là thực tế. - Thông qua những thực nghiệm sư phạm có thể thấy tỉ lệ số câu hỏi học sinh trả lời được là khá cao, số câu hỏi sử dụng được tương đối nhiều. Những câu hỏi không sử dụng được được giữ lại để sửa chữa hoàn thiện để đưa vào sử dụng. - Kết quả KTĐG cho thấy điểm số của HS đạt được ở mức khá, có những HS bị điểm dưới trung bình nhưng cũng có những HS đạt điểm giỏi, vì thế có thể phân loại được HS. Như vậy, về cơ bản hệ thống câu hỏi TNKQ đã đạt được mục đích KTĐG một cách khách quan, công bằng về trình độ nhận thức của HS và phân loại được HS khá giỏi trong lớp. - Theo kết quả phân tích độ khó cho thấy bài trắc nghiệm không phải là quả khó hoặc quá dễ. Các câu không đạt chủ yếu rơi vào những câu quá dễ. Những câu không đạt tôi có sự phân tích và chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung chương trình và trình độ nhận thức của học sinh. PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: - Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích thực trạng KTĐG ở trường THCS, ta có thể khẳng định rằng việc đánh giá kết quả học sinh là khâu vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục học sinh.TNKQ để KTĐG hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức hoạt động dạy và học của giáo viên thông qua sự phản hồi tín hiệu ngược từ học sinh. - Với những ưu điểm nổi trội, phương pháp trắc nghiệm khách quan đã, đang và sẽ được sử dụng rộng rãi trong công tác kiểm tra đánh giá tại các trường phổ thông. Phương pháp này vừa mang tính khách quan cao, vừa có khả năng KTĐG kiến thức trên một phạm vi tương đối rộng và phân loại được các trình độ nhận thức của học sinh. - Hiện thực hóa những lý luận chung, tôi đã tiến hành soạn thảo ra bộ câu hỏi gồm 80 với nội dung kiến thức xoay quanh phần kiến thức Con người, dân số và môi trường, dành cho chương trình SGK Sinh học 9. 12
- - Kết quả trong tổng số 80 câu hỏi, tôi đã chọn ra được những câu đạt tiêu chuẩn áp dụng trong công tác KTĐG tại trường phổ thông. Những câu hỏi còn lại tôi sẽ chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình thực tế. - Vì khuôn khổ thời gian và kiến thức còn hạn chế và chưa đi sâu vào thực tế cụ thể của trường phổ thông, nên chắc chắn hệ thống câu hỏi còn gặp rất nhiều thiếu sót. Rất mong các thầy cô đóng góp ý kiến nhận xét để đề tài được hoàn chỉnh hơn. 2. Kiến nghị - Tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc hội thảo bàn về cách thức lập và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học. - Mở các khóa tập huấn về những điều cơ bản trong việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho giáo viên. - Phổ biến kỹ các dạng trắc nghiệm khách quan trong KTĐG và phương pháp làm bài cho học sinh nắm vững. Tránh những bỡ ngỡ và kết quả sai đáng tiếc. - Đầu tư nhiều hơn nữa phương tiện hiện đại như chấm kết quả trên máy, tăng tính khách quan cho kết quả chấm và hạn chế công sức của giáo viên. - Trong công tác KTĐG để khắc phục những hạn chế của phương pháp trắc nghiệm khách quan, cần có sự kết hợp nhiều hình thức KTĐG khác nhau. Người viết Trần Thị Nhàn 13
- Tài liệu tham khảo 1. Sách giáo khoa Sinh học 9 – NXB Giáo dục – Bộ Giáo duc và đào tạo. 2008 2. Sách giáo viên Sinh học 9 – NXB Giáo dục – Bộ Giáo dục và đào tạo. 2002. 3. Phân phối chương trình Sinh học THCS – NXB Giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo. 4.Môi trường và con người: Giáo trình đại học Đà Lạt/ Lê Bá Dũng, NXB: Đại học Đà Lạt 1998 5. Giáo trình Đại cương phương pháp dạy học Sinh học – NXB ĐH Sư phạm – Trần Bá Hoành (chủ biên) 6.Mười vạn câu hỏi vì sao: Bảo vệ môi trường, Chu Công Phùng, NXB: Khoa học kỹ thuật 1996 7. Sinh thái và môi trường, Nguyễn Văn Tuyên, NXB: Giáo dục 1997 8. “Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS” Trần Bá Hoành NXB Giáo dục Hà Nội - 2000 9. “Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện hội nghị lần thứ II Ban chấp hành TW Đảng khoá 8. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997. 14
- MỤC LỤC TRANG PHẦN 1: MỞ ĐẦU…………………………………………………………….3 I. Đặt vấn đề……………………………………………………………….3 II. Nhiệm vụ nghiên cứu.…………………………………………………...4 III. Phương pháp nghiên cứu……….………………………………………..4 IV. Tổ chức nghiên cứu……………………………………………………...5 PHẦN II: NỘI DUNG…………………………………………………………..9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU….………………9 I. Vai trò của KTĐG trong dạy học....……………………………………...9 II. Nội dung cơ bản của KTĐG…….……………………………………….9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU…...……………..9 I. Khái quát phạm vi………………..………………………………………..9 II. Các giải pháp chủ yếu……………….…………………………………….9 III. Xây dựng bộ câu hỏi……………………………………………………...10 CHƯƠNG 4:KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN………………………………………11 I. Thực nghiệm khảo sát câu hỏi..………….………………………………...11 III. Kết quả phân tích câu hỏi………………………………………..…….....11 PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………….…...12 1.Kết luận…………………………………………………………………………12 2. Kiến nghị……………………………………………………………………….13 15
- PHỤ LỤC VỀ CÁC MINH CHỨNG ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN 1. Kết quả minh chứng :Thực trạng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học ở trường THCS”. Câu hỏi: Xin các đồng chí vui lòng cho biết việc xây dựng câu hỏi phát huy năng lực tự lực của học sinh có ý nghĩa như thế nào đối với quá trình dạy học Kết quả theo bảng thống kê: Vai trò của việc xây Số người Tỷ lệ Ghi chú dựng câu hỏi (12) (%) - Quan trọng 9 75, 0 - Khá quan trọng 2 17, 0 - Bình thường 1 8, 0 - Không quan trọng 0 0 Câu hỏi 2: Xin thầy cô cho biết để xây dựng câu hỏi thầy (cô) đã có những biện pháp gì? Phần lớn các giáo viên được hỏi đều trả lời có xây dựng câu hỏi nhưng chủ yếu dựa vào câu hỏi có sẵn. Số ít các giáo viên (thường là giáo viên giỏi) đã ít nhiều sử dụng một số biện pháp xây dựng câu hỏi. * Kết quả thu được trước và sau khi áp dụng phương pháp xây dựng câu hỏi TNKQ để kiểm tra, đánh giá hoạt đọng học của HS theo hướng phát huy năng lực của học như sau: Thực trạng Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Kết Yếu- Yếu- quả Giỏi Khá T.Bình Giỏi Khá T.Bình Kém Kém 5,7% 12,2% 49,8% 32,3% 19,7% 40,4% 39,4,% 0,5% 16
- 2. Bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường Dạng câu hỏi nhiều lựa chọn MCQ (câu 1- câu 8) Câu 1: Dựa vào mức độ tác động của con người đối với môi trường có mấy thời kì phát triển của xã hội? A. 2 thời kì B. 3 thời kì C. 4 thời kì D. 5 thời kì Câu 2: Các hình thức khai thác thiên nhiên của con người thời nguyên thủy là gì? A. Hái quả, săn bắt thú. B. Bắt cá, hái quả. C.Săn bắt thú, hái lượm cây rừng. D.Săn bắt động vật và hái lượm cây rừng. Câu 3: Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là: A. Phá huỷ thảm thực vật, gây ra nhiều hậu quả xấu. B. Cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái. C. Gây ô nhiễm môi trường. D. Làm giảm lượng nước gây khô hạn. Câu 4: Nguyên nhân gây cháy nhiều khu rừng thời nguyên thuỷ là do: A. Con người dùng lửa để lấy ánh sáng B. Con người dùng lửa để nấu nướng thức ăn . C. Con người dùng lửa sưởi ấm . D. Con người đốt lửa dồn thú dữ vào các hố sâu để bắt . Câu 5: Ở xã hội nông nghiệp do con người hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã: A. Chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác. B. Chặt phá rừng lấy đất chăn thả gia súc . C. Chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc . 17
- D. Đốt rừng lấy đất trồng trọt. Câu 6: Ở xã hội nông nghiệp hoạt động cày xới đất canh tác làm thay đổi đất và nước tầng mặt nên: A. Đất khô cằn và suy giảm độ màu mỡ. B. Đất giảm độ màu mở . C. Xói mòn đất . D. Đất bị khô cằn. Câu 7: Nền nông nghiệp hình thành, con người phải sống định cư, dẫn đến nhiều vùng rừng bị chuyển đổi thành: A. Khu dân cư. B. Khu sản xuất nông nghiệp. C. Khu chăn thả vật nuôi. D. Khu dân cư và khu sản suất nông nghiệp. Câu 8: Tác động xấu của con người đối với môi trường tự nhiên là gì? A. Chặt phá rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên thiên nhiên. B. Chặt phá rừng bừa bãi, săn bắt động vật hoang dã, khai thác tài nguyên thiên nhiên. C. Săn bắt động vật hoang dã, chặt phá rừng bừa bãi. D. Khai thác tài nguyên thiên nhiên , săn bắt động vật hoang dã. Dạng câu hỏi điền thêm: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống ( câu 09- câu 12) Câu 9: Bên cạnh những tác động làm suy giảm…(1)…, nền công nghiệp phát triển góp phần…(2)… Đáp án: (1) Môi trường; (2) Cải tạo môi trường. Câu 10: Một trong những tác động lớn nhất của con người tới môi trường….(1)…. Là phá hủy….(2)…., từ đó gây ra nhiều…..(3)…..xấu. Đáp án: (1) tự nhiên; (2) thảm thực vật; (3) hậu quả. Câu 11: Ở thời kì nguyên thủy, con người sống…(1)… với …(2)… Cách sống cơ bản là săn bắt động vật và hái lượm cây rừng. Đáp án: (1) hòa đồng; (2) tự nhiên. Câu 12: Ở thời kì nguyên thủy, tác động lớn nhất của con người đối với môi trường là con người biết…(1)… để nấu nướng thức ăn, sưởi ấm và sua đuổi thú dữ. Con người đã đốt lửa dồn thú dữ vào những …(2)… để bắt, làm cho cánh rừng…(3)… ở Trung Âu, Đông Phi, Nam Mĩ, Đông Nam Á bị …(4)… Đáp án: (1) dùng lửa; (2) hố sâu; (3) rộng lớn; (4) đốt cháy. 18
- Dạng câu hỏi đúng –sai( Câu 13- câu 16) Hãy xác định những câu sau là đúng (Đ) hay sai (S) và điền vào chỗ trống. Câu 13: Suy giảm độ đa dạng của sinh học là nguyên nhân gây nên mất cân bằng sinh thái. Trả lời:……….. Đáp án: Đúng Câu 14: Ở xã hội công nghiệp, xuất hiện nhiều vùng trồng trọt lớn là do công nghiệp khai khoáng phát triển. Trả lời: ………. Đáp án: Sai (ở xã hội công nghiệp, xuất hiện nhiều vùng trồng trọt lớn do nền nông nghiệp cơ giới hóa) Câu 15 : Hậu quả gây nên cho môi trường tự nhiên do con người săn bắt động vật quá mức là nhiều loài có nguy cơ bị tiệt chủng , mất cân bằng sinh thái . Trả lời:…… Đáp án: Đúng Câu 16: Thế kỉ XVIII được coi là điểm mốc của sự phát triển của nền nông nghiệp. Trả lời:…… Đáp án: Sai (Thế kỉ XVIII được coi là điểm mốc của thời đại văn minh công nghiệp.) Câu hỏi ghép nối(câu 17- câu 22) Nối nội dung ở cột (A) phù hợp với nội dung ở cột (B). Những hoạt động của con người phá hủy môi trường tự nhiên: Hoạt động của con Ghi kết quả Hậu quả phá hủy môi người (A) trường tự nhiên. (B) Câu 17: Hái lượm. Đáp án: a. a) Mất nhiều loài sinh vật Câu 18: Săn bắt động Đáp án: a, h. b) Mất nơi ở của sinh vật vật hoang giã. Câu 19: Đốt rừng lấy Đáp án: a, b, c, d, c) Xói mòn và thoái hóa đất đất trồng trọt. e, g, h. Câu 20: Chăn thả gia Đáp án: a, b, c, d, d) Ô nhiễm môi trường súc. g, h. Câu 21: Khai thác Đáp án: a, b, c, d, e) Cháy rừng khoáng sản. g, h. 19
- Câu 22: Phát triển nhiều Đáp án: a, b, c, d, g) Hạn hán khu dân cư. g, h. h) Mất cân bằng sinh thái Bài 54: Ô nhiễm môi trường Dạng câu hỏi MCQ (câu 23 - Câu 30) Câu 23: Thế nào là ô nhiễm môi trường ? A. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn . B. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn; các tính chất vật lí thay đổi . C. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn; các tính chất vật lí, hoá học, sinh học bị thay đổi gây tác hại cho con người và các sinh vật khác. D. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn; các tính chất vật lí, hoá học, sinh học thay đổi . Câu 24: Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường là gì ? A. Do hoạt động của con người gây ra và do 1 số hoạt động của tự nhiên. B. Do hoạt động của con người gây ra . C. Do 1 số hoạt động của tự nhiên ( núi lửa , lũ lụt ..) D. Do con người thải rác ra sông . Câu 25: Nguyên nhân nào gây ô nhiễm khí thải chủ yếu do quá trình đốt cháy? A. Gỗ, than đá. B. Gỗ, củi, than đá, khí đốt. C. Khí đốt, gỗ. D. Khí đốt, củi. Câu 26: Một số hoạt động gây ô nhiễm không khí như : CO2 , SO2 CO , NO 2 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở trường THCS Nguyễn Lân, quận Thanh Xuân
35 p | 35 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Lồng ghép giải thích các hiện tượng thực tế trong giảng dạy môn hóa học 9 ở trường THCS
22 p | 144 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ Ban chỉ huy Đội tại trường THCS Nguyễn Khuyến
29 p | 64 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Xây dựng và dạy - học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy - học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh
40 p | 34 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Xây dựng câu hỏi và đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập môn Tin học 6 trường THCS Mạo Khê 2
44 p | 13 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Xây dựng các chủ đề dạy học và hệ thống câu hỏi thực tiễn chương Dòng điện trong các môi trường Vật lý 11 tạo hứng thú học tập cho học sinh
70 p | 8 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
17 p | 19 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm để nâng cao chất lượng đối với học sinh lớp 7
14 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Xây dựng nhiều cách giải cho một bài toán hóa học
21 p | 26 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kĩ năng sử dụng hằng đẳng thức để giải một số dạng toán có chứa căn thức bậc hai
20 p | 58 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập bộ môn Vật lý lớp 9
19 p | 20 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một vài giải pháp quan trọng nhằm thu hút bạn đọc đến thư viện mỗi ngày đông hơn
17 p | 44 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phân loại và hướng dẫn học sinh giải các bài tập liên quan đến tính chia hết
21 p | 8 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn bóng đá nam ở trường TH-THCS Thanh Lương
20 p | 41 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Xây dựng các dạng bài tập giúp học sinh luyện thi tốt vào lớp 10 phần hidrocacbon-chương IV Hóa học 9
18 p | 50 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một vài biện pháp tổ chức vận động xây dựng quỹ nhân đạo trong nhà trường
12 p | 38 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương Điện học Vật lí 9
22 p | 18 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Xây dựng nhiều cách giải cho một số bài toán hóa học THCS
17 p | 69 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn