Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp giúp giáo dục lòng nhân ái cho học sinh lớp chủ nhiệm
lượt xem 7
download
Lòng nhân ái là biểu hiện cao đẹp của con người, là cái gốc của đạo đức. Một con người có lòng nhân ái phải biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ đến những người thân và mọi người xung quanh mình. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp giúp giáo dục lòng nhân ái cho học sinh lớp chủ nhiệm
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước. Tôi ghi tên dưới đây: Số Họ và tên Ngày Nơi công Chức Trình độ Tỷ lệ (%) TT tháng năm tác (hoặc danh chuyên đóng góp sinh nơi thường môn vào việc tạo trú) ra sáng kiến 1 NGUYỄN 21/09/1986 Trường Giáo viên ĐHSP Tin THỊ THCS An dạy môn học THÚY HÀ Lộc- Thị xã Tin học 100% Bình Long- (lớp 8, 9), Bình Phước chủ nhiệm lớp 92 Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Giải pháp giúp giáo dục lòng nhân ái cho học sinh lớp chủ nhiệm. - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thúy Hà trường THCS An Lộc năm học 2020- 2021. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (chủ nhiệm) - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 01/09/2020. - Mô tả bản chất của sáng kiến: * Tính mới của sáng kiến: Lòng nhân ái là biểu hiện cao đẹp của con người, là cái gốc của đạo đức. Một con người có lòng nhân ái phải biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ đến những người thân và mọi người xung quanh mình. Học sinh lớp em chủ nhiệm (9A2) bên cạnh những em rất biết yêu thương, quan tâm giúp đỡ bạn bè thì còn rất nhiều em sống ích kĩ, hưởng thụ, đòi hỏi ở cha mẹ nhiều hơn, chưa biết quan tâm, yêu thương giúp đỡ mọi người, thậm chí còn thờ ơ, vô cảm trước những hoàn cảnh khó khắn, hoạn nạn. Sau khi tìm hiểu thì tôi nhận thấy có một số nguyên nhân sau: + Xã hội: trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường năng động thì những mặt trái của nó ngày càng lộ rõ như: lối sống thực dụng, tôn sùng vật chất và đồng tiền hơn cả nghĩa tình… đang phá vỡ dần những mối quan hệ đẹp giàu lòng nhân ái trong xã hội. Xã hội ngày nay tác động trực tiếp đến học sinh. + Gia đình: Dưới tác động của xã hội, các thành viên trong gia đình cũng sống “vội” hơn, không còn nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc người bên cạnh, các bậc làm cha, làm mẹ càng trở nên lúng túng trong việc giáo dục con em mình, có nhiều trường hợp gia đình đã phó mặc, khoán trắng việc giáo dục con cái cho nhà trường và xã hội, “trăm sự nhờ thầy cô” mà thôi. Một số gia đình thì chỉ áp lực việc thi cử, coi trọng điểm số nên không 1
- muốn các con tham gia các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cũng như các hoạt động nhân đạo, từ thiện.. + Học sinh: Đa số các em có một cuộc sống vật chất khá đầy đủ, một đời sống tinh thần phong phú, thời tiết thì thuận hòa, không có các hiện tượng cực đoan nên các em chưa nếm trải những khó khăn, vất vả do thiên tai tạo ra. Các em chưa có trải nghiệm nên nhiều em chưa thể đồng cảm nhiều với các hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, thiên tai….. Bạn bè thì một số bạn có lối sống chưa tốt cũng phần nào ảnh hưởng đến các em. Các em tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện đôi khi còn gượng ép chưa thật sự chủ động, tự giác Hậu quả + Xã hội: Học sinh là thế hệ tương lai của đất nước. Nếu bây giờ các em chưa nhận thức, ý thức được về lòng nhân ái thì các em chưa thật sự trở nên có ích cho xã hội. Ảnh hưởng lớn đến xã hội sau này. + Gia đình: Các em sẽ không biết yêu thương, quan tâm, chia sẽ với chính người thân. Mối quan hệ trong gia đình sẽ lõng lẻo, không hòa thuận. + Học sinh: Sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách, nhân phẩm của các em. Chính vì lẻ đó, để giáo dục cho học sinh có lòng nhân ái, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu. Sáng kiến nhằm để giáo dục lòng nhân ái, giáo dục trẻ vừa có tình yêu thương, vừa biết cách trao gửi, chia sẻ, lan tỏa tình yêu đến với nhiều người, giúp học sinh không chỉ biết sống cho bản thân, gia đình mà còn phải biết sống có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. * Nội dung sáng kiến: Là một GVCN tôi mạnh dạn đưa ra các biện pháp như sau: + Đẩy mạnh tuyên truyền cho học sinh, giúp học sinh hiểu đúng, hiểu đầy đủ về lòng nhân ái Tuyền truyền cho học sinh hiểu đúng, đầy đủ về lòng nhân ái. Nhân ái: là cái gốc đạo đức của con người là biết yêu thương, sẻ chia, đồng cảm Biểu hiện: Tình cảm, tấm lòng, lời nói, hành động. Cao nhất: Là đức hi sinh. Con người sinh ra có một đôi mắt để nhìn, đôi tai để nghe, một bộ óc để suy nghĩ….Và có một trái tim để yêu thương. Con người biết yêu thương quan tâm sẻ chia với mọi người là con người có lòng nhân ái. Một con người có lòng nhân ái là phải biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc những người thân yêu nhất của mình”. Đó là cha mẹ, ông bà là anh em ruột thịt, là bạn bè, bà con lối xóm,… Biết yêu thương mình, yêu thương những người thân yêu, yêu đồng bào, yêu thương đồng loại đó chính là biểu hiện của tấm lòng nhân ái. Tình yêu thương ấy không chỉ biểu hiện ở tấm lòng, lời nói mà còn những hành động cụ thể: Một tấm áo, một gói mì, một vài quyển sách gửi đồng bào miền Trung lũ lụt, một hành động giúp đỡ người khác trong cơn hoạn nạn, một mùa hè xanh tình nguyện, một giọt máu cứu giúp người đang lâm trọng bệnh, một cái nắm tay, một ánh mắt đồng cảm sẻ chia,….Đó là những nghĩa cử bình thường mà cao đẹp của những tấm lòng nhân ái. Biểu hiện cao nhất của tấm lòng nhân ái chính là đức hi sinh. Những người lính sẵn sàng cống hiến tuổi xuân cho đất nước, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho mọi người. Những bà mẹ Việt Nam tảo tần lặng lẽ hi sinh cuộc đời vì chồng con, vì đất nước. Người sinh viên 2
- lao mình xuống dòng nước lũ cứu những em nhỏ,…Họ đã quên cả bản thân mình vì người khác. Họ là những con người dũng cảm, những trái tim đầy lòng yêu thương. Lòng nhân ái đã trở thành nét đẹp truyền thống Việt Nam. Tinh thần “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” là đạo lí ngàn đời của dân tộc. Tất cả những điều đó đều phải nhắc nhở, nhấn mạnh cho học sinh khắc ghi. Giáo dục lòng nhân ái không phải là một ngày, một tháng mà phải xuyên suốt cả năm học thông qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm, thông qua các tiết học văn hóa: Ngữ văn, GDCD, lịch sử, địa lý… thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp...nhất là khi có cái sự việc xảy ra như thiên tai, dịch bệnh. Trong đó, quan trọng nhất là việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng của GVCN. + GVCN là tấm gương sáng cho học sinh noi theo GVCN muốn giáo dục học sinh thì phải làm gương cho các em noi theo, GVCN phải là người có lòng nhân ái biểu hiện ở tư cách của người thầy, ở sự tận tâm trong công việc chuyên môn và trong công tác chủ nhiệm lớp, ở tấm lòng độ lượng khoan dung và sự thông cảm sâu sắc với mỗi học sinh. Đối xử công bằng với mọi học sinh là điều mà tôi ý thức được. lứa tuổi THCS các em rất nhạy cảm trong cách cư xử của người lớn nên tôi luôn đối xử công bằng từ việc nhỏ đến việc to. Ngoài ra, CB-GV-NV trong nhà trường nêu cao tinh thần tương thân tương ái với các hoạt động từ thiện, nhân đạo, với các cuộc vận động “Mỗi tổ chức gắn với một địa chỉ nhân đạo”, “Tết vì người nghèo”, ủng hộ bão lụt… + Cần phải điều