intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cấu trúc và chức năng của tế bào động vật

Chia sẻ: Vu Minh Rong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

1.313
lượt xem
120
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhân tế bào là loại bào quan lớn nhất trong tế bào . Nhân của hầu hết tế bào động vật khoảng 5μm gần như là lớn hơn rất nhiều so với toàn bộ tế bào prokaryote. Mạng lưới nội chất là một nhà máy phức tạp Tế bào gan sản xuất các enzyme phân hủy cung cấp cho cơ thể do đó chúng sản xuất nhiều protein hơn vì vậy chúng có mạng nội chất láng nhiều hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cấu trúc và chức năng của tế bào động vật

  1. 1. Nhân tế bao ̀ Nhân tế bào là loại bào quan lớn nhất trong tế bào . Nhân của hầu hết tế bào động vật khoảng 5μm gần như là lớn hơn rất nhiều so với toàn bộ tế bào prokaryote. 2. Tế bao chât ̀ ́ * Ribosome * Ti thể * Lươi nôi chât ̣ ́ Mạng lưới nội chất là một nhà máy phức tạp Tế bào gan sản xuất các enzyme phân hủy cung cấp cho cơ thể do đó chúng sản xuất nhiều protein hơn vì vậy chúng có mạng nội chất láng nhiều hơn. * Bộ may gôlgi ́ * Lizosome * Peroxisome * Khung xương tế bao ̀ Vai trò: + Giữ hình dạng và có vait trò chống đỡ trong tế bào + Đóng vai trò trong sự di chuyển của tế bào, đưa đến nhiều dãng di chuyển khác nhau của tế bào + Một vài sợi có vai trò trợ giúp sự di chuyển của các thứ trong tế bào. Cấu trúc: Vi sợi, sợi trung gian và vi ống. - Vi sợi: nâng đỡ và di chuyển Các sợi Actin (vi sợi)
  2. + Cấu trúc, hình dạng: Vi sợi có thể xuất hiện dưới dạng sợi đơn, bó hay thành một mạng lưới. Chúng có đường kính khoảng 7 nm và có chiều dải khác nhau. Được cấu tạo từ actin, đây là các protein có nhiều dạng khác nhau và có nhiều chức năng khác nhau trong ngành động vật. Actin là một phân tử polypeptit, cuộn khúc thành hình cầu. Trong vi sợi (hay sợi actin), các phân tử actin có vị trí đầu và cuối rõ ràng, và các actin này xếp cuộn xoắn. Các vị trí đầu cuối này nhằm kết nối với các phân tử actin khác để tạo thành chiều dài và cấu trúc xoắn kép của vi sợi. Quá trình polymer hóa các actin nhằm tạo thành vi sợi có thể được đảo nghịch (monomer hóa) và các polymer này có thể được phân cắt tạo thành các đơn vị actin tự do. + Vai trò của vi sợi: . Giúp một phần hay toàn bộ tế bào di chuyển . Ổn định hình dạng, nâng đỡ tb: vi sợi tạo thành một mạng lưới ngay dưới màng sinh chất (sợi actin tạo thành các bó liên kết chéo), kết nối với các vi ống để tạo cấu trúc vững chắc nâng đỡ tế bào. VD Trong tb hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột, các vi sợi sẽ giúp gia tăng diện tích bề mặt tb. . Trong tế bào cơ, các sợi actin kết hợp với các protein khác như myosin giúp cơ hđ. . Ở những tế bào không phải là tế bào cơ thì sợi actin sẽ kết hợp với nhau nhằm thay đổi hình dạng của tế bào. Ví dụ như các vi sợi có trong sự di chuyển của tế bào chất được gọi là cytoplasmic streaming và tham gia trong một phần của quá trình phân chia tế bào, quá trình di chuyển của một số tế bào tạo thành chân giả (pseudopodia). Vi sợi giúp tăng S bề mặt tb ruột - Sợi trung gian Sợi keratin bên trong tế bào. + Giới thiệu chung: Sợi trung gian chỉ thấy trong các sinh vật đa bào. Trái với các thành phần khác của bộ xương của tế bào, có đến ít nhất 50 loại sợi trung gian khác nhau và thường đặc trưng với từng loại tế bào khác nhau. Chúng thường được chia thành 6 nhóm phân tử dựa trên các trình tự acid amin và tương đồng về cấu trúc. + Có nhiều loại sợi trung gian khác nhau: . Tạo thành từ vimentin: thường thấy ở các cấu trúc nâng đỡ tế bào. . Tạo thành từ keratin: tìm thấy trong các tế bào da, lông, tóc. . Sợi thần kinh: trong các tế bào thần kinh. . Tạo thành từ lamin: cấu trúc nâng đỡ màng nhân.
  3. + Cấu trúc: Các sợi trung gian là các protein hình sợi, thông thường gồm 3 chuỗi polypeptit hình sợi với kích thước khác nhau. Chúng được cấu tạo bởi các protein dạng sợi thuộc nhóm kearin, các protein cấu tạo tóc và móng. Trong tế bào thì những protein dạng sợi này được tạo thành dạng dây thừng (ropelike) có đường kính từ 8 đến 12nm. Sợi trung gian bền hơn sợi actin. + Chức năng: . Ổn định cấu trúc tế bào: Chúng tổ chức các cấu trúc không gian 3 chiều bên trong tế bào (VD chúng có trong thành phần cấu trúc của màng nhân). . Giảm áp lực của tế bào. . Ở 1 số tb, sợi trung gian tỏa ra từ màng nhân, ổn định vị trí nhân và các bào quan khác. - Vi ống: + Vị trí, nguồn gốc: Vi ống phổ biến ở các loại tế bào khác nhau, vì vậy, người ta xem chúng là cấu trúc cố định của tế bào. Vi ống thường nằm ở lớp ngoài của tế bào chất, sát với tơ cơ (tế bào cơ vân), hoặc theo trục dọc của tế bào (tế bào biểu bì), hoặc theo kiểu phóng xạ. Các vi ống thường được tỏa ra từ 1 vùng của tế bào, nơi này được gọi là trung tâm tổ chức vi ống. Quá trình polymer hóa các tubulin làm gia tăng tính chắc chắn của cấu trúc tế bào, và ngược lại trong sự depolymer hóa. + Kích thước: Vi ống dài rỗng và không có nhánh, đường kính từ 150 - 300Å, lòng ống rộng từ 100 - 200Å, thành ống dày 40 - 60Å và chiều dài có khi đạt tới 2,5µm. Cấu tạo vi ống + Cấu trúc: Vi ống được cấu tạo từ các ptử protein tubulin. Các tubulin tồn tại ở dạng dimer được cấu tạo từ các monomer α và β tubulin. Mười ba dimer tubulin bao quanh khoang trung tâm của vi ống. Hai đầu của vi ống khác nhau: một đầu dương (+) và một đầu âm (-). Các dimer tubulin có thể được gắm thêm vào hay loại ra, thường là
  4. vào đầu +, làm cho vi ống dài ra hay ngắn lại. Điều này làm thay đổi nhanh chóng chiều dài của vi ống và làm cấu trúc của vi ống linh hoạt hơn. Do sự linh hoạt về cấu trúc của vi ống nên chúng ta có thể thấy, trong các tế bào động vật, chúng có thể làm thay đổi hình dạng của tế bào. + Chức năng: . Tạo cấu trúc vững chắc cho bộ xương của tế bào . Là trục bám cho các protein vận động sử dụng năng lượng để thay đổi hình dạng của chúng và di chuyển dọc theo trục của vi ống. Các protein vận động bám và di chuyển dọc theo vi ống, mang theo các vật từ chỗ này đến chỗ khác trong tế bào (VD liên kết với dynein và kinesin, chúng vận chuyển các bào quan như ti thể hay các túi màng). . Tham gia thay đổi hình dạng tế bào. . Kiểm soát sự sắp xếp của các sợi cellulose trong sự tạo thành thành tb thực vật. Các vi ống thường nằm sát bên trong màng sinh chất nhằm tạo hoặc mở rộng vách. Thí nghiệm làm đổi hướng của vi ống sẽ làm thay thành tế bào và hình dạng tế bào thực vật. . Cấu tạo nên thoi vô sắc. . Chúng cũng liên quan mật thiết với di chuyển của tb và cấu trúc của lông, roi (sự vận động của lông và roi là nhờ sự trượt lên nhau của các ống vi thể). Di chuyển của protein vận động dọc theo vi ống * Trung thể - Giới thiệu: Trung thể là bào quan có trong tất cả tế bào động vật đa bào, đơn bào và trong tế bào một số thực vật (tảo, nấm, rêu, dương xỉ và một số hạt trần). Trong tế bào của thực vật hạt kín, người ta chưa quan sát thấy trung thể, tuy rằng, có một số tác giả có mô tả các cấu trúc tương tự. Trung thể tồn tại trong tế bào chất ngay cả trong thời gian tế bào không phân chia, và xuất hiện rõ khi phân chia nguyên nhiễm (mitose).Trong tế bào không phân chia thì trung thể có trong tế bào chất, nằm cạnh nhân.
  5. - Cấu trúc: Ở giữa có 2 hạt bắt màu sáng nằm vuông góc với nhau gọi là trung tử. Trung tử (centriole) có kích thước từ 0,2 - 0,3µm. Dưới kính hiển vi điện tử, trung tử xuất hiện như cái ống trụ tròn, dài 0,3 - 0,6µm và đường kính 1000 - 2000Å. Thành ống được cấu tạo bởi 9 nhóm ống nhỏ, mỗi nhóm có 3 ống nhỏ. Trong 3 ống có 1 ống hoàn chỉnh dính với 2 ống không hoàn chỉnh. - Chức năng: Tham gia phân bào. Trong phân bào, trung tử phân chia và di chuyển về 2 cực của tế bào và hoạt động như tâm điểm cho thoi vô sắc và hình thành nhân của tế bào con. Tuy nhiên, những tế bào không có trung tử thoi vô sắc cũng được hình thành. * Không bao ̀ Không bào tiêu hóa được tìm thấy trong các sinh vật nguyên sinh đơn bào và những sinh vật đa bào đơn giản như bọt biển. Ở những sinh vật này, tế bào thu nhận những mảnh thức ăn bởi sự thực bào, hình thành không bào tiêu hóa. Cùng với lysosome, không bào tiêu hóa đảm nhận chức năng tiêu hóa, và các phân tử nhỏ rời không bào và vào tế bào chất để được sử dụng hoặc cung cấp cho các bào quan khác. Không bào co bóp được tìm thấy trong các sinh vật đơn bào nước ngọt. Chức năng của chúng là đẩy lượng nước thừa đã vào tế bào do sự chênh lệch nồng độ muối giữa phần bên trong tế bào vào môi trường nước ngọt. Không bào co bóp trương lên khi nhận nước từ môi trường, sau đó co rút lại đột ngột, đẩy lượng nước ra khỏi tế bào qua những cấu trúc lộ đặc biệt. 3. Mang tế bao ̀ ̀ ́ ̀ ̣ ̀ 4. Chât nên ngoai bao Tế bào của các động vật đa bào không có thành tế bào bán rắn như ở tế bào thực vật nhưng chúng lại được bảo vệ bởi khuôn gian bào. Các khuôn gian bào được cấu thành
  6. từ các sợi protein như collagen (protein nhiều nhất ở động vật có vú) và glycoprotein. Những protein này kết hợp với các chất khác để đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau trên cơ thể, được sản xuất bởi tế bào nằm gần các khuôn gian bào. Hinh: Cấu trúc ngoại bào ở tế bào động vật ̀ Khuôn gian bào có rất nhiều chức năng -Giữa các tế bào cố định trong các mô -Góp phần cấu thành các đặc tính của sụn, da và các mô khác. -Giúp lọc các chất đi qua các mô khác nhau -Đóng vai trò trong việc truyền tín hiệu hoá học từ tế bào này đến tế bào khác Trong cơ thể người, ở vài mô, như não, có rất ít khuôn gian bào trong khi sụn và xương lại có một lượng lớn. Tế bào xương dính vào các khuôn gian bào nhờ collagen và calcium phosphate. Các khuôn này làm cho xương cứng. Tế bào biểu mô, như các khoang rỗng trong tế bào, nằm kề nhau như là một cái tấm trải rộng để tạo thành khuôn gian bào. Một vài khuôn gian bào được tạo thành từ rất nhiều proteoglycan. Một phân tử proteoglycan chứa vài trăm liên kết polysaccharide liên kết với hàng trăm protein, tất cả đính vào một polysaccharide khổng lồ. Trọng lượng phân tử của proteoglycan này lên đến hàng trăm triệu Dal, các phân tử còn lớn hơn cả tế bào prokaryote về mặt chiếm diện tích.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2