Chất lượng công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng
lượt xem 9
download
Cùng với sự phát triển của khoa học quản lý dự án, người làm công tác quản lý dự án trong ngành không chỉ quan tâm đến chất lượng công trình xây dựng, mà còn phải quản lý tốt nhiều nội dung khác. Từ đó nảy sinh các nhu cầu quản lý chất lượng của các hoạt động quản lý dự án, trong đó có hoạt động quản lý tiến độ. Bài viết này làm rõ khái niệm và nội dung quản lý tiến độ dự án đầu tư xây dựng, từ đó vận dụng kiến thức quản lý chất lượng để đề xuất khái niệm và nội dung chất lượng công tác quản lý tiến độ dự án đầu tư xây dựng, đồng thời chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của công tác này theo quan điểm của tác giả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chất lượng công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng
- CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Cùng với sự phát triển của khoa học quản lý dự án, người làm công tác quản lý dự án trong ngành không chỉ quan tâm đến chất lượng công trình xây dựng, mà còn phải quản lý tốt nhiều nội dung khác. Từ đó nảy sinh các nhu cầu quản lý chất lượng của các hoạt động quản lý dự án, trong đó có hoạt động quản lý tiến độ. Bài viết này làm rõ khái niệm và nội dung quản lý tiến độ dự án đầu tư xây dựng, từ đó vận dụng kiến thức quản lý chất lượng để đề xuất khái niệm và nội dung chất lượng công tác quản lý tiến độ dự án đầu tư xây dựng, đồng thời chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của công tác này theo quan điểm của tác giả. Theo chuẩn mực quản lý dự án PMBOK (Project Management Body of Knowledge Cẩm nang các kiến thức cơ bản về quản lý dự án) của Viện Quản lý dự án (Project Management Institute PMI) thì quản lý dự án là việc áp dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào việc thực hiện các hoạt động trong dự án để đáp ứng các yêu cầu đặt ra. Đó là việc thực hiện một chuỗi các nhóm quá trình: thiết lập dự án, hoạch định dự án, thực hiện dự án, theo dõi và kiểm soát dự án, kết thúc dự án với nhiều nội dung quản lý cần thực hiện như quản lý tổng thể, phạm vi, thời gian, chi phí, chất lượng, nguồn nhân lực, giao tiếp, thông tin, rủi ro, mua sắm, các bên hữu quan, an toàn, môi trường, tài chính và khiếu nại trong dự án [3]. Dự án đầu tư xây dựng cần thực hiện đầy đủ các nội dung quản lý dự án đã nêu. Do đó, trong thực tế thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, những người làm công tác quản lý dự án phải lưu ý đến chất lượng việc thực hiện các nội dung quản lý dự án đã nêu ở trên, trong đó đặc biệt là chất lượng của công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án. Chất lượng của công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án nếu được đảm bảo, sẽ giúp dự án đạt được tiến độ yêu cầu.
- Vấn đề chất lượng công tác quản lý tiến độ dự án đầu tư xây dựng được những người làm nghề xây dựng quan tâm nhiều, nhưng chưa được nhắc đến nhiều trong các lý luận về quản lý dự án. Bài viết này làm rõ nội dung quản lý tiến độ dự án đầu tư xây dựng, đề xuất một cách hiểu về chất lượng của công tác này và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động quản lý tiến độ của chủ đầu tư trong các dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam. 1. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Quản lý tiến độ thực hiện dự án là việc tiến hành các hoạt động quản lý sao cho dự án kết thúc đúng thời hạn yêu cầu. Khái niệm này có thể áp dụng cho tất cả các loại dự án, trong đó có cả dự án đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, theo các cách tiếp cận khác nhau, các nghiên cứu khác nhau chỉ ra các nội dung khác nhau cần thực hiện hướng tới mục tiêu quản lý tiến độ dự án thành công. Theo chuẩn mực PMBOK, các quá trình (process) quản lý tiến độ một dự án bao gồm: Lập kế hoạch quản lý tiến độ; Xác định các công việc; Sắp xếp thứ tự thực hiện các công việc; Dự tính nguồn lực thực hiện công việc; Dự tính thời hạn thực hiện công việc; Lập tiến độ; Kiểm soát tiến độ.