tra hoàn cảnh, tính cách của học sinh trong lớp chủ nhiệm GVCN điều tra hoàn cảnh, tính cách của học sinh thông qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu tiên, cho các em tự giới thiệu về bản thân mình trước lớp, và thông qua GVCN năm học trước, thông qua việc nói chuyện riêng với học sinh, thông qua cha mẹ HS, thông qua sơ yếu lí lịch…Nét tính cách của học sinh chịu tác động trực tiếp bởi hoàn cảnh gia đình. Thông thường, những học sinh con một thường rất hay hẹp hòi, ích kĩ , quen được phục vụ vì đã nhận được sự yêu thương, quan tâm quá mức của cha mẹ. Những học sinh là con cả trong gia đình thì lại thường tháo vát, có tinh thần trách nhiệm hơn, biết nhường nhìn hơn. Tôi thường nói chuyện với các em trong giờ ra chơi, giải lao. Tôi cho các em số điện thoại, nick Facebook, nick Zalo để cho các em có thể chủ động liên lạc với cô bất kì lúc nào. Trong một thời gian ngắn sau khi nhận lớp, Tôi đã tìm hiểu được em nào nhà ở xa, em nào nhà khó khăn, em nào thiếu thốn tình cảm (ở với bà, chỉ ở với cha hoặc mẹ..). Trong đó, Em Như là gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Mẹ bị ung thư, và bị mất do căn bệnh đó. Gia đình sau khi chạy chữa bệnh cho mẹ thì kinh tế lao vào khó khăn. Bố làm thuê nên không thể lo cho em nhiều như các gia đình khác. Em Linh thì ở với bà nội do bố mẹ đã ly hôn, mỗi người có một cuộc sống riêng…. Và nhiều hoàn cảnh khác tương tự em Linh như Em Hoàng, Em Nghi… + Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp Tôi thường chọn những em có năng lực, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, được các bạn yêu mến để làm ban cán sự lớp. Đặc biệt, có một lớp trưởng biết quan tâm, yêu thương, chia sẻ với các bạn sẽ là hạt nhân kết nối tập thể lớp đoàn kết lại với nhau. Tôi 3
- luôn phân công trách nhiệm rõ ràng để ban cán sự lơp làm việc nhịp nhàng, hiệu quả. Tìm được Ban cán sự lớp tốt sẽ giúp tôi nhanh chóng nắm bắt tình hình lớp, để kịp thời nắm bắt những biểu hiện chưa tốt của học sinh Để khuyến khích học sinh có những cư xử đẹp, hàng tuần tôi có khen thưởng, động viên bằng cách cộng điểm cho những em có những việc làm tốt, được thầy cô khen ngợi. Trong giờ sinh hoạt lớp, hướng dẫn cho ban cán sự bình bầu những học sinh có những hành vi ứng xử đẹp để khen thưởng trước lớp. + GVCN cần có sự phối hợp mật thiết với cha mẹ HS, Giáo viên bộ môn và các đoàn thể trong và ngoài nhà trường GVCN phải biết huy động được lực lượng GD hỗ trợ. Đó là Cha mẹ học sinh, các tổ chức Đoàn, Đội, Đảng trong nhà trường, BGH, Giáo viên bộ môn, kể cả bộ phận phục vụ, bảo vệ trong nhà trường ……… để giáo dục lòng nhân ái cho học sinh mọi lúc mọi nơi. GVCN còn sử dụng có hiệu quả “Sổ liên lạc điện tử”, nhóm Zalo để kịp thời trao đổi với Cha mẹ học sinh. Tôi thường học hỏi đồng nghiệp. Trong trường tôi có rất nhiều giáo viên rất giỏi về mặt quản lý học sinh, sự tận tình, khéo léo trong việc giáo dục đạo đức học sinh là điều mà tôi cần học hỏi ở họ. Tôi thường xuyên phối hợp với giáo viên bộ môn để giáo dục lòng nhân ái của học sinh. Nhờ giáo viên tiếng anh cho các em viết những bài luận với chủ đề thể hiện lòng nhân ái. Xin giáo viên Ngữ văn những bài văn hay về lòng nhân ái để đọc và hiểu được quan điểm, cách nhìn nhận của các em về lòng nhân ái… Phối hợp thường xuyên với giáo viên bộ môn giúp tôi hiểu được cách cư xử, nhận thức của các em để giáo dục kịp thời. Phối hợp với cha mẹ học sinh là một biện pháp giáo dục hữu hiệu nhất. vì gia đình là môi trường sống của các em. Tôi thường xuyên liên lạc với phụ huynh thông qua “Sổ liên lạc điện tử”, nhóm Zalo “9A2-Phụ huynh” để phụ huynh nắm được tình hình học tập, những việc làm tốt của các em, những hành vi chưa chuẩn mực của các em để gia đình kịp thời động viên, uốn nắn các em. Nhiều gia đình chỉ lo cung cấp cho các em về vật chất mà quên mất việc giáo dục các em. Em Quyên lớp tôi chủ nhiệm, gia đình rất khá giả, em đi học chỉ lo bề ngoài và mang nhiều tiền theo để tiêu sài mà không quan tâm nhiều việc học. Vừa nhận lớp được vài ngày, tôi nhận ra tình trạng ấy của em nên đã chủ động mời phụ huynh lên gặp mặt trao đổi. Gia đình đã phối hợp chặt chẽ, quản lý tiền bạc kĩ hơn. Đến nay, Quyên đã có nhiều tiến bộ trong nhận thức và hành động. + Lồng ghép giáo dục lòng nhân ái trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm Giờ sinh hoạt lớp là thời gian tôi có nhiều cơ hội để giao lưu với tất cả các học sinh trong lớp. Tôi luôn cố gắng đa dạng hóa các giờ sinh họa. Ngoài việc tổng kết, đánh giá trong tuần thì giờ sinh hoạt còn được tổ chức theo về giáo dục lòng nhân ái cho học sinh như “Thế nào là lòng chân thành”, “Bạn hiểu thế nào về vô cảm trong giao tiếp”…tổ chức cho các em trao đổi những câu chuyện điển hình ở truyền thông, những tấm gương người thật việc thật quanh ta. Tôi thường kể những chuyện nhẹ nhàng, dí dỏm liên quan đến đề tài giáo dục lòng nhân ái để HS dể nhớ, cho các em xem các video có nội dung giáo dục, đánh thức lòng nhân ái. Ví dụ: đang giai đoạn miền trung lũ lụt thì cho các em xem những 4
- video cận cảnh cuộc sống khổ cực của đồng bào và các bạn cùng trang lứa trong vùng lũ. GVCN cũng nêu quan điểm không hài lòng với một số người đã có những hành động phản cảm khi đăng facebook, hoặc có những lời nói tỏ ra vô cảm, thờ ơ trước nổi đau của người khác. Ví dụ: có trường hợp livestream khi người ta gặp nạn (thay vì lúc đó cứu nạn là trên hết)….. Tôi nêu gương những người tốt, việc tốt quanh ta liên quan đến lòng nhân ái. Trong trường, có nhiều tấm gương về GV như: Cô Mai Hương, Cô Diễm Thúy….là những GV yêu nghề, Yêu thương, quan tâm học trò…. Học sinh: có bạn Trần Ngọc Hân lớp 8a5 đã tình nguyện góp con heo đât mà bạn tiết kiệm để chia sẻ những khó khăn với các bạn miền trung…Ngoài xã hội: miền trung ruột thịt đang đối đầu với bão lũ thì dòng xe chở hàng cứu trợ từ khắp các miền tổ quốc đang ngày đêm tiến về miền trung. Trong đó, có rất nhiều xe của Bình Long. Chưa đợi nhà nước kêu gọi, người dân đã tự nguyện gom góp nhu yếu phẩm. Tôi cũng kêu gọi các học sinh trong lớp hãy biến yêu thương thành hành động. không đợi nhà trường, nhà nước kêu gọi, mà bản thân chúng ta thấy cần giúp đỡ thì sẳn lòng sẻ chia. Biến lòng nhân ái thành tự giác, tự nguyện sẽ mang một ý nghĩa cao cả hơn. + Tổ chức tập thể lớp giúp những người có hoàn cảnh gia đình khó khăn: Đầu tiên là giúp đỡ bạn khó khăn trong lớp, sau đó đến giúp các bạn khó khăn trong trường, và hơn nữa sẽ giúp các bạn khó khăn ở ngoài xã hội Tổ chức quyên góp đồ dùng học tập, quần áo, thậm chí cả tiền bạc để giúp bạn khó khăn. Đặc biệt lưu ý học sinh cho như thế nào để người nhận vui vẻ và biết ơn, ông bà ta đã từng dạy “của cho không bằng cách cho”, đây là cũng được coi là văn hóa ứng xử. Tổ chức cho học sinh đến thăm gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trường (đặc biệt là yêu cầu những em hay thờ ơ, vô cảm tham gia). Hoạt động này có ý nghĩa rất to lớn. Thứ nhất, kịp thời động viên, đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ với các bạn khó khăn trong lớp, trường. Thứ hai, đánh thức lòng nhân ái trong các em đặc biệt là những em vốn sống thờ ơ, vô cảm trước mọi người, “trăm nghe không bằng một thấy”, Các em sẽ thấy hiện thực trước mắt và tự liên hệ thực tế bản thân mình. Hai hoàn cảnh, hai lối sống khác nhau. Hoạt động này giúp các em tự chấn chỉnh, điều chỉnh bản thân. Sau chuyến đi thăm trở về, yêu cầu các học sinh trong lớp viết bài thu hoạch, nêu cảm nghĩ của bản thân. GVCN sẽ quan tâm để ý đến những bài thu hoạch của những em hay có biểu hiện thờ ơ, vô cảm để từ đó nắm bắt suy nghĩ của các em, kịp thời điều chỉnh các em. + Khả năng áp dụng của sáng kiến: Trong sáng kiến này, Tôi đã áp dụng được một số giải pháp nhằm giáo dục lòng nhân ái cho học sinhlớp chủ nhiệm, giáo dục trẻ vừa có tình yêu thương, vừa biết cách trao gửi, chia sẻ, lan tỏa tình yêu đến với nhiều người, giúp học sinh không chỉ biết sống cho bản thân, gia đình mà còn phải biết sống có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Trẻ em là tương lai của đất nước. Chính vì lẻ đó, sáng kiến này có thể áp dụng trên toàn thị xã Bình Long. - Những thông tin cần được bảo mật: không - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Qua thực tế làm công tác chủ nhiệm em thấy: 5
- + Giáo viên chủ nhiệm trước hết phải là người mẫu mực về mọi mặt, là tấm gương sáng để các em noi theo. + Thường xuyên trao đổi với Cha mẹ học sinh, giáo viên bộ môn, ban cán sự lớp về tình hình học tập và đạo đức của các em để có biện pháp giúp đỡ các em kịp thời. + Phải thường xuyên quan tâm giúp đỡ những em học còn yếu, có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn về mặt tình cảm… + Có hình thức khen, chê kịp thời, khách quan đối với học sinh nhằm hạn chế những mặt khuyết điểm, khích lệ, khuyến khích những mặt tốt của các em. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: + Về công tác tuyên truyền: 100% học sinh lớp 9a2 được nghe tuyên truyền, tham dự các chủ đề trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm, trong các giờ học và đã hiểu đúng, hiểu đầy đủ về lòng nhân ái và biểu hiện của lòng nhân ái, tập thể lớp đoàn kết, biết yêu thương, giúp đỡ nhau. + Về công tác phối kết hợp: Làm tốt công tác phối kết hợp với cha mẹ học sinh, GVBM, các đoàn thể trong nhà trường… + Về các hoạt động từ thiện, nhân đạo Hỗ trợ bạn trong lớp: Sau khi áp dụng các biện pháp, các bạn trong lớp hiểu hơn về hoàn cảnh của em Như, đã thăm gia đình Như được 1 lần (tháng 9) và đã chia sẻ, giúp đỡ bạn trong học tập và vật chất, và có 1 em học giỏi đó là em Vân Anh đã chủ động đề xuất với GVCN được ngồi gần bạn để hướng dẫn bạn trong học tập. Đến nay, Em Như đã rất vui vẻ, hòa đồng khi đến trường. Các học sinh trong lớp sau khi đi thăm gia đình Như về đã viết bài thu hoạch, cảm nhận và không còn biểu hiện ích kĩ, vô cảm và biết quan tâm đến mọi người xung quanh. Ngoài ra, GVCN, các bạn học sinh trong lớp đã chủ động nói chuyện, tìm hiểu các trường hợp khác: Bố mẹ li hôn, sống với ông bà, thiếu thốn tình cảm… và đã hiểu được hoàn cảnh của các em. Các em đã học tập tốt, phát triển bình thường, không có hành vi, đạo đức sai trái, lệch chuẩn mực. Giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn trong nhà trường: Tập thể CB- GV-NV của nhà trường đã thực hiện tốt các hoạt động từ thiện, nhân đạo, nhà trường đã trao 2 địa chỉ nhân đạo cho 2 em có hoàn cảnh khó khăn nhất trường từ tiền đóng góp của CB-GV-NV, ngoài ra trao tặng 19 thẻ BHYT cho học sinh khó khăn, trao tặng đồng phục cho hơn 50 em, … trong đó thì lớp 9a2 đóng góp được 3 bộ trang phục, 2 thẻ BHYT… để trao cho học sinh nghèo trong trường. + 100% học sinh tham gia phong trào heo đất tình thương hàng tuần. + Giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn ngoài xã hội: Học sinh lớp 9a2 ngoài việc khuyên góp, giúp đỡ các bạn khó khăn trong nhà trường, còn biết chủ động quyên góp sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập để ủng hộ đồng bào miền trung lũ lụt ngày từ khi nhà trường chưa phát động quyên góp. Kết quả thu về: 1200.000 đ (từ tiền ăn quà vặt của các em), 10 bộ sách giáo khoa còn tương đối mới, được phân loại rõ ràng và một số đồ dùng học tập khác. Trên địa bàn có 1 gia đình ở Phường Hưng Chiến, đã bị cháy nhà, gia đình thuộc dạng khó 6
