Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa
lượt xem 6
download
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa với mục đích nhằm trình bày những suy nghĩ bước đầu xung quanh hoạt động giáo dục đạo đức, truyền thống cách mạng, lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc cho học sinh thông qua sinh hoạt dưới cờ của tổ chức Đội, hoạt động tham quan, du lịch.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa
- Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa MỤC LỤC Trang Mục lục ........................................................................................1 PHẦN THỨ NHẤT – ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................2 PHẦN THỨ HAI – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ................................3 2.1. Cơ sở lý luận .........................................................................3 2.1.1. Truyền thống ......................................................................3 2.1.2. Tham quan..........................................................................4 2.2. Thực trạng vấn đề ...................................................................7 2.3. Các biện pháp đã tiến hành .....................................................8 2.4. Hiệu quả SKKN .....................................................................16 PHẦN THỨ BA – KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ..............................19 Tài liệu tham khảo ........................................................................20 1 / 20
- Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa PHẦN THỨ NHẤT - ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới hiếm có dân tộc nào như dân tộc Việt Nam ta, trong tâm thức của mọi thế hệ từ đời này qua đời khác đều khắc sâu hình tượng các truyền thuyết, các hình ảnh của các vị anh hùng trong các thời kì lịch sử, các truyền thống tốt đẹp. Và đặc biệt thế hệ sau lại càng ngày càng phát huy những thành quả của thế hệ trước, nâng tầm của Việt Nam trở thành một quốc gia ngang tầm với các cường quốc trên thế giới. Truyền thống trở thành một phần máu thịt của mỗi người dân và đặc biệt đối với “mầm non của đất nước” thì truyền thống là ngọn đèn soi sáng cho các em vững bước trên con đường tiến vào kỉ nguyên mới. Dân tộc ta có một truyền thống quý báu là hết mực yêu thương và sẵn sàng hi sinh cho con em, lo lắng về tiền đồ hạnh phúc của con cái. Trẻ em chiếm khoảng 1/3 dân số trên hành tinh chúng ta. Các em là người sẽ quyết định vận mệnh quốc gia và cả loài người trong tương lai. Chính vì vậy, Đảng ta và Bác Hồ đã luôn coi công tác thiếu nhi là sự đào tạo một lớp người mới cho đất nước. Bác Hồ nói: “Ngày nay, chúng là nhi đồng, 11 năm sau chúng là công nhân, cán bộ. Chính phủ, các đoàn thể và tất cả đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo dục nhi đồng”. Thực hiện lời dạy của Đảng, của Bác Hồ, các ngành các cấp đã quan tâm đến giáo dục, nhất là các lực lượng trong nhà trường, trong đó có tổ chức Đội. Trong thời đại hiện nay muốn xã hội tồn tại và phát triển thì nhiệm vụ hàng đầu là phải quan tâm giáo dục thế hệ trẻ. Cụ thể là phải trang bị cho các em vốn kiến thức, tri thức của nhân loại, phải có biện pháp giáo dục sâu rộng đạo lý dân tộc. Để có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử ấy, mỗi thiếu nhi ngoài trách nhiệm học tập và tu dưỡng rèn luyện còn phải được chăm lo đào tạo, bồi dưỡng về ý thức, đạo đức truyền thống cách mạng, lòng yêu nước của cả dân tộc. Hệ tư tưởng ấy không thể có được trong một sớm, một chiều, ngày một, ngày hai, trong những bài giảng trên lớp mà còn cả một quá trình đưa các em vào thực tế từng hoạt động giáo dục, trong đó có những buổi sinh hoạt dưới cờ của tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, hoạt động tham quan, ngoại khóa, giáo dục truyền thống... Xuất phát từ những lý do trên, trong khuôn khổ bản sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin được trình bày những suy nghĩ bước đầu xung quanh hoạt động giáo dục đạo đức, truyền thống cách mạng, lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc cho học sinh thông qua sinh hoạt dưới cờ của tổ chức Đội, hoạt động tham quan, du lịch. 2 / 20
- Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa PHẦN THỨ HAI – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 2.1.1. Truyền thống: a) Truyền thống là gì ? Truyền thống tất cả những gì được hình thành trong cuộc sống, được lặp đi lặp lại nhiều lần trong lịch sử trở thành nền nếp, thói quen và đạt tới những giá trị chuẩn mực trên tất cả các lĩnh vực. Tuyền thống được lưu giữ lại và thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tồn tại dưới dạng hiện vật, tài liệu, tranh ảnh, di tích, trong tác phong sinh hoạt, thói quen, lề lối làm việc, có thứ được ghi chép, thể hiện bằng văn bản, tác phẩm nghệ thuật, có thứ là những giá trị tinh thần đúc kết thành chân lí, đặc điểm của mỗi dân tộc, một tổ chức. b) Những đặc trưng cơ bản của truyền thống ( gồm 3 đặc trưng) : Truyền thống có tính ổn định và tương đối bền vững, nó có sức sống và tồn tại lâu dài. Truyền thống mang tính cộng đồng cao, được cộng đồng thừa nhận. Truyền thống mang tính lưu truyền từ đời này sang đời khác, nó góp phần quy định những giá trị chuẩn mực: ứng xử, tư tưởng, lễ nghi ... c) Tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống cho học sinh phổ thông: Truyền thống là sản phẩm của lịch sử không phải một sớm, một chiều có thể thay đổi hay xoá bỏ được. Nhận thức này sẽ quy định thái độ của hiện tại đối với truyền thống. Đồng chí Đỗ Mười, nguyên là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Phát triển tách khỏi cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ tha hoá ”. Tiến bước vào nền kinh tế thị trường, hiện đại hoá đất nước mà xa rời những giá trị truyền thống sẽ làm mất bản sắc văn hoá dân tộc. Vì thế, thái độ đúng đắn nhất của chúng ta đối với truyền thống là phải biết kế thừa những tinh hoa của tổ tiên để lại, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của thời đại vào đời sống của mình để ngang tầm thời đại. Lớp trẻ hôm nay, có chất lượng mới và khả năng mới: sáng tạo, năng động. Đó là lớp người có trình độ văn hoá ngày cang cao, có hoài bão ước mơ nhưng rất thực tế, ít say mê chính trị và những lý tưởng lớn, khao khát dân chủ, công khai, công bằng và hoà bình, có nhu cầu về giao tiếp và thông tin. Song, họ thường bồng bột trước cái lạ. Tuổi trẻ dễ quên đi và coi thường quá khứ, chỉ chú ý đến hiện tại và hướng tới tương lai. Họ chưa có những hiểu biết vững chắc và đầy đủ về quá khứ đau thương và anh dũng của dân tộc, của các thế hệ cha ông. 3 / 20
- Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa Hơn nữa, các lực lượng đế quốc và phản động đang dùng chiến lược “diễn biến hoà bình” để đầu độc thanh thiếu niên ta, gieo rắc những tập tục xấu, lối sống tư sản, chủ nghĩa hoài nghi vô chính phủ, chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa hữu thần, nhằm tách thế hệ trẻ khỏi cộng đồng dân tộc, chối từ quá khứ, đối lập với thế hệ cha anh. Do đó, việc giáo giục truyền thống cho thế hệ trẻ, chuẩn bị cho họ nền tảng vững chắc để làm tròn vai trò, bổn phận của mình là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của toàn Đảng, nhà nước, của mỗi gia đình, của nhà trường và xã hội. Nội dung về truyền thống là vô cùng phong phú. Trong phạm vi đề tài này, tôi xin được đề cập đến hai mảng hoạt động quan trọng phục vụ thiết thực cho công việc giáo dục truyền thống trong nhà trường phổ thông mà theo tôi là có tác dụng hữu hiệu nhất, đó là hoạt động giáo dục truyền thống theo chủ đề chủ điểm và hoạt động giáo dục truyền thống thông qua các buổi tham quan ngoại khoá. 2.1.2 Tham quan: a) Hoạt động tham quan là gì? Tham quan là một hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh, giúp các em hiểu biết về sự kiện, con người và những thành quả tốt đẹp của thế hệ trước. Đây là hìnhg thức giáo dục trực quan sinh động, sâu sắc. Hình thức này có ý nghĩa và tác dụng nhiều mặt với việc giáo dục thiếu nhi. Đưa học sinh đến những địa danh, nơi tập trung nhiều hiện vật, tài liệu giúp các em hiểu về truyền thống. Từ đó gây nên những ấn tượng khó quên về truyền thống; tác động đến lòng tự hào và mong muốn vươn lên xứng đáng kế tục truyền thống đó của học sinh. b) Ý nghĩa của hoạt động tham quan: Sở dĩ tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động tham quan ” là vì hình thức tham quan có ý nghĩa rất lớn: + Các cụ ta xưa có câu: “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn ” hay: “ Trăm nghe không bằng một thấy ” để nói rằng đi nhiều sẽ mở mang hiểu biết, sẽ “khôn” ra là một thực tế... Và cũng để nói rằng thực tế phải được kiểm nghiệm bằng mắt thấy, chứ không phải chỉ là cảm nhận bằng việc nghe .Tai đã nghe rồi nhưng mắt phải được thấy nữa thì thực tế mới thật là đáng tin cậy. Đối với thiếu niên nhi đồng, việc giáo dục bằng trực quan sinh động phù hợp với lứa tuổi các em. Đó là lứa tuổi mà các em ham thích hoạt động, ham thích tìm tòi, hiểu biết. Do vậy, phải có hình thức hoạt động sinh động, phong 4 / 20
- Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa phú thu hút các em trực tiếp tham gia. Muốn làm được như vậy, hoạt động Đội phải phù hợp với đặc thù tâm lý lứa tuổi. Hoạt động tham quan đáp ứng được những yêu cầu trên. Tham quan chính là hình thức mà các em được tai nghe, mắt thấy về địa danh, đất nước, con người. Điều này sẽ gây những xúc cảm nhận thức, những hiểu biết ... cho tâm hồn trẻ thơ. + Là những học sinh Thủ đô, các em phải được biết, được hiểu về những địa danh ( nguồn gốc, sự ra đời ) của Hà Nội. Đó là quyền lợi và nghĩa vụ cao cả của các em, những chủ nhân Thăng Long Hà Nội trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử rất vẻ vang của mình trong thiên niên kỷ mới. Mặc dù vậy, tham quan là hoạt động thực tế rất phức tạp, việc tổ chức gặp nhiều khó khăn. Muốn hoạt động tham quan có hiệu quả, điều cơ bản là chúng ta phải quan tâm đến các biện pháp thực hiện. c) Hoạt động giáo dục truyền thống theo chủ đề, chủ điểm: Đây là mảng giáo dục truyền thống quan trọng nhất của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Hoạt động giáo dục truyền thống này được thông qua các buổi kỷ niệm các ngày lễ lớn ,ngày truyền thống của dân tộc, của từng địa phương trong từng tháng như: Quốc khánh 2/9, ngày giải phóng Thủ Đô 10/10, ngày nhà giáo Việt nam 20/11, ngày quốc phòng toàn dân 22/12, ngày truyền thống học sinh sinh viên 19/1, ngày thành lập Đảng 3/2, ngày thành lập Đoàn 26/3, ngày giải phóng miền Nam 30/4, ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh 15/5, ngày sinh nhật Bác Hồ 19/5... Với mỗi mốc son lịch sử, các em đều được tìm hiểu kỹ càng. Trong lễ kỷ niệm ngày thành lập quân Đội 22/12, các em được ôn lại cả một quá trình ra đời và trưởng thành của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.Từ buổi đầu thành lập với 34 chiến sĩ... Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, anh bộ đội với “ Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”. Những người chiến sĩ tiêu biểu như Anh bế Văn Đàn “ thân chôn làm giá súng”, Phan Đình Giót “đầu bịt lỗ Châu Mai, băng mình qua núi thép gai, ào ào vũ bão...” người tiểu đội trưởng anh hùng lực lượng vũ trang, bộ đội phòng không, liệt sĩ Tô Vĩnh Diện “chèn lưng kéo pháo, nát thân nhắm mắt còn ôm...” đến hình ảnh anh giải phóng quân “kính chào anh con người đẹp nhất, lịch sử hôn anh chàng trai chân đất... như Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi...” . Tất cả đã viết nên trang sử vàng chói lọi của Quân đội nhân dân Việt Nam, và tạc nên “ dáng đứng tự hào, dáng đứng Việt Nam”, dáng đứng hùng vĩ của cả dân tộc. 5 / 20
- Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa Và một hoạt động trọng trọng tâm của năm nay đó là tổ chức Hội thi Nghi thức Đội giúp cho các em được thể hiện mình, tạo tính tự tin, sáng tạo, đoàn kết trong hoạt động Đội. Chúng ta còn cần giáo dục Đội viên ngay cả trong Lễ chào cờ. Đứng dưới lá cờ Tổ quốc, cờ Đội thân yêu, cất lên bài hát Quốc ca, Đội ca hoành tráng, mỗi Đội viên phải ý thức được lòng yêu Tổ quốc, yêu Đội, trân trọng và biết ơn sự hi sinh sương máu của biết bao nhiêu chiến sĩ cách mạng, bao lớp Đoàn viên thanh niên và các thế hệ Đội viên ... Các em cũng cần phải biết đến ý nghĩa màu cờ, ý nghĩa chiếc khăn quàng đội viên. Từ đó giáo dục các em,ý thức cho các em giữ gìn và bảo vệ chiếc khăn quàng; thấy được niềm vinh dự, tự hào của người đội viên và phải có trách nhiệm, bổn phận học tập giỏi, chăm chỉ ngoan ngoãn. d) Các hoạt động giáo dục truyền thống khác: Trong những năm gần đây, bên cạnh việc tổ chức rất thành công các phút truyền thống, hoạt cảnh truyền thống trong các ngày lễ lớn, Liên Đội còn tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống khác như tham quan Viện bảo tàng Quân đội, Viện bảo tàng lịch sử, Viện bảo tàng Cách mạng, tham quan cái nôi của Cách Mạng và tham gia các cuộc thi tìm hiểu truyền thống địa phương từ phường, quận để các em hiểu biết thêm về truyền thống nơi mình ở, các em sẽ có ý thức tự hào, gắn bó, bảo vệ và xây dựng quê hương mình. Nhân dịp ngày hội Quốc phòng toàn dân, ngày Tết Nguyên đán, đại diện Ban giám hiệu, Ban thiếu niên nhi đồng cùng ban chỉ huy liên Đội đã tặng quà cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng có tinh thần vươn lên trong học tập tại các chi đội. Và cũng dịp này, đội nghi thức đã đến đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm phường Nhân Chính, viếng nghĩa trang liệt sĩ Phường. Tiếng trống diễu hành cùng với những nén hương tưởng niệm được thắp lên cả tấm lòng biết ơn vô hạn của mỗi thiếu niên nhi đồng với lớp người đi trước, khắc sâu trong lòng em các truyền thống bất khuất, kiên cường của dân tộc. Là những thiếu niên nhi đồng của Thủ đô trong năm học này, hoạt động giáo dục truyền thống của nhà trường còn giúp các em hướng tới những ngày kỷ niệm trọng đại khác như: Tổ chức các hoạt động chào mừng Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI và Đại hội toàn quốc lần thứ XII; chào mừng 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; 75 năm ngày thành lập Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Ban thiếu niên nhà trường đã tổ chức cho các em học sinh toàn trường tham quan di tích lịch sử đền thờ Chu Văn An – Chí Linh – Hải Dương ở học kì I giúp 6 / 20
- Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa các em đã được biết thêm: Nhà giáo Chu Văn An là người Hiệu trưởng đầu tiên của trường Quốc Tử Giám và nơi Chu Văn An từ quan trở về với nghề dạy học... Từ đó giáo dục cho các em truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam và con người Hà Nội.Và sau buổi tham quan ấy, 100% học sinh trong trường đã có ý thức được việc học của mình và yêu công việc của mình hơn, để xứng đáng với truyền thống văn minh, hiếu học đã có từ lâu đời. Ở học kì II, ban thiếu niên tổ chức cho học sinh toàn trường tham quan dã ngoại tại khu du lịch Thiên Sơn – Suối ngà, giúp các em cảm nhận được cảnh đẹp quê hương đất nước và đồng thời làm cho các em thêm yêu quê hương đất nước Việt Nam. Ngoài ra ban thiếu niên nhà trường cũng tổ chức cho học sinh khối lớp 9 tham quan chùa Đậu và trang trại Vạn An – Chương Mĩ – Hà Tây, giúp các em trải nghiệm cuộc sống của người nông dân từ đó giúp các em hiểu rõ công việc vất vả của những người dân lao động. Và sau buổi tham quan ấy, 100% học sinh lớp 9 trong trường đã có ý thức được mình cần phải học thật chăm, thật giỏi để sau này sẽ giúp các bác nông dân tìm ra những phương pháp chăn nuôi trồng trọt nhanh và hiệu quả, tìm ra những giống cây trồng nhiều năng suất hơn, chất lượng hơn. 2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều học sinh có ý chí vươn lên trong học tập, lao động. Tuy nhiên, dưới tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường và do nhiều nguyên nhân khác, những hành vi thiếu đứng đắn của một bộ phận học sinh có xu hướng gia tăng. Một số mặt tiêu cực của học sinh khiến gia đình và xã hội lo lắng, như: ham mê internet, bạo lực học đường... Bên cạnh đó, lười lao động, và thiếu ý thức rèn luyện, không dám đấu tranh với cái sai, thờ ơ vô cảm, vị kỷ... càng nhiều hơn. Khi đất nước mở cửa giao lưu với thế giới thì những luồng văn hóa, những giá trị khác lạ, trong đó, có những văn hóa đi ngược với thuần phong, mỹ tục của dân tộc cũng tràn vào. Vấn đề ở đây là cần tạo cho từng thành viên trong xã hội, nhất là giới trẻ, sức đề kháng trước các luồng văn hóa, lối sống ấy. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ, quá trình toàn cầu hóa, giao lưu văn hóa và bùng nổ thông tin tác động nhiều chiều đến tư tưởng, tình cảm của học sinh. Những thông tin xấu, độc hại lan truyền trên intơnét, mặt trái của cơ chế thị trường, lối sống thực dụng, vị kỷ, đã và đang tác động tiêu cực trong giới trẻ. Thực trạng này đòi hỏi tổ chức Đội phải tăng cường giáo dục truyền thống cho đội viên, giúp họ biết chọn lựa, tiếp thu những tinh hoa văn hóa và nâng cao khả năng đoàn kết, tạo cho các em một sân chơi lành mạnh bổ ích. Trong điều kiện hiện nay, vấn đề giáo dục 7 / 20
- Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa truyền thống cho học sinh là nhiệm vụ rất cần thiết và cấp bách. Giáo dục hiệu quả nhất chính là đưa đội viên hòa vào các buổi sinh hoạt dưới cờ, các buổi tham quan, ngoại khóa. Thông qua các hoạt động đó để nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh. 2.3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH 2.3.1. Hoạt động giáo dục truyền thống cần phải có thời gian và mang tính sáng tạo: Hoạt động giáo dục truyền thống cho học sinh cần có thời gian là để cho các em kịp hiểu, kịp nhớ và phải mang tính sáng tạo thì mới phù hợp, hấp dẫn, lôi cuốn, không gây nhàm chán đối với các em ở lứa tuổi trung học cơ sở này.. Một điều quan trọng rất đáng nói: Đó là hoạt động giáo dục truyền thống ở trường chúng tôi trong những năm gần đây không phải chỉ rộng trong những ngày lễ lớn hay đến những dịp ngày truyền thống mà hoạt động này được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, song song với các hoạt động văn hoá giáo dục khác và được xem là một hoạt động hỗ trợ đắc lực cho hoạt động học tập. Hoạt động giáo dục truyền thống của trường được lồng ngay cả trong các chương trình hoạt động chung của Quận và Thành phố. Chẳng hạn, trong năm học 2015 2016, tổ chức Hội thi Nghi thức Đội là một trong các hoạt động trọng tâm công tác lớn của năm học ngoài ra còn nhiều hoạt động khác để để chào mừng chào mừng Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI và Đại hội toàn quốc lần thứ XII; chào mừng 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; 75 năm ngày thành lập Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Qua hoạt động này ban phụ trách sẽ tạo điều kiện cho các em chi đội trưởng tại các chi đội thể hiện tài năng của mình và các bạn đội viên trong từng chi đội hiểu rõ hơn về tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh sẽ lớn mạnh như thế nào khi có sự đóng góp của cá nhân mình. Hy vọng hoạt động lớn này sẽ để lại trong lòng các em những ấn tượng tốt đẹp và tạo cho các em tính tự tin, mạnh dạn, tính đoàn kết. 2.3.2 Vai trò của người thiết kế - thi công hoạt động giáo dục truyền thống: Các buổi tham quan truyền thống, sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề chủ điểm, thành công hay không có hiệu quả, phụ thuộc hoàn toàn vào vai trò của người thiết kế thi công. Bên cạnh việc đảm bảo những yêu cầu về mặt nội dung thể hiện và hình thức hoạt động ( tức là người thiết kế có vai trò của người tổ chức ); người thi công, ngoài việc đảm bảo một chương trình hợp lý, hấp dẫn còn phải đảm nhiệm một vai trò khác: vai trò người quản lý với bộn bề công việc và trách nhiệm. Đó là phải đảm bảo khoa học, thực tiễn, đảm bảo về cơ sở vật chất để 8 / 20
- Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa phục vụ tốt cho buổi sinh hoạt truyền thống. Làm được điều này quả là vừa công phu vừa vất vả. Nó phải là sự cộng hưởng của lòng yêu nghề mến trẻ, sự nhiệt tình, năng lực tổ chức, trách nhiệm, sáng tạo... Tổ chức một buổi tham quan sinh hoạt truyền thống theo chủ đề, chủ điểm là một hoạt động mang tính chất thường xuyên hàng tháng, hàng năm. Nếu người thiết kế không năng động, sáng tạo đễ gây nhàm chán trong giáo viên phụ trách và học sinh. Như vậy, tính chất giáo giục sẽ bị giảm sút. Vì vậy việc thay đổi hình thức hoạt động sao cho phong phú là việc làm vô cùng cần thiết không thể thiếu của người thiết kế , thi công. Tổ chức một buổi tham quan giáo dục truyền thống là một hình thức hoạt động đã có chủ đề, đã có điều kiện xác định, người thiết kế thi công có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, đạt những kết quả khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ hấp dẫn và hợp lý của chương trình. Nhưng đòi hỏi tối thiểu phải xây dựng được tiến trình cơ bản và nội dung chi tiết của buổi sinh hoạt : + Xác định mục đích yêu cầu và thời gian, địa điểm của buổi sinh hoạt. + Chủ động linh hoạt trong vấn đề giải quyết những phát sinh của buổi sinh hoạt. + Phải trả lời câu hỏi: Nội dung của mỗi buổi sinh hoạt tập trung vào những vấn đề gì? Nội dung thể hiện và hình thức hoạt động có phù hợp với nhau không? + Chương trình phải thể hiện được đặc trưng của phương pháp giáo dục và tự giáo dục. Khai thác động viên và phát huy được sự tham gia của học sinh một cách tự giác, sáng tạo từ khi mở đầu cho đến khi kết thúc, phải tạo được không khí thoải mái, vui tươi, hấp dẫn. + Chương trình buổi sinh hoạt truyền thống phải được sắp xếp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, với quy trình phát triển tình cảm, nhận thức và năng lực của Đội viên. + Chuẩn bị tốt và thực hiện cụ thể, thống nhất và chu đáo. Ví dự như với buổi báo cáo kết quả “ Sáng kiến truyền thông phòng chống bắt nạt học đường” mà Liên Đội THCS Phan Đình Giót tổ chức được thiết kế như sau: THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH SINH HOẠT LIÊN ĐỘI DƯỚI CỜ BÁO CÁO KẾT QUẢ CUỘC THI “SÁNG KIẾN TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG” I. Mục đích: 9 / 20
- Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa 1. Xây dựng mô hình hoạt động sinh hoạt dưới cờ của Liên đội do các chi đội tham gia dưới sự hướng dẫn của Ban phụ trách. 2. Qua buổi báo cáo, học sinh được tăng cường kĩ năng sống, nhất là kĩ năng phòng chống bắt nạt học đường. 3. Qua đó giáo dục cho học sinh thấy được những ảnh hưởng hậu quả của bắt nạt học đường, những giải pháp phòng chống bắt nạt học đường góp phần làm giảm tình trạng bắt nạt học đường. 4. Tạo không khí sôi nổi, đoàn kết trong toàn Liên đội. II. Quy mô tổ chức: 1. Thêi gian: 8h 30’ ngày 7/12 Tổng duyệt 8h 30’ ngày 9/12 Thực hiện 2. Đối tượng: chi đội 7A1, 6A5, 9A3 b¸o c¸o tríc toµn Liªn §éi. 3. Địa điểm: nhà thể chất trường THCS Phan Đình Giót. 4. Trang trí: Phông sân khấu: Ngô sao Báo cáo kết quả Biểu tượng măng non Tượng Bác “Sáng kiến truyền thong phòng chống bắt nạt học đường” Cổng trường: Băng zôn (như mô hình sinh hoạt chi đội) 5. Sơ đồ trong nhà thể chất: Sân khấu Hàng ghế của các Hàng ghế đại biểu Hàng ghế của các chi đội khối lớp 6 chi đội khối lớp 7 Hàng ghế thầy cô giáo Hàng ghế của các chi đội khối lớp 8 9 6. Chương trình: Đón đại biểu: đội nghi lễ. Văn nghệ chào mừng. Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu. Báo cáo tổng quan nội dung. Báo cáo của sản phẩm dự thi: 10 / 2 0
- Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa + Clip: chi đội 9A3. + Tập truyện tranh: Chi đội 7A1. + Nhảy dân vũ. + Tiểu phẩm “Bắt nạt học đường tác hại khôn lường”: của Chi đội 6A5. + Giao lưu khán giả. Trao giải. Phát biểu ý kiến của các đoàn thể. Cảm ơn Kết thúc. III. Phân công: 1. Tiếp đón đại biểu: Công đoàn 2. Tập trung ổn định: Ban phụ trách cùng các đ/c GVCN. 3. Thiết kế chương trình: đ/c TPT. 4. Trang trí: đ/c Quynh. 5. Văn nghệ: đ/c Na + H. Lan + toàn Liên đội + tốp ca Liên đội. 6. Trang phục: đ/c Na + H. Lan. 7. Kê dọn bàn ghế: đ/c Diến + tổ bảo vệ. 8. Tập cách ra vào để báo cáo: BPT Đội 9. Viết lời dẫn: BPT Đội. 10. Chuẩn bị phần báo cáo: chi đội 7A1, 6A5, 9A3 DIỄN BIẾN CHƯƠNG TRÌNH Thời H×nh thøc TT Diễn biến Nội dung Ph©n c«ng gian vµ yªu cÇu ổn định tổ chức Kê ghế, học sinh ngồi đ/c Thịnh 1 7’ ổn định trật tự Đón đại biểu Trống chào mừng, Đội trống Đội trống 2 3’ đội cờ Liên đội: mặc lễ phục Hồng kì Văn nghệ 3 tiết mục văn nghệ Tốp ca 3 10’ chào mừng nội dung 22/12 Liên đội Tuyên bố lý do Mục đích cuộc thi. Vỗ tay TPT 4 3’ giới thiệu đại biểu Giới thiệu đại biểu 11 / 2 0
- Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa Báo cáo tổng Báo cáo cuộc thi TPT 5 5’ quan Clip Chiếu trên Chi đội 9A3 màn lớn Tập truyện tranh Thuyết trình Chi đội 7A1 6 Báo cáo sản phẩm Nhảy dân vũ Nhảy tập thể Chi đội 7A1 55’ dự thi Tiểu phẩm Sân khấu Chi đội 6A5 hóa Giao lưu khán giả Trả lời câu Học sinh các hỏi chi đội Phát biểu Mời đại diện đại biểu Đại biểu 7 5’ lên phát biểu Cảm ơn Kết TPT 8 2’ thúc Trong năm học 2015 2016, Hội thi Nghi thức Đội là một trong các hoạt động trọng tâm công tác lớn của năm học Liên Đội THCS Phan Đình Giót sẽ chuẩn bị thật chu đáo để tổ chức dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của Hội Đồng Đội Quận Thanh Xuân và Phòng giáo dục Quận Thanh Xuân. 2.3.3. Địa điểm tổ chức các buổi tham quan sinh hoạt tập thể Việc tổ chức tham quan sinh hoạt tập thể theo chủ đề, chủ điểm cũng tăng thêm tính giáo dục nếu chúng ta chú ý đến việc thay đổi địa điểm tổ chức. Các em sẽ hứng thú hơn, khắc sâu các mốc lịch sử hơn nếu được dự lễ kỷ niệm ngày 22/12 tại một đơn vị bộ đội kết nghĩa với nhà trường. Các em sẽ tự hào hơn nếu lễ kết nạp đoàn viên mới được tổ chức vào cùng buổi lễ kỷ niệm ngày thành lập Đoàn 26/3, ngày thành lập Đảng 3/2, hoặc tổ chức lễ kỷ niệm các ngày truyền thống tại các địa điểm tham quan các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh lại càng tăng thêm tác dụng của hoạt động tập thể của liên đội. Địa điểm tham quan! Xin khẳng định thêm một lần nữa rằng đó là nơi lưu giữ những tinh hoa của dân tộc. Nơi ấy có hồn cốt người Việt, có những chiến tích lẫy lừng, dấu tích oai hùng và công lao to lớn của cha ông ta. Chúng ta, lớp lớp con cháu của thế hệ ấy cần phải “ôn cố tri tân”. Bởi vì: 12 / 2 0
- Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt nam Sử xanh trên bốn ngàn năm Tổ tiên rạch rõ anh em thuận hoà. (Hồ Chí Minh) Đến với địa điểm tham quan giáo dục truyền thống, ấy là chúng ta đang ngược dòng thời gian về với cội nguồn dân tộc, ôn lại những giá trị truyền thống quý báu của nước nhà và học tập, rèn luyện để xứng đáng với những giá trị truyền thống ấy. * Văn Miếu - Quốc tử giám, trường đại học đầu tiên của nước nhà : Nếu như đến đền Đô là đưa các em học sinh tới nơi mà các em có thể ôn lại giá trị lịch sử của người khởi nguồn cho một Hà Nội phồn hoa thì Văn Miếu Quốc tử giám là địa điểm thứ hai chúng ta cần đưa học sinh đến. Triều đại nhà Lý mộ đạo Phật giữ Tâm, trọng hiền tài, giúp nước, giúp dân nên nước mạnh, dân giàu: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Nguyên khí mạnh thì thế nước cường và thịnh Nguyên khí kém thì thế nước nhược mà suy. Các bậc thánh đế minh vương ai cũng chăm lo gây dựng hiền tài. Năm 1070 Lý Thái Tông đã mở mang nền giáo dục nội sinh, nội lực bằng cách cho xây dựng trường đại học đầu tiên của nước nhà: Văn Miếu Quốc Tử Giám. Nơi đây đề cai truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, vốn là một truyền thống quí báu của dân tộc Việt Nam: truyền thống hiếu học. * Còn đến với đền thờ thầy giáo Chu Văn An, các em không chỉ hiểu được thân thế và sự nghiệp của người hiệu trưởng đầu tiên của trường học nổi tiếng Văn Miếu Quốc Tử Giám mà còn được hiểu thêm về diễn biến lịch sử ở thời kì đó và biết về những tác phẩm của thầy Chu Văn An người thầy vĩ đại của dân tộc. Trong học kì I năm học 2015 2016, Ban phụ trách thiếu niên của trường đã tổ chức cho học sinh toàn trường tham quan di tích lịch sử Đền thờ Chu Văn An Chí Linh Hải Dương, người thầy tận tụy của nước ta. Sau khi được nghe kể về khu di tích này, các em đã được biết thêm: Nhà giáo Chu Văn An là người Hiệu trưởng đầu tiên của trường Quốc Tử Giám và nơi Chu Văn An từ quan trở về với nghề dạy học... Từ đó giáo dục cho các em truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam và con người Hà Nội.Và sau buổi tham quan ấy, 100% học sinh trong 13 / 2 0
- Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa trường đã có ý thức được việc học của mình và yêu công việc của mình hơn, để xứng đáng với truyền thống văn minh, hiếu học đã có từ lâu đời. 2.3.4. Người dẫn chương trình - quyết định thành công buổi sinh hoạt tập thể. Người thuyết minh - chiếc cầu nối các em với quá khứ: Trong buổi sinh hoat tập thể theo chủ đề, chủ điểm. Để tránh tình trạng nhàm chán và thu hút sự chú ý của học sinh, nội dung thuyết minh và người dẫn chương trình đóng vai trò vô cùng quan trọng. a) Nội dung thuyết minh, dẫn chương trình: Chương trình hoạt động phải đủ nội dung, ngắn gọn vẫn chưa đủ, mà người đẫn chương trình phải biết “tuỳ cơ, ứng biến”, lời dẫn phải có hồn để thu hút học sinh, giọng dẫn phải trầm bổng tuỳ nội dung để tránh sự buồn tẻ và việc thêm, bớt các tiết mục giải trí sao cho phù hợp nội dung sinh hoạt là vô cùng cần thiết. Tóm lại, trong sinh hoạt truyền thống theo chủ đề, chủ điểm, người dẫn chương trình sẽ quyết định thành công của buổi sinh hoạt tập thể. Còn trong hình thức tham quan, tôi cho rằng nội dung thuyết minh là rất quan trọng trong việc bồi đắp, bổ sung kiến thức và những hiểu biết cho học sinh. Từ đó, bằng trí óc giàu tưởng tượng, các em có thể tái tạo cho mình những diễn biến lịch sử, gây nên những ấn tượng khó quên về truyền thống của Thăng Long Hà Nội. b) Người thuyết minh: Vai trò của người thuyết minh đặc biệt cần thiết, như là chiếc cầu nối các em với quá khứ, nơi ấy có chiến tích, có công lao, nơi ấy có những con người bất tử. Điều quan trọng để người thuyết minh đảm nhiệm được vai trò của mình một cách xuất sắc là phải: + Hiểu sâu sắc về lĩnh vực mình thuyết minh, để cung cấp thông tin, trao đổi và giao lưu. + Giọng nói truyền cảm và thuyết phục thái độ người nghe, tạo không khí lắng đọng. + Phải thể hiện ngữ điệu: trìu mến, mạnh mẽ, buồn, vui, da diết...gây nên những xúc cảm trong lòng người nghe. + Nói phải logic, mạch lạc, có nghệ thuật, nhiệt huyết. Làm được những điều trên thì xem như người thuyết minh đã thành công. Như tại khu di tích Đền Chu Văn An, các em lại được các anh chị hướng dẫn viên giới thiệu cho nghe về đền thờ Chu Văn An cũng các sự kiện liên quan như: Đền Chu Văn An được dựng trên núi Phượng Hoàng xã Văn An Chí Linh Hải Dương. Đền là nơi 600 năm trước thầy Chu Văn An sau khi từ bỏ mũ áo 14 / 2 0
- Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa chốn quan trường, trở về mở trường dạy học, viết sách, làm thơ, nghiên cứu y dược, sống cuộc đời của một “tiều ẩn” an nhàn, thành bạch với cỏ cây, mây nước. Với không khí trang nghiêm và kính cẩn các em lại càng thấm hơn về tấm gương người thầy vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tương truyền, tài đức của Chu Văn An đến tai nhà vua, Trần Minh Tông mời ông ta làm tư nghiệp trường Quốc Tử Giám và dạy thái tử học. Thái tử Vượng lúc đó mới khoảng 5 tuổi nên ông giảng dạy ở Quốc Tử Giám là chính. 10 tuổi thái tử Vượng lên ngôi, Vượng mất Dụ Tông lên nối ngôi khi mới 8 tuổi. Minh Tông vẫn làm Thượng hoàng đến năm 1457 thì mất chính sự từ đó đổ nát. Dụ Tông trở nên hư đốn suốt ngày cờ bạc rượu chè, Chu Văn An nhiều lần khuyên can nhưng không được. Ông dâng sớ chém 7 tên nịnh thần nhưng Dụ Tông không nghe, buồn chán ông trả lại áo mũ từ quan về quê. Trong một lần đi chơi thấy cảnh đẹp ông liền dựng nhà ở núi Phượng Hoàng mở trường dạy học. Sau đó, Dương Nhật Lễ cướp ngôi nhà Trần. Hoàng tử Phú con Trần Minh Tông đánh ta bọn Nhật Lễ lên ngôi muốn mời ông ta tham dự việc triều chính nhưng ông từ chối. Ông mất vào khoảng tháng 11/ 1370 thọ 78 tuổi. Qua lời giới thiệu của hướng dẫn viên du lịch học sinh càng hiểu thêm về tấm gương người thầy mẫu mực một lòng vì dân vì nước và từ đó càng có quyết tâm để phấn đấu sao cho xứng đáng với tấm gương này. Trở lại với vai trò của người thuyết minh, nếu vấn đề ngược lại thì kết quả sẽ rất xấu: học sinh sẽ không nắm bắt được vấn đề. Người thuyết minh nếu không am tường về chủ đề mình nói, lại không tâm huyết với chủ đề thì học sinh không có được những thông tin cần thiết. Và như vậy, mục đích của buổi tham quan là làm giàu những hiểu biết cho học sinh sẽ không đạt được. 2.3.5. Những phút lắng đọng - tạo ấn tượng cho các em trong buổi sinh hoạt tập thể a) Phút truyền thống: Để tạo ra phút lắng đọng cho các em trong buổi sinh hoạt truyền thống theo chủ đề, chủ điểm là vô cùng khó. Theo tôi, những phút giây gây ấn tượng, tạo cảm giác tự hào, phấn khởi, tin tưởng... là phút truyền thống mở màn các buổi sinh hoạt. Đây là giây phút rất quan trọng, nó vừa trang nghiêm, vừa thiêng liêng. Vì vậy, để buổi sinh hoạt truyền thống thành công thì phút truyền thống đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nội dung phút truyền thống phải cô đọng, ngắn gọn nhưng phải mang đầy đủ các thông tin của ngày truyền thống cần tổ chức. Lời văn phải có sức thuyết 15 / 2 0
- Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa phục nhưng đơn giản, dễ hiểu. Giọng đọc phải truyền cảm, có ngữ điệu. Nếu làm được như vậy, chúng ta đã gây được một ấn tượng tốt đẹp cho học sinh trong buổi sinh hoạt tập thể. b) Lễ dâng hương ( phút tưởng niệm) Đây là hoạt động không thể thiếu được đối với một buổi tham quan giáo dục truyền thống. Nó sẽ in vào tân khảm các em với sự trang nghiêm, thành kính, thiêng liêng. Trong không khí ấy, cùng với trống, chiêng và bài khấn Bát vị hoàng đế triều Lý (tại đền Đô), bài khấn Chu Văn An, người thầy giáo lỗi lạc (tại Văn Miếu Quốc Tử Giám). Tất cả học sinh tham gia chuyến tham quan khu di tích đền thờ nhà giáo Chu Văn An được hướng dẫn làm lễ dâng hương tại đền, trong phút thiêng liêng đó với giọng tha thiết của người hướng dẫn buổi lễ, các em đã thành kính dâng lên người thầy vĩ đại của dân tộc những nén hương tỏ niềm xúc động trước cuộc đời đầy lao khổ và vinh quang của thầy. Những giây phút thiêng liêng này sẽ in vào tâm tưởng học sinh những gì tốt đẹp nhất. Sau đó một đại diện học sinh sẽ lên đọc lời hứa, nói lên cảm nghĩ và khẳng định sự quyết tâm gắng sức tiếp bước cha ông của lớp lớp hậu duệ trong vận hội lớn của đất nước. Trong màu sắc thiêng liêng của chiếc lư đồng với khói hương nghi ngút, lời hứa của một học sinh sẽ là lời hứa của tất cả thảy các em. Nó sẽ có ý nghĩa vô cùng, vì đó là lời hứa trước anh linh những người đã khuất, các em sẽ gắng công luyện rèn, gắng công thực hiện. c) Giao lưu văn hoá: Để buổi tham quan sinh động, không bị bó vào những thủ tục, nghi lễ mà vẫn hiệu quả, tôi cho rằng hình thức giao lưu văn hoá là rất cần thiết. Đưa học sinh đi tham quan ở nơi nào thì ta cho học sinh giao lưu với thiếu niên tại địa phương của địa danh đó. Thông qua hoạt động này, sẽ bổ sung cho các em tình cảm đẹp, kiến thức phong phú về nhiều mặt, kinh nghiệm sống, lòng nhân ái và ước mơ. Tất cả sẽ đến với các em một cách nhẹ nhàng, sâu sắc và bền lâu. Trên đây là một số biện pháp thực hiện giáo dục truyền thống cho học sinh trong trường phổ thông mà theo tôi là vô cùng cần thiết và hiệu quả nhất. 2.4. HIỆU QUẢ SKKN: Giáo dục truyền thống theo chủ đề, chủ điểm, tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh là việc làm không thể thiếu được của các ngành, các cấp và nó quan trọng đặc biệt đối với ngành giáo dục. 16 / 2 0
- Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa Trong những năm gần đây, liên đội Phan Đình Giót đã thực hiện nghiêm túc các hoạt động giáo dục truyền thống theo các biện pháp trên và đã thu được kết quả tốt đẹp. Với mô hình hoạt động truyền thống theo chủ đề, chủ điểm đã trở thành thói quen trong toàn liên đội. Thông qua việc tổ chức toàn liên đội một số buổi, các chi đội đã nắm được phương pháp và tổ chức thành công nhiều buổi sinh hoạt tại chi đội. Đến nay, các ngày kỷ niệm lớn trong năm học, hầu hết 100% đội viên đã nhớ. Hoạt động truyền thống này còn được ban phụ trách tìm tòi và thay đổi theo nhiều mô hình khác nhau: trò chơi, giao lưu, hoạt cảnh, kịch, thi, vẽ...nên đã gây hứng thú trong toàn liên đội. Có những buổi sinh hoạt kéo dài 2 tiếng đồng hồ nhưng không khí vẫn sôi nổi, hào hứng và đã thu được kết quả tốt đẹp. Trong năm học 2015 2016 phong trào liên đội THCS Phan Đình Giót đã có nhiều khởi sắc. Với những kết quả tốt đẹp của các buổi sinh hoạt truyền thống theo chủ đề, chủ điểm và được hội đồng đội các cấp ghi nhận. + Tổ chức thành công chuyến tham quan di tích lịch sử đền thờ Chu Văn An ở học kì I và khu du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà ở học kì II: 100% đội viên có bài thu hoạch phát biểu cảm tưởng sau chuyến đi. + Tổ chức thành công lễ kỉ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với các tiết mục văn nghệ đặc sắc và kết nạp được 52 bạn đội viên ưu tú trở thành Đoàn viên mới. + Tổ chức thành công Hội thi nghi thức Đội cấp Liên đội và thàm gia thi Nghi thức Đội cấp Quận: Liên đội đã đạt giải ba trong Hội thi nghi thức Đội cấp Quận. + Hưởng ứng cuộc thi tìm hiểu “ Tem thư Việt Nam ” do Hội đồng Đội trung ương phát động, Liên đội đạt 100% đội viên viết bài dự thi. + Tổ chức thành công buổi học ngoại khóa hướng nghiệp cho học sinh khối 9 tham quan chùa Đậu và trang trại Vạn An – Chương Mĩ – Hà Tây. Buổi học đã đạt được hiệu quả trong việc giáo dục lòng yêu lao động và tạo kĩ năng sống cho học sinh tự biết chăm sóc bản thân. Còn đối với các hoạt động theo chủ đề các đợt thi đua, Liên Đội đều hoàn thành xuất sắc theo nghị quyết đề ra và luôn được BGH khen ngợi, được Hội đồng Đội các cấp ghi nhận khi về kiểm tra đột xuất. Đối với đội ngũ giáo viên phụ trách Đội thì kết quả thu được không nhỏ. Họ tăng thêm lòng nhiệt tình, tâm huyết với phong trào, quan tâm đến phong trào đội, lo lắng theo dõi các kết quả hoạt động của chi đội mình. Đây là điều mà mỗi 17 / 2 0
- Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa đồng chí tổng phụ trách đều mong muốn và cũng là nhân tố quan trọng góp phần vào thành công của phong trào Đội trong toàn năm học. 18 / 2 0
- Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa PHẦN THỨ BA - KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng và chính quần chúng là người làm nên lịch sử”. Tuổi thơ các em lại là những “Thế hệ cách mạng” xây dựng xã hội sau này. Bởi vậy giúp các em có những nhận thức đúng đắn, định hướng đúng, biết phát huy truyền thống dân tộc, đất nước chủ động để không bị “hẫng hụt” là bước cực kỳ quan trọng cho các em bước vào cuộc sống. Muốn vậy, các em phải trải qua quá trình nhận thức lịch sử dân tộc, thực tiễn xã hội, quá trình giáo dục tuần tự từng bước trưởng thành. Đó cũng là một quy luật giáo dục. Mặt khác, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Đảng ta lãnh đạo đòi hỏi sự đào tạo, bồi dưỡng những nhân tài vật lực, những chủ nhân tương lai, phát triển một cách toàn diện để đảm đương sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Chính vì vậy, trong nhà trường, nơi đào tạo những thế hệ tương lai cho đất nước càng không thể thiếu được hoạt động giáo dục truyền thống cho học sinh, mà trước tiên phải là giáo dục truyền thống về mảnh đất các em đang sống: mảnh đất Thăng Long Đông Đô Hà Nội đã trải qua đau thương, máu lửa để vẹn toàn gấm vóc, để trường tồn. Việc giáo dục truyền thống cho học sinh qua hoạt động, các chủ đề chủ điểm tham quan nếu được chuẩn bị công phu với chương trình hấp dẫn, hình thức phong phú, linh hoạt, sẽ đem lại hiệu quả cao, tác động mạnh tới ý thức tự rèn luyện vươn lên của các em. Và như thế, phải đưa nội dung sinh hoạt theo chủ đề chủ điểm tham quan vào nội dung bắt buộc và trở thành một nội dung chính khoá trong nhà trường phổ thông. Sau mỗi buổi sinh hoạt truyền thống, học sinh phải viết thu hoạch để rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân: kiến thức và những hiểu biết mới. Sau thu hoạch phải có hình thức thi đua để tạo đà phát triển những hiểu biết của các em ở mức cao hơn. Làm được như vậy, những giá trị truyền thống quý báu sẽ thấm vào các em lâu bền, sâu sắc. Thiết nghĩ, đối với nhà trường phổ thông, người tổng phụ trách có vai trò quan trọng trong việc lên kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục này. Để làm tốt, đòi hỏi người Tổng phụ trách phải có tâm huyết, đầu tư suy nghĩ, sáng tạo ra những hình thức mới... Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ tôi tự rút ra trong quá trình làm công tác Tổng phụ trách, và học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp. Một số kinh nghiệm trên đây còn có nhiều khiếm khuyết, kính mong được sự xem xét, góp ý của ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp để công tác trên đạt kết quả. 19 / 2 0
- Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo Giáo dục thời đai 2. Đội TNTP Hồ Chí Minh Hội Đồng Đội Trung Ương, Người phụ trách cần biết, NXB Thanh niên, 2001. 3. Hà Nhật Thăng (Chủ biên), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 6, NXB Giáo dục, 2002. 4. Hà Nhật Thăng (Chủ biên), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 7, NXB Giáo dục, 2003. 5. Hà Nhật Thăng (Chủ biên), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 8, NXB Giáo dục, 2004. 6. Trần Quang Đức, Kĩ năng công tác phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh , NXB Thành niên, 2003. 7. Trường cán bộ Đội TNTP Hồ Chí Minh Thành phố Hà Nội, Hành trang người phụ trách thiếu nhi, NXB Hà Nội, 1997. 8. TS.Phạm Đình Nghiệp, Kĩ năng tổ chức hoạt động công tác thanh thiếu niên, NXB Thanh niên , 2003. 20 / 2 0
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở THCS
33 p | 99 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp vận dụng kiến thức tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Lịch sử - Địa lí 6 ở trường THCS
25 p | 24 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua các tiết sinh hoạt dưới cờ
36 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng một số phần mềm nhằm tăng khả năng tương tác của học sinh trong dạy học trực tuyến môn Công nghệ 7
11 p | 171 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Hóa học lớp 8, 9
24 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 31 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Lồng ghép giải thích các hiện tượng thực tế trong giảng dạy môn hóa học 9 ở trường THCS
22 p | 145 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
37 p | 38 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để dạy - học môn Hóa học lớp 8 THCS
22 p | 25 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng giáo án điện tử để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THCS
13 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao chất lượng chủ nhiệm lớp ở cấp THCS
17 p | 56 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
19 p | 25 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS
28 p | 129 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn giáo viên Ngữ văn đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh ở trường THCS Lương Thế Vinh
25 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
17 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nghiên cứu áp dụng một số bài tập nhằm giáo dục sức nhanh cho học sinh lứa tuổi 13, 14
12 p | 8 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc tại trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana
20 p | 55 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn
31 p | 27 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn