intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những vấn đề cần lưu ý về quy trình, kĩ thuật xây dựng ma trận đề, biên soạn và chuẩn hóa câu hỏi trắc nghiệm khách quan hóa học lớp 10 – 11

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:26

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Những vấn đề cần lưu ý về quy trình, kĩ thuật xây dựng ma trận đề, biên soạn và chuẩn hóa câu hỏi trắc nghiệm khách quan hóa học lớp 10 – 11" gồm có những nội dung chính sau: Xác định vấn đề cần giải quyết; xây dựng nội dung chủ đề; xác định mục tiêu bài học; xác định và mô tả mức độ yêu cầu của bài tập sử dụng trong kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh; biên tập bài tập cụ thể theo mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, luyện tập, kiểm tra, đánh giá; thiết kế tiến trình dạy học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những vấn đề cần lưu ý về quy trình, kĩ thuật xây dựng ma trận đề, biên soạn và chuẩn hóa câu hỏi trắc nghiệm khách quan hóa học lớp 10 – 11

  1. Những vấn đề cần lưu ý về quy trình, kĩ thuật xây dựng ma trận đề, biên soạn và chuẩn hóa câu hỏi trắc nghiệm khách quan hóa học
  2. I. Thiết lập ma trận đề kiểm tra * Bảng đặc tả ma trận đề: - Bảng đặc tả ma trận đề các mức độ phải rõ ràng, chi tiết: Bảng đặc tả cần chia nhỏ chủ đề theo đơn vị kiến thức; từ đó xác định các mức độ chuẩn kiến thức phù hợp với kiến thức học sinh từ đó việc ra đề sẽ thuận lợi. - Làm rõ các mức độ kiến thức trong bảng đặc tả: + Thông hiểu: Xác định, minh họa, giải thích(chứng minh đơnbiết: về tchh, hiệnnhận được, chỉ nhận biết, + Nhận giản Nêu được, tượng hóa học), ra.. so sánh(đơn giản), trình bày, giải được(bài tập đơn giản như GV hướng dẫn)...
  3. I. Thiết lập ma trận đề kiểm tra * Bảng đặc tả ma trận đề: + Vận dụng cao: Giải thích được hiện tượng thực tiễn liên quan đến bài học; đề xuất phương án giải quyết một vấn đề thực tế có liên quan tới bài học; giải các bài tập tính toán khó liên quan tới bài học...
  4. II. Kĩ thuật biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan - Nhận biết: * Nhận biết: nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học. * Các hoạt động tương ứng với cấp độ nhận biết là: nhận dạng, đối chiếu, chỉ ra… * Các động từ tương ứng với cấp độ nhận biết có thể là: xác định, liệt kê, đối chiếu hoặc gọi tên, giới thiệu, chỉ ra, nhận ra...
  5. * Ví dụ: - Cho một số công thức chung của hiđrocacbon, HS nhận ra được công thức chung của ankan là CnH2n + 2; của anken là CnH2n; của ankin/ankađien là CnH2n - 2 ,... Hoặc trong một số chất hoá học đã cho có trong SGK, HS có thể nhận được những chất nào phản ứng được với etilen … (Tóm lại HS nhận thức được những kiến thức đã nêu trong SGK)
  6. VD: Cho các phát biểu sau: (a) Các este đều nhẹ hơn nước và rất ít tan trong nước. (b) Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch. (c) Glucozơ có nhiều trong quả nho chín nên còn được gọi là đường nho. (d) Phân tử amilozơ trong tinh bột có cấu tạo mạch phân nhánh. (e) Khi thủy phân tinh bột và xenlulozơ trong
  7. - Thông hiểu: * Thông hiểu: diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình và có thể sử dụng khi câu hỏi được đặt ra tương tự hoặc gần với các ví dụ học sinh đã được học trên lớp. * Các hoạt động tương ứng với cấp độ thông hiểu là: diễn giải, kể lại, viết lại, lấy được ví dụ theo cách hiểu của mình…
  8. * Các động từ tương ứng với cấp độ thông hiểu có thể là: tóm tắt, giải thích, mô tả, so sánh (đơn giản), phân biệt, trình bày lại, viết lại, minh họa, hình dung, chứng tỏ, chuyển đổi… * Ví dụ: SGK nêu quy tắc gọi tên anken và ví dụ minh hoạ, HS có thể gọi tên được một vài anken tương tự, không có trong SGK;
  9. Hoặc SGK có một số PTHH, HS viết được một số PTHH tương tự không có trong SGK. Ví dụ: HS viết được PTHH của but-1-en với HBr; PTHH của phản ứng trùng hợp propen ... - Hoặc HS giải được các bài tập đơn giản, tương tự như các bài tập GV đã hướng dẫn. Ví dụ: GV đã hướng dẫn HS giải bài tập: “Cho m gam Zn tác dụng với dung dịch HCl dư, thấy có 2,24 lít khí H2 thoát ra (ở đktc). Tính m hoặc tính số mol HCl đã tham gia phản ứng”, HS giải được bài tập tương tự như: “Cho m gam Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được 4,48 lít
  10. * Lưu ý: Nêu câu hỏi có nhiều mệnh đề ở mức độ thông hiểu, nhưng thuộc nhiều nội dung kiến thức/chủ đề khác nhau vận dụng. VD: Cho các phát biểu sau: (a) Khi đốt cháy hoàn toàn vinyl axetat thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. (b) Các amin đều làm xanh giấy quỳ ẩm. (c) Có thể dùng dung dịch AgNO3 trong amoniac để phân biệt glucozơ và fructozơ. (d) Tơ nilon-6,6 và tơ capron đều kém bền với
  11. - Vận dụng: * Vận dụng: kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học hoặc trong thực tiễn cuộc sống (học sinh vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sử dụng, xử lý các khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự nhưng không hoàn toàn giống như tình huống đã gặp trên lớp).
  12. * Các động từ tương ứng với vận dụng ở cấp độ thấp có thể là: thực hiện, giải quyết, minh họa, tính toán, diễn dịch, bày tỏ, áp dụng, phân loại, sửa đổi, đưa vào thực tế, chứng minh, ước tính, vận hành…
  13. * Ví dụ: HS có thể sử dụng các tính chất hoá học để phân biệt được ancol, anđehit, axit...bằng phản ứng hoá học; Hoặc HS giải quyết được các bài tập tương đối tổng hợp bao gồm kiến thức của một số loại hợp chất hữu cơ hoặc một số loại chất vô cơ đã học kèm theo kĩ năng viết PTHH và tính toán định lượng.
  14. Ví dụ: Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol hợp chất hữu X cần dùng vừa đủ 50,4 lít không khí (ở đktc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy (gồm CO2, hơi H2O và N2) hấp thụ hoàn toàn vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 23,4 gam và có 70,92 gam kết tủa tạo thành. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 41,664 lít (ở đktc). Công thức phân tử của X là A. C2H5O2N. B.C3H7O2N. C. C2H5ON. D. C3H7ON.
  15. Hoặc câu hỏi/BT gắn với thực tiễn, thực nghiệm: - Tại sao không dùng nước để dập tắt các đám cháy xăng, dầu mà phải dùng cát hoặc bình chứa khí cacbonic? - Khi không may bị bỏng bởi axit sufuric đặc thì phải làm thế nào? - Trước khi xuống nạo vét các giếng khơi đã để lâu ngày không sử dụng thì phải làm thế nào? ...
  16. - Vận dụng cao: * Vận dụng cao: vận dụng được tổng hợp các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn; có thể HS chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây, nhưng có thể giải quyết bằng các kỹ năng và kiến thức đã được dạy ở mức độ tương đương; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong thực tiễn cuộc sống.
  17. * Ví dụ: Hỗn hợp X gồm các kim loại Al, Mg, Cu (có số mol bằng nhau). Hoà tan hết 11,5 gam X bằng dung dịch HNO3, thu được dung dịch Y và 2,912 lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm N2, N2O, NO và NO2, trong đó số mol N2 bằng số mol NO2. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 56,5 gam muối khan. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là A. 0,90 mol. B. 0,70 mol. C. 0,786 mol. D. 0,892 mol.
  18. Câu hỏi /BT liên quan đến thực tiễn: Gas chứa trong các bình gas dùng để đun nấu... là khí hoá lỏng, có thành phần chính là propan và butan, được nén vào bình gas dưới áp suất cao. Khi gas bị rò rỉ ra ngoài rất dễ gây cháy, nổ hết sức nguy hiểm. a) Nếu đóng vai trò là nhà sản xuất gas thì em cần làm thế nào để người sử dụng có thể dễ phát hiện gas bị rò rỉ? b) Theo em, cần phải làm gì nếu phát hiện gas bị rò rỉ trong gia đình?
  19. * Một số lưu ý khi biên soạn câu hỏi/BT: - Các câu hỏi/BT phải phù hợp với thực tế: VD các BT về sản xuất, điều chế...; các số liệu thực nghiệm không nên lấy quá lớn (thường chỉ từ vài gam đến một vài chục gam); lưu ý nồng độ tối đa của một số dd (HCl 37%; HNO3 65-68%; H2SO4 98%); lưu ý nồng độ của một số chất ít tan, VD độ tan của Ca(OH)2 ở 20oC là 2(g/l), tức khoảng 0,03M; độ tan của brom trong nước ở 25oC là 33,6 (g/l), tức khoảng 0,5M;... - Cần tăng cường các câu hỏi/BT gắn với thực tiễn, thực hành thí nghiệm; tránh các bài tập quá
  20. - Ngân hàng đề càng phong phú thì việc ra đề càng thuận lợi. - Phần vận dụng cao một số nội dung có thể không có(không bắt buộc). - Không phải bài toán nào cũng là vận dụng; không phải câu lý thuyết nào cũng là câu nhận biết hoặc thông hiểu; tùy thuộc vào yêu cầu của bài và các dữ kiện đầu bài của câu đưa ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2