- khăn, nhà bị cháy rụi, 3 đứa con nhỏ. Trên tinh thần tương thân tương ái, tập thể học sinh, phụ huynh lớp 9a2 đã góp đươc 1.700.000đ để chia sẻ phần nào khó khăn cho gia đình bị nhà cháy. Như vậy, rõ ràng là lợi ích mà sáng kiến này đem lại là cao và có thể áp dụng vào toàn thị xã. Bài học kinh nghiệm Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình giáo dục lòng nhân ái cho học sinh của GVCN cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, giáo viên, học sinh và các đoàn thể + Phụ huynh cần quan tâm theo dõi việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, hành vi, cử chỉ của các em trong giao tiếp, ứng xử + Giáo viên chủ nhiệm phải có lòng nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ, học hỏi đồng nghiệp, biết thông cảm, sẻ chia, bao dung, công bằng với mọi học sinh. + Học sinh phải có đức tính cần cù chăm học, không tự ti mặc cảm, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, có lòng nhân ái, biết xúc cảm trước mọi hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, tham gia một cách nhiệt tình, thật tâm với các hoạt động nhân đạo, hướng thiện. + Các đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, đạo đức, lối sống lành mạnh cho học sinh. Thường xuyên tổ chức các hoạt động mang ý nghĩa nhân đạo, nhân văn, hướng thiện cho học sinh tham gia, trải nghiệm.. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hưng Chiến, ngày 20 tháng 01 năm 2021 Người nộp đơn Nguyễn Thị Thúy Hà 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp giúp học sinh khắc phục sai lầm trong toán số học 6
28 p | 64 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giải bài tập Vật lý 6
26 p | 44 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác phần mềm Geometer’s Sketchpad trong giảng dạy Hình học THCS
42 p | 90 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao chất lượng chủ nhiệm lớp ở cấp THCS
17 p | 56 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS
27 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh lớp 7 giải một số bài toán bằng nhiều cách
30 p | 88 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 37 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh lớp 6 giải quyết bài toán chia hết trong N
30 p | 12 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Mạo Khê 2 - Đông Triều, Quảng Ninh trong giai đoạn mới
30 p | 9 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nhóm trong dạy học môn Sinh học 6
32 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh giải bài toán bằng cách lập phương trình
37 p | 92 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh phân loại và giải một số dạng hệ phương trình
42 p | 23 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh giải toán phân tích đa thức thành nhân tử nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh
20 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy trí lực học sinh trong giải Toán bất đẳng thức và cực trị
26 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giải bài tập Nhiệt học 8
15 p | 18 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao công tác thi đua trong Ngành giáo dục Huyện KonPlông
9 p | 106 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp liên môn trong bài toán thực tiễn
26 p | 29 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm “Sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal để giải toán”
24 p | 69 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn