intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Xây dựng câu hỏi và đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập môn Tin học 6 trường THCS Mạo Khê 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:44

14
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Xây dựng câu hỏi và đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập môn Tin học 6 trường THCS Mạo Khê 2" được thực hiện với mục đích tìm hiểu cách xây dựng bộ câu hỏi và đề trắc nghiệm khách quan nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tin học 6 của học sinh lớp 6A7 trường THCS Mạo khê II. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học bộ môn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Xây dựng câu hỏi và đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập môn Tin học 6 trường THCS Mạo Khê 2

  1. Phần I: Phần mở đầu I.1 Lý do chọn đề tài. Trong quá trình dạy học nói riêng hay giáo dục và đào tạo nói  chung, kiểm tra đánh giá là một trong những bộ  phận chủ  yếu và  hợp thành một chỉnh thể thống nhất trong qui trình đào tạo. Kiểm tra   đánh giá cho phép thẩm định chất lượng của quá trình đào tạo, mặt   khác nó tác động trở lại một cách mạnh mẽ đối với qui trình đào tạo,  phương pháp đào tạo, thái độ  học tập và giảng dạy; đảm bảo sự  nghiêm túc, khách quan, công bằng, tạo mối quan hệ đúng đắn giữa   thầy và trò; tạo động lực thúc đẩy tính tích cực, chủ động của người   học, tạo điều kiện để  công tác quản lý đào tạo có hiệu quả. Như  vậy, đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ  có tác động tích cực tới đổi mới   quá trình dạy học. Hiện nay việc đổi mới công tác kiểm tra đánh giá đang được  quan tâm và đầu tư  nghiên cứu. Và một trong những phương pháp   bộc lộ  nhiều  ưu điểm trong quá trình kiểm tra đánh giá là phương  pháp trắc nghiệm khách quan. Đồng thời trong thời đại phát triển của công nghệ thông tin thì  việc sử  dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan và  ứng dụng  công nghệ  thông tin trong đánh giá kết quả  học tập sẽ  có nhiều  ưu  điểm nổi trội hơn   Đặc biệt theo hướng dẫn thực hiện chương trình của bộ  giáo  dục và đào tạo giáo dục có viết “Môn Tin học thuận lợi cho việc áp  dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá  kết quả học tập của học sinh” Xuất phát từ  những lý do trên, tôi chọn nội dung nghiên cứu:  “Xây dựng câu hỏi và đề  kiểm tra trắc nghiệm khách quan để  đánh  giá kết quả học tập môn Tin học 6 trường THCS Mạo Khê II”. I.2  Mục đích nghiên cứu. Tìm hiểu cách xây dựng bộ  câu hỏi và  đề  trắc nghiệm khách  quan nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong kiểm tra đánh giá  kết quả học tập môn Tin học 6 của học sinh lớp 6A7 trường THCS   36
  2. Mạo khê II. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả  dạy  học bộ môn. I.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu. ­ Tôi đã thực hiện nghiên cứu đề  tài này trong 2 năm học: 2006 ­  2007; 2007 ­2008 ­ Công tác kiểm  tra đánh giá kết quả  học tập môn Tin Học 6  ở  trường THCS  Mạo Khê II. I.4 Đóng góp về lý luận và thực tiễn. ­ Bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan có nội dung bao trùm, khảo   sát rộng rãi nội dung môn học, vì vậy gần như loại trừ được trường   hợp may mắn trúng “tủ”, khắc phục tình trạng học lệch. ­  Thuận lợi   với  học sinh  có  nhiều  kinh  nghiệm  khi  làm   bài  trắc  nghiệm và với học sinh gặp hạn chế về khả năng diễn đạt. ­ Kết quả  phản ánh tương đối chính xác năng lực học tập của học  sinh . ­   Việc   chấm   bài   kiểm   tra   trắc   nghiệm   khách   quan   nhanh   chóng,  chính xác ­ Nếu có thể kết hợp với sử dụng máy vi tính để  kiểm tra và chấm  điểm trên máy tính thì kết quả  nhanh, chính xác, kinh tế  và tiện lợi   hơn so với kiểm tra trên giấy. ­ Thái độ  của học sinh: Đa số  học sinh rất hào hứng và phấn khởi  với phương pháp kiểm tra trắc nghiệm khách quan. Học sinh đã có ý  kiến phản hồi: Để làm được bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan thì  phải nắm vững kiến thức toàn bộ nội dung phần học, môn học. Qua  kiểm tra tôi nhận thấy khi làm bài kiểm tra học sinh thể hiện thái độ  nghiêm túc, say mê và hào hứng hơn so với bài kiểm tra viết tự luận  truyền thống.  II. Phần nội dung II.1.Chương 1: Tổng quan 36
  3. Trong phạm vi đề  tài này tôi muốn trình bày vài suy nghĩ của mình  về    một số  nội dung về  “Xây dựng câu hỏi và đề  kiểm tra trắc  nghiệm khách quan để  đánh giá kết quả  học tập môn Tin học 6  ở  lớp 6A7 trường THCS Mạo Khê II” cụ thể về các vấn đề sau: 1. Kiểm tra đánh giá kết quả  học tập của học sinh trong quá  trình dạy học. 2. Phương pháp trắc nghiệm khách quan 3.   Thực trạng kiểm tra  đánh giá kết quả  học tập môn Tin Học 6  ở  trường THCS  Mạo Khê II 4. Xây dựng câu hỏi và bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan môn Tin  Học 6 ở trường THCS  Mạo Khê II  Bước 1: Xác định các mục tiêu cần đánh giá:  Bước 2: Thiết lập ma trận đề kiểm tra (ma trận hai chiều hay bảng   trọng số):  Bước 3: Viết câu hỏi trắc nghiệm 3.1. Viết câu hỏi nhiều lựa chọn   3.2. Viết câu hỏi đúng ­ sai   3.3 Viết câu hỏi ghép đôi   3.4. Câu hỏi điền khuyết 5. Thực nghiệm sư phạm 5.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm 5.2.Đối tượng thực nghiệm 5.3. Phương pháp thực nghiệm 5.4. Nội dung thực nghiệm.       Từ các nội dung vấn đề  trên tôi rút ra những kinh nghiệm trong   kiểm tra đánh giá kết quả học tập bộ môn Tin học lớp 6.  II.2. chương 2: Nội dung nghiên cứu. II2.1. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ  HỌC TẬP CỦA HỌC  SINH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC. 36
  4. 1. Một số khái niệm cơ bản ­ Kiểm tra: là tiền đề, là bước đầu tiên để  đánh giá, để  đưa ra một  nhận xét hay một quyết định nào đó trong thực tế. Việc kiểm tra   cung cấp những dữ  kiện, những thông tin cần thiết làm cơ  sở  cho  việc đánh giá. ­ Đánh giá: đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập, xử lý thông  tin kịp thời, có hệ  thống về  hiện trạng, khả  năng hay nguyên nhân  của chất lượng và hiệu quả  giáo dục căn cứ  vào mục tiêu dạy học   (mục tiêu đào tạo) làm cơ  sở  cho những chủ  trương, biện pháp và  hành động giáo dục. (GS.TS Hoàng Đức Nhuận­ PGS.TS Lê Đức  Phúc trong “cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của   học sinh phổ thông”). Đánh giá kết quả học tập của học sinh là đánh  giá mức độ hoàn thành các mục tiêu đề ra cho việc học sau một giai  đoạn học tập, các mục tiêu này thể hiện ở từng môn học cụ thể. ­ Trắc nghiệm khách quan trong giáo dục là một phương pháp kiểm   tra đánh giá nhằm đánh giá kết quả trình độ, năng lực cũng như  kết  quả  học tập của người học trong quá trình và khi kết thúc một giai   đoạn học tập nhất định. 2. Mục đích, chức năng và yêu cầu của việc kiểm tra đánh giá   trong quá trình dạy học a, Mục đích: ­ Làm sáng tỏ  mức độ  đạt được và chưa đạt được về  các mục tiêu   dạy học, tình trạng kiến thức, kỹ  năng, thái độ  của học sinh đối  chiếu với yêu cầu của chương trình, phát hiện những nguyên nhân  sai sót, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học. ­ Tạo cơ  hội cho học sinh phát triển kỹ  năng tự  đánh giá, giúp học   sinh nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên thúc đẩy  học tập. ­ Giúp giáo viên nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình, tự  điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động dạy học để nâng cao chất lượng   và hiệu quả. b, Chức năng của việc kiểm tra đánh giá trong dạy học: ­ Xác định được mức độ  hiểu biết, kỹ  năng, phẩm chất trí tuệ  của  học sinh so với chuẩn của mục đích dạy học đã định trước. 36
  5. ­ Giúp giáo viên nắm được kết quả  giảng dạy, từ  đó điều chỉnh và  hoàn thiện nội dung, phương pháp giảng dạy. Đồng thời giúp học  sinh tự đánh giá kết quả học tập để điều chỉnh việc học tập theo các   yêu cầu của môn học. ­ Phân loại hoạt động ở các mức độ (giỏi, khá, trung bình, yếu,...) để  kích thích sự cố gắng học tập của học sinh. c, Những yêu cầu đối với việc đánh giá kết quả học tập: ­ Đánh giá phải đảm bảo tính mục tiêu: Trong lĩnh vực tri thức, các mục tiêu được phân cấp theo các  mức độ  khác nhau. Có nhiều quan điểm phân chia các mức độ  này,  trong đó cách phân chia của B.S.Bloom chia 6 mức mục tiêu thường  được sử dụng: Nhận   biết   (Knowledge):   Học   sinh   chỉ   nhận   biết   và   nhớ   lại  được những sự  kiện, hiện tượng, đặc trưng,... mà không cần giải  thích. Thông hiểu (Comprehension): học sinh có khả  năng diễn giải,  mô tả tóm tắt được các thông tin đã thu thập được, qua đó thể  hiện  năng lực hiểu biết. Ứng dụng (Application): học sinh sử dụng các thông tin đã thu  được để giải quyết những tình huống khác với tình huống đã biết. Phân tích (Andysis): Học sinh biết tách cái tổng thể  thành bộ  phận, thấy được mối quan hệ  giữa các bộ  phận, biết sử  dụng các  thông tin để phân tích. Tổng hợp (Synthesis): Học sinh biết kết hợp các bộ  phận để  tạo thành một tổng thể mới từ tổng thể cũ. Mức này đòi hỏi học sinh  có khả năng phân tích đi đôi với tổng hợp, bắt đầu thể hiện tính sáng  tạo của cá nhân. Đánh giá (Evaluation): Đòi hỏi học sinh có những hành động  hợp lý về  quyết định, so sánh, phê phán, đánh giá hay chọn lọc trên  cơ sở các tiêu chí, có khả năng tổng hợp để đánh giá. Tuy nhiên, trong thực tế thường chỉ sử dụng 3 mức: Nhớ, hiểu   và vận dụng. ­ Đánh giá phải đảm bảo tính khách quan: 36
  6.   Tính khách quan của đánh giá đòi hỏi kết quả đánh giá phải phù  hợp với kết quả lĩnh hội kiến thức, kỹ năng của học sinh được bộc  lộ  một cách trung thực. Đánh giá khách quan kết quả  học tập yêu  cầu việc đánh giá không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người   đánh giá. ­ Đánh giá phải đảm bảo tính toàn diện: Mục đích của nhà trường là tạo ra những con người phát triển  toàn diện nên kiểm tra đánh giá cũng bao gồm đầy đủ các mặt: Kiến  thức, kỹ  năng, kỹ  xảo, phẩm chất, năng lực,... của học sinh. Kiểm   tra đánh giá phải chú ý đến cả hai mặt số lượng và chất lượng, đồng   thời mang tính hướng dẫn, giúp đỡ, khuyên răn học sinh phấn đấu  tốt hơn. ­ Đánh giá đảm bảo tính thường xuyên và hệ thống: Đánh giá phải đảm bảo tính thường xuyên và hệ thống sẽ định   kỳ cung cấp trực tiếp những thông tin phản hồi cho giáo viên về kết   quả giảng dạy của họ, giúp cho họ điều chỉnh kịp thời cách dạy của  mình và cách học của học sinh, tạo điều kiện kết hợp thống nhất  giữa dạy và học.  ­ Đánh giá phải đảm bảo tính công khai: Cách tổ chức kiểm tra đánh giá phải được tiến hành công khai,  kết quả phải được công bố kịp thời để mỗi học sinh có thể tự đánh   giá xếp hạng trong tập thể, để tập thể học sinh hiểu biết, học tập và  giúp đỡ lẫn nhau. 3. Các hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả  học   tập   Kiểm tra thường xuyên: Việc kiểm tra thường xuyên được thực hiện  qua quan sát một cách có hệ  thống hoạt động của các lớp học nói  chung, của mỗi học sinh nói riêng, qua các khâu ôn tập, củng cố bài  cũ, tiếp thu bài mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Kiểm   tra thường xuyên giúp cho thầy kịp thời điều chỉnh cách dạy, trò kịp  thời điều chỉnh cách học, tạo điều kiện vững chắc để  quá trình dạy   học chuyển dần sang những bước mới. 36
  7.  Kiểm tra định kỳ: Hình thức kiểm tra này được thực hiện sau   khi học xong một chương lớn, một phần của chương trình hoặc sau  một học kỳ. Nó giúp cho giáo viên và học sinh nhìn lại kết quả dạy  và học sau những kỳ hạn nhất định, đánh giá trình độ  học sinh nắm   một khối lượng kiến thức, kỹ năng kỹ  xảo tương đối lớn; củng cố  mở  rộng những điều đã học, đặt cơ  sở  tiếp tục học sang những  phần mới. Kiểm tra tổng kết: Hình thức kiểm tra này được thực hiện vào   cuối mỗi giáo trình, cuối năm học nhằm đánh giá kết quả  chung,  củng cố mở rộng chương trình toàn năm của môn học, chuẩn bị điều   kiện để tiếp tục học chưong trình của năm học sau. Các hình thức kiểm tra trên được thực hiện bằng nhiều phương   pháp kiểm tra như: kiểm tra miệng, kiểm tra viết, kiểm tra thực   hành. II.2.1.2 PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. 1. Phân loại trắc nghiệm khách quan: trắc nghiệm khách quan   được chia thành các loại câu hỏi cơ  bản sau: a, Câu hỏi nhiều lựa chọn: Câu   trắc   nghiệm   khách   quan   thuộc   loại   này   gồm   hai   phần:  phần câu dẫn và phần lựa chọn. Phần câu dẫn là một câu hỏi hay  một câu bỏ  lửng (câu chưa hoàn tất) tạo cơ  sở  cho sự  lựa chọn.   Phần lựa chọn gồm nhiều phương án trả  lời (thường là 4 hoặc 5  phương án trả lời), người trả lời sẽ chọn một phương án trả lời duy   nhất đúng hoặc đúng nhất. Những phương án còn lại được gọi là   phương án trả lời sai hay còn gọi là câu nhiễu. b, Câu hỏi đúng ­ sai: Loại này chỉ  gồm 2 lựa chọn (đúng hoặc sai) và là loại trắc  nghiệm rất đơn giản, dễ sử dụng. Tuy nhiên kết quả bị  ảnh hưởng   nhiều bởi yếu tố ngẫu nhiên. 36
  8. Loại câu hỏi đúng ­ sai chỉ  thích hợp cho việc kiểm tra những  kiến thức sự kiện, định nghĩa, khái niệm, công thức,... chúng thường  chỉ đòi hỏi trí nhớ, ít kích thích suy nghĩ, khả năng phân biệt HS giỏi  và HS kém rất thấp. c, Câu hỏi ghép đôi: Loại câu hỏi này thường bao gồm hai dãy thông tin có số  câu  hỏi có thể  không bằng nhau, một dãy danh mục gồm các tên hay   thuật ngữ  và một dãy là danh mục gồm các định nghĩa, đặc điểm,...  mỗi câu nhận định hay một từ ở dãy thứ nhất được kết hợp một câu  hay một cụm từ   ở  dãy thứ  hai để  trở  thành một nhận định đúng.  Nhiệm vụ của người làm là ghép chúng lại một cách thích hợp. d, Câu hỏi điền khuyết: Đó là một nhận định được viết dưới dạng một hình thức mệnh  đề  không đầy đủ  hay một câu hỏi. Học sinh phải trả  lời bằng cụm   từ  hoặc một từ. Loại câu hỏi này có  ưu thế  hơn các câu hỏi khách  quan khác ở chỗ đòi hỏi học sinh phải tìm kiếm câu trả lời đúng hơn   là nhận ra câu trả lời đúng từ các thông tin đã cho. Mỗi loại câu hỏi trên đều có những  ưu điểm và nhược điểm  nhất định, tuỳ theo mục đích của kiểm tra đánh giá mà lựa chọn các  loại câu cho phù hợp, ngoài ra có thể  sử  dụng một số  loại câu hỏi  trắc nghiệm khách quan khác như: ­ Câu trả  lời ngắn: loại câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải sử  dụng   một từ hay một cụm từ để trả lời.  ­ Câu hỏi tìm chỗ sai hoặc chưa chính xác: thường sử dụng trong các  bản vẽ, sơ đồ  hoặc tranh  ảnh, học sinh quan sát, nghiên cứu để  tìm  ra chỗ  sai hoặc chưa chính xác. Sau đó phải vẽ  lại hoặc thay đổi   bằng các quy ước, qui định cho đúng. ­ Câu xếp hạng: HS phải sắp xếp nội dung theo một chủ đề nào đó. 36
  9. 2. Các nguyên tắc và căn cứ để thiết kế trắc nghiệm: ­ Việc lựa chọn kiểu, loại, dạng trắc nghiệm và độ  khó của nó phụ  thuộc vào mục tiêu học tập của từng bài học, phần học; vào quỹ  thời gian để đánh giá; vào tính chất, đặc điểm, nội dung học tập; vào  trình độ và năng lực của chính giáo viên và học sinh. ­ Thiết kế  trắc nghiệm để  đánh giá xác định mức độ  đạt được của  người học về  kiến thức, kỹ  năng và thái độ  có thể  theo thang phân  loại sau: CÁC MỨC ĐỘ NẮM VỮNG KIẾN THỨC Trình độ Định nghĩa Sự thực hiện Nhắc   lại   các   sự   kiện,  ­ Có thể  nhắc lại một định luật,  1. Biết khái niệm, tri thức nói lại, mô tả các thuộc tính, tính  chất của một sự vật, hiện tượng Nắm   được   bản   chất,  ­ Có thể so sánh, đối chiếu, thực  2. Hiểu đặc tính, nguyên lý, quy  hiện các tính toán theo công thức luật Thể  hiện khả  năng  sử  ­ tính toán theo công thức 3. Vận dụng dụng hiểu biết, tri thức  ­   Giải   thích   được   hiện   tượng,  vào   các   tình   huống   cụ  biết được nguyên nhân thể ­ Lựa chọn, tìm mối quan hệ Thể   hiện   khả   năng  ­ Nhận biết chi tiết, phát hiện và  4.   Phân   tích  phân   tích   các   sự   kiện,  phân   biệt   các   bộ   phận   thành  Tổng hợp hiện tượng và khái quát  phần   của   thông   tin   hay   tình  hoá, tổng hợp hoá huống ­   Hệ   thống   hoá   và   phân   loại  thông tin Vận dụng tri thức vào  ­ Đánh giá, phán xét giá trị, chất  5. Đánh giá thực   tế   một   cách   sâu  lượng hợp lý của thông tin theo  sắc, làm chủ tri thức  các tiêu chí thích hợp 6. Sáng tạo Phát triển hệ  thống tri  thức   trong   các     điều  36
  10. kiện và hoàn cảnh mới 36
  11. CÁC MỨC ĐỘ HÌNH THÀNH KỸ NĂNG Trình độ Đặc trưng Khả năng thực hiện Quan   sát   hình   thành  ­   Thực   hiện   các   động   tác   theo  1. Bắt chước biểu tượng và sao chép,  như thao tác mẫu dập khuôn ­ Thụ động, kém tự tin Quan   sát   và   có   khả  ­ Tự chủ, tự tin khi thao tác, thực  2. Làm được năng   thực   hiện   công  hiện các kỹ năng. việc   độc   lập   nhưng  ­   Thực   hiện   được  các   kỹ   năng  chậm,   cần   có   sự   hỗ  cơ bản, không phức tạp. trợ. ­   Chưa   tạo   được   mối   liên   hệ,  phối hợp giữa các kỹ năng 3. Làm chính  Quan   sát   và   có   khả  ­ Thao tác, động tác chuẩn mực,  xác năng   thực   hiện   công  chính xác việc độc lập, chính xác ­ Tạo được sự  liên tục khi thực  hiện công việc 4.  Làm biến  Quan   sát   và   có   khả  ­ Bảo đảm tốc độ làm việc hoá năng   thực   hiện   công  ­   Thao   tác   và   động   tác   chuẩn  việc độc lập, nhanh và  mực chính xác ­ Xử lý linh hoạt tình huống ­ Kết hợp nhiều loại kỹ năng 5.   Làm  ­   Thực   hiện   công   việc   không  thuần   thục  cần sự  kiểm soát thường xuyên  (kỹ xảo) của ý thức (tự động hoá) ­ Mang tính sáng tạo 3. Ưu nhược điểm của phương pháp trắc nghiệm khách quan a, Ưu điểm: ­ Trắc nghiệm khách quan có khả  năng đánh giá được các mức độ  nhận thức  ở  người học, đặc biệt đánh giá tốt  ở  mức độ  biết, hiểu,  vận dụng => có thể  sử  dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan  để  đánh giá các mức độ  lĩnh hội kiến thức về  lý thuyết và thao tác  thực hành. Với số  lượng nhiều câu hỏi trắc nghiệm khách quan bài  kiểm tra sẽ có khả năng bao quát toàn diện nội dung cơ bản của môn  học. 36
  12. ­ Việc chấm điểm không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người   chấm (đặc biệt là khi sử dụng máy vi tính) ­ Sử dụng trắc nghiệm khách quan vào kiểm tra đánh giá sẽ có nhiều  thuận lợi vì: +   Kiểm   tra   đánh   giá   trên   diện   rộng   nhiều   kiến   thức   trong   khoảng thời gian ngắn. + Thiết lập đề kiểm tra nhanh chóng + Việc tổ chức kiểm tra gọn nhẹ, đỡ căng thẳng và nặng nề. + Việc chấm điểm diễn ra nhanh chóng và chính xác => Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra đánh giá kết quả học  tập của học sinh. ­ Có ảnh hưởng tích cực đến thái độ học tập và làm bài kiểm tra của  học sinh. + Nội dung kiểm tra bao quát được nội dung môn học ­> giảm   học tủ, học lệch của học sinh trong quá trình học và ôn tập. + Góp phần rèn luyện các kỹ  năng: dự  đoán,  ước lượng, lựa  chọn phương án giải quyết. + Nội dung kiểm tra đo lường đáp  ứng các mục tiêu đã được  xác định do đó đòi hỏi học sinh phải học tập thực sự, hiểu thực sự  và làm thực sự mới đạt được mục tiêu đã đề ra theo các mức độ. + Trong quá trình làm bài, học sinh phải trả  lời một số  lượng  nhiều câu hỏi, đồng thời phải huy động vốn tri thức để  giải quyết  linh hoạt các nhiệm vụ của thực tiễn giáo dục nên hạn chế gian lận  trong khi làm bài. + Gây được hứng thú học tập của học sinh vì học sinh có thể  tự đánh giá ngay được kết quả học tập của mình. + Thuận lợi với học sinh có nhiều kinh nghiệm khi làm bài trắc  nghiệm và với học sinh gặp hạn chế về khả năng nói. b, Nhược điểm:   ­Hạn chế  khả  năng tự  diễn đạt tư  tưởng, câu văn,... của học sinh  trong quá trình làm bài.  ­ Sử dụng câu trắc nghiệm khách quan khó đánh giá được khả năng   suy luận, sắp xếp ý tưởng, suy diễn, so sánh, tổng hợp và phân tích  của học sinh 36
  13. ­ Hình thức tổ chức chủ yếu là viết trên giấy nên dễ quay cóp ­ Học sinh có thể đoán mò kết quả. ­ Phải in đề kiểm tra trên giấy nên khó bảo mật, tốn thời gian và chi  phí ­ Giáo viên đánh giá kết quả qua việc chấm bài làm của học sinh trên   giấy nên  ảnh hưởng đến tính kết quả  và tính chính xác trong đánh  giá. Từ những nhược điểm nêu trên của phương pháp trắc nghiệm   khách   quan viết trên giấy, ta thấy muốn khắc phục những nhược   điểm này cần phải có hình thức tổ chức kiểm tra khác như sử  dụng   sự  trợ  giúp của máy vi tính, khi đó sẽ  phát huy tốt các ưu điểm của  phương pháp trắc nghiệm khách quan. Đông thời trong nội dung bài  kiểm tra nên sử dụng kết hợp với các phương pháp khác để phát huy  các ưu điểm và hạn chế của mỗi phương pháp. II.2.1.3 THỰC TRẠNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC  TẬP MÔN TIN HỌC 6 Ở TRƯỜNG THCS  MẠO KHÊ II 1. Mục đích, nội dung và đặc điểm môn học: a, Mục đích: ­ Trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản bao gồm:  +Làm quen với tin học và máy tính điện tử. + Phần mềm học tập ­ Luyện tập chuột ­ Học gõ 10 ngón ­ Sử dụng phần mềm mario để gõ bàn phím. ­ Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời. + Hệ điều hành windows + Soạn thảo văn bản. ­ Hình thành và rèn luyện cho học sinh những kỹ năng : + Kỹ năng sử dụng chuột. + Kỹ năng gõ bàn phím bằng 10 ngón + Kỹ năng khởi động máy, khởi động các phần mềm ứng dụng. 36
  14. + Kỹ năng vận dụng kiến thức tin học vào đời sống và các môn   học khác. ­ Góp phần hình thành nhân cách, tác phong công nghiệp của học  sinh. b, Nội dung và phân phối chương trình môn phần tin học 6 Cả năm: 35 tuần x 2 tiết/tuần = 70 tiết Học kỳ I: 18 tuần x 2 tiết/tuần = 36 tiết Học kỳ II: 17 tuần x 2 tiết/tuần = 34 tiết Tiết  Bài (Mục) thứ Học kì I Chương I: Làm quen với Tin học và Máy tính điện tử  1 §1: Thông tin và Tin học (Mục 1) 2 §1: Thông tin và Tin học (Mục 2, 3) 3 §2: Thông tin và biểu diễn thông tin (Mục 1) 4 §2: Thông tin và biểu diễn thông tin (Mục 2) 5 §3: Em có thể làm được gì nhờ máy tính 6 §4: Máy tính và phần mềm máy tính (Mục 1,2) 7 §4: Máy tính và phần mềm máy tính (Mục 3, 4) 8 Bài thực hành 1: Làm quen một số thiết bị máy tính Chương II: Phần mềm học tập­ 9(4,4,1) 9 §5: Luyện tập chuột bằng  Mouse skills (Mục 1) 10 §5: Luyện tập chuột bằng  Mouse skills (Mục 2) 11 §6: Học gõ 10 ngón (Mục 1, 2, 3, 4a, b) 12 §6: Học gõ 10 ngón (Mục 4c, d,c, e, g, h, i) §7: Sử dụng phần mềm Mario để luyện phím (Mục  13 1,2a,b) §7: Sử dụng phần mềm Mario để luyện phím (Mục  14 2c, d, e, g) §8: Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời  15 (Mục 1)  36
  15. Tiết  Bài (Mục) thứ §8: Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời  16 (Mục 2) 17 Bài tập 18 Kiểm tra 1 tiết Chương III: Hệ điều hành windows – 14 (7, 6, 1) 19 §9: Vì sao cần có hệ điều hành? 20 §10: Hệ điều hành làm những việc gì? (Mục 1) 21 §10: Hệ điều hành làm những việc gì? (Mục 2) 22 §11: Tổ chức thông tin trong máy tính (Mục 1, 2) 23 §11: Tổ chức thông tin trong máy tính (Mục 3, 4) 24 §12: Hệ điều hành Windows (Mục 1,2) 25 §12: Hệ điều hành Windows (Mục 3, 4) 26,27 Bài thực hành 2: Làm quen với Windows 28 Bài tập 29,30 Bài thực hành 3: Các thao tác với thư mục  31,32 Bài thực hành 4: Các thao tác với tệp tin  33 Kiểm tra thực hành (1 tiết) 34 Ôn tập 35, 36 Kiểm tra học kì 1 Học kì II Chương IV: Soạn thảo văn bản – 29(15, 12, 2) 37 §13: Làm quen với soạn thảo văn bản (Mục 1, 2, 3) 38 §13: Làm quen với soạn thảo văn bản (Mục 4, 5, 6) 39 §14: Soạn thảo văn bản đơn giản 40,41 Bài thực hành 5: Văn bản đầu tiên của em 42 §15: Chỉnh sửa văn bản (Mục 1, 2) 43 §15: Chỉnh sửa văn bản (Mục 3, 4) 44,45 Bài thực hành 6: Em tập chỉnh sửa văn bản 46 §16: Định dạng văn bản 36
  16. Tiết  Bài (Mục) thứ 47 §17: Định dạng đoạn văn bản (Mục 1,2) 48 §17: Định dạng đoạn văn bản (Mục 3) 49,50 Bài thực hành 7: Em tập trình bày văn bản 51 Bài tập 52 Kiểm tra 1 tiết 53 §18: Trình bày văn bản và trang in (Mục 1) 54 §18: Trình bày văn bản và trang in (Mục 2, 3) 55 §19: Tìm kiếm và thay thế 56 §20: Thêm hình ảnh để minh họa (Mục 1) 57 §20: Thêm hình ảnh để minh họa (Mục 2) 58,59 Bài thực hành 8: Em viết báo tường 60 §21: Trình bày cô đọng bằng bảng (Mục 1, 2) 61 §21: Trình bày cô đọng bằng bảng (Mục 3, 4) 62 Bài tập 63,64 Bài thực hành 9: Danh bạ riêng của em 65,66 Bài thực hành tổng hợp 67 Kiểm tra thực hành 1 tiết 68 Ôn tập học kì II 69,70 Kiểm tra học kì II c, Vị trí, đặc điểm môn học: ­ Tiếp theo chương trình Tin Tiểu học  nhưng mở rộng, đi sâu hơn. ­ Trong mỗi chương học đều có nội dung lý thuyết và thực hành đi  kèm, đan xen vào nhau giúp học sinh hiểu rõ và nắm vững lý thuyết,   vận dụng linh hoạt. 2. Thực trạng việc kiểm tra đánh giá kết quả  học tập môn Tin   Học 6 ở trường THCS  Mạo Khê II a, Nhận thức của giáo viên và học sinh về kiểm tra đánh giá kết quả  học tập môn tin học 6 hiện nay: 36
  17. ­ Học sinh và giáo viên đều yêu cầu kiểm tra đánh giá phải đảm bảo   tính khách quan, chính xác và kịp thời. ­ Một bộ  phận học sinh có tư  tưởng kiểm tra đánh giá chỉ  cần đạt  điểm trung bình, kiểm tra đánh giá là để xếp hạng học sinh với nhau,   để có điểm xét lên lớp, hay để khen thưởng,... chưa nhận thức được  tác dụng định hướng của kiểm tra đánh giá để từ đó học tập đạt kết  quả tốt hơn. ­ Đại đa số giáo viên đều nhận thấy đổi mới phương pháp kiểm tra  đánh giá là cần thiết, nhưng thay đổi như  thế  nào, triển khai thực  hiện ra sao đối với môn học để  có tác dụng điều chỉnh trong dạy   học. Như vậy giáo viên và học sinh chưa thấy hết mối quan hệ biện   chứng giữa dạy ­ học với quá trình kiểm tra đánh giá kết quả  học  tập, chưa thấy hết được ý nghĩa của việc đánh giá kết quả  học tập   sẽ có tác dụng rất lớn đến quá trình dạy học. b, Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả  học tập môn Tin Học 6  ở  trường THCS  Mạo Khê II Từ trước đến nay hầu hết giáo viên thường dùng hình thức tự  luận để  kiểm tra, chẩn đoán và đánh giá khả  năng học tập của học  sinh. Theo hình thức này học sinh   khi làm bài kiểm tra phải biết   diễn đạt rõ ràng các lập luận, trình bày các tính toán, các suy diễn từ  điều đã cho đến điều phải tìm, phải chứng minh. Các đề  kiểm tra  loại này có thể đi sâu vào một nội dung cụ thể, một số kiến thức và   khái niệm nhất định nhưng khó có thể  bao quát một phạm vi rộng.   Việc chấm bài theo hình thức tự luận thường tốn nhiều thời gian và   khó đảm bảo tính khách quan. Có thể  có những yếu tố  gây nhiễu   như: chữ  viết xấu, trình bày cẩu thả, làm tắt, tẩy xoá nhiều, lỗi  chính tả,... làm  ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả  học tập của   học sinh. Hiện nay việc kiểm tra đánh giá có thay đổi theo phương  pháp mới là các đề  kiểm tra 1 tiết, 15 phút do nhóm giáo viên cùng  dạy tự biên soạn thường gồm 2 phần: trắc nghiệm khách quan và tự  luận; kiểm tra miệng có thể bao gồm cả trắc nghiệm khách quan và  tự  luận, có thể  chỉ  gồm các câu tự  luận hoặc chỉ  có trắc nghiệm  khách quan. Nhưng phần trắc nghiệm khách quan trong đó thường do  36
  18. lựa chọn một trong các vấn đề lý thuyết của bài, chương, phần cần   kiểm tra để  xây dựng nên còn đơn giản, chưa có hệ  thống, chưa   đảm bảo mức độ theo yêu cầu của một bài kiểm tra.  Như vậy phương pháp trắc nghiệm khách quan được sử dụng  nhưng chưa phát huy được hết  ưu điểm của nó trong việc kiểm tra  đánh giá kết quả  học tập của học sinh.Từ  đó ta thấy   để  việc sử  dụng trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả  học  tập đạt hiệu quả cao cần có bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo  từng nội dung bài học của môn học và ở các mức độ khác nhau, đảm   bảo theo các yêu cầu về  kiến thức, kỹ  năng, thái độ  để  có thể  sử  dụng một cách tốt nhất. II.2.2. XÂY DỰNG CÂU HỎI VÀ BÀI KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM  KHÁCH QUAN MÔN TIN HỌC 6 Ở TRƯỜNG THCS  MẠO KHÊ II *Qui trình xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Tin   Học 6 ở trường THCS  Mạo Khê II 1. Bước 1: Xác định các mục tiêu cần đánh giá: Nhiệm vụ của bước này là xác định đúng đắn các mục tiêu làm   cơ  sở  cho việc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm. Xác định được các  mục tiêu cần đánh giá ở từng bài, chương theo 3 mức độ: Nhớ, hiểu,  vận dụng. 2. Bước 2: Thiết lập ma trận đề kiểm tra (ma trận hai chiều hay  bảng trọng số): Lập một bảng có hai chiều, một chiều thường là nội dung hay  mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các mức độ nhận  thức của học sinh (Nhớ, hiểu, vận dụng). Trong mỗi ô là số  lượng câu hỏi, quyết định số  lượng câu hỏi  cho từng mục tiêu tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của mục tiêu đó,  thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm qui định cho từng mạch   kiến thức, từng mức độ nhận thức. Công đoạn trên có thể được tiến   hành qua các bước sau: 36
  19. ­ Xác định trọng số  cho nội dung: Căn cứ  vào từng nội dung để  so   sánh và tuỳ  theo tầm quan trọng của nội dung đó với các nội dung  khác trong cùng chương trình: + Nội dung này có cần thiết trong quá trình dạy học và có đựơc  vận dụng trong thực tế không? + Theo phân phối chương trình nội dung đó được dạy khi nào  và có số tiết là bao nhiêu? + Mức độ quan trọng của nội dung đó có liên quan đến các môn  học khác không? ­ Xác định trọng số cho các mức độ nhận thức: + Năng lực nào là quan trọng (ở  nội dung đang tiến hành) có  liên quan đến kết quả học tập của học sinh? + Năng lực nào là cần thiết để hình thành và phát triển năng lực  tốt hơn ở học sinh? + Thời gian cần thiết để hình thành và phát triển năng lực này? Từ những cách xác định bảng trọng số cho mỗi nội dung cũng  như  cho phần nhận thức (nhớ, hiểu, vận dụng), lập bảng trọng số  cụ thể cho toàn bộ nội dung chương trình môn học. Trên cơ sở bảng  trọng số  của môn học, xây dựng bảng trọng số  cho từng chương,  từng bài cụ thể. 3. Bước 3: Viết câu hỏi trắc nghiệm: Khi tiến hành viết các câu trắc nghiệm cần dựa vào nội dung  kiến thức của môn học, trình độ nhận thức của học sinh và tuân thủ  nguyên tắc viết câu hỏi trắc nghiệm. Khi viết câu hỏi trắc nghiệm   khách quan cần chú ý một số vấn đề sau: + Lựa chọn các khái niệm quan trọng mà học sinh cần nhớ,  hiểu + Thiết kế  câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh một vấn đề  trọng   tâm, trình bày rõ ràng trong câu dẫn. Toàn bộ  các lựa chọn có quan  hệ với câu dẫn được xác định theo cùng một phương thức. + Phải đảm bảo chắc chắn để mỗi câu hỏi trắc nghiệm chỉ có  một câu trả lời đúng. + Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng, tránh tối nghĩa. 36
  20. +   Phải   luôn   ý   thức   rõ   ràng   về   mục   đích   của   câu   hỏi   trắc   nghiệm. Điều này có nghĩa là nếu có ý định trắc nghiệm năng lực  nhận thức  ở  mức độ  nhớ  thì không được nguỵ  trang câu hỏi trắc   nghiệm dưới một dạng thể hiện khác đi. Nếu có ý định làm một câu  hỏi trắc nghiệm tư duy thì phải làm thế nào để câu hỏi không thể trả  lời được khi chỉ  đơn thuần dựa trên các thông tin thực tế  đã thu  được, hay làm một câu hỏi khó thì phải chắc chắn rằng nó sẽ  khó  bởi vì nằm trong phần suy luận hoặc phải có kiến thức tổng hợp   của môn học. 3.1. Viết câu hỏi nhiều lựa chọn: ­ Cấu trúc: gồm 2 phần: phần câu dẫn và phần câu lựa chọn. Trong  phần câu lựa chọn lại gồm có câu chọn đúng và câu chọn sai (câu   nhiễu). ­ Nguyên tắc viết: Khi viết câu lựa chọn cần phải: + Có mối liên hệ  với câu dẫn và tạo nên một nội dung hoàn  chỉnh có nghĩa. + Lập câu trả lời đúng một cách hoàn chỉnh và hoàn toàn chính  xác, đồng thời lập các câu nhiễu với nội dung đơn giản và không đủ  chất lượng. + Tránh để lộ câu chọn đúng do sử dụng tất cả các từ của câu  nhiễu . + Không được nhắc lại các thông tin của câu dẫn trong mỗi câu  lựa chọn. + Sắp xếp câu đúng theo một trật tự ngẫu nhiên Ví dụ VD1:  Thông thường trang văn bản có thể  được trình bày  theo dạng nào? a.Dạng trang đứng.           b.Dạng trang nằm ngang. c.Trình bày theo đường chéo của trang giấy. d.Tất cả cách trình bày trên.   Hãy chọn phương án trả lời đúng. 36
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2