- Với các dự án xây dựng, chuẩn mực này còn bổ sung thêm một số quá trình như xây dựng đường cong tiến trình và theo dõi tiến trình thực hiện dự án dựa trên đường cong tiến trình đã được xây dựng. Ở Việt Nam, đã có những hướng dẫn từ các cơ quan quản lý nhà nước về quản lý tiến độ thi công xây dựng cho các dự án chịu sự điều chỉnh của Luật Xây dựng. Theo quy định hiện hành, các nội dung quản lý tiến độ thi công xây dựng như sau (Điều 67, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13): Người quyết định đầu tư quyết định thời gian, tiến độ thực hiện khi phê duyệt dự án. Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì tiến độ thi công xây dựng không được vượt quá thời gian thi công xây dựng công trình đã được người quyết định đầu tư phê duyệt. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng công trình phải lập kế hoạch tiến độ, biện pháp thi công xây dựng và quản lý thực hiện dự án theo tiến độ thi công xây dựng được duyệt; Chủ đầu tư có trách nhiệm tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành theo tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng. Nghị định 12/2009/NĐCP (hiện chưa có nghị định thay thế) còn nói rõ hơn các nội dung cần thực hiện để quản lý tiến độ giai đoạn thi công xây dựng như sau: Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công xây dựng, phù hợp với các văn bản quy định thời gian dự án ở giai đoạn trước như tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt, với khoảng thời gian lập tiến độ phù hợp với quy mô và thời gian thi công dự án; Việc lập tiến độ thi công xây dựng chi tiết là trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình; tuy nhiên, chủ đầu tư, tư vấn giám sát và ngay cả nhà thầu thi công xây dựng cùng các bên có liên quan đều có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một
- số giai đoạn bị kéo dài, nếu phải điều chỉnh tổng tiến độ của dự án phải có ý kiến của người quyết định đầu tư. Có thể nói, dù có những cách tiếp cận khác nhau, nhưng tựu trung lại, các nội dung quản lý tiến độ dự án đều bao gồm: Lập và phê duyệt kế hoạch tiến độ thực hiện dự án; Triển khai thực hiện kế hoạch tiến độ, bao gồm việc điều hành, theo dõi, đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch tiến độ (bao gồm cả việc xử lý các vấn đề phát sinh, cập nhật, điều chỉnh tiến độ khi cần thiết). 2. CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Chất lượng là một khái niệm được sử dụng rộng rãi, vì thế, có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau. Với sản phẩm hay dịch vụ, chất lượng có thể được coi là mức độ mà sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng được mục đích đã có sẵn, được đo bằng sự phù hợp của nó với các thông số hay tiêu chuẩn được quy định trước đó. Một cách chung nhất, có thể hiểu chất lượng là sự đáp ứng của kết quả được thực hiện đối với yêu cầu của các bên hữu quan. Từ khái niệm chất lượng ở trên, có thể quan niệm chất lượng công tác quản lý tiến độ dự án đầu tư xây dựng là mức độ thỏa mãn các yêu cầu và mong đợi của các bên tham gia vào dự án đối với thời gian thực hiện dự án, trong mối quan hệ với việc đảm bảo đạt được các mục tiêu khác của dự án như chi phí, chất lượng công trình, đáp ứng mức độ an ninh và an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Có thể thấy, chất lượng công tác quản lý tiến độ dự án đầu tư xây dựng biểu hiện qua chất lượng của tiến độ được lập (còn gọi là kế hoạch tiến độ) và chất lượng việc thực hiện tiến độ (bao gồm cả việc theo dõi, đánh giá và cập nhật, điều chỉnh). Chất lượng kế hoạch tiến độ dự án đầu tư xây dựng thể hiện dưới các góc độ sau: Độ dài thời gian của tiến độ trên cơ sở so sánh với ràng buộc về thời gian của dự án.
- Mức độ đầy đủ theo hợp đồng, yêu cầu quản lý và mức độ phù hợp với biện pháp kỹ thuật và tổ chức thực hiện của danh mục công việc, phạm vi công việc. Mức độ phù hợp và chính xác của khối lượng công việc theo thiết kế và phương pháp/kỹ thuật thi công, vốn cần phải được lựa chọn để có phương án tối ưu, đảm bảo chất lượng, tiến độ, chi phí hợp lý và an toàn, vệ sinh môi trường. Mức độ chi tiết và chính xác theo yêu cầu quản lý về nhu cầu nguồn lực cần sử dụng, ví dụ, trong tiến độ thi công sử dụng để chỉ đạo thi công mà nhà thầu nộp lên cho chủ đầu tư phê duyệt, phải làm rõ số nhân công sử dụng hàng ngày, số lượng máy thi công từng loại bao gồm cả thiết bị phụ trợ, mức độ phù hợp với khả năng đáp ứng của nhà thầu và chủ đầu tư. Mức độ chính xác và đầy đủ của các thành phần thời gian thực hiện các công việc của dự án (có xét đến thời gian dự phòng, chờ đợi, ngừng kỹ thuật). Sự hợp lý của việc sắp xếp tiến trình thực hiện các công việc trên tiến độ: phải đảm bảo trình tự kỹ thuật và sự ghép sát hợp lý về các yếu tố sử dụng cho nguồn lực và mặt bằng thi công. Mức độ phù hợp và rõ ràng của các mốc tiến độ. Chất lượng việc thực hiện tiến độ dự án đầu tư xây dựng được thể hiện dưới các nội dung chính sau: Mức độ thực tế huy động và sử dụng các nguồn lực phù hợp theo yêu cầu để thực hiện các công việc theo tiến độ đã được phê duyệt. Kết quả điều phối, phối hợp giữa các bên liên quan trong việc thực hiện tiến độ, bao gồm cả số lượng và mức độ xung đột xuất hiện trong sự phối hợp của các bên liên quan và kết quả giải quyết các xung đột này.
- Mức độ hoàn thành khối lượng công việc thực tế tại các thời điểm so với kế hoạch của từng công việc, giai đoạn và tổng thể cả dự án. Mức độ phù hợp của các công cụ/kỹ thuật sử dụng để đánh giá trạng thái tiến độ. Chất lượng của hoạt động giao tiếp thông tin về tiến độ và thay đổi tiến độ tới các bên hữu quan. Chi phí bỏ ra cho việc xử lý các vấn đề nảy sinh khi tiến độ thực tế không đúng với kế hoạch. Tốc độ và chất lượng ra quyết định xử lý các vấn đề nảy sinh trong việc thực hiện tiến độ. Đó là các nội dung cơ bản cần quan tâm đến khi quản lý chất lượng công tác quản lý tiến độ dự án. 3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DƯỚI GÓC ĐỘ CHỦ ĐẦU TƯ Chất lượng công tác quản lý tiến độ dự án đầu tư xây dựng công trình phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả chủ quan lẫn khách quan. Đứng trên góc độ chủ đầu tư dự án thì các nhân tố ảnh hưởng mang tính khách quan đến chất lượng công tác quản lý tiến độ dự án bao gồm: Điều kiện và thực trạng môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội tại địa điểm xây dựng, bao gồm cả sự sẵn có của các thông tin về các vấn đề này. Tác động của các bên hữu quan gián tiếp trong giai đoạn xây dựng của dự án như các cơ quan chủ quản, cộng đồng dân cư, người dùng cuối cùng... đến dự án. Năng lực, trình độ thực hiện các hoạt động xây dựng, chất lượng công việc của các bên hữu quan trực tiếp của dự án như các đơn vị khảo sát, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án, thi công, các nhà cung cấp...
- Các quy định và hướng dẫn về quản lý dự án đầu tư xây dựng, thể hiện các chính sách liên quan đến đầu tư xây dựng, phân cấp, phân quyền cho chủ đầu tư trong việc ra các quyết định liên quan đến dự án. Việc cấp vốn của cơ quan chủ quản về vốn (nếu phù hợp). Ngoài các nhân tố từ môi trường bên ngoài nói trên, còn có các nhân tố mang tính chủ quan từ phía chủ đầu tư bao gồm: Phương thức và hình thức quản lý thực hiện dự án, bao gồm cả các loại hợp đồng được sử dụng trong dự án. Các chính sách, quy trình, quy định, hướng dẫn, biểu mẫu về quản lý dự án nói chung, quản lý tiến độ dự án nói riêng của chủ đầu tư. Năng lực quản lý đầu tư xây dựng, đặc biệt là về quản lý thời gian của chủ đầu tư, bao gồm cả trang thiết bị, chất lượng và số lượng nhân lực tham gia công tác quản lý tiến độ dự án, bộ máy tổ chức trong các ban quản lý dự án. Các yêu cầu về thời gian và chất lượng công việc của chủ đầu tư. 4. KẾT LUẬN Quản lý tiến độ thực hiện dự án là một trong những nội dung quan trọng nhất của quản lý dự án đầu tư xây dựng. Nâng cao chất lượng công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án là một yêu cầu cấp thiết của các chủ đầu tư. Chất lượng công tác quản lý tiến độ được thể hiện ở chất lượng của tiến độ đã lập và chất lượng của việc thực hiện dự án theo tiến độ. Do vậy, hiểu rõ yêu cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến các nội dung này để đưa ra giải pháp giúp chủ đầu tư đảm bảo và nâng cao chất lượng công tác quản lý tiến độ các dự án đầu tư xây dựng của mình. Kết quả của hoạt động này sẽ giúp nâng cao khả năng đạt được mục tiêu về thời gian của các dự
- án, góp phần đảm bảo các dự án đầu tư xây dựng được thực hiện thành công hoặc với hiệu quả cao nhất.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Văn bản pháp luật trong quản lý đầu tư và quản lý chất lượng công trình
80 p | 266 | 87
-
Bài giảng Quản lý chất lượng công trình: Phần 4 - ThS. Đặng Xuân Trường
45 p | 189 | 60
-
Pháp luật trong quản lý đầu tư và quản lý chất lượng công trình xây dựng
71 p | 156 | 40
-
Việt Nam sử dụng hệ thống SCADA trong công tác quản lý khí
4 p | 135 | 14
-
Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Khánh Hòa
6 p | 91 | 14
-
Các công việc chính trong quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng
4 p | 53 | 9
-
Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quan trắc độ lún công trình
8 p | 76 | 7
-
Thực trạng chất lượng công tác tổ chức, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ở Bộ xây dựng
5 p | 43 | 6
-
Một số điểm mới trong nghị định 06/2021/NĐ-CP về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
3 p | 12 | 5
-
Nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt tại ga Nha Trang - tỉnh Khánh Hòa
6 p | 71 | 4
-
Giáo trình Lập hồ sơ quản lý chất lượng và hồ sơ hoàn thành công trình (Nghề: Kỹ thuật xây dựng - Trình độ CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
51 p | 14 | 4
-
Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Công ty khai thác công trình thủy lợi Bắc Kạn
0 p | 107 | 3
-
Đôi điều về công tác quản lý chất lượng thi công mặt đường bê tông nhựa và hiện tượng lún sớm vệt bánh xe của mặt đường
4 p | 99 | 3
-
Nâng cao chất lượng công tác quản lý quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
5 p | 5 | 2
-
Tăng cường công tác quản lý đối với dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ
3 p | 42 | 1
-
Nâng cao hơn nữa công tác quản lý và chất lượng giảng viên của bộ môn Kết cấu - Khoa Xây dựng trường Đại học Xây dựng miền Trung
4 p | 52 | 1
-
Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình ngành nước trong giai đoạn thi công
6 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn