Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Lồng ghép giải thích các hiện tượng thực tế trong giảng dạy môn hóa học 9 ở trường THCS
lượt xem 9
download
Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Lồng ghép giải thích các hiện tượng thực tế trong giảng dạy môn hóa học 9 ở trường THCS" được thực hiện với mục tiêu nhằm xây dựng hệ thống một số hiện tượng hóa học thực tiễn cho các bài giảng trong chương trình hóa học lớp 9. Vận dụng hệ thống các hiện tượng đã xây dựng để dạy học chương trình hóa 9 nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn Hóa học cho học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Lồng ghép giải thích các hiện tượng thực tế trong giảng dạy môn hóa học 9 ở trường THCS
- MỤC LỤC Nội dung Trang A. MỞ ĐẦU 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 B. NỘI DUNG 3 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 3 1. Thực trạng 3 2. Kết quả của thực trạng 4 III. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 4 1. Giải pháp 1: Lồng ghép các hiện tượng vào phần mở bài 4 2. Giải pháp 2: Lồng ghép các hiện tượng trong quá trình 6 giảng dạy 3. Giải pháp 3: Lồng ghép các hiện tượng khi kết thúc hoặc 10 củng cố bài học IV. KIỂM NGHIỆM 17 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18 1. Kết luận 18 2. Kiến nghị 18 1
- A. MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hoá học có vai trò rất to lớn trong sản xuất , đời sống, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Hoá học cũng có vai trò rất quan trong trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông. Việc xác định mục tiêu đào tạo của môn Hoá học trong trường THCS có vai trò quyết định đối với chất lượng dạy học môn học. Nhằm thực hiện mục tiêu của ngành giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước những con người “vừa hồng vừa chuyên”. Bản thân là một giáo viên đứng lớp giảng dạy bộ môn Hóa học nhận thấy rằng: Hoá học là bộ môn khoa học rất quan trọng trong nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng. Môn hoá học THCS cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học, là giáo viên bộ môn hoá học thì cần hình thành ở các em học sinh một kỹ năng cơ bản, phổ thông, thói quen học tập và làm việc khoa học để làm nền tảng cho việc giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động. Tuy nhiên việc lĩnh hội kiến thức hoá học của học sinh là hết sức khó khăn. Mặt khác, Hóa học là một môn học hoàn toàn mới lạ đối với học sinh THCS, mà khối lượng kiến thức học sinh cần lĩnh hội tương đối nhiều. Phần lớn các bài gồm những khái niệm mới, rất trừu tượng, khó hiểu. Do đó, giáo viên cần tìm ra phương pháp dạy học gây được hứng thú học tập bộ môn giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gượng ép là điều cần quan tâm. Khi học sinh có hứng thú, niềm say mê với môn Hóa sẽ giúp học sinh phát huy được năng lực tư duy, khả năng tự học và óc sáng tạo. Chính vì vậy, Tôi nghĩ đổi mới phương pháp dạy học phải thể hiện được bốn tính chất cơ bản sau: Một là: Học để biết (Cốt lõi là hiểu). Hai là: Học để làm (Trên cơ sở hiểu). Ba là: Học để cùng sống với nhau (Trên cơ sở hiểu nhau). Bốn là: Học để làm người (Trên cơ sở hiểu bản thân) 2
- Kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy hóa học tôi nhận thấy rằng: Học sinh thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài hơn nếu trong quá trình dạy và học giáo viên luôn có định hướng liên hệ thực tế giữa các kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn đời sống hàng ngày. Rất nhiều kiến thức hóa học có thể liên hệ được với các hiện tượng tự nhiên xung quanh chúng ta. Xuất phát từ những thực tế đó và một số kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn hóa học, tôi thấy để có chất lượng giáo dục bộ môn hóa học cao, người giáo viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần khai thác thêm các hiện tượng hóa học thực tiễn trong đời sống đưa vào bài giảng bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập bộ môn. Từ những lí do đó tôi chọn đề tài: “Lồng ghép giải thích các hiện tượng thực tế trong giảng dạy môn hóa học 9 ở trường THCS” để nghiên cứu. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Xây dựng hệ thống một số hiện tượng hóa học thực tiễn cho các bài giảng trong chương trình hóa học lớp 9. Vận dụng hệ thống các hiện tượng đã xây dựng để dạy học chương trình hóa 9 nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn Hóa học cho học sinh. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Quá trình dạy học môn hóa học 9 ở trường THCS. Các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tích hợp môi trường, kĩ năng vận dụng kiến thức trong học tập và liên hệ thực tiễn của bộ môn hóa học. Học sinh khối 9 trường THCS Hà Tiến. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nêu vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự học và thảo luận theo nhóm học tập. Giáo viên giải đáp thắc mắc, tổng kết. 3
- B. NỘI DUNG I. C Ơ S Ở LÝ LU ẬN Đối với học sinh THCS các em chưa có nhiều định hướng nghề nghiệp cho tương lai nên ý thức học tập các bộ môn chưa cao, các em chỉ thích môn nào mình học có kết quả cao hoặc thích giáo viên nào thì thích học môn đó. Người giáo viên dạy hóa học phải biết nắm tâm lý và đặc điểm lứa tuổi của học sinh, trong đó phương pháp dạy học bằng cách lồng ghép Trả lời các hiện tượng hóa học thực tiễn trong tự nhiên và trong đời sống hàng ngày để các em thấy môn hóa học rất gần gũi với các em. Trong quá trình dạy học, dựa vào sự hướng dẫn của giáo viên học sinh thực hiện các hoạt động chủ yếu theo một quy trình sau: Thu thập thông tin: thông qua việc tự làm thí nghiệm hoặc quan sát thí nghiệm do giáo viên biểu diễn, quan sát hiện tượng tự nhiên, đọc tài liệu, xem tranh ảnh, ôn lại những kiến thức đã học, học sinh sẽ thu được những thông tin cần thiết về các hiện tượng hóa học cần học. Xử lí thông tin: thông qua một hệ thống câu hỏi, giáo viên hướng dẫn học sinh căn cứ vào thông tin đã thu thập để rút ra những kết luận cần thiết. Vận dụng: Dựa vào kết luận đã rút ra từ bài học, học sinh vận dụng vào thực tiễn để hiểu sâu bài hơn. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng bài giảng cụ thể giáo viên có thể lồng ghép trả lời các hiện tượng trong thực tế vào bài dạy của mình cho phù hợp. II. TH ỰC TR ẠNG C ỦA V ẤN ĐỀ 1. Th ực tr ạng 4
- Trước tình hình học hoá học phải đổi mới phương pháp dạy học đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phải phát huy tính thực tế, giáo dục về môi trường, về tư tưởng vừa mang bản sắc dân tộc mà không mất đi tính cộng đồng trên toàn thế giới, những vấn đề cũ nhưng không cũ mà vẫn có tính chất cập nhật và mới mẽ, đảm bảo: tính khoa học – hiện đại, cơ bản; tính thực tiễn và giáo dục kỹ thuật tổng hợp; tính hệ thống sư phạm. Tuy nhiên mỗi tiết học có thể không nhất thiết phải hội tụ tất cả những quan điểm nêu trên, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đừng quá lạm dụng khi lượng kiến thức không đồng nhất. Môn hoá học trong trường THCS là một trong môn học khó, nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Đã có hiện tượng một số bộ phận học sinh không muốn học hoá học, ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của hoá học. Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục: Chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít. Do phương pháp ít có tiến bộ mà người giáo viên đã trở thành người cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều. Giáo viên nên là người h ướng dẫn học sinh chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức hoá học. Có những vấn đề hoá học có thể giúp học sinh Trả lời những hiện tượng trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học hoá học trong những câu ca dao – tục ngữ mà thế hệ trư ớc để lại và có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày chỉ bằng những kiến thức rất phổ thông mà không gây nhàm chán, xa lạ; lại có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú trong môn học; làm cho hoá học không khô khan, bớt đi tính đặc thù và phức tạp. 2. Kết quả của thực trạng Qua giảng dạy tôi thấy nhiều học sinh chưa thực sự yêu thích môn hóa học và kết quả học tập của học sinh còn thấp. Tôi đã tiến hành khảo sát và thu được kết năm học 20…..–20….. như sau: a. Kết quả khảo sát việc ham thích học môn Hoá học Thích Không thích Sợ Tổng số HS SL % SL % SL % 63 18 28,6 32 50,8 13 20,6 a. Kết quả học tập: Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém Tổng số HS SL % SL % SL % SL TL 63 4 6,3 18 28,6 37 58,8 4 6,3 5
- Qua khảo sát thực tế tôi thấy rằng đa phần học sinh không thích hoặc sợ và kết quả học tập chưa cao. Vì vậy tôi đã nghiên cứu và đưa ra đề tài: “Lồng ghép các hiện tượng thực tế trong giảng dạy môn hóa học 9 ở trường THCS”. III. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CH ỨC TH ỰC HI ỆN 1. Giải pháp 1: Lồng ghép các hiện tượng vào phần mở bài Ví dụ 1: “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ? Trả lời Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa các khí CO2, SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí tạo ra axit các axit tương ứng. CO2 + H2O → H2CO3 SO2 + H2O → H2SO3 2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4 2NO + O2 → 2NO2 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 Axit H2CO3, H2SO3, H2SO4, HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Trong đó H2SO4 là nguyên nhân chính gây ra mưa axit. Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO3): CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O Áp dụng: Bài 1: Tính chất hóa học của Oxit, khái quát về sự phân loại oxit. Ví dụ 2: Tại sao khi cho vôi sống vào nước, ta thấy khói bốc lên mù mịt, nước vôi như bị sôi lên và nhiệt độ hố vôi rất cao có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người và động vật. Do đó cần tránh xa hố đang tôi vôi hoặc sau khi tôi vôi ít nhất 2 ngày? Trả lời Khi tôi vôi đã xảy ra phản ứng tạo thành canxi hiđroxit: CaO + H2O Ca(OH)2 Phản ứng này tỏa rất nhiều nhiệt nên làm nước sôi lên và bốc hơi đem theo cả những hạt Ca(OH)2 rất nhỏ tạo thành như khói mù trắng. Do nhiệt tỏa ra nhiều nên nhiệt độ của hố vôi rất cao. Do đó người và động vật cần tránh xa hố vôi để tránh rơi xuống hố vôi tôi sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Áp dụng: Bài 2: Một số oxit quan trọng Ví dụ 3: Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật bị hỏng và không dùng được ? 6
- Trả lời Khi tiếp xúc với không khí ẩm có oxi, hơi nước .... sắt bị oxi hóa theo các phản ứng sau: 2Fe + O2 + 2H2O không khí ẩm 2Fe(OH)2 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3 Fe(OH)3 bị loại nước dần tạo thành Fe2O3 theo thời gian. Vì gỉ sắt Fe2O3.nH2O xốp nên quá trình ăn mòn tiếp diễn vào lớp bên trong đến khi toàn bộ khối kim loại đều gỉ. Gỉ sắt không còn tính cứng, ánh kim, dẻo của sắt mà xốp, giòn nên làm đồ vật bị hỏng. Áp dụng: Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. Ví dụ 4: Tại sao khi ta ăn cùi dừa, lạc, vừng lại dễ chán (bị ngấy)? Trả lời Trong cùi dừa, lạc, vừng chứa hàm lượng chất béo tương đối lớn. Nên khi ta ăn cùi dừa, lạc, vừng lại dễ chán (bị ngấy). Áp dụng: Bài 47: Chất béo Ví dụ 5: Hiện tượng tạo thạch nhũ ở các hang động với những hình dạng phong phú đa dạng được hình thành như thế nào ? Trả lời Ở các vùng núi đá vôi, thành phần chủ yếu là CaCO3. Khi trời mưa trong không khí có CO2 tạo thành môi trường axit nên làm tan được đá vôi. Những giọt mưa rơi xuống sẽ bào mòn đá theo phương trình: CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2 Theo thời gian tạo thành các hang động. Khi nước có chứa Ca(HCO 3)2 ở đá thay đổi về nhiệt độ và áp suất nên khi giọt nước nhỏ từ từ có cân bằng: Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O Như vậy lớp CaCO3 dần dần lưu lại ngày càng nhiều, dày tạo thành những hình thù đa dạng Áp dụng: Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat. Ví dụ 6: Tại sao khi đốt bông hoặc giấy, sản phẩm thu được làm đục nước vôi trong và có hơi nước bám lên thành ống nghiệm. Trả lời Bông hoặc giấy đều là hợp chất hữu cớ, nên khi đốt cháy sẽ sinh ra khí CO2 và hơi nước. Chính khí CO2 này làm đục nước vôi trong. Áp dụng: Bài 34: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ Ví dụ 7: Dấm ăn là gì? Có ích gì? Trả lời Giấm ăn là dung dịch axit axetic (CH3COOH) có nồng độ từ 25%. Dấm ăn có tác dụng tạo vị chua và có tác dụng làm cho cơ thể có cảm giác muốn ăn và tiêu hoá tốt, có khả năng tiêu độc, sát khuẩn. Áp dụng: Bài 45: Axit axetic 7
- 2. Giải pháp 2: Lồng ghép các hiện tượng trong quá trình giảng dạy Ví dụ 1: Tại sao người ta thường bón vôi cho ao, hồ nuôi trồng thủy sản? Trả lời Nghề nuôi trồng thủy sản rất coi trọng việc cải tạo ao nuôi bởi sau một vụ nuôi toàn bộ chất thải, thức ăn dư thừa, mầm bệnh... đều tích tụ ở đáy ao và ngấm vào trong nền đáy và bờ ao. Đối với ao mới đào việc cải tạo ao cũng vô cùng quan trọng nhất là những ao ở vùng chua phèn, chiêm trũng bởi những ao này thường có pH
- Lượng axit trong dịch dạ dày nhỏ hơn hay lớn hơn mức bình thường đều gây bệnh cho người. Khi trong dịch dạ dày có nồng độ axit nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH>4,5) người ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ axit lớn hơn 0,001 mol/l (pH
- Tuy đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng nhôm (khối lượng riêng của nhôm là 2,70g/cm3) nhẹ hơn đồng (khối lượng riêng của đồng là 8,96g/cm3) Do đó, nếu như dùng đồng làm dây dẫn điện cao thế thì phải tính đến việc xây các cột điện sao cho chịu được trọng lực của dây điện. Việc làm đó không có lợi về mặt kinh tế. Còn trong nhà thì việc chịu trọng lực của dây dẫn điện không ảnh hưởng lớn lắm.Vì vậy ở trong nhà thì ta dùng dây đẫn điện bằng đồng. Áp dụng: Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại (tính dẫn điện của kim loại) Ví dụ 8: Tại sao không nên dùng xô, chậu, nồi nhôm để đựng vôi, nước vôi tôi hoặc vữa xây dựng? Trả lời Vì nhôm là kim loại tạo ra oxit và hiđroxit lưỡng tính và có khả năng tác dụng với kiềm. 2Al + Ca(OH)2 + 2H2O Ca(AlO2)2 + 3H2 Al2O3 + Ca(OH)2 Ca(AlO2)2 + H2O Áp dụng: Bài 18: Nhôm (Nhôm có tính chất hóa học nào khác) Ví dụ 9: Tại sao khi cơm bị khê, ông bà ta thường cho vào nồi cơm một mẫu than củi ? Trả lời Do than củi xốp, có tính hấp phụ cao nên hấp phụ hơi khét của cơm làm cho cơm đỡ mùi khê. Áp dụng: Bài 27: Cacbon. (tính hấp phụ của cacbon) Ví dụ 10: Vì sao về mùa đông không được sưởi ấm bằng than trong nhà khi ngủ? Trả lời Vì khi ủ than để sưởi ấm lượng oxi sẽ ít nên khi than cháy sẽ sinh ra lượng khí Cacbon oxit nhiều. Cacbon oxit là cực kỳ nguy hiểm, do việc hít thở phải một lượng quá lớn CO sẽ dẫn tới thương tổn do giảm ôxy trong máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong. Nồng độ chỉ khoảng 0,1% CO trong không khí cũng có thể là nguy hiểm đến tính mạng. CO là chất khí không màu, không mùi và không gây kích ứng nên rất nguy hiểm vì người ta không cảm nhận được sự hiện diện của CO trong không khí. CO có tính liên kết với hemoglobin (Hb) trong hồng cầu mạnh gấp 230270 lần so với ôxy nên khi được hít vào phổi CO sẽ gắn chặt với Hb thành HbCO do đó máu không thể chuyên chở ôxy đến tế bào. CO còn gây tổn thương tim do gắn kết với myoglobin của cơ tim. Triệu chứng ngộ độc CO thường bắt đầu bằng cảm giác bần thần, nhức đầu, buồn nôn, khó thở rồi từ từ đi vào hôn mê. Áp dụng: Bài 28: Các oxit của cacbon. (củng cố phần cacboxit) 10
- Ví dụ 11: Vì sao ngày nay không dùng xăng pha chì ? Trả lời Xăng pha chì là thêm Tetraetyl chì (C2H5)4Pb có tác dụng tiết kiệm 30% xăng dầu khi sử dụng. Nhưng khí cháy trong động cơ, chì oxit bám vào các ống xả, thành xi lanh nên thực tế xăng còn hoà tan thêm vào Dibrom etan thì chì oxit sẽ bị chuyển thành Chì bromua (PbBr2), dễ bay hơi, thoát ra khỏi xi lanh, ống xả, thải vào không khí làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vì chì sẽ ở trong môi trường khí, tồn tại trong thực vật, động vật nên khi tiếp xúc với khí thải, động thực vật bị bệnh sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Ngoài ra hơi Brom bay ra gây nguy hiểm tới đ ường hô hấp, làm bỏng da. Hiện nay, nước ta đã không sử dụng xăng pha chì. Áp dụng: Bài 41: Nhiên liệu (phần nhiên liệu lỏng) Ví dụ 12: Cồn khô và cồn lỏng có cùng một chất không? Tại sao cồn khô lại được? Trả lời Cồn khô và cồn lỏng đều là cồn (rượu etylic nồng độ cao) vì người ta cho vào cồn lỏng một chất hút dịch thể, loại chất này làm cồn lỏng chuyển khô. Ngoài ra loại chất này còn dùng trong sản xuất tã lót, … Áp dụng: Bài 44: Rượu etylic (học xong phần tính chất vật lí) Ví dụ 13: Vì sao ăn đường glucozơ lại cảm thấy đầu lưỡi mát lạnh ? Trả lời Vì glucozơ tạo một dung dịch đường trên lưỡi, sự phân bố các phân tử đường trong quá trình hòa tan là quá trình thu nhiệt, do đó ta cảm thấy đầu lưỡi mát lạnh. Áp dụng: Bài 50: Glucozơ (củng cố phần tính chất vật lí) Ví dụ 14: Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt? Trả lời Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim. Khi nhai kỹ trộn đều, tuyến n ước bọt làm tăng cơ hội chuyển hoá một lượng tinh bột theo phản ứng thuỷ phân thành mantozơ, glucozơ gây ngọt theo sơ đồ: amilaza . H O mantaza . H O (C6H10O5)n 2 C12H22O11 2 C6H12O6 (Tinh bột) (Mantozơ) (Glucozơ) Áp dụng: Bài 52: Tinh bột và Xenlulozơ. (củng cố phần phản ứng thủy phân) Ví dụ 15: Tại sao khi nấu, xào thịt, đậu phụ không nên cho muối ăn (chứa NaCl) vào quá sớm? Trả lời 11
- Vì trong đậu, thịt chứa protein (protit), vốn có tính keo khi gặp những chất điện ly mạnh, sẽ bị ngưng tụ thành những “óc đậu” khi nấu, xào nếu như cho muối ăn vào sớm, gây khó khăn cho thẩm thấu vào đậu, thịt và bị đông tụ cứng lại không có lợi cho tiêu hoá… Áp dụng: Bài 53: Protein (củng cố phần sự đông tụ) Ví dụ 16: Trả lời vì sao khi nấu canh cua thì có gạch cua nổi lên? Khi nấu trứng thì lòng trắng trứng kết tủa lại? Trả lời Vì trong những trường hợp đó có xảy ra sự kết tủa protit bằng nhiệt, gọi là sự đông tụ. Một số protit tan trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng sẽ bị kết tủa. Áp dụng: Bài 53: Protein (củng cố phần sự đông tụ) Ví dụ 17: Làm thế nào để phân biệt hai tấm vải giống nhau: Một làm bằng sợi tơ tằm và một được dệt bằng sợi chế tạo từ gỗ bạch đàn. Trả lời + Đốt hai miếng vải nếu: Khi đốt vải cháy chậm và có mùi khét như tóc cháy, đầu đốt sủi bọt màu nâu, xốp, bóp vỡ vụn là vải làm bằng sợi tơ tằm. Khi đốt vải cháy nhanh và có mùi như giấy cháy. Tàn tro trắng, lượng ít và dễ vỡ là vải làm bằng sợi chế tạo từ gỗ bạch đàn Áp dụng: Bài 53: Protein (củng cố phần sự phân hủy bởi nhiệt)) 3. Giải pháp 3: Lồng ghép các hiện tượng khi kết thúc hoặc củng cố bài học Ví dụ 1: Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau ? Trả lời Do trong nọc của ong, kiến, nhện (và một số côn trùng khác) có axit hữu cơ tên là axit formic (HCOOH). Vôi là chất bazơ nên trung hòa axit làm ta đỡ đau. Ca(OH)2 + 2HCOOH (HCOO)2Ca + H2 Áp dụng: Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ. Ví dụ 2: Tại sao khi quét sữa vôi lên tường thì ban đầu chưa cứng và màu không trắng khi vôi khô lại trắng hơn và cứng lại ? Trả lời Sữa vôi là canxi hiđroxit, là chất tan ít trong nước nên khi cho nước vào tạo dung dịch trắng đục, khi quét lên tường thì Ca(OH)2 nhanh chóng khô và cứng lại vì tác dụng với CO2 trong không khí theo phương trình: Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O Áp dụng: Bài 8: Một số Bazơ quan trọng. Ví dụ 3: Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng gần núi đá vôi lại có lớp cặn ở dưới đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này? 12
- Trả lời Trong tự nhiên nước ở vùng gần núi đá vôi là nước có chứa muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Khi nấu sôi sẽ xảy ra phản ứng hoá học : t0 Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O t0 Mg(HCO3)2 MgCO3 + CO2 + H2O CaCO3, MgCO3 sinh ra đóng cặn. Cách tẩy cặn ở ấm: Cho vào ấm 1 l ượng dấm (CH3COOH 5%) và rượu, đun sôi rồi để nguội qua đêm thì tạo thành 1 lớp cháo đặc chỉ hớt ra và lau mạnh là sạch. Áp dụng: Bài 9: Tính chất hóa học của muối. Ví dụ 4: Vì sao muối NaHCO3 được dùng để chế thuốc đau dạ dày? Trả lời Trong dạ dày, có chứa dung dịch HCl. Người bị đau dạ dày là người có nồng độ dung dịch HCl cao làm dạ dày bị bào mòn. NaHCO3 dùng để chế thuốc đau dạ dày vì nó làm giảm hàm lượng dung dịch HCl có trong dạ dày nhờ phản ứng: NaHCO3 + HCl NaCl + H2O + CO2 Áp dụng: Bài 9: Tính chất hóa học của muối. Ví dụ 5: Vì sao “bánh bao” thường rất xốp và có mùi khai ? Trả lời Khi làm bánh bao người ta thường cho ít bột nở NH 4HCO3 vào bột mì. Khi nướng bánh, NH4HCO3 phân hủy thành các chất khí và hơi thoát ra nên làm cho bánh xốp và nở. NH4HCO3(r) t 0 NH3↑ + CO2↑ + H2O↑ Do khí NH3 sinh ra nên làm cho bánh bao có mùi khai. Áp dụng: Bài 9: Tính chất hóa học của muối. Ví dụ 6: Vì sao khi luộc rau muống nên cho vào trước một ít muối ăn (NaCl)? Trả lời Do nhiệt độ sôi của nước ở áp suất 1at là 100oC, nếu ta thêm NaCl thì lúc đó làm cho nhiệt độ của nước muối khi sôi (dung dịch NaCl loãng) là > 100oC. Do nhiệt độ sôi của nước muối cao hơn của n ước nên rau chín nhanh hơn, thời gian luộc rau không lâu nên rau ít mất vitamin. Vì vậy khi đó rau muống sẽ mềm hơn và xanh hơn. Áp dụng: Bài 10: Một số muối quan trọng Ví dụ 7: Vì sao người ta dùng tro bếp để bón cho cây ? Trả lời Trong tro bếp có chứa muối K2CO3, cung cấp nguyên tố kali cho cây. Áp dụng: Bài 11: Phân bón hóa học 13
- Ví dụ 8: Cao dao Việt Nam có câu: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” Câu này mang hàm ý của khoa học hoá học như thế nào? Trả lời Câu ca dao nhắc nhở người làm lúa: Vụ chiêm khi lúa đang trổ đòng đòng mà có trận m ưa rào, kèm theo sấm chớp thì sẽ rất tốt và cho năng suất cao sau này. Do trong không khí có khoảng 80% khí N2 và khoảng 20% khí O2, khi có chớp (tia lửa điện) sẽ tạo điều kiện cho N2 hoạt động: N2 + O2 Tia lửa điện 2NO Sau đó: 2NO + O2 2NO2 Khí NO2 sẽ tan trong nước mưa: NO2 + H2O + O2 HNO3 + + HNO3 H + NO3 Nhờ hiện tượng này, hàng năm làm tăng 6−7 kg N cho mỗi mẫu đất. Áp dụng: Bài 11: Phân bón hóa học Ví dụ 9: Hãy giải thích vì sao không được bón chung các loại phân đạm: đạm 2 lá NH4NO3, đạm sunfat (NH4)2SO4 và urê CO(NH2)2 với vôi. Trả lời Khi ta bón phân đạm là cung cấp nguyên tố nitơ cho cây trồng. Nếu bón chung với vôi thì sẽ xảy ra các phản ứng: CaO + H2O Ca(OH)2 2NH4NO3 + Ca(OH)2 Ca(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O (NH4)2SO4 + Ca(OH)2 CaSO4 + 2NH3 + 2H2O (NH4)2CO3 + Ca(OH)2 CaCO3 + 2NH3 + 2H2O Khi phản ứng xảy ra thì khí NH3 sẽ thoát ra làm cho lượng nitơ trong phân đạm bị mất dần gây thất thoát nitơ. Chính vì vậy, không được bón chung các loại phân đạm với vôi. Áp dụng: Bài 11: Phân bón hóa học Ví dụ 10: Tại sao để cải tạo đất ở một số ruộng chua người ta thường bón bột vôi? Trả lời Thành phần của bột vôi gồm CaO và Ca(OH)2 và một số ít CaCO3. Ở ruộng chua có chứa axit, pH
- Thủy ngân (Hg) là kim loại ở dạng lỏng, dễ bay hơi và hơi thủy ngân là một chất độc. Vì vậy khi làm rơi vỡ nhiệt kế thủy ngân nếu như ta dùng chổi quét thì thủy ngân sẽ bị phân tán nhỏ, làm tăng quá trình bay hơi và làm cho quá trình thu gom khó khăn hơn. Ta phải dùng bột S rắc lên những chỗ có thủy ngân, vì S có thể tác dụng với thủy ngân tạo thành HgS dạng rắn và không bay hơi. Hg + S HgS Quá trình thu gom thủy ngân cũng đơn giản hơn. Áp dụng: Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại. Ví dụ 12: Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen? Vì sao dùng đồ bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi? Trả lời Do bạc tác dụng với khí O2 và H2S có trong không khí tạo ra bạc sunfua (Ag2S) màu đen. 4Ag + O2 + 2 H2S 2Ag2S + 2 H2O Khi bạc sunfua gặp nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành ion bạc. Ion bạc có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh, chỉ cần 1/5 tỉ gam bạc trong 1 lít nước cũng đủ diệt vi khuẩn. Không cho vi khuẩn phát triển nên giữ cho thức ăn lâu bị ôi thiu. Áp dụng: Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại. Ví dụ 13: Trả lời hiện tượng: “Một nồi nhôm mới mua về sáng lấp lánh bạc, chỉ cần dùng nấu nước sôi, bên trong nồi nhôm, chỗ có nước biến thành màu xám đen?” Trả lời Bình thường trông bên ngoài nước không có vấn đề gì, thực tế trong nước có hòa tan nhiều chất, thường gặp nhất là các muối canxi, magiê và sắt. Các nguồn nước có thể chứa lượng muối sắt ít nhiều khác nhau, loại nước chứa nhiều sắt “ là thủ phạm” làm cho nồi nhôm có màu đen. Vì nhôm hoạt động mạnh hơn sắt nên nhôm sẽ đẩy sắt ra khỏi muối của nó và thay thế ion sắt, còn ion sắt bị khử sẽ bám vào bề mặt nhôm, nồi nhôm sẽ bị đen: 2Al + 3FeCl2 2AlCl3 + 3Fe Al + FeCl3 AlCl3 + Fe Để hoàn thành được điều trên phải có 3 điều kiện: Lượng muối sắt trong nước phải đủ lớn; Thời gian đun sôi phải đủ lâu; Nồi nhôm phải là nồi mới Áp dụng: Bài 18: Nhôm. Ví dụ 14: Vì sao phèn chua có thể làm trong nước? Trả lời Phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali ở dạng tinh thể ngậm nước: [K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O] 15
- Phèn chua không độc, có vị chua chát, ít tan trong nước lạnh nhưng tan nhiều trong nước nóng. Khi tan trong nước, phèn chua sẽ bị thủy phân và tạo thành Al(OH)3 ở dạng kết tủa keo lơ lững trong nước Chính những hạt Al(OH)3 kết tủa dạng keo lơ lững ở trong nước này đã kết dính với các hạt bụi bẩn, các hạt đất nhỏ để trở thành hạt đất to hơn, nặng hơn và lắng xuống. Vì vậy mà nước trở nên trong hơn. Áp dụng: Bài 18: Nhôm. Ví dụ 15: “Ma trơi” là gì ? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ? Trả lời Trong xương của động vật luôn có chứa một hàm lượng photpho. Khi cơ thể động vật chết đi, nó sẽ phân hủy một phần thành photphin PH3 và lẫn một ít điphotphin P2H4. Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 150oC thì nó mới cháy được. Còn điphotphin P2H4 thì tự bốc cháy trong không khí và tỏa nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy: 2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng của mặt trời nên ta không quan sát rõ như vào ban đêm. Hiện tượng ma trơi chỉ là một quá trrnh hóa h ́ ọc xảy ra trong tự nhiên. Thường gặp ma trơi ở các nghĩa địa vào ban đêm. Áp dụng: Bài 25: Tính chất của phi kim. Ví dụ 16 : Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo ? Trả lời Trong hệ thống nước máy ở thành phố, người ta cho vào một lượng nhỏ khí clo vào để có tác dụng diệt khuẩn. Một phần khí clo gây mùi và một phần tác dụng với nước: Cl2 + H2O タ HCl + HClO Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh nên có tác dụng khử trùng, sát khuẩn nước. Phản ứng thuận nghịch nên clo rất dễ sinh ra do đó khi ta sử dụng nước ngửi được mùi clo. Áp dụng: Bài 26: Clo. Ví dụ 17: Vì sao than chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy ? Trả lời Do than tác dụng chậm với O2 trong không khí tạo CO2, phản ứng này tỏa nhiệt. C + O2 CO2 16
- Nếu than chất thành đống lớn phản ứng này diễn ra nhiều, nhiệt tỏa ra được tích góp dần khi đạt tới nhiệt độ cháy của than thì than sẽ tự bốc cháy. Áp dụng: Bài 27: Cacbon. Ví dụ 18: Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà? Trả lời Ban ngày, do có ánh sáng mặt trời nên cây xanh tiến hành quá trình quang hợp, hấp thụ CO2 và giải phóng khí O2. Nhưng ban đêm, do không có ánh sáng mặt trời, cây xanh không quang hợp, chỉ có quá trình hô hấp nên cây hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2 làm cho phòng thiếu khí O2 và quá nhiều khí CO2. Áp dụng: Bài 28: Các oxit của cacbon. Ví dụ 19: Vì sao khi mở bình nước ngọt có ga lại có nhiều bọt khí thoát ra Trả lời Nước ngọt không khác nước đường mấy chỉ có khác là có thêm khí cacbonic CO2. Ở các nhà máy sản xuất nước ngọt, người ta dùng áp lực lớn để ép CO2 hòa tan vào nước. Sau đó nạp vào bình và đóng kín lại thì thu được nước ngọt. Khi bạn mở nắp bình, áp suất bên ngoài thấp nên CO 2 lập tức bay vào không khí. Vì vậy các bọt khí thoát ra giống như lúc ta đun nước sôi. Về mùa hè người ta thường thích uống nước ngọt ướp lạnh. Khi ta uống nước ngọt vào dạ dày, dạ dày và ruột không hề hấp thụ khí CO2. Ở trong dạ dày nhiệt độ cao nên CO2 nhanh chóng theo đường miệng thoát ra ngoài, nhờ vậy nó mang đi bớt một nhiệt lượng trong cơ thể làm cho người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Ngoài ra CO2 có tác dụng kích thích nhẹ thành dạ dày, tăng cường việc tiết dịch vị, giúp nhiều cho tiêu hóa. Áp dụng: Bài 28: Các oxit của cacbon Ví dụ 20: Câu tục ngữ: “ Nước chảy đá mòn” mang ý nghĩa hóa học gì? Trả lời Thành phần chủ yếu của đá là CaCO3. Trong không khí có khí CO2 nên nước hòa tan một phần tạo thành axit H2CO3. Do đó xảy ra phản ứng hóa học : CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2 Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO 3)2, theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo phía phải. Kết quả là sau một thời gian nước đã làm cho đá bị bào mòn dần. Áp dụng: Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat. Ví dụ 21 : Làm thế nào có thể khắc được thủy tinh ? Trả lời Muốn khắc thủy tinh người ta nhúng thủy tinh vào sáp nóng chảy, nhấc ra cho nguội, dùng vật nhọn khắc hình ảnh cần khắc nhờ lớp sáp mất đi, rồi nhỏ dung dịch HF vào thì thủy tinh sẽ bị ăn mòn ở những chổ lớp sáp bị cào đi : 17
- SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O Nếu không có dung dịch HF thì thay bằng dung dịch H 2SO4 đặc và bột CaF2. Làm tương tự như trên nhưng ta cho bột CaF2 vào chổ cần khắc, sau đó cho thêm H2SO4 đặc vào và lấy tấm kính khác đặt trên chổ cần khắc. Sau một thời gian, thủy tinh cũng sẽ bị ăn mòn ở những nơi cạo sáp. CaF2 + 2H2SO4 → CaSO4 + 2HF↑ ( dùng tấm kính che lại) Sau đó SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O Áp dụng: Bài 30: Silic. Công nghiệp silicat Ví dụ 22: Vì sao có khí metan thoát ra từ ruộng lúa hoặc các ao (hồ)? Trả lời Trong ruộng lúa, ao (hồ) thường chứa các vật thể hữu cơ. Khi các vật thể hữu cơ phân hủy trong điều kiện không có oxi sinh ra khí metan. Lợi dụng hiện tượng này người ta đã làm các hầm biogas trong chăn nuôi heo tạo khí metan để sử dụng đun nấu hay chạy máy … Áp dụng: Bài 36: Metan Ví dụ 23: Làm cách nào để quả mau chín ? Trả lời Từ lâu người ta đã biết xếp một số quả chín vào giữa sọt quả xanh thì toàn bộ sọt quả xanh sẽ nhanh chóng chín đều. Bí mật của hiện tượng này đã được các nhà khoa học phát hiện khi nghiên cứu quá trình chín của trái cây. Trong quá trình chín trái cây đã thoát ra một lượng nhỏ khí etilen. Khí này sinh ra có tác dụng xúc tác quá trình hô hấp của tế bào trái cây và làm cho quả mau chín. Áp dụng: Bài 37: Etilen. Ví dụ 24: Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết ? Trả lời Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua CaC2, khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen và canxi hiđroxit: CaC2 + 2H2O C2H2 + Ca(OH)2 Axetilen có thể tác dụng với nước tạo ra anđehit axetic, chính chất này làm tổn thương đến hoạt động hô hấp của cá vì vậy có thể làm cá chết Áp dụng: Bài 38: Axetilen Ví dụ 25: Tại sao khi uống rượu pha từ cồn công nghiệp lại gây đau đầu và có thể gây chết người ? Trả lời Khi sản xuất cồn công nghiệp, nguồn nguyên liệu chính là xenlulozơ nên trong quá trình sản xuất sẽ sinh ra trong rượu có chứa rượu metylic. Chính rượu metylic gây ngộ độc, nó tác động vào hệ thần kinh và nhãn cầu, làm rối loạn chức năng đồng hóa của cơ thể gây nên sự nhiễm độc. Áp dụng: Bài 44: Rượu etylic 18
- Ví dụ 26: Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn ? Trả lời Cồn là dung dịch rượu etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào chết. Thực tế là cồn 75o có khả năng sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn hơn 75o thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng nhanh hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào bên trong nên vi khuẩn không chết. Nếu nồng độ nhỏ hơn 75o thì hiệu quả sát trùng kém. Áp dụng: Bài 44: Rượu etylic Ví dụ 27: Vì sao dụng cụ phân tích rượu (máy đo nồng độ cồn) phát hiện các tài xế đã uống rượu? Trả lời Thành phần chính của các loại nước uống có cồn là rượu etylic. Đặc tính của rượu etylic là dễ bị oxi hóa. Có rất nhiều chất oxi hóa có thể tác dụng với rượu nhưng người ta chọn một chất oxi hóa là Crom(VI)oxit CrO3. Đây là một chất oxi hóa rất mạnh, là chất ở dạng kết tinh thành tinh thể màu vàng da cam. Bột oxit CrO3 khi gặp rượu etylic sẽ bị khử thành oxit Cr2O3 là một hợp chất có màu xanh đen. Các cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích rượu etylic có chứa CrO3. Khi tài xế hà hơi thở vào dụng cụ phân tích trên, nếu trong hơi thở có chứa hơi rượu thì hơi rượu sẽ tác dụng với CrO3 và biến thành Cr2O3 có màu xanh đen. Dựa vào sự biến đổi màu sắc mà dụng cụ phân tích sẽ thông báo cho cảnh sát biết được mức độ uống rượu của tài xế. Đây là biện pháp nhằm phát hiện các tài xế đã uống rượu khi tham gia giao để ngăn chặn những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Áp dụng: Bài 44: Rượu etylic Ví dụ 28: Vì sao “chảo chống dính” khi chiên ráng thức ăn lại không bị dính chảo? Trả lời Thực ra mặt trong của chảo chống dính người ta có trải một lớp hợp chất cao phân tử. Đó là politetra floetylen (CF2CF2)n được tôn vinh là “vua chất dẻo có tên thường gọi là “teflon”. Politetra floetilen chỉ chứa 2 nguyên tố C và F nên liên kết với nhau rất bền chắc. Khi cho teflon vào axit vô cơ hay axit H2SO4 đậm đặc, nước cường thủy( hỗn hợp HCl và HNO3 đặc), vào dung dịch kiềm đun sôi thì teflon không hề biến chất. Dùng teflon tráng lên đáy chảo khi đun với nước sôi không hề xảy ra bất kì tác dụng nào. Các loại dầu ăn, muối, dấm,… cũng xảy ra hiện tượng gì. Cho dù không cho dầu mở mà trực tiếp rán cá, trứng trong chảo thì cũng không xảy ra hiện tượng gì. 19
- Một điều chú ý là không nên đốt nóng chảo không trên bếp lửa vì teflon ở nhiệt độ trên 250oC là bắt đầu phân hủy và thoát ra chất độc. Khi rửa chảo không nên chà xát bằng các đồ vật cứng vì có thể gây tổn hại cho lớp chống dính. Áp dụng: Bài 54: Polime IV. KIỂM NGHIỆM Sau khi dạy xong chương trình Hóa học lớp 9 năm học 20.... – 20.... Tôi đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau: a. Kết quả khảo sát việc ham thích học môn Hoá học Thích Không thích Sợ Tổng số HS SL % SL % SL % 88 78 88,6 10 11,4 0 0 b. Kết quả học tập: Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém Tổng số HS SL % SL % SL % SL TL 88 16 18,2 43 48,9 29 32,9 0 0 Qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy học sinh thích học môn Hóa học hơn dẫn đến kết quả học tập tốt hơn. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao sức bền cho học sinh năng khiếu cầu lông cấp THCS
19 p | 427 | 68
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm về lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh thông qua môn Ngữ văn tại trường THPT Tây Sơn
11 p | 165 | 33
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn Công nghệ 9
14 p | 30 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng đồ dùng trực quan điện tử hiệu quả trong dạy học theo hướng phát triển năng lực môn Lịch sử lớp 9
27 p | 82 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy môn Âm nhạc
30 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp phát huy năng lực của Ban cán bộ lớp
21 p | 57 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giải một số dạng toán về sự tương giao của đường thẳng và Parabol
18 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
19 p | 25 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lý THCS- Phần: Nhiệt học
13 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tự làm đồ dùng dạy học để áp dụng vào dạy Sinh học ở trường THCS
14 p | 19 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp rèn tính tự học cho học sinh
19 p | 43 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho học sinh Cầu lông cấp THCS
20 p | 78 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp kiến thức liên môn giáo dục truyền thống Uống nước nhớ nguồn cho học sinh khối 8
30 p | 38 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh khá giỏi môn khoa học tự nhiên lớp 6 - THCS
13 p | 24 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong giảng dạy Sinh học 8 ở trường THCS
18 p | 8 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ viên chức trường Trung học cơ sở Lý Thường Kiệt, quận Long Biên, Hà Nội
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Teaching Reading Method
17 p | 13 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khi học online thông qua môn Sinh học 8
24 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn