intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc tại trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana

Chia sẻ: Dung Hoang | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:20

56
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm trình bày về dạy học sinh tự hiểu hành vi của mình, tự có các sáng kiến và có trách nhiệm đối với sự lựa chọn của mình, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác. Nói cách khác giúp trẻ có một quá trình phát triển tư duy và có các hành vi tích cực có thể ảnh hưởng lâu dài đến cả cuộc đời con người. Dạy cho học sinh biết cách cư xử nhã nhặn, không bạo lực, tôn trọng bản thân, biết thông cảm và tôn trọng quyền của người khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc tại trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana

  1. Kinh nghiệm “Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc tại   trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana” MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 Chú thích phần viết tắt   2 2 A. Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU 3 I. Đặt vấn đề. 3 II. Mục đích (Mục tiêu) nghiên cứu 3 B. Phần thứ 2: GIẢI QUYÉT VẤN ĐỀ    5 I. Cơ sở lý luận. 6 II. Thực trạng. 10 12 III. Các giải pháp tiến hành để giải quyết vấn  13 đề. IV. Tính mới của giải pháp. V. Hiệu quả SKKN. 4 C. Phần thứ 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 15 I. Kết luận. 15 II. Kiến nghị 5 Tài liệu tham khảo 16 1
  2. Kinh nghiệm “Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc tại   trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana” CHÚ THÍCH PHẦN VIẾT TẮT STT Các chữ viết tắt Nội dung 1 GD­ĐT Giáo dục và Đào tạo 2 GV Giáo viên 2
  3. Kinh nghiệm “Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc tại   trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana” 3 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 4 HSDTTD Học sinh dân tộc thiểu số 5 GDKLTC Giáo dục kỷ luật tích cực 6 PTDTNT  Phổ thông dân tộc nội trú 7 DTTS Dân tộc thiểu số 8 QĐ Quyết định 9 SGK Sách giáo khoa 10 THCS Trung học cơ sở 3
  4. Kinh nghiệm “Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc tại   trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana” Phần thứ nhất:  MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề 1. Lý do lý luận Học sinh trung học cơ sở (THCS) người dân tộc thiểu số  (DTTS) cũng  có những đặc điểm tâm lí chung như  những học sinh THCS người Kinh cùng  4
  5. Kinh nghiệm “Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc tại   trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana” trang lứa. Tuy nhiên bên cạnh những đặc điểm chung đó các em có những nét  đặc trưng riêng, những đặc trưng mang tính của tộc người và những đặc trưng   do điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa tạo nên. Trong phạm vi bài viết này, tôi  dựa trên những đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS người DTTS và đi sâu  tìm hiểu, phân tích một số  đặc điểm tâm lí tiêu biểu mà  ở  trường Phổ  thông  dân tộc nội trú trung học cơ sở (PTDNT THCS) Krông Ana.  Là   cán   bộ   quản   lí,   giáo   viên   công   tác   ở   trường   PTDTNT   THCS   cấp  huyện, việc hiểu những đặc điểm tâm lí của học sinh THCS người DTTS là   rất cần thiết bởi vì:  Nắm được những đặc điểm tâm lí của học sinh THCS người DTTS  giúp  cho giáo viên chọn giáo dục kỷ luật tích cực (GDKLTC) là phương pháp giáo  dục thích hợp với từng đối tượng học sinh dân tộc trong trường PTDTNT  THCS, nhằm phát huy được tính tích cực, chủ  động, sáng tạo của học sinh,  nâng cao được chất lượng và hiệu quả giáo dục ở trường PTDTNT THCS. 2. Lý do thực tiễn: Đặc thù của các trường PTDTNT THCS Krông Ana gần 100% đối  tượng học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn  huyện như: Êđê, Gia rai, Tày, Nùng, Mường, Thái…   Mỗi dân tộc có phong  tục tập quán, ngôn ngữ khác nhau. Khi mới vào trường PTDTNT THCS các em  còn nhỏ (Đa số dưới 13 tuổi) có không ít em chưa thành thạo tiếng phổ thông.   Khả  năng tiếp thu của các em còn chậm. Các em rất rụt rè trong giao tiếp.   Trong trường, khi học sinh vi phạm các quy định, quy tắc của lớp, của trường,   tùy mức độ  vi phạm, các em sẽ  bị  kỷ  luật theo mức độ  và hình thức khác  nhau. Trong thực tế  có rất nhiều hình thức kỷ  luật học sinh. Do  ảnh hưởng   của tư  tưởng Nho giáo và cách giáo dục truyền thống “Yêu cho roi cho vọt,  ghét cho ngọt cho bùi”. “Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời” nên nhiều giáo  viên sử dụng các hình thức như mắng nhiếc, sỉ nhục, đánh, tát, phạt quỳ, bêu  riếu… Biện pháp cuối cùng của hình thức là đuổi học sinh. Biện pháp này thể  hiện sự  bất lực của giáo viên đặc biệt là giáo viên các trường có học sinh   DTTS, vô hình dung chúng ta đẩy ra ngoài xã hội những “sản phẩm GD kém  chất lượng” và đó chính là mầm mống của các hiện tượng tiêu cực gây rối   loạn trật tự xã hội tại các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Hơn nữa   hiện nay trong xã hội vấn nạn giáo viên dùng nhiều biên pháp kỷ luật học sinh   không còn mang tính giáo dục như: Bắt học sinh đánh học sinh vi phạm, giáo  viên cho học sinh uống nước của giẻ lau bảng. Thậm chí giáo viên  đánh đập  học sinh vẫn còn xảy ra không ít và nhiều lý do khác làm cho các em sợ thầy  cô, ngại giao tiếp với thầy cô. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa nội dung giáo dục kỷ  luật tích cực đối với học sinh dân tộc thiểu số  để  toàn thể  giáo viên trong  trường nghiên cứu vận dụng vào việc giáo dục cho học sinh trường PTDTNT  THCS huyện Krông Ana để giúp các em học tốt các môn học, có tinh thần yêu  trường, mến bạn, quí thầy cô và giúp các em luôn luôn cảm thấy:  “Mỗi ngày   5
  6. Kinh nghiệm “Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc tại   trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana” mình sống  ở  trường là một niềm vui, niềm hạnh phúc”  để  áp dụng vào  việc giáo dục học sinh DTTS tại trường PTDTNT THCS Krông Ana để  hạn  chế  tình trạng học sinh bỏ  học, đảm bảo duy trì sỉ  số. Ngoài ra còn giúp các  em phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng  sống cơ  bản nhằm phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo,   hình thành nhân cách học sinh, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi  vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: 1. Mục đích: Giáo dục kỷ luật tích cực góp phần giáo dục đạo đức lối sống cho  học sinh bởi vì mục đích của giáo dục kỷ luật tích cực là: + Dạy học sinh tự  hiểu hành vi của mình, tự  có các sáng kiến và có  trách nhiệm đối với sự  lựa chọn của mình, biết tôn trọng mình và tôn trọng  người khác. Nói cách khác giúp trẻ có một quá trình phát triển tư duy và có các   hành vi tích cực có thể ảnh hưởng lâu dài đến cả cuộc đời con người. + Gây dựng mối quan hệ tôn trọng giữa giáo viên và học sinh. + Dạy cho học sinh những kỹ năng sống mà các em sẽ cần trong suốt cả  cuộc đời. + Làm tăng sự  tự  tin và khả  năng xử  lý các tình huống khó khăn trong  học tập và cuộc sống của các em. + Dạy cho học sinh biết cách cư xử nhã nhặn, không bạo lực, tôn trọng  bản thân, biết thông cảm và tôn trọng quyền của người khác. Khi giáo viên áp dụng các biện pháp GDKLTC, học sinh không cảm  thấy bị xúc phạm dẫn đến chán nản, GDKLTC giúp cho việc tạo ra mối quan   hệ  thân thiết giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh, bố  mẹ  và con   cái. 2. Nhiệm vụ: 2.1 Đối với lãnh đạo nhà trường. Để thực hiên tốt việc GDKLTC cho học sinh tôi đã  tham mưu với lãnh  đạo nhà trường  thực hiện các nhiệm vụ sau: + Tổ chức tuyên truyền vận động giáo viên thực hiện tốt phương pháp  GDKLTC. + Cung cấp sách báo, tài liệu về GDKLTC cho giáo viên và phụ huynh. + Tổ chức các lớp tập huấn và cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn  về GDKLTC. + Xây dựng cơ chế khuyến khích việc thực hiện các biện pháp giáo dục  kỷ luật tích cực + Tổ chức tuyên truyền cho phụ huynh về GDKLTC thông qua các buổi  họp phụ huynh, các buổi hội thảo, tọa đàm… 2.2 Đối với giáo viên: 6
  7. Kinh nghiệm “Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc tại   trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana” Khi GDKLTC cho học sinh giáo viên cần thực hiện các nhiệm vụ sau: + Dạy học sinh tự  hiểu hành vi của mình, tự  có các sáng kiến và có  trách nhiệm đối với sự  lựa chọn của mình, biết tôn trọng mình và tôn trọng  người khác. Nói cách khác giúp trẻ có một quá trình phát triển tư duy và có các   hành vi tích cực có thể ảnh hưởng lâu dài đến cả cuộc đời con người. + Gây dựng mối quan hệ tôn trọng giữa giáo viên và học sinh. + Dạy cho học sinh những kỷ năng sống mà các em sẽ cần trong suốt cả  cuộc đời. + Làm tăng sự  tự  tin và khả  năng xử  lý các tình huống khó khăn trong  học tập và cuộc sống của các em. + Dạy cho học sinh biết cách cư xử nhã nhặn, không bạo lực, tôn trọng  bản thân, biết thông cảm và tôn trọng quyền của người khác. Khi giáo viên áp dụng các nội dung GDKLTC như đã nêu trên, học sinh   không cảm thấy bị xúc phạm dẫn đến chán nản, GDKLTC giúp cho việc tạo  ra mối quan hệ thân thiết giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh, bố  mẹ và con cái. + Mời phụ huynh tham gia vào các hoạt động tập thể do nhà trường, lớp  tổ chức. Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận của vấn đề: 1. Kỷ luật là gì: Chúng ta biết rằng kỷ  luật là những quy tắc quy định, luật lệ  mà con  người phải thực hiện, chấp hành, tuân theo để  đạt được mục tiêu đề  ra.Kỷ  luật là chìa khóa vạn năng giúp con người trở nên hoàn tất và thành công trong  cuộc sống. Trong thực tế “kỷ luật” thường được hiểu nhầm là “khống chế” và “  trừng phạt” đặc biệt trừng phạt thân thể. Tuy nhiên, đó không phải là nghĩa  thực của từ “kỷ luật” đối với học sinh. 2. Giáo dục kỷ luật tích cực là gì? Quan điểm của giáo dục kỷ luật tích cực là: Việc mắc lỗi của học sinh   được coi như lẽ tự nhiên của quá trình học tập và phát triển. Nhiệm vụ  quan   trọng của chúng ta là làm thế nào để học sinh tự nhận thức được bản thân, tự  kiểm soát được hành vi, thái độ, trên cơ sở các nội quy, quy chế đã được xây  dựng. Khi học sinh mắc lỗi, giáo viên là bạn, là anh, là chị, người mẹ, người  cha chỉ cho các em nhận ra lỗi của mình để tự điều chỉnh. Việc tự nhận ra lỗi   để  điều chỉnh bản thân là cơ  sở  cho sự  phát triển hoàn thiện nhân cách. Kỷ  luật tích cực mang tính xây dựng và là biện pháp hiệu quả, nhằm tìm ra giải   7
  8. Kinh nghiệm “Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc tại   trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana” pháp giải quyết các tình huống mang tính thách thức trong lớp học và trong   nhà trường. Giáo dục kỷ luật tích cực hỗ trợ việc dạy học và giáo dục các em   học sinh DTTS. Giáo dục kỷ luật tích cực còn xây dựng sự tự tin của học sinh   và long ham thích học tập cho các em. * Giáo dục kỷ luật tích cực là: Những giải pháp mang tính dài hạn giúp phát huy tính kỷ luật tự giác  của học sinh. Sự thể hiện rõ ràng những mong đợi, quy tắc và giới hạn mà học sinh  phải tuân thủ. Giáo dục kỷ  luật tích cực là việc dạy và rèn luyện cho các em tính tự   giác tuân theo các quy định và nguyên tắc đạo đức ở thời điểm trước mắt cũng   như về lâu dài. * Giáo dục kỷ luật tích cực là để phát triển hành vi cho các em, cụ  thể là:   Giáo dục học sinh tự  kiểm soát và tự  tin để  biết cách thực hiện các   hành vi mong đợi. Dạy trẻ  biết cách tự  kiềm chế  bản thân và chung sống hài hòa với   người khác. Giáo dục kỷ  luật tích cực là sự  động viên khích lệ  thực hiện hành vi,   xây dựng sự  tự tin, lòng tự  trọng và tính trách nhiệm, giúp các em phát triển   nhân cách, chứ không phải làm cho các em bị đớn đau. Giáo dục kỷ luật tích cực tôn trọng trẻ và không mang tính bạo lực. Đây   là cách tiếp cận mang tính giáo dục, giúp trẻ thành đạt, cung cấp cho các em   thông tin các em cần để học và hỗ trợ sự phát triển của các em. *Giáo dục kỷ luật tích cực không phải là: Sự buông thả, để cho học sinh muốn làm gì thì làm. Không có các quy tắc, giới hạn hay sự mong đợi. Những phản ứng mang tính ngắn hạn hay những hình phạt thay thế cho  việc tát, đánh hay sỉ nhục. II. Thực trạng  1. Thực trạng về tâm sinh lý của học sinh Thực trạng về  tâm sinh lý của học sinh THCS người DTTS được mô  tả một số nội dung dưới đây: 1.1 Một số vấn đề về tri giác: Tri giác là một quá trình tâm lí phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc  tính của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan. Nghiên cứu đặc điểm tri giác của học sinh THCS người DTTS có thể  rút ra một số nhận xét sau: 8
  9. Kinh nghiệm “Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc tại   trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana” Độ  nhạy cảm của thính giác của các em rất cao, mắt các em rất tinh.  Tai và mắt của các em rất tinh nhạy là do từ nhỏ các em đã theo người lớn vào   rừng săn bắn, bẫy chim, tìm cây, tìm rau rừng… nên hình thành thói quen tri  giác tập trung, khả năng phân biệt sự vật và hiện tượng tốt. Nghe tiếng chim   hót các em có thể nhận ra đó là chim gì, nhìn vết chân các em biết đó là loài thú  gì, các em có thể  phát hiện những con vật nhỏ  bé như  con vắt, con kiến…   Giác quan tinh, nhạy là điều kiện thuận lợi cho các em tri giác đối tượng trong   học tập và biết vâng lời thầy cô giáo. Sự  định hướng tri giác theo nhiệm vụ  (học tập) đặt ra chưa cao. Các  em thường bị thu hút vào những thuộc tính rực rỡ, màu sắc mới lạ ở bên ngoài  đối tượng tri giác, do vậy các em khó phân biệt được đâu là thuộc tính bản   chất, đâu là thuộc tính không bản chất. Khả  năng tư  duy hình học, vật lí của các em còn yếu. Các em có thể  nhận ra từng dấu hiệu, thuộc tính đơn lẻ  của sự  vật, hiện tượng. Song quá   trình tổng hợp khái quát để đi đến nhận xét chung lại hạn chế, khả năng kết  hợp các giác quan yếu. Các em có thể nhận diện nhanh chóng các hình vẽ  do   giáo viên vẽ trên bảng, song để các em tự vẽ lại thì rất khó khăn, nhất là phải  sử dụng dụng cụ học tập như Compa, thước kẻ. Tính kế hoạch và sự kiên trì quan sát trong quá trình học tập hạn chế.  Các em không thể  tập trung được lâu. Nếu giờ  dạy thiếu đồ  dùng dạy học  trực quan, thiếu ngôn ngữ  dân tộc để  giải thích, giáo viên   nói nhanh không  nhấn mạnh nội dung quan trọng cần giáo dục, hoặc nói quá to… thì sự  chán   nản   của   các   em   đến   rất   nhanh,   khi   đó   các   em   không   quan   sát,   không   nói  chuyện, không phá phách như học sinh người Kinh, các em vẫn ngồi yên, song   trong đầu không hoạt động. Một giáo viên tâm sự  “Giáo viên chỉ  nói to hơn  bình thường một chút là học sinh nghĩ là chúng tôi mắng các em, vì vậy chúng  tôi phải thận trọng hơn khi giáo dục kỷ luật”. 1.2 Đặc điểm nhận thức ngôn ngữ tiếng Việt Ngôn ngữ  là công cụ  để  giao tiếp, là phương tiện để  thực hiện quá  trình nhận thức của bất cứ dân tộc nào trẻ em sinh ra đã nói tiếng mẹ đẻ. Các   em giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ. Khi đến trường các em học bằng tiếng Việt,   các em đã gặp khó khăn về ngôn ngữ trong học tập và giao tiếp. Qua thảo luận nhóm với học sinh, qua xem bài kiểm tra của các em,   xem vở ghi chép hàng ngày của các em và quan sát các em giao tiếp với nhau…   Có thể kết luận nhận thức về ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh DTTS: Vốn tiếng Việt của học sinh DTTS còn nghèo nàn; Các em hiểu rất ít về ngôn ngữ tiếng Việt; Khó khăn trong sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; Khó khăn trong tư duy và nhận thức khoa học; 9
  10. Kinh nghiệm “Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc tại   trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana” Theo nhận thức của tôi, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của học sinh dân  tộc nhưng không phải là ngoại ngữ. Học sinh dân tộc tiếp nhận tiếng Việt là  tiếp nhận với trách nhiệm, tình cảm, nghĩa vụ  và quyền lợi. Vấn đề  quan   trọng là giáo viên cần giúp học sinh khắc phục những chuyển di ngôn ngữ có  hại và khai thác tốt các chuyển di ngôn ngữ  có lợi, tôi nghĩ rằng chúng ta coi   nhẹ khó khăn hay quá nhấn mạnh khó khăn của học sinh dân tộc khi học tiếng  Việt đều là không đúng với khoa học dạy tiếng. 1.3 Đặc điểm về tư duy: Tư  duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất,  những mối liên hệ bên trong có tính chất quy luật của sự vật hiện tượng trong   hiện thực khách quan mà trước đó chưa biết. Học sinh DTTS có các đặc điểm  tư duy riêng biệt sau: Các em chưa có thói quen lao động trí óc, phần lớn các em ngại suy   nghĩ, ngại động não, khi gặp phải vấn đề khó khăn là các em bỏ qua, nên dẫn   tới khả  năng tự  học hạn chế. Vì vậy khi gặp vấn đề  này thì trong quá trình   giáo dục kỷ luật giáo viên cần lưu ý. Tư duy của học sinh DTTS còn thể hiện kém nhanh nhẹn, kém linh hoạt   và kém mềm dẻo. Mặt khác do hạn chế  về  Tiếng Việt nên ngại tranh luận,   ngại trình bày các vấn đề khó nói, sợ bị các bạn cười. Học sinh DTTS tư duy trực quan hình  ảnh tốt, tư  duy trừu tượng logic   yếu. Học sinh DTTS thường tồn tại kiểu tư duy kinh nghiệm; yếu v ề tư duy   lí luận, tư duy sáng tạo, tư duy khoa học. Những đặc điểm về  tư  duy chi phối toàn bộ  quá trình nhận thức của   các em, tác động mạnh mẽ tới các thuộc tính tâm lí và trạng thái tâm lí, trong   giáo dục giáo viên cần giúp các em tư duy lí luận, tư  duy khoa học thông qua  các hoạt động. 1.4 Đặc điểm về trí nhớ Học sinh DTTS có một số đặc điểm về ghi nhớ sau: Ghi nhớ  máy móc chiếm  ưu thế, các em ghi nhớ  một cách rời rạc,  thiếu logic với nhau. Để  khắc phục nhược điểm này GV phải kiên trì, mỗi  vấn đề giáo dục yêu cầu các em nhớ mình phải làm cái gì, dựa vào đâu để làm   được, làm thế nào để không vi phạm kỷ luật. Khả năng tái hiện không tốt. Biểu hiện là do các em trình bày lại vấn  đề  đã các em đã đọc là rất khó khăn. Vậy để  giúp học sinh tái hiện nhanh  chóng giáo viên cần hướng dẫn học sinh có thói quen truy bài, trao đổi bài   thường xuyên, phát biểu trước đám đông… 10
  11. Kinh nghiệm “Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc tại   trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana” 1.5 Đặc điểm về tình cảm: Học sinh DTTS có những đặc điểm về tình cảm như sau: Tình cảm của các em là chân thực, mộc mạc, yêu ghét rõ ràng, không  có hiện tượng quanh co, lèo lái hoặc khéo léo che đậy những tình cảm của   mình. Tình cảm của các em rất thầm kín. Các em học sinh rất gắn bó với gia đình, làng bản, quê hương. Hầu hết  các em không muốn xa gia đình. Khi phải đi học ở trường PTDTNT THCS các   em rất nhớ nhà, nhiều khi khóc cả tuần. Tình cảm bạn bè của các em học sinh DTTS rất độc đáo, thân nhau   như anh em, bảo vệ nhau đến cùng. Bạn nghỉ học cũng phải nghỉ học theo. Các em rất ưa tình cảm và giải quyết mọi vấn đề bằng tình cảm. Một   em gái dân tộc nói: “Khi giáo viên mắng, em thấy buồn và không muốn học   nữa” Sự phát triển cơ thể của thiếu niên diễn ra mạnh mẽ nhưng không cân  đối. Sự  hoạt động tổng hợp của các tuyến nội tiết quan trọng nhất (tuyến   yên, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận) tạo ra nhiều thay đổi trong cơ  thể  trẻ, trong đó sự nhảy vọt về chiều cao và sự phát dục. Là cán bộ  quản lí, giáo viên công tác  ở  trường PTDTNT THCS cấp  huyện, việc hiểu những đặc điểm tâm lí của học sinh THCS người DTTS là   rất cần thiết.  Nắm được những đặc điểm tâm lí của học sinh THCS người DTTS   giúp cho giáo viên lựa chọn được những phương pháp giáo dục thích hợp với  từng đối tượng học sinh dân tộc, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng  tạo của học sinh, nâng cao được chất lượng và hiệu quả  giáo dục  ở  trường  PTDTNT THCS đặc biệt là giáo dục kỷ luật tích cực. 2. Thực trạng về cách giáo dục kỷ luật của một số giáo viên. Khi chưa nắm biện pháp giáo dục kỷ  luật tích cực nếu có học sinh vi   phạm các quy định, quy tắc của lớp, của trường thì có một số giáo viên trong  trường thường dùng biện pháp trừng phạt thân thể  bao gồm: trừng phạt về  thể  xác (đánh, véo, dùng vật để  đánh, kéo tai, giật tóc, buộc học sinh phải  ở  trong một tư thế không thoải mái (quỳ, úp mặt vào tường…) và trừng phạt về  tinh thần (la mắng, nhiếc móc, hạ nhục, làm cho xấu hổ, chửi rủa làm cho khó  xử…) Trừng phạt về  thân thể hay trừng phạt tinh thần đều không phải là giáo  dục kỷ luật, trừng phạt làm đánh mất sự tự tin của học sinh, giảm ý thức kỷ  luật và khiến cho học sinh không thích, thậm chí căm ghét trường học. 11
  12. Kinh nghiệm “Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc tại   trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana” Trừng phạt thân thể  là việc làm đánh mất danh dự  của học sinh, có thể  để lại những vết sẹo trong tâm hồn của học sinh, khiến các em luôn có thái độ  thù địch. Ảnh hưởng của trừng phạt đối với hành vi đạo đức lối sống của học sinh   DTTS: + Việc giáo viên trừng phạt thân thể đối với học sinh vô tình đem tới cho  trẻ một thông điêp sai lầm, rằng cứ dùng bạo lực là có thể giải quyết hết mọi  việc. Từ  đó trẻ  bắt chước cách làm của người lớn rồi dùng bạo lực để  giải  quyết các bất đồng của mình với người khác. + Việc trừng phạt thân thể  có xu hướng nuôi dưỡng thái độ  thù địch,  hung hăng, trái ngược với ý thức kỷ luật tự giác. Đôi khi do quá dạn đòn, trẻ  sẽ trở nên chai lì. Bướng bỉnh, khó bảo, thậm chí chống đối. + Việc trừng phạt thân thể  phá hủy mối quan hệ  quan tâm, gắn bó, tin   tưởng giữa giáo viên và học sinh. Có trẻ vì thế mà oán hận thù ghét người lớn,   làm phản lại quá trình phát triển về  mặt đạo đức,  ảnh hưởng đến mối quan  hệ thầy trò, từ đó sẽ bị mất niềm tin. + Trừng phạt thân thể làm giảm lòng tự trọng của trẻ, kích thích sự giận   dữ, chống đối và đẩy các em tới chỗ  muốn chạy trốn khỏi môi trường giáo   dục, tệ  hại hơn là nó gián tiếp dạy học sinh có thể  giải quyết vấn đề  bằng   bạo lực. Chúng ta hãy đọc những tâm sự dưới đây của học sinh:   “Em rất sợ  bị  trừng phạt thân thể, em thật sự  không tưởng tượng nổi   một kiểu giáo dục như thế”.  “Có một điều em rất ghét ấy là bị đánh. Việc này làm em không muốn đi  học nữa”  “Việc đánh, mắng đã quá quen thuộc với chúng em, lúc đó em cảm thấy  chán đời, buồn và muốn tìm bạn bè để tâm sự” “Mỗi ngày của em như  sống trong địa ngục, những lúc đó em chỉ  muốn   bỏ  học. Khi viết thư  này thì các bạn em đã bỏ  học rồi vì không chịu nổi sự  mỉa mai và đánh, mắng của thầy cô giáo”. Qua những tâm sự trên chúng ta thấy rằng GDKLTC là phương pháp giáo  dục tối ưu nhất hiện nay. Trước đây, đặc biệt năm học 2017 – 2018 do chưa áp dụng phương pháp  GDKLTC nên tình trạng học sinh tại trường bỏ học và chuyển trường tương   đối nhiều cụ thể tính đến tháng 2 năm 2018 có 6 HS chuyển trường, 3 Hs bỏ  học.   III. Các giải pháp đã tiến hành: 12
  13. Kinh nghiệm “Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc tại   trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana” 1. Quan tâm đến những khó khăn của học sinh DTTS. Những vấn đề  về  hành vi có thể  khiến học sinh DTTS gặp khó khăn   trong học tập và những khó khăn trong học tập có thể gây ra những vấn đề về  hành vi. Khi có học sinh vi phạm giáo viên luôn quan tâm đến những vấn đề thực  tế mà các em phải đối mặt trong cuộc sống. Đây thường là những vấn đề  có   liên quan đến môi trường, hoàn cảnh sống của các em, những khó khăn trong  học tập (học yếu, mắt kém, khó khăn về  nghe, khó khăn về  sử  dụng Tiếng   Việt) những vấn đề  về   ở  gia đình (hoàn cảnh kinh tế, cha mẹ  bất hòa, ly   hôn…) những bức xúc khi các em bị tổn thương và bị hiểu lầm hay bị đối xử  tàn tệ (bị chế nhạo, xúc phạm, bị bắt nạt, bị bóc lột, hay lạm dụng) Nhiều khi  chỉ  vì muốn nhanh chóng chấn chỉnh thái độ  và cách cư  xử  của học sinh mà   giáo viên bỏ qua việc tìm hiểu “cốt lõi” của vấn đề. 2. Tăng cường sự tham gia của học sinh DTTS trong hoạt động xây  dựng nội quy lớp, trường học. Biện pháp này nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc cho học sinh  DTTS tham gia vào quá trình ra quyết định trong lớp học. Cụ thể là việc tham  gia xây dựng nội quy lớp, quy định chế  độ  khen thưởng và xử  phạt, học sinh  tham gia giám sát và thực hiện nội quy thông qua tổ chức cho các em cảm thấy  có trách nhiệm và thực hiện kỷ luật một cách tự giác hơn, giáo viên không cần   nhắc nhở và tránh được những sự cố trong lớp học. Sau khi đã tổ  chức hoạt động này, nội quy do học sinh xây dựng nói  chung đều có nội dung phù hợp với quy định chung của ngành và nhà trường,  nhưng với ngôn ngữ của học sinh DTTS nên gần gũi với các em hơn và các em  chấp nhận một cách dễ dàng và tự nguyện hơn. Không chỉ vậy, thông qua quá   trình tham gia xây dựng nội quy (Nội quy trường, lớp, nội quy ký túc xá, nội   quy nhà ăn…), để giúp học sinh rèn luyện cho mình khả năng bày tỏ suy nghĩ   của bản thân, biết đưa ra các quyết định, phát huy tinh thần tập thể  và tinh   thần trách nhiệm của các em. 3. Xây dựng tập thể lớp Việc xây dựng một tập thể lớp học tốt, tạo ra mối quan hệ thân thiện,   cảm thông và gắn bó giữa giáo viên và học sinh trong quá trình giáo dục. Một  tập thể lớp tốt là môi trường lý tưởng để học sinh học tập và phát triển nhân  cách, là một tập thể hướng tới hoạt động dựa trên các giá trị như: Tôn trọng,  yêu thương, giúp đỡ  lẫn nhau, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, biết cách  giải quyết các xung đột không bằng bạo lực… Học sinh DTTS có thể  học từ  một tập thể  lớp tốt những bài học đạo đức qua tấm gương tốt của giáo viên  và của bạn trong lớp học. Trong tập thể, học sinh có cơ hội suy nghĩ, cảm xúc   của mình về  các nguyên tắc đạo đức với sự  khuyến khích, cảm thông và tôn  13
  14. Kinh nghiệm “Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc tại   trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana” trọng của thầy cô và các bạn. Trong tập thể lớp đó không có trừng phạt thân   thể và học sinh DTTS học cách giải quyết xung đột bằng cách thức không bạo   lực. 4. Các biện pháp tuyên truyền giáo dục kỷ  luật tích cực tới giáo   viên, phụ huynh: + Tổ chức tuyên truyền vận động Tuyên truyền, vận động là một trong những biện pháp quan trọng để  cán bộ quản lý giáo dục tác động đến nhận thức của giáo viên. Công tác tuyên   truyền, vận động càng rộng rãi, thường xuyên bằng nhiều hình thức phong  phú như  treo panô, khẩu hiệu, tờ  rơi sẽ  giúp giáo viên thay đổi nhận thức   trong thời gian sớm nhất. + Cung cấp sách báo, tài liệu:   Thường xuyên cung cấp sách báo, tài liệu có nội dung liên quan đến   GDKLTC giúp cho giáo viên thay đổi nhận thức của mình. Thông qua nguồn   thông tin này, giáo viên tự  học hỏi và tích lũy kinh nghiệm giao dục học sinh   mà không dùng hình phạt. + Tổ chức các lớp tập huấn: Các lớp tập huần, hội thảo luôn mang lại cho giáo viên những ý tưởng  hay. Lãnh đạo nhà trường thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn   để  giáo viên nhận thức được mục đích việc sử  dụng các biện pháp giáo dục  kỷ luật tích cực, giúp họ chọn lọc, sáng tạo những hình thức giáo dục phù hợp  với đối tượng học sinh lớp mình. + Xây dựng cơ chế khuyến khích việc thực hiện các biện pháp giáo dục  tích cực Nhà trường có cơ  chế  cụ  thể  trong việc thực hiện các biện pháp giáo   dục tích cực. Cơ chế này được xây dựng trên cơ sở thống nhất của Hội đồng   sư phạm bao gồm đầy đủ các nội dung như kiểm tra giám sát việc thực hiện,  khen thưởng, tôn vinh những giáo viên thực hiện tốt, kỷ  luật nghiêm khắc  những giáo viên vi phạm nội quy. Việc nhà trường thực hiện tốt cơ  chế  này  sẽ  đảm bảo tất cả  học sinh để  được hưởng lợi ích của biện pháp giáo dục  tích cực. + Tuyên truyền tới phụ huynh:   Tổ  chức tuyên truyền cho phụ  huynh về  GDKLTC thông qua các buổi   họp phụ huynh đầu năm, kết thúc học kỳ I va cuối năm. Mời phụ huynh tham gia vào quá trình thực hiện. Ví dụ: Lấy ý kiến của   phụ huynh đóng góp cho nội quy lớp. trường học để phụ huynh nắm được và  phối hợp với nhà trường trong việc theo dõi, giám sát thực hiện. 14
  15. Kinh nghiệm “Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc tại   trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana” Mời phụ huynh tham gia vào các hoạt động tập thể do nhà trường, lớp tổ  chức. IV. Tính mới của giải pháp 1. Đối với giáo viên: Tính mới của giải pháp GDKLTC đối với giáo viên thể hiện qua các tiêu   chí sau: 1.1 Thay đổi cách cư xử trong lớp học: Trước đây một số  giáo viên thường xử  lý sai phạm của học sinh bằng   hình thức trừng phạt như mắng, nhiếc, sỉ  nhục, đánh đập … Điều đó có thể  giúp mang lại sự sửa đổi tức thì của học sinh nhưng để lại trong tâm hồn học  sinh sự tổn thương về thể xác và tinh thần. Khi áp dụng biện pháp Giáo dục kỷ  luật tích cực chúng ta đã thay đổi  cách xử  lý sai phạm của học sinh. Cần xử lý nghiêm khắc, với thái độ  động   viên khuyến khích nhằm giúp học sinh có hành vi và thái độ ứng xử đúng đắn .   Nhóm biện pháp này nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của những quy tắc rõ ràng  và nhất quán, niềm tin vào sự  tiến bộ  của sinh. Việc xử  lý những sai phạm  một cách rõ ràng, dứt khoát, sự  động viên, khuyến khích và làm gương trong  cách cư xử. Nguyên tắc là thay chê bai bằng khen ngợi. 1.2 Xây dựng nguyên tắc rõ ràng và nhất quán: Nguyên tắc cơ bản của việc thay đổi cách cư xử nhằm duy trì kỷ luật ở  lớp học, thông qua cách cư  xử  là xây dựng được những quy tắc rõ ràng và  đảm bảo học sinh hiểu được vì sao cần có những quy tắc ấy. Việc xây dựng các quy tắc cần đảm bảo hướng tới những điều kiện tốt  đẹp mà giáo viên mong đợi ở học sinh của mình. Những mong đợi về  mặt tư  cách đạo đức và học tập. Học sinh sẽ cố gắng đạt được điều giáo viên mong   đợi và thực hiện các quy tắc tốt hơn khi các em có ý thức được rằng giáo viên   thực sự tin tưởng vào khả  năng của các em và các quy tắc đề  ra phù hợp với   lòng tin ấy. 1.3 Khuyến khích động viên tích cực. Khuyến khích động viên tích cực để  nhấn mạnh tầm quan trọng của   việc khen ngợi, động viên khi học sinh có hành vi tích cực. Giáo viên vận  dụng tốt các biện pháp thay đổi cách cử xử, ít khi phải dùng đến biện pháp xử  lý sai phạm, vì mọi hành vi tiêu cực đã được ngăn chặn trước khi xảy ra. Có  hai điều quan trọng khiến giáo viên nên sử  dụng biện pháp khen ngợi, động  viên   tích   cực.   Thứ   nhất,   những   học   sinh   có   hành   vi   tốt   được   khen   ngợi,  khuyến khích vậy các em tiếp tục hành động như  vậy. Thứ  hai, những hành  động hoặc hành vi tiêu cực được ngăn ngừa. 1.4 Làm gương trong cách cư xử 15
  16. Kinh nghiệm “Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc tại   trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana” Làm gương trong cách cư xử có ý nghĩa hết sức quan trọng: Giáo viên là  tấm gương mẫu mực cho học sinh về tư cách đạo đức. Học sinh học và làm  theo những gì các em thấy từ  cuộc sống và từ  những thầy cô trong trường.   Giáo viên trong trường không dùng bạo lực dẫn đến   không có học sinh sử  dụng bạo lực. Giáo viên cư xử một cách nhẹ nhàng, có lòng khoan dung, nhẫn  nại và  học sinh đã học theo cách cư xử này. 2.  Đối với học sinh:  Tính mới của Giáo dục kỷ luật tích cực trong việc giáo dục đạo đức lối  sống cho học sinh là: + Dạy học sinh tự  hiểu hành vi của mình, tự  có các sáng kiến và có  trách nhiệm đối với sự  lựa chọn của mình, biết tôn trọng mình và tôn trọng  người khác. Nói cách khác giúp học sinh có một quá trình phát triển tư duy và  có các hành vi tích cực có thể ảnh hưởng lâu dài đến cả cuộc đời con người. + Gây dựng mối quan hệ tôn trọng giữa giáo viên và học sinh. + Dạy cho học sinh những kỷ năng sống mà các em sẽ cần trong suốt cả  cuộc đời. + Làm tăng sự  tự  tin và khả  năng xử  lý các tình huống khó khăn trong  học tập và cuộc sống của các em. + Dạy cho học sinh biết cách cư xử nhã nhặn, không bạo lực, tôn trọng  bản thân, biết thông cảm và tôn trọng quyền của người khác. Khi giáo viên áp dụng các biện pháp GDKLTC, học sinh không cảm  thấy bị  xúc phạm dẫn đến không chán nản, GDKLTC giúp cho việc tạo ra   mối quan hệ thân thiết giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh, bố mẹ  và con cái. V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm Sau khi nghiên cứu đề tài Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân   tộc thiểu số, bản thân đã hướng dẫn giáo viên vận dụng đề  tài vào việc giáo   dục cho học sinh dân tộc thiểu số  trường PTDTNT THCS Krông Ana từ  năm  hoc 2018 ­ 2019 đã đạt được các kết quả:  Thứ nhất: Giáo viên trong trường không dùng bạo lực dẫn đến  không có   học sinh sử dụng bạo lực. Giáo viên cư xử một cách nhẹ nhàng, có lòng khoan  dung, nhẫn nại và  học sinh đã học theo cách cư xử này. Thứ  hai:  Học sinh tự  hiểu hành vi của mình, tự  có các sáng kiến và có  trách nhiệm đối với sự  lựa chọn của mình, biết tôn trọng mình và tôn trọng  người khác. Thứ  ba: Tỷ  lệ  học sinh chuyển trường và bỏ  học giảm một cách rỏ  rệt   cụ  thể: Cuối tháng 2 năm 2018 có 6 HS chuyển trường, 3 HS bỏ  học. Cuối  tháng 2 năm 2019  không có HS chuyển trường, không có HS bỏ học. 16
  17. Kinh nghiệm “Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc tại   trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana” Ngoài ra vận dụng tốt  “Giáo dục kỷ  luật tích cực đối với học sinh   dân tộc thiểu số  tại trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana ”  còn giúp  thầy trò gần gũi nhau hơn, thân thiện hơn. Nhằm góp phần không nhỏ  vào sự  hình thành công việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân   thiện, học sinh tích cực” mà ngành đã đề ra trong những năm qua. Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I.  Kết luận: Để  thực hiện mục tiêu này, một trong các hoạt động của đề  tài là tập   huấn, tuyên truyền vận động giáo viên các trường DTNT chấm dứt sử  dụng  các hình thức trừng phạt thân thể và tinh thần học sinh, khuyến khích áp dụng   các biện pháp giáo dục kỷ luật trong việc quản lý lớp học và giảng dạy hàng  ngày. Qua một thời gian áp dụng tại trường, thông tin phản hồi cho thấy việc   áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ  luật tích cực đã mang lại những thay đổi   tích cực trong nhà trường đó là giảm thiểu các hiện tượng giáo viên mắng,  trách phạt học sinh, tạo ra bầu không khí cởi mở thân thiện, cải tiến mối quan   hệ thầy trò; học sinh trở nên ngoan hơn, có ý thức kỷ luật tốt hơn, dẫn tới kết   quả  học tập tốt hơn. Nếu thầy cô giáo nào tâm huyết thì đề  tài này áp dụng  được vào các trường THCS có nhiều học sinh dân tộc thiểu số. Ngoài ra nếu  nghiên cứu thêm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh THCS thì đề tài sẽ áp dụng   được vào các trường THCS. Trong quá trình nghiên cứu và vận dụng đề tài sẽ  có bất cập, bởi vậy tôi muốn lắng nghe ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo  và bạn bè đồng nghiệp. Rất mong ý kiến phản hồi. II. Kiến nghị Một sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng được cho nhiều năm và cũng  có thể  nhiều năm mới có một sáng kiến kinh nghiệm, do vậy tôi đề  nghị  các  cấp của ngành Giáo dục và Đào tạo nên nghiên cứu và giải quyết hai vấn đề  sau: + Vấn đề  thứ  nhất: Khi một sáng kiến kinh nghiệm có giải cao nên tổ  chức thành chuyên đề để áp dụng và nhân rộng. + Vấn đề  thứ  hai: Khi một sáng kiến kinh nghiệm có giải cao nên cho   tác giả đó được bảo lưu từ 1 – 2 năm. Nếu một năm viết một sáng kiến kinh   nghiệm thì hiệu quả không cao.                                                                    Krông Ana, ngày 20 tháng 2 năm 2019                     Người viết 17
  18. Kinh nghiệm “Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc tại   trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana”                    Võ Đại Luân Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 18
  19. Kinh nghiệm “Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc tại   trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana” TÀI LIỆU THAM KHẢO STT Tên sách Tên tác giả NXB 1 Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư  Lê Văn Hồng Hà Nội phạm 2 Một số đặc điểm tâm lý của HSDT  Hà Đức  Giáo  cấp THCS dục 3 Giáo trình tâm lý học đại cương Nguyễn X Thức Hà Nội 4 Nghiên cứu về chuyển tiếp từ Tiểu  UNCEF Giáo  học lên THCS của trẻ em người  dục DTTS 19
  20. Kinh nghiệm “Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc tại   trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana” 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2