intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

25
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS" được nghiên cứu với mục đích nhằm góp phần tìm biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lúa tuổi THCS, giúp các em sớm có ý thức về lối sống đẹp, vị tha, giàu lòng nhân ái. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

  1. 1 UBND HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM                             Lĩnh vực: Đạo đức                             Cấp học: THCS                             Tên tác giả: Nguyễn Thị Huyền                             Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh                             Chức vụ: Phó Hiệu trưởng                                          NĂM HỌC 2019­2020                               1
  2. MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề II. Mục đích của đề tài III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  IV. Phương pháp nghiên cứu B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận II. Thực trạng kỹ  năng sống (KNS) của học sinh( HS) và vấn đề  giáo dục  KNS  III. Nguyên nhân IV. Một số biện pháp giáo dục KNS cho HS 1. Bồi dưỡng nhận thức, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục 1.1. Bồi dưỡng nhận thức về vấn đề KNS và giáo dục KNS. 1.2 Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục. 2. Lồng ghép giáo dục KNS cho HS vào các môn học 2.1. Một số lưu ý khi giáo dục KNS cho HS trong giờ học 2.2. Một số ví dụ  3. Giáo viên chú nhiệm(GVCN) với công tác giáo dục KNS cho HS 3.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho HS 3.2. Tổ chức các tiết sinh hoạt lớp 3.3. Giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với gia đình 3.4. Tổ chức và nâng cao hiệu quả giáo dục đồng đẳng 4. Giáo dục KNS cho HS thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ  lên   lớp 4.1. Lập kế hoạch tổ chức Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp  4.2. Tổ chức các hoạt động "Sinh hoạt dưới cờ '
  3. 4.3. Tổ chức các buổi hoạt động cao điểm 4.4. Tổ chức các Hoạt động giáo dục khác 4.5. Đẩy mạnh phong trào xây dựng ”Trường học thân thiện­ HS tích cực". 5. Nhà trường kết hợp với gia đình và xã hội giáo IV. Kết quả: C. PHẦN KẾ A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Trong xã hội phát triển mạnh mẽ  đầy thách thức hiện nay, nếu thiếu kỹ  năng sống(KNS)  sẽ  thiếu kỹ  năng phân tích sử  lý các  tình huống khó khăn,  xuống cấp về đạo đức, nhận thức và ứng xử lệch lạc, có phản ứng tiêu cực, dễ  rơi vào bế tắc,…Trong khi đó, chương trình giáo dục hiện nay còn nặng về kiến  thức, chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục KNS cho học sinh(HS). Năm học   2008­2009, với chủ trương xây dựng”Trường học thân thiện, học sinh tích cực”,   nội dung giáo dục KNS lần đầu tiên được Bộ GDĐT nhắc đến. Đặc biệt một số  trường ở trung tâm của huyện, gần nơi buôn bán nói chung và của trường THCS  Lương Thế Vinh nói riêng việc giáo dục KNS đã được quan tâm. Do vậy, tôi chọ  đề tài:” GIÁO DỤC KỸ  NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS” để  nghiên cứu  nhằm hướng đến giáo dục toàn diện cho học sinh, giúp các em có KNS vững  vàng trong cuộc sống. II. Mục đích của đề tài: Đề  tài được viết ra nhằm góp phần tìm biện pháp giáo dục kỹ  năng sống   cho học sinh lúa tuổi THCS. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề  tài được nghiên cứu trên đối tượng là toàn thể  học sinh, cán bộ, giáo  viên, nhân viên của trường. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu sâu về  vấn đề  kỹ  năng sống  và biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS. IV. Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát thực tế; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp so sánh;   Tham khảo ý kiến đồng nghiệp B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận:
  4. Kỹ  năng sống bao gồm một loạt các kỹ  năng cụ  thể, cần thiết cho cuộc   sống hàng ngày của con người. Bản chất của KNS là kỹ  năng tự  quản lý bản   thân và kỹ năng cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc  hiệu quả. Nói cách khác KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả  năng ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội, khả  năng ứng phó tích  cực trước các tình huống của cuộc sống. Giáo   dục   kỹ   năng   sống   (theo   hướng   dẫn   số   463/BGDĐT­GDTX   ngày   28/1/2015 V/v hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ  sở GDMN, GDPT và GDTX) là “giáo dục cho người học những kỹ năng cơ bản   cần thiết, hướng tới hình thành những thói quen tốt giúp người học thành công   đảm bảo vừa phù hợp với thực tiễn và thuần phong mỹ  tục Việt Nam vừa hội   nhập quốc tế  trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước" và đối với học sinh THCS  phải Tiếp tục rèn luyện những kỹ năng đã được học  ở Tiểu học, tập trung giáo   dục những kỹ  năng sống cốt lõi, có ý nghĩa thiết thực cho người học như. kỹ   năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện và sáng tạo,   kỹ năng giao tiếp và hợp tác, kỹ năng tự nhơn thức và cám thông. kỹ năng quán   lý cảm xúc và đương đầu với áp lực kỹ năng tự học". Ta thường nói "Con người sống có văn hoá" đó chính là văn hoá đạo đức ­   một bộ  phận trọng yếu của đời sống tinh thần, xã hội. Chúng ta phải giáo dục  học sinh thành những con người sống có văn hoá ­ Giáo dục kỹ  năng sống với  nhiều hoạt động có mục đích, có tổ  chức của thầy và trò nhằm hình thành cho  học sinh những quan điểm, niềm tin, định hướng giá trị, lý tưởng, động cơ, thái   độ, kỹ xảo, thói quen đối xử trong những quan hệ chính trị, xã hội, đạo đức, luật  pháp và thẩm mỹ. . ..Các nhà nghiên cứu cho rằng: Chính trong quá trình sống,  học tập, lao động, giao lưu, vui chơi giải trí . . . con người đã tự  hình thành và  phát triển nhân cách của mình. Như vậy hoạt động là điều kiện, là phương tiện  và là con đường để  hình thành, phát triển nhân cách.  Ở  lứa tuổi học sinh, hoạt  động học tập là hoạt động chủ đạo nhưng đối với học sinh THCS thì nhiều nhà  nghiên cứu cho rằng hơn thế, nó còn là hoạt động xã hội công ích: Hoạt động   giao lưu, hoạt động học tập định hướng nghề nghiệp.  II. Thực trạng KNS của HS và vấn đề giáo dục KNS ở trường THCS. Hiện nay chúng ta đang nói rất nhiều đến vấn đề  KNS và giáo dục KNS.  Dư luận xã hội thời gian qua rất quan tâm đến một số biểu hiện về tâm lý, cách  ứng xử  và giải quyết các vấn đề  xảy ra trong cuộc sống một cách thiếu định  hướng giáo dục của giới trẻ trong đó có nhiều đối tượng là HS THCS. Hàng loạt  các vụ  việc xảy ra như  bạo lực học đường, vi phạm đạo đức, có hành vi cấu  thành tội phạm . . . có tình trạng đó phải chăng là do các em còn thiếu kiến thức,  KNS cần thiết.
  5. Các yếu tố   ảnh hưởng đến hiệu quả  công tác giáo dục KNS qua khảo sát  thấy: Thiếu sự  phối hợp với các tổ  chức đoàn thể   ở  địa phương và giữa nhà   trường với gia đình, tác động tiêu cực của môi trường xã hội, phẩm chất, lối  sống của cha mẹ, bạn bè... đa phần do trình độ dân trí chưa đều, nhận thức còn  hạn chế  nên nhiều phụ  huynh chưa biết giáo dục con; cơ  chế  thị  trường thâm  nhập, làm ảnh hưởng đến suy nghĩ, tạo nên những hành vi vi phạm của HS; cán   bộ, giáo viên chưa thực sự tập trung giáo dục đạo đức mà chủ yếu tập trung vào   dạy văn hoá, một số giáo viên chưa thực sự nhận thức và thấy được vài trò của  giáo dục KNS cho HS THCS. Công tác quản lý giáo dục KNS cho HS còn nhiều tồn tại như: Việc xây   dựng kế  hoạch giáo dục KNS chưa cụ  thể, chưa phù hợp; nội dung các hoạt   động giáo dục KNS thực hiện  ở  mức độ  trung bình; các phương pháp giáo dục   KNS chưa được tốt, HS chưa thấy được hiệu quả  của các phương pháp trong  việc rèn luyện bản thân; Các lực lượng giáo dục chưa có sự  phối hợp đồng bộ;  việc kiểm tra đánh giá nhiều lúc còn chiếu lệ, qua loa, chưa mang tính động viên,  khuyến khích, răn đe kịp thời; GVCN chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể hàng   tuần phù hợp với đặc thù riêng của lớp, ý thức thực hiện nội quy của học sinh  chưa cao. Chính vì vậy, cần có phương pháp giáo dục KNS cho HS một cách hợp  lý.  III. Nguyên nhân: Hoạt động giáo dục chưa phong phú đa dạng, chưa thật phù hợp với tâm lý  lứa tuổi nên chưa tạo nên sức hút đối với học sinh. Phần lớn thời gian dạy học   đều dành hết cho các môn học chính khóa còn KNS ít được quan tâm, có chăng  đưa vào lồng ghép với các hoạt động  và thường có tính hình thức,   chiếu lệ.  Giáo dục cần phải hướng đến một chương trình toàn diện, dạy học là dạy cả tri   thức, kỹ  năng và thái độ  sống để  học sinh có thể  hội nhập. thích nghi với thế  giới. Vậy, nguyên nhân cụ  thể  dẫn tới việc còn yếu và thiếu KNS của một bộ  phận học sinhTHCS là gì? tôi nhận thấy là do một số nguyên nhân sau: ­ Chương trình giáo dục còn nặng về kiến thức, ít quan tâm đến rèn KNS. ­ Đối với các nhà trường chủ  yếu tập trung dạy cho học sinh kỹ năng học  tập. ­ Một bộ  phận giáo viên cũng chưa hiểu rõ KNS là gì? Bản thân họ  cũng   còn thiếu KNS; không ít giáo viên nghĩ rằng KNS chính là các bài dạy về  đạo  đức. Bên cạnh đó áp lực về  công tác chuyên môn là quá lớn, cho nên giáo viên  chủ yếu tập trung thời gian, công sức để làm tốt công tác chuyên môn. 
  6. Nhiều gia đình HHS chưa hiểu tâm lý của con em mình và chưa đủ  khả  năng dạy cho con những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Có gia đình chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền, đáp ứng nhu cầu vật chất cho   con em mà lãng quên việc dạy bảo con em những kỹ  năng cần thiết như: kỹ  năng ứng xử, giao tiếp; kỹ năng tự vệ.         Thiếu sự quan tâm của gia đình, bản thân học sinh chưa có sự rèn luyện tốt,   chịu tác động tiêu cực của bạn bè, sự ảnh hưởng của khoa học công nghệ: Điện   thoại, intemet, games . . . Đây thực sự  là vấn đề  rất đáng quan tâm của HS để  chúng ta có thể xem lại và tìm biện pháp giáo dục hiệu quả hơn. IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KNS CHO HS THCS * Biện pháp thứ nhất: Bồi dưỡng nhận thức, kỹ năng tổ chức hoạt động 1. Bồi dưỡng nhận thức về vấn đề KNS và giáo dục KNS. 1.1. Kỹ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc   sống hàng ngày của con người. Bản chất của kỹ năng sống là kỹ  năng tự  quản   lý bản thân và kĩ năng cần thiết để  cá nhân tự  lực trong cuộc sống, học tập và   làm việc hiệu quả. Nói cách khác kỹ  năng sống là khả  năng làm chủ  bản thân  của mỗi người. 1.2. Khi thực hiện các hoạt động lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cần phải  tuân theo một số  nguyên tắc cơ  bản sau: Phải đảm bảo tính mục đích, tổ  chức,  tính kế hoạch; đảm bảo tính tự nguyện tự giác, học sinh có năng lực sở  trường   trên lĩnh vực nào thì có thể tham gia  ở lĩnh vực đó để phát triển năng khiếu; đảm  bảo tính tập thể; đảm bảo tính đa dạng phong phú; Đảm bảo tính hiệu quả. 1.3. Hoạt động giáo dục có nội dung rất phong phú đa dạng, do đó khi lên  kế  hoạch phải rất năng động, tổ  chức chỉ  đạo, kiểm tra đánh giá tập trung vào  các loại hình hoạt động : Hoạt động xã hội và nhân văn( tìm hiểu truyền thống  tốt đẹp của nhà trường và địa phương, Công tác Trần Quốc Toàn, nhân đạo đền  ơn đáp nghĩa, từ thiện,…); Hoạt động tiếp cận khoa học(Các trò chơi " hỏi đáp"  tìm hiểu về các chuyên đề, các môn học, sưu tầm tìm hiểu về các danh nhân, nhà   bác học, những tấm gương ham học); Hoạt động văn hóa nghệ  thuật và thẩm   mỹ( Sinh hoạt văn nghệ như đọc thơ, múa hát kể chuyện, vẽ tranh, đọc sách báo   xem phim, xem biểu diễn văn nghệ, tham quan danh lam thắng cảnh, các di tích   lịch sử của địa phương); Hoạt động vui khỏe và giải trí(Thể dục giữa giờ, múa  hát tập thể, trò chơi dân gian); Hoạt động công ích(Trực nhật ,trồng cây, làm bồn  hoa cây cảnh cho đẹp trường đẹp lớp, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ) 2. Bồi dưỡng khả năng tổ chúc các hoạt động giáo dục
  7. Để  tổ  chức các hoạt động giáo dục đạt mục đích rèn KNS cho học sinh,  người giáo viên cần phải có một hệ thống các kỹ năng tổ chức. Đó là hệ thống   kỹ  năng từ  xác định mục tiêu đến thiết kế  công trình và tổ  chức hoạt động, từ  kỹ năng thực hiện triển khai hoạt động, kỹ năng tiếp cận đến kỹ năng kiểm tra  đánh giá và điều chỉnh hoạt động của học sinh nhằm thực hiện mục  đích là  "Củng cố và khắc sâu những kiến thức của các môn học, mở rộng và nâng cao   hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội. làm phong phú thêm   vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của HS; rèn luyện cho HS những kỹ   năng cơ bán phù hợp lứa tuổi học sinh THCS. củng cố và phát triển các  hành vi,  thói quen tốt trong học tập lao động và công tác xã hội đồng thời bồi dưỡng thái   độ  tự  giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hình thành tình cảm  chân  thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất  nước, có thái độ   đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội ". Kỹ năng thiết kế chương trình thể hiện ở một loạt các thao tác cần thiết để  có được một bản kế  hoạch đầy đủ, rõ ràng và thông minh nhất. Nếu kỹ  năng  này được rèn luyện thường xuyên thì sẽ  nâng cao được khả  năng lập kế  hoạch  cho tổng phụ  trách và GVCN lớp, họ  sẽ  không mất nhiều thời gian trong việc   xây dựng một bản kế hoạch hoạt động giáo dục KNS.  Có bản kế hoạch chưa đủ, vấn đề  là ở  chỗ  tổng phụ  trách và GVCN phải   biết thực hiện theo kế hoạch đó nghĩa là biết chắc chắn nội dung công việc đã  dự kiến để từ đó bố trí lực lượng cụ thể, phù hợp với tổng đối tượng, khả năng  và nhu cầu của học sinh. Kỹ năng thực hiện, triển khai các hoạt động giáo dục  KNS thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp còn thể hiện  ở chỗ người giáo viên  biết phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục, đồng thời phải quan sát và  biết nắm bắt các tình huống nảy sinh để kịp thời điều chỉnh, giải quyết, rút kinh  nghiệm. Có kế  hoạch, có thực hiện triển khai thì một hoạt động không thể  thiếu  trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục KNS, đó là kỹ năng kiểm tra đánh   giá kết quả. Kỹ  năng kiểm tra, đánh giá đòi hỏi người giáo viên phải cố  gắng   bồi dưỡng thường xuyên thì mới có thể  thực hiện một cách khách quan, chính  xác. Và cuối cùng khi kết thúc việc đánh giá bao giờ cũng phải đề xuất ra được  những kiến nghị mang tính giải pháp để tiếp tục giải quyết những tồn tại, đó là  những giải pháp tổng quát chứa đựng trong đó những biện pháp nhằm cải thiện   những hạn chế trong hoạt động giáo dục KNS.  * Biện pháp thứ hai: Giáo dục KNS thông qua các giờ học chính khóa 2.1 . Một số lưu ý khi giáo dục KNS cho học sinh trong giờ học:
  8. ­ Là người truyền tải kiến thức cho các em, bản thân người giáo viên phải  chú ý tới các phương pháp giáo dục của mình để  có thể  giáo dục kỹ  năng sống  cho các em một cách thuận lợi và hiệu quả từ những bài học trên lớp . ­ Để  học sinh có thể  nói lên những suy nghĩ của mình, giáo viên phải biết  khơi gợi, dẫn dắt hướng học sinh đến cái đích cuối cùng của bài học và để làm  được điều đó giáo viên phải kết hợp nhiều biện pháp dạy học tích cực như: Đặt   câu hỏi, thảo luận nhóm, vẽ sơ đồ tư duy, chấm, trả bài kiểm tra ... hy vọng với  sự định hướng của giáo viên sẽ góp phần vào việc hoàn thiện nhân cách của học   sinh, để  các em trở  thành những con người năng động, có hành vi  ứng xử  một  cách đúng mực, có văn hóa, chấp hành luật pháp và có thể  thích  ứng nhanh với  các yêu cầu, đòi hỏi và hoàn cảnh trong cuộc sống. ­ Khi thiết kế bài học cần lồng ghép, tích hợp các bộ. 2.2. Một số ví du: ­ Thông qua bộ môn Giáo dục công dân: Trong giờ giảng trên lớp, giáo viên  có thể  cung cấp cho học sinh một hệ thống chuẩn mực thể hiện trong các mối  quan hệ  của học sinh với bản thân, với người khác, một hệ  thống những  bổn   phận đạo đức của bán thân đối với môi trường tự nhiên, với con người phù hợp   với yêu cầu của xã hội các chuẩn  mực  đạo đức và những quy định của pháp   luật.  Nhấn  mạnh cho học sinh vai trò của con người trong việc gìn giữ  môi   trường trong sạch, lành mạnh trong mối liên quan chặt chẽ  giữa môi trường,   dân số và chát lượng cuộc sống. ­Thông qua bộ  môn Địa lý: Địa lý lớp 6 học về  lớp vỏ  địa lý và các cảnh  quan trên trái đất có thể  giúp học sinh hiểu được môi trường là tổng hoà các  nhân tố: Không khí, nước, đất, ánh sáng, âm thanh, cảnh quan, . . . ảnh hướng tới  chất lượng cuộc sống và các tài nguyên thiên nhiên' cần thiết cho sinh sống và  sản xuất của con người . .; Khi dạy phần Địa lý dân cư trong Địa 9 và phần Dân  số thế giới, giáo viên cung cấp cho học sinh sơ đồ về mối quan hệ giữa sự tăng   trưởng dân số  với môi trường từ  đó có nhận thức đúng hơn về  công tác dân số   kế hoạch hoá gia đình;  Thông qua bộ môn Sinh vật: Giáo viên có thể khai thác dưới nhiều hình thức  như: Cuối mỗi bài học giáo viên đưa ra các câu hỏi để  xác định nhận thức của   học sinh từ đó giáo dục thái độ cư xử đúng đối với sinh vật, đối với xã hội; các  bệnh tật ở người, các dạng biến dị ở động vật, thực vật và người liên quan đến   nguyên nhân gây đột biến và hậu quả đột biến; Từ các thí nghiệm trực quan và  các tài liệu giáo viên cung cấp, giáo viên yêu cầu học sinh dự đoán, giải thích kết  quả, từ đó rút ra kết luận về vai trò của cây xanh và sự cần thiết phải báo vệ tài   nguyên rừng cùng các động vật quý hiếm để giữ cân bằng sinh thái.
  9. Chính sự  thay đổi về  nhận thức hiểu đúng bản chất sẽ  hướng các em tới  những hành vi lành mạnh, góp phần cải thiện môi trường xã hội. * Thông qua môn Ngữ Văn: Đại văn hào Mác xim ­ Gorki đã từng nói: "Học   văn !à học làm người". Đây là môn học có khả  năng đặc biệt trong giáo dục kỹ  năng sống cho học sinh, bởi đó là môn khoa học xã hội và nhân văn, môn học  không chỉ cung cấp những trí thức về xã hội, văn hóa, lịch sử, đời sống nội tâm  cua con người mà còn giúp học sinh có năng lực giao tiếp, nhận thức về xã hội,   con người, bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thâm mĩ và định hướng  thị  hiếu lành mạnh để  hoàn thiện nhân cách. Đặc biệt là các giờ  học làm văn   nghị  luận xã hội thường gợi nhiều hứng thú, hấp dẫn đối với học sinh bới các  em có thể  trình bày quan điểm, những suy nghĩ của riêng cá nhân mình. Người   giáo viên qua đó có thể nắm bắt được suy nghĩ, quan điểm của học sinh, từ  đó   hướng các em đến một lối 'sống tốt, có ý nghĩa. . . Vỉ vậy giáo dục kỹ năng sống  cho học sinh qua các tiết học làm văn nghị luận xã hội có thể phát huy được tính  tích cực, những giá trị tốt đẹp và đánh thức tiềm năng con người ở mỗi học sinh.  . ."Văn học là nhân học" ­ Chính sự hấp dẫn của cái Chân ­ Thiện ­ Mỹ trong văn   học đã tạo nên sự  xúc động, và đúng như  M.Goorki đã nói: "Văn học giúp con   người hiểu được bản thân mình, làm nảy nở   ở  con người khát vọng hướng tới  chân lý". Không những thế, văn học còn chắp cánh cho các em đến với thời đại  văn minh, với nền văn hoá hiện đại, xây dựng cho các em niềm tin vào cuộc   sống, hướng các em vươn tới đỉnh cao của sự hoàn mỹ và ý thức góp phần bảo   vệ và xây dựng sự hoàn mỹ đó. Rõ ràng môn Ngữ văn chiếm vị trí rất quan trọng   trong việc bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và kỹ năng sống cho học sinh. Qua các môn học Thể  dục, Nhạc, Họa: Học sinh được giáo dục thể  chất,  biết rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ một cách khoa học, bồi dưỡng tâm hồn, khả  năng cảm thụ thẩm mỹ tích cực, từ đó hướng cho các em hướng tới những hành   động đẹp. Như  vậy, qua các môn học chính khoá trong nhà trường, đội ngũ giáo viên  giảng dạy đã góp phần quan trọng vào việc giáo dục học sinh kỹ năng sống cho  học  *Biện pháp thứ ba: Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục KNS cho HS Trong nhà trường, giáo viên chủ  nhiệm với chức năng: Là người thay mặt  Hiệu trưởng quản lý giáo dục toàn diện học sinh trong một lớp; tổ chức tập thể  học sinh hoạt động tự quản nhằm phát huy tiềm năng tích cực của mọi học sinh;  là cầu nối giữa học sinh với các tổ  chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là  người tố  chức phối hợp các lực lượng giáo dục đồng thời đánh giá khách quan   kết quả rèn luyện của mỗi học sinh và phong trào chung của lớp. Để  thực hiện  tốt các chức năng đó, người giáo viên chủ nhiệm phải vừa hồng vừa chuyên
  10. 3.1. Xây dựng kế hoạch Hoạt động giáo dục kỹ năng sống: Căn cứ  vào mục tiêu cấp học, nội dung kế  hoạch và chương trình hoạt   động giáo dục của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm xây dựng một chương trình   hoạt động giáo dục kỹ năng sống với nội dung cụ thể, hình thức phong phú và tổ  chức hoạt động toàn diện về  các mặt nhằm phát triển trí tuệ  và năng lực của  học sinh. 3. 2. Tổ chức các tiết sinh hoạt lớp: Đây là một nội dung thuộc chương trình bắt buộc của Hoạt động giáo dục  NGLL mà giáo viên chủ  nhiệm với vai trò cố  vấn, giúp đỡ  học sinh thực hiện  dưới hình thức giáo dục tự quản, lả một trong nhiều biện pháp cơ bản góp phần  xây dựng một tập thể học sinh đoàn kết đồng thời cũng là dịp để  học sinh làm  quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển những kỹ  năng cơ bản và cần thiết. Với nội dung hoạt động đã được định hướng cộng với  sự sáng tạo, giáo viên chủ nhiệm lớp đã kết hợp nội dung hoạt động chủ nhiệm  với nội dung hoạt động chủ điểm, sử  dụng nhiều hình thức khác nhau như giao   nhiệm vụ, tạo tình huống có vấn đề  để  học sinh tự  xử  lý và luân phiên điều   khiển hoạt động, nêu gương để  các em học tập, thực hành, tự  đánh giá rút kinh  nghiệm ... các em trở  nên tự  tin, tự  chủ  và sáng tạo hơn. Giáo viên chủ  nhiệm  đóng vai trò quan trọng trong Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, với phương  pháp giáo dục sáng tạo: + Xây dựng một tinh thần đoàn kết, thân ái, tương trợ, tạo nên một môi  trường lành mạnh trong quan hệ giữa các em học sinh: Tổ chức thi đua giữa các   tổ, nhóm; xây dựng những đôi bạn cùng tiến. + Hướng dẫn học sinh giữ  vệ  sinh chung, trồng cây và bảo vệ  cây xanh,   biết ăn sạch, uống sạch, Ở sạch,..  . giáo dục các em ý thức "mình vì mọi người,  mọi người vì mỗi người" để  các em thấy được trách nhiệm của cá nhân trong   tập thể  mà cùng nhau cố  gắng học tập, rèn luyện, tham gia tốt các hoạt động  của nhà trường... Có thể nói, toàn bộ cuộc sống tâm hồn, tình cảm của học sinh là một trong  những điều cần lưu ý, nhiều mặt của cuộc sống nội tâm dễ  bị  biến đổi, cảm  xúc và tâm lý diễn biến phức tạp, vì thế giáo viên chủ nhiệm phải luôn quan tâm  tới sự thay đổi của từng em để có định hướng, điều chỉnh kịp thời. 3.3. Giáo viên chủ  nhiệm lớp phối hợp với gia đình tổ  chức giáo dục kỹ   năng sống cho học sinh.        Bác Hồ nói: "Củng cố gia đình là củng cố hạt nhân của xã hội; gia đình tốt   đẹp có ý nghĩa quyết định đối với sự  phát triển kinh tế, xã hội của đất nước". 
  11. Gia đình tốt có ý nghĩa nền tảng làm cho dân giầu, nước mạnh, giữ gìn bản sắc  văn hoá dân tộc, giữ cho xã hội phát triển lành mạnh Nếu gia đình định hướng sai lầm, hình thành những thói quen xấu như ỷ lại,   vô lễ coi thường mọi người xung quanh,... thì khi lớn lên chúng có thể trở thành  mầm mống của những hành vi không lành mạnh. Nhiều nghị  quyết của Đảng  nêu "Lành mạnh hoá các quan hệ xã hội", chính gia đình đóng vai trò quyết định  trong việc xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh. Về không gian thì gia đình là  môi trường tiếp nhận thông tin xã hội về  mọi mặt. Gia đình phải là một trung   tâm xử lý thông tin chính xác, có chắt lọc để  định hướng giá trị  đạo đức xã hội  cho mọi thành viên.  Nhiều người cho rằng: Thầy cô giáo dạy kỹ năng sống cho học sinh chỉ cần  lồng ghép vào các môn học trong nhà trường là đủ, về nhà bố mẹ  chỉ  chú trọng  nhắc nhở các em học văn hóa. Đây là quan niệm giáo dục sai lầm. Cũng có nhiều  trường hợp phụ  huynh hốt hoảng "tách ' con ra khỏi môi trường thường nhật,   đưa chúng vào một  môi  trường riêng biệt có tổ  chức chặt chẽ, huấn luyện  nghiêm khắc, những mong qua những lớp học kỹ năng sống; sau những "học kỳ  quân đội,, như  vậy chúng sẽ  lớn khôn, trưởng thành và vững vàng hơn trước  sóng gió cuộc đời. Có lẽ đây cũng là sự  ngộ nhận về giáo dục lớp trẻ, bởi giáo  dục kỹ năng sống trước hết phải bắt đầu từ trong mỗi gia đình, từ vai trò, trách   nhiệm của mỗi người làm cha mẹ, không gì có thế  thay thế được. Giáo dục kỹ  năng sống cho học sinh, phải được xem như  là sự  tiếp tục, bổ. sung, nâng cao,   mở rộng kết quả giáo dục kỹ năng sống cho các em từ trong mỗi gia đình. "Dạy   con từ  thuở  còn thơ", "Học ăn học nói, học gói học mở"; học chịu thương chịu  khó, học làm con làm cháu, học làm anh chị, làm em, học làm người... Để  dạy   cho học sinh những bài học đó trước hết và tốt nhất là từ  gia đình. Những bài  học kinh nghiệm tuy xưa mà chẳng bao giờ  cũ, càng không nên xem thường và  cho đó là lạc hậu, lỗi thời, để rồi chạy theo "mốt" cho con đi học kỹ năng sống.  Các bậc cha mẹ  ngày nay phải tỉnh táo và trưng thực nhìn vào chính gia đình   mình, xem ở đó trẻ được giáo dục kỹ năng sống như thế nào, khi mà dường như  trẻ  không được yêu cầu làm việc gì, chỉ  tập trung vào ăn và học, mọi việc còn  lại cha mẹ làm thay, hoặc cần thì thuê người giúp việc, gọi dịch vụ... Sự giao tiếp ứng xử giữa cha mẹ và con cái. Hơn thế nữa, cùng với việc ép   con học chính, học phụ, học giỏi, đỗ cao, đạt nhiều "danh hiệu” là việc cha mẹ  hạn chế, cách ly con cái tiếp xức với bên ngoài, không được trải nghiệm cuộc   sống, nhằm phòng ngừa tiêu cực, tai nạn rủi ro... đó cũng là nguyên nhân khiến   trẻ "lơ ngơ như gà công nghiệp" và càng thiếu kỹ năng sống. Rõ ràng đây không   chỉ là những lệch lạc về giáo dục kỹ năng, mà trước hết là sự  lệch lạc về  giáo  dục giá trị  sống trong mỗi gia đình. Vậy thì tại sao lại đi tìm giải pháp từ  bên   ngoài gia đình? Hãy bắt đầu từ sự thay đổi nhận thức của các cha mẹ học sinh.  
  12. Ngày nay, tuy cùng sống trong một mái nhà và đa số  là đầy đủ tiện nghi, nhưng   giữa cha mẹ và con cái lại đang thiếu đi rất nhiều cái "cùng nhau, như  cùng ăn,  cùng chơi, cùng trò chuyện, cùng đảm trách mọi công việc trong nhà để  cùng  cảm thông, chia sẻ  niềm vui và những lo toan. Ngay từ nhỏ trong phận làm con  cũng cần phải được rèn tập thực thi trách nhiệm, cùng cha mẹ  vun đắp cuộc   sống gia đình. Kỹ năng sống của trẻ được hình thành từ đó, đâu có đợi đến mai sau. Càng   không thể trông đợi vào phép màu của các lớp học kỹ năng sống, vào một "học  kỳ quân đội"... mà các em chỉ tham gia trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. Vì  vậy, mỗi gia đình, mỗi tế  bào xã hội cần nhận thức đúng đắn hơn nữa trong   việc giáo dục để  các em có một môi trường lành mạnh, tự  tin vui tươi thoải  mái... trong gia đình thì trẻ  sẽ  học tập và tiếp thu được nhiều điều tốt trong xã  hội . Giáo viên chủ nhiệm lớp là người đóng vai trò quan trọng trong giáo dục kỹ  năng sống cho học sinh, với phương pháp giáo dục sáng tạo, các thầy cô chủ  nhiệm đã thực sự quan tâm uốn nắn kịp thời bằng nhiều biện pháp: +Giáo dục đạo đức cho các em, xây dựng một tinh thần đoàn kết, thân ái,  tương trợ, tạo nên một môi trường lành mạnh trong quan hệ giữa các em học + Hướng dẫn học sinh có những hành động bảo vệ  môi trường:  Giữ  vệ  sinh chung. trồng cây và bảo vệ cây xanh, biết ăn sạch, uống sạch, Ở sạch,  . . .  giáo dục các em ý thức "mình vì mọi người, mọi người vì mỗi người" để các em  thấy được trách nhiệm của cá nhân trong tập thể mà cùng nhau cố gắng học tập,  rèn luyện, tham gia tốt các hoạt động của nhà . 3.4. Tô chức và nâng cao hiệu quả Giáo dục đồng đẳng Giáo dục đồng đẳng là một hoạt động thường đem lại hiệu quả  giáo dục  cao bởi chính các em là những người gần gũi nhau, hiểu nhau nhất và có thể giúp  nhau cùng tiến bộ trong cả học tập cũng như trong mọi hoạt động giáo dục, nhà   trường có "Góc tình bạn" dành cho học siêu,  ở  đó các em có thể  đọc các loại  sách báo dành cho tuổi mới lớn như: "Những điều bạn muốn biết nhưng ngại   hỏi", "Bác sĩ  ơi, tại sao", "Hãy biết quý trọng bản thân ',   . . . những tờ  rơi về  "tuổi dậy thì", "Tình bạn, tình yêu', . . . những đôi, nhóm bạn cùng tiến, những  hướng dẫn viên đồng đẳng hoạt động tích cực, hiệu quả  đã góp phần tích cực   vào xây dựng một bầu không khí trong sạch, lành mạnh trong nhà trường. Ví dụ: Lớp tổ chức họp bàn giúp đỡ  các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn; bàn   phương án giúp đỡ, cảm hoá những học sinh cá biệt trong lớp. * Biện pháp thứ  tư: Giáo dục HS thông qua hoạt động ngoài giờ  lên   lớp
  13. Trong các nhà trường THCS, việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹ  năng  sống đã được tiến hành theo yêu cầu nội dung trong phân phối chương trình quy  định Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nảy sinh một số vấn đề bất cập: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tập trung toàn trường được thực hiện  chủ yếu trong tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần và bằng hoạt động cao điểm. Với quy mô toàn trường, Hoạt động giáo dục ngoài giờ  lên lớp thường chỉ  hoạt động theo cao điểm, theo đợt thi đua lấy thành tích chào mừng. kỷ  niệm  những ngày lễ  lớn, các sự  kiện chính trị  xã hội mà chưa tạo được không khí  chung hoạt động sôi nổi, thường xuyên, liên tục trong nhà trường. Hình thức  hoạt động toàn trường còn đơn điệu, chưa phong phú, chưa gây được khí thế  mới, chưa đáp ứng những hứng thú và say mê tìm tòi cái mới trong học tập, ứng  dụng, chưa đáp  ứng được nhu cầu mỏ  rộng mối liên hệ  giữa các tập thê lớp,   khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ trong đời sống tập thê hàng ngày của học   sinh. ­  Hoạt động trong các lớp: Được thực hiện chủ  yếu trong tiết sinh hoạt   cuối tuần, hầu hết thực hiện theo kế hoạch của trường, của ban phụ trách đội  đề ra ­ chưa tạo được nét riêng. Nội dung mang tính hình thức, chưa phong phú  đa dạng, chưa khơi dậy được tính tích cực chủ động của học sinh. Các nhà trường đã nắm bắt chắc nội dung, hình thức của Hoạt động giáo   dục ngoài giờ lên lớp, nhưng sao các hoạt động chưa có sức hút lớn đối với học  sinh? Nhìn vào thực tế, chúng ta thấy: ­ Có nội dung chưa phù hợp với tâm lý lứa tuổi cấp THCS nên chưa gây  được hứng thú, chưa thu hút được học sinh tham gia. ­ Hình thức Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa phong phú nên chưa  thu hút được các đối tượng học sinh tham gia. ­ Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự cải tiến phương pháp làm việc   trong các giờ  sinh hoạt. .Hơn nữa, người giáo viên chủ  nhiệm còn thiếu các kỹ  năng cần thiết để thiết kế chương trình và lập kế hoạch tổ chức Hoạt động giáo  dục ngoài giờ lên lớp. Hội đồng giáo dục cần phải đứng ra làm "trọng tài" định hướng cho các lực  lượng giáo dục phối hợp với nhau. Nhà trường, gia đình và xã hội cần có sự  quan tâm giáo dục một cách linh hoạt, đa dạng và bằng nhiều phương pháp để  các em có những hoạt động lành mạnh, xây dựng được mối quan hệ  tốt đẹp  giữa người với người, yêu đời, có đà vươn lên tự khẳng đỉnh mình  4.1. Lập kế hoạch tổ chức Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
  14. Chủ  tịch Hồ  Chí Minh đã từng nói: “Trong bất kỳ  việc gì dù lớn hay nhỏ  đều phải có sáng kiến. phải có kế hoạch, phải cẩn thận và phải quyết tâm làm   cho thành công". Vì vậy khi đứng trước một mục tiêu giáo dục, chúng ta phái lập   kế  cụ  thể, rõ ràng. Kế  hoạch sẽ  làm cho công tác của chúng ta trở  nên có mục  đích, việc lập kế hoạch sẽ giúp cho Ban phụ  trách chọn ra những công việc cần  thiết, biết cách phân bố đứng đắn theo thời gian và định ra được trách nhiệm cho  mỗi đối tượng tham gia công tác giáo dục. Việc lập kế hoạch yêu cầu Ban phụ  trách phải nắm vững ba vấn đề  quan trọng là: Làm gì? Ai làm? và làm như  thế  nào?. Học sinh THCS từ lớp 6 đến lớp 9, càng lớn các em càng cần nhiều thời   gian dành cho việc học tập hơn. Vì vậy, việc tổ  chức các Hoạt động giáo dục   ngoài giờ  lên lớp cho học sinh là rất cần thiết nhằm giúp các em có điều kiện  thư giãn, có tâm thế thoải mái để sẵn sàng học tập và tiếp thu bài giảng tốt hơn  đồng thời khép kín thời gian, không gian giáo dục đối với học sinh, tạo ra sự  thống nhất trong môi trường giáo dục.  Căn cứ  vào nội dung kế  hoạch, Nhà trường đề  ra biện pháp thực hiện và   thời gian thực hiện một cách cụ thể, chi tiết, mang tính khá thi .  Một số hoạt động lồng ghép giáo dục kĩ năng sống: ­ Hoạt động' giáo dục bảo vệ sức khỏe và phòng, chống HIV/AIDS. ­ Hoạt động giáo dục về phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội. ­ Hoạt động giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. ­ Hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường. ­ Hoạt động giáo dục trật tự, an toàn giao thông. ­ Hoạt động hưởng  ứng phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học   sinh tích cực".  ­ Hoạt động theo chương trình rèn luyện Đội viên. ­ Hoạt động Nghi thức Đội ­ Hoạt động theo các chuyên hiệu, kĩ năng hoạt động Đội. ­ Triển khai hoạt động giáo dục trong tuần, trong tháng. ­ Mỗi tháng có 2 tiết GDNGLL theo chủ đề của lớp hoặc khối có lồng ghép  giáo dục kỹ năng sống và các vấn đề toàn cầu. 4.2. Tổ chức các hoạt động "Sinh hoạt dưới cờ' . Đây là nội dung hoạt động  theo chương trình phần bắt buộc của Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được  xây dựng. theo các chủ  điểm giáo dục được quy định trong năm, là một dạng   Hoạt động giáo dục có tính chất tổng hợp, nhằm giáo dục cho học sinh tình yêu   quê hương đất nước, khắc sâu ý thức phục vụ  Tổ  quốc, xác định được trách  
  15. nhiệm của mình, định hướng những yêu cầu trọng tâm của mình trong từng thời   điểm, tạo khí thế mới, thúc đẩy học sinh hăng say rèn luyện; mở rộng mối liên   hệ giữa các tập thể lớp, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, khắc phục xu hướng  hẹp hòi, cục bộ. Trong trường THCS, các hoạt động của Đội là hoạt động thu hút đông đảo  học sinh tham gia nhất vào Hoạt động giáo dục ngoài giờ  lên lớp bởi đó là tổ  chức tập hợp học sinh các khối tham tạo nên một môi trường giáo dục thống  nhất. Tiết sinh hoạt dưới cờ  đầu tuần được tổ  chức theo quy mô toàn trường   với sự điều khiển của tổng phụ trách Đội và sự  theo dõi giám sát của giáo viên  chủ  nhiệm đối với lớp mình quản lý và động viên các em tham gia vào hoạt   động chung của trường. Nội dung của tiết gắn liền với nội dung hoạt động của  chủ điểm giáo dục, có tính định hướng và với hình thức phong phú, đa dạng, sinh  động và thiết thực. Ví dụ: ­ Báo cáo kết quả thi đua, rèn luyện của các tập thể, cá nhân. Phát động thi đua theo một chủ  đề  nhất định: Thi đua lấy thành tích chào  mừng ngày "Nhà giáo Việt Nam"; "Mừng Đảng, mừng xuân" . . . Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí: Văn nghệ theo chủ đề, . . . ­ Nghe nói chuyện chuyên đề: Về 12 ngày đêm "Điện biên phủ trên không";  Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 ; . . . ­ Giao lưu giữa các lớp;  ­ Chuẩn bị cho các hoạt động của tuần, tháng trong các tiết sinh hoạt dưới   cờ có nội dung cụ thể mang tính định hướng, nhiều hoạt động sáng tạo, tích cực  nêu gương người tốt, việc tốt, tạo bầu không khí thi đua phấn đấu, giao lưu  đoàn kết. 4.3. Tố chức các buổi hoạt động cao điểm: Đây cũng là một hoạt động theo chương trình bắt buộc với quy mô toàn  trường (hoặc liên lớp, liên trường) được tổ  chức mỗi tháng một lần theo nội  dung của cao điểm trong tháng và với hình thức phong phú. Đây là dịp để  học  sinh thể hiện kết quả hoạt động của một tháng và được coi là ngày hội của các  em. Trong ngày hoạt động cao điểm, học sinh có thể tham gia với nhiều vai trò   khác nhau, trong những nội dung khác nhau như:' Hoạt động văn 'hoá văn nghệ;  tham quan du lịch; thể dục thể thao; hội vui học tập  . . . Đặc biệt nêu cao vai trò  giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua nghệ thuật: Phê phán và lên án cái ác,  ca ngợi và biểu dương cái thiện, vạch trần sự giả nhân giả nghĩa, sự lừa dối của   bọn phản động thông qua các hình tượng nghệ  thuật, tạo nên sự  tự  tin, chủ 
  16. động, sáng tạo trong học sinh, tạo cơ hội cho các em dược rèn luyện ý thức tự  giác, tích cực và kỹ năng tự quản trong hoạt động tập thể. Ví du:­ Tháng 9: Để bắt đầu cho năm học mới, nhà trường tổ chức thi viết,   vẽ ca ngợi truyền thống nhà trường; Cam kết thực hiện an toàn giao thông. Với   khẩu hiệu "Phấn đấu một trường học không ma túy" nhà trường tổ  chức buổi  hoạt động NGLL về chủ đề "Ma túy học đường"  ­ Tháng 10: Tìm hiểu thư Bác Hồ  gửi cho ngành giáo dục; Nhà trườngg tổ  chức Chuyên đề ,.Phòng chống tệ nạn xã hội­ HIV/ AIDS'( ký cam kết thực hiện   phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội. ­ Tháng 11  : Hội diễn văn nghệ chào mưng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11;  Tổ chức lễ đăng ký thi đua  học tốt, tháng học tốt. ­ Tháng 2: Mời đảng viên tiêu biểu  ở  địa phương giao lưu nhân dịp phát  động thi đua "Mừng Đảng, mừng xuân"  ­ Tháng 3 : Gian lưu với Đoàn viên ưu tú xã đoàn. Thực hiện chương trình  dã ngoại Trở về cội nguồn", .. . Ngày hoạt động cao điểm giúp học sinh có cơ  hội mở  rộng quan hệ  giao   tiếp với bạn bè, với thầy cô giáo, với mọi người, với cộng đông, với môi trường  tự nhiên. Do đó, nó có tác dụng bồi dưỡng cho học sinh thái độ và tình cảm trong  sáng, rèn luyện các kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng cơ bản khác.  4.4. Tổ chức các Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp khác: Ngoài các yêu cầu thuộc phần chương trình bắt buộc trên, học sinh phải   tham gia các phong trào do trường hoặc địa phương phát động, thường là những   hoạt động phục vụ  cho các vấn đề  chính trị  xã hội cấp thiết như  bảo vệ  môi   trường, thực hiện trật từ an toàn giao thông, phòng chống AIDS, ma tuý và các tệ  nạn xã hội . . . những hoạt động đó nhằmm giáo dục ý thức công dân cho học  sinh trước những vẫn đề  nóng bỏng của xã hội, đồng thời góp phần giáo dục   thái độ, tình cảm lành mạnh, đúng đắn và những kỹ năng cần thiết khác.  + Phong trào trồng cây và bảo vệ cây xanh tạo được cảnh quan xanh, sạch,  đẹp: Khối 9 trồng cây lưu niệm; Phân công các lớp chăm sóc và bảo vệ cây trong  tùng khu vục; Khối 6,7,8 làm các công trình măng non: Bồn hoa, cây cảnh.  + Phong trào thu nhặt giấy loại, vệ sinh trường lớp hàng ngày sạch sẽ giáo  dục học sinh thực hành tiết kiệm. + Tổ chức các cuộc"Thi tìm hiểu. . .", "Viết, vẽ về tuổi mới lớn", "Tuổi trẻ  sáng tạo" . . . vừa mang tính giáo dục, vừa tạo cho các em thê hiện mình, từ  đó  các em ngoan hơn, có trách nhiệm hơn, yêu trường, yêu lớp hơn.
  17. Công tác Đoàn, Đội có những hoạt động phù hợp với tâm lý lứa tuổi, đáp   ứng nhu cầu về sự phát triển trí tuệ và thể chất cho học sinh. Ban giám hiệu nhà  trường luôn tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất cho ban phụ trách tổ chức   những Hoạt động giáo dục ngoài giờ  lên lớp. Hội đồng thi đua nhà trường bao  gồm BGH, các tổ  chức đoàn thể, giáo viên chủ  nhiệm lớp hoạt động thường  xuyên, sát sao, khen thưởng kịp thời các trường người tốt, việc tốt  4. 5. Đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện­ Học   sinh tích cực": Mục tiêu của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh   tích cực” là huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà  trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp  với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhà trường đã thành lập ban chỉ  đạo phong trào thi đua "Xây dựng trường   học thân thiện, học sinh tích cực,, trong nhà trường, có kế  hoạch hành động cụ  thể, tổ  chức tuyên truyền sâu rộng , huy động mọi lực lượng xã hội tích cực   tham gia và có tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện. Ví dụ: * Với nội dung "xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”: ­ Nhà trường đã tổ chức đê học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc   cây thường xuyên để nhà trường có cây xanh thoáng mát và ngày càng đẹp hơn. ­ Tổ  chức cho các lớp vệ  sinh trường lớp thường xuyên để  các em có thể  tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công  cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân. *Biện pháp thứ năm:Nhà trường kết hợp với gia đình và xã hội Việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống hiện nay không chỉ bó hẹp trong phạm  vi nhà trường, mà còn có sự  phối hợp chặt chẽ  giữa gia đình ­ xã hội ­ nhà   trường. Dù  ở  dạng hoạt động nào, nhà trường ­ mà vai trò chủ  đạo là người   thầy, với hoạt động giáo dục có nội dung, phương pháp và hình thức tổ  chức   phong phú, đa dạng sẽ  góp phần quyết định đến giáo dục phát triển nhân cách   học sinh. Hoạt động giáo dục kỹ  năng sống là một yếu tố  quan trọng để  phát  triển tâm lực, trí lực, thế  lực và các năng lực khác của quá trình phát triển toàn  diện của mỗi học sinh. Nhà trường­ gia đình ­ xã hội là ba môi trường thường xuyên tác động đến  quá trình hình thành nhân cách con người;làm cho mọi người tham gia vào hoạt   động giáo dục có mục đích đúng đắn sẽ  tạo điều kiện cho học sinh phát triển   nhân cách, định hướng cho các em có nhận thức đúng đắn về những thang giá trị  mới, góp phần xây dựng con người mới xã hội chủ  nghĩa trong tình hình hiện 
  18. nay. Hoạt động giáo dục ngoài giờ  lên lớp trên địa bàn dân cư  là hình thức hoạt  động ngoài nhà trường nhưng lại có sự  phối kết hợp rất chặt chế với công tác  giáo dục trong nhà trường. Học sinh có 3/4 quỹ  thời gian sinh hoạt  ở  nhà. Vậy  vấn đề phối hợp hoạt động giáo dục ngoài giờ  lên lớp ở địa bàn cụm dân cư  là   việc làm rất cần thiết.  Ngoài thời gian  ở  trường, các em trở  về  gia đình, sống  trong môi trường xã hội, được cha mẹ và các thành viên của các tổ chức xã hội   uốn nắn, giáo dục một cách đồng bộ  tạo nên một sân chơi lớn cho các em vừa   học vừa chơi, thu hút đông đảo các em tham gia. Ví dụ: Phong trào "Trồng một   cây, nuôi một con ', phong trào trồng rau sạch ở  gia đình luôn được nhà trường  duy trì. Mỗi năm học, các lớp có tổng kết báo cáo nhà trường động viên kịp thời,   những tấm gương sáng được nhân rộng trong nhà trường. V. Kết quả: Qua thực tế tiến hành việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS theo   những biện pháp trên, tôi nhận thấy kết quả đáng mừng: Hoạt động giáo dục kỹ năng sống đã có nhiều hình thức phong phú hơn, nội   đung mang tính giáo dục cao góp phần tích cực xây dựng " Nhà trường thân   thiện" ­ Các tổ chức đoàn thể xã hội đã phối hợp chặt chẽ hơn trong công tác giáo  dục, ý thức của học sinh đã có những chuyển biến tích cực. ­   HS   sống   chan   hoà,   có   ý   thức   trách   nhiệm   với   mình,   mọi   người   xung  quanh . ­ Nhà trường được công nhận:”Trường học thân thiện­ Học sinh tích cực"   và và đó cũng là một tiêu chuẩn để  trường nhiều năm liền được công nhận   Trường Tiên tiến xuất sắc cấp thành phố. C. PHẦN KẾT Xu hướng phát triển xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất  nước đòi hỏi đa dạng hoá cả  về hình thức và nội dung giáo dục nhằm tạo điều  kiện cho mỗi cá nhân chủ  động tự  điều chỉnh, thích  ứng nhanh và tốt hơn với   thực tiễn. Nước ta từ  khi chuyển sang kinh tế  thị  trường thời m ở  c ửa, nhi ều   chuẩn mực xã hội thay đổi nhanh chóng. Do vậy, Hoạt động giáo dục kỹ  năng  sống chính là chìa khoá làm cho mọi người hiểu rõ, thấy hết trách nhiệm của   mình đối với vấn đề giáo dục cho thế hệ trẻ, giúp cho con em mình tránh được  những ảnh hưởng tiêu cực. .  Qua thực việc giáo dục KNS cho HS THCS theo những biện pháp trên, nhận  thức của các em về vấn đề đạo đức, về pháp luật đã được nâng cao, môi trường  được cải thiện, các em được học tập, sinh hoạt, vui chơi... với những hành vi  
  19. thể  hiện có văn hoá. Đạt được những chuyển biến tích cực trên, chắc chắn có  sự đóng góp không nhỏ của chính sách xã hội, sự ủng hộ của hội đồng giáo dục  mà hơn cả là sự  kết hợp chặt chẽ giũa ba môi trường: Nhà trường, gia đình, xã  hội. Xây dựng trong lớp thanh thiếu niên một nếp sống văn hoá lành mạnh biết "  sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”, giúp các em sớm có ý thức về lối   sống đẹp, vị tha, giàu lòng nhân ái./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0