Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN HIV/AIDS<br />
TẠI VIỆT NAM: KẾT QUẢ TỪ PHÂN TÍCH GỘP<br />
Thái Thanh Trúc*, Huỳnh Ngọc Vân Anh*, Bùi Thị Hy Hân**, Trần Thị Xuân Uyên*<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: HIV/AIDS dần được xem là bệnh lý mãn tính và người bệnh sống lâu hơn với HIV/AIDS.<br />
Nhiều nghiên cứu triển khai tại Việt Nam cho thấy chất lượng cuộc sống (CLCS) của bệnh nhân HIV/AIDS vẫn<br />
thấp. Tuy nhiên những nghiên cứu này còn mang tính đơn lẻ, chưa thể hiện được bức tranh tổng thể về tình<br />
hình CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS.<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình hình CLCS của người nhiễm HIV tại Việt Nam qua việc tìm<br />
kiếm một cách có hệ thống, tổng hợp và phân tích gộp các dữ liệu đã xuất bản.<br />
Phương pháp: Chúng tôi tìm kiếm các nghiên cứu về CLCS thực hiện ở bệnh nhân HIV/AIDS trên 18 tuổi<br />
tại Việt Nam thông qua hệ thống Pubmed, Embase cũng như tìm kiếm nghiên cứu trong nước như luận văn,<br />
luận án, bài báo nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu đánh giá CLCS qua thang đo WHOQoL BREF và WHOQoL-<br />
HIV BREF được đưa vào phân tích.<br />
Kết quả: Sau khi tìm kiếm và sàng lọc 73 bài báo thì còn lại 14 nghiên cứu đưa vào phân tích. Điểm CLCS<br />
của bệnh nhân HIV/AIDS tại Việt Nam qua thang WHOQoL BREF (điểm dao động từ 4 – 20) và WHOQoL-<br />
HIV BREF (điểm dao động từ 4 – 20) lần lượt là 13,0 và 13,9. Mặc dù CLCS liên quan đến sức khỏe thể chất,<br />
niềm tin cá nhân là cao nhưng sức khỏe tinh thần, quan hệ xã hội lại rất thấp.<br />
Kết luận: Nhìn chung CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS tại Việt Nam nằm ở mức độ 50% đến dưới 75%.<br />
Kết quả này cho thấy cần thiết phải có ngay các chương trình can thiệp cho bệnh nhân HIV/AIDS, chú trọng các<br />
khía cạnh CLCS còn thấp, để giúp người bệnh tham gia điều trị tốt hơn, góp phần thành công trong việc kiểm<br />
soát HIV/AIDS tại Việt Nam.<br />
Từ khóa: bệnh nhân HIV/AIDS, chất lượng cuộc sống, nghiên cứu gộp, Việt Nam<br />
ABSTRACT<br />
QUALITY OF LIFE IN HIV/AIDS PATIENTS IN VIETNAM: FINDINGS FROM A META-ANALYSIS<br />
Thai Thanh Truc, Huynh Ngoc Van Anh, Bui Thi Hy Han, Tran Thi Xuan Uyen<br />
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 140-148<br />
Background: HIV/AIDS has been considered as a chronic condition and patients live longer with<br />
HIV/AIDS. Many studies have been conducted in Vietnam and revealed low level of quality of life (QoL) among<br />
HIV/AIDS patients. However, these individual studies did not show an overall picture about QoL in Vietnamese<br />
HIV/AIDS patients.<br />
Objective: This study was to evaluate QoL in HIV/AIDS patients in Vietnam through systematic<br />
reviewing, pooling and meta-analyzing published data.<br />
Methods: We searched for studies about QoL conducted in HIV/AIDS patients aged >18 years old in<br />
Vietnam through Pubmed, Embase database and also searched for studies in Vietnam such as dissertations, theses<br />
and scientific papers. Studies evaluating QoL using WHOQoL BREF or WHOQoL-HIV BREF were included in<br />
the analysis.<br />
<br />
*Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
**Viện Y tế Công Cộng TP. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: TS Thái Thanh Trúc ĐT: 0908381266 Email: thaithanhtruc@ump.edu.vn<br />
140 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Results: After having found and screened 73 papers, we had 14 studies in the analysis. QoL scores among<br />
Vietnamese HIV/AIDS patients measured by WHOQoL BREF (score ranging from 4 – 20) and WHOQoL-HIV<br />
BREF (score ranging from 4 – 20) were 13.0 and 13.9 respectively. Although QoL regarding physical health and<br />
personal belief was high, QoL scores for psychological and social relationship were low.<br />
Conclusion: In overall, QoL among HIV/AIDS patients in Vietnam was from 50% to 75%. Our findings<br />
indicated urgent need to have intervention programs for HIV/AIDS patients, targeting low QoL aspects to<br />
increase patients’ treatment commitment, contributing to the success of HIV/AIDS control in Vietnam.<br />
Key words: HIV/AIDS patient, quality of life, meta-analysis, Vietnam<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ cứu đánh giá CLCS.<br />
Tính đến cuối năm 2016, trên thế giới có Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện<br />
khoảng 36,7 triệu người sống chung với HIV nhằm đánh giá tình hình CLCS của bệnh nhân<br />
trong đó có 1,8 triệu người mới mắc bệnh và 1 HIV/AIDS tại Việt Nam qua việc tìm kiếm một<br />
triệu người chết vì các nguyên nhân liên quan cách có hệ thống, tổng hợp và phân tích gộp. Kết<br />
đến HIV(25) Tại Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm quả của nghiên cứu là tiền đề cho các giải pháp<br />
2017, cả nước phát hiện 6.883 trường hợp mới nâng cao CLCS cho bệnh nhân HIV/AIDS tại<br />
nhiễm HIV, số bệnh nhân HIV chuyển sang giai Việt Nam.<br />
đoạn AIDS là 3.484, tử vong 1.260 người. So với PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
năm 2016, số trường hợp nhiễm HIV phát hiện Tiêu chí chọn nghiên cứu<br />
mới giảm 1,1%, số bệnh nhân AIDS giảm 39% và Chúng tôi chọn vào các nghiên cứu về CLCS<br />
số người tử vong giảm 15%. Số người chuyển thực hiện ở bệnh nhân HIV/AIDS trên 18 tuổi tại<br />
sang giai đoạn AIDS và tử vong đã giảm, nhưng Việt Nam. Các nghiên cứu này có sử dụng một<br />
số lượng người sống chung với HIV/AIDS lại trong hai thang đo đánh giá CLCS phổ biến là<br />
tăng dần theo thời gian(5). Thành quả này là kết WHOQoL BREF hoặc WHOQoL-HIV BREF. Các<br />
quả của những nỗ lực lớn từ chương trình quốc nghiên cứu mà không tiếp cận được toàn văn<br />
gia về HIV/AIDS trong những năm qua. hoặc dữ liệu về điểm số CLCS không được trình<br />
HIV/AIDS dần được xem là bệnh lý mãn bày rõ ràng ở từng lĩnh vực hoặc các nghiên cứu<br />
tính và người bệnh sống lâu hơn với HIV/AIDS. được viết bằng các ngôn ngữ khác ngoài tiếng<br />
Vì vậy, những vấn đề liên quan đến các khía Anh và tiếng Việt được loại ra khỏi phân tích.<br />
cạnh khác ngoài điều trị như chất lượng cuộc Phương pháp tìm nghiên cứu<br />
sống (CLCS) của người bệnh đã trở thành mối<br />
Quy trình tìm kiếm và chọn bài báo được<br />
quan tâm đối với các nhà nghiên cứu và chăm<br />
thực hiện dựa trên sơ đồ của PRISMA(11). Chúng<br />
sóc sức khỏe. Đã có nhiều nghiên cứu triển khai<br />
tôi thực hiện truy tìm y văn thông qua 2 hệ<br />
tại Việt Nam cho thấy CLCS của bệnh nhân<br />
thống cơ sở dữ liệu là PubMed và Embase. Điều<br />
HIV/AIDS vẫn thấp hơn rất nhiều so với các<br />
kiện tìm kiếm là các nghiên cứu có tiêu đề hoặc<br />
bệnh khác(7,20). Tuy nhiên những nghiên cứu này<br />
toàn bài chứa các từ khóa HIV, AIDS, acquired<br />
còn mang tính đơn lẻ, chưa thể hiện được bức<br />
immunodeficiency syndrome, Vietnam và<br />
tranh tổng thể về tình hình CLCS của bệnh nhân<br />
quality of life với cấu trúc tìm kiếm như sau:<br />
HIV/AIDS. Các chương trình can thiệp hiện vẫn<br />
(("hiv"[MeSH Terms]) OR ("hiv") OR ("acquired<br />
còn hạn chế do vẫn chưa có được bằng chứng<br />
immunodeficiency syndrome"[MeSH Terms])<br />
khoa học chắc chắn từ việc tổng hợp các công<br />
OR ("acquired immunodeficiency syndrome" OR<br />
trình nghiên cứu đã thực hiện tại Việt Nam. Câu<br />
"aids")) AND ("Vietnam") AND (("quality of<br />
hỏi đặt ra là đã đến lúc nên tập trung vào triển<br />
life"[MeSH Terms]) OR ("quality of life")). Ngoài<br />
khai can thiệp hay tiếp tục các công trình nghiên<br />
ra, chúng tôi cũng tìm kiếm các công trình<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 141<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br />
<br />
nghiên cứu trong nước như luận văn, luận án, nhau và 49 bài báo có tiêu đề và phần tóm tắt<br />
bài báo nghiên cứu khoa học. trình bày về CLCS. Sàng lọc dựa vào phần tóm<br />
Công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống tắt, loại ra 38 bài báo do các bài này chỉ đề cập<br />
đến CLCS mà không đo lường điểm CLCS. Có 7<br />
Thang đo WHOQoL-BREF dùng để đánh<br />
bài báo loại ra do là sản phẩm của nhiều xuất<br />
giá CLCS chung cho tất cả các đối tượng, bao<br />
bản trên cùng một dự án nghiên cứu, hoặc đo<br />
gồm cả bệnh nhân HIV/AIDS. Thang đo gồm<br />
lường CLCS trên bệnh nhân điều trị Methadone,<br />
26 câu, đo lường 4 lĩnh vực: sức khỏe thể chất<br />
hoặc sử dụng thang đo ít dùng là EQ-5D-5L. Kết<br />
(7 câu), sức khỏe tâm thần (6 câu), quan hệ xã<br />
quả còn lại 4 bài báo để đưa vào nghiên cứu từ<br />
hội (3 câu), môi trường sống (8 câu). Mỗi nội<br />
Pubmed và EMBASE. Ngoài ra, dựa vào tiêu chí<br />
dung đều được đo lường bởi thang đo Likert<br />
chọn bài báo, chúng tôi tìm được 10 nghiên cứu<br />
gồm 5 mức độ tăng dần từ 1 điểm đến 5 điểm.<br />
trong nước từ báo cáo, luận văn, luận án tại thư<br />
Điểm CLCS chung là điểm trung bình cộng<br />
viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Đại học<br />
của 4 lĩnh vực. Sau đó tất cả điểm của các lĩnh<br />
Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Đại học Y Hà Nội,<br />
vực được quy đổi sang thang điểm từ 4 – 20<br />
Đại học Y tế công cộng, cũng như các tạp chí y<br />
theo hướng dẫn của WHO.<br />
học trong nước. Vì vậy, có tổng cộng 14 nghiên<br />
Thang đo WHOQoL-HIV BREF dùng để<br />
cứu được đưa vào phân tích (Bảng 1, Sơ đồ 1).<br />
đánh giá CLCS được thiết kế chuyên biệt cho<br />
bệnh nhân HIV/AIDS. Thang đo gồm 31 câu, đo Kết quả tìm kiếm cho thấy 14 nghiên cứu về<br />
CLCS thực hiện trên bệnh nhân HIV/AIDS tại<br />
lường 6 lĩnh vực: sức khỏe thể chất (4 câu), sức<br />
Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2017 với tổng<br />
khỏe tinh thần (5 câu), mức độ độc lập (4 câu),<br />
mẫu 3.855 người. Các nghiên cứu được tiến<br />
quan hệ xã hội (4 câu), môi trường sống (8 câu)<br />
hành tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam như<br />
và niềm tin cá nhân (4 câu). Mỗi nội dung đều<br />
thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh,<br />
được đo lường bởi thang đo Likert gồm 5 mức<br />
Hải Phòng, Bình Phước, Bình Dương và Trà<br />
độ tăng dần từ 1 điểm đến 5 điểm. Các điểm của<br />
Vinh. Trong số đó, có 4 nghiên cứu sử dụng<br />
từng nội dung được cộng lại và tính trung bình<br />
thang đo WHOQoL BREF (N=1.168), và 10<br />
cho tổng điểm ở mỗi lĩnh vực, sau đó lấy điểm<br />
nghiên cứu còn lại sử dụng thang đo WHOQoL-<br />
trung bình của từng lĩnh vực nhân cho 4 để có<br />
thể so sánh với điểm được sử dụng trong HIV BREF (N=2.687).<br />
WHOQOL 100 câu, tổng điểm nằm trong Hình 1 là biểu đồ rừng tổng hợp điểm<br />
khoảng từ 4 đến 20 điểm. trung bình CLCS chung, sử dụng thang đo<br />
Phân tích số liệu WHOQoL-HIV BREF. Trục tung thể hiện các<br />
Nghiên cứu của chúng tôi phân tích gộp nghiên cứu tổng hợp được, trục hoành thể<br />
bằng mô hình tác động cố định. Trong nghiên hiện điểm số CLCS và dao động từ 4 – 20<br />
cứu này, so với mô hình tác động ngẫu nhiên thì điểm. Các mốc điểm cũng được chia theo<br />
kết quả phân tích gộp của mô hình tác động cố ngưỡng 0-100% để thể hiện mức độ CLCS của<br />
định có khoảng tin cậy 95% hẹp hơn, trọng số người nhiễm HIV/AIDS trên các tiêu chí đánh<br />
của mỗi nghiên cứu phù hợp hơn(8). Dữ liệu giá. Biểu đồ cũng thể hiện trọng số, điểm trung<br />
được phân tích bằng phần mềm R 3.4.3 với thư bình của từng nghiên cứu và khoảng tin cậy<br />
viện “meta” và được thể hiện trên biểu đồ bằng 95%. Nhìn chung, điểm trung bình CLCS<br />
phần mềm Stata 14. chung của bệnh nhân HIV/AIDS là 13,0 điểm<br />
KẾT QUẢ với KTC 95% từ 12,9 – 13,1. Hầu hết các nghiên<br />
Chúng tôi tìm được tổng cộng 73 bài báo từ cứu đều có điểm trung bình CLCS chung của<br />
cơ sở Pubmed và Embase. Có 24 bài báo trùng người nhiễm HIV ở mức 50 đến dưới 75%.<br />
<br />
<br />
142 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 1. Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân HIV/AIDS được chọn vào phân tích gộp<br />
TT Tên tác giả Năm Địa điểm Thang đo Thiết kế nghiên cứu Cỡ mẫu<br />
(23)<br />
1 Trần Vũ Hiếu 2007 OPC Quận 8, TP.HCM WHOQoL-BREF Nghiên cứu cắt ngang 372<br />
(17)<br />
2 Tăng Thường Bản 2008 OPC Quận 8, TP.HCM WHOQoL-BREF Nghiên cứu cắt ngang 354<br />
(20)<br />
3 Trần Xuân Bách 2012 Hải Phòng, TP.HCM WHOQoL-BREF Nghiên cứu theo dõi 370<br />
Huỳnh Ngọc Vân Trung tâm phòng chống<br />
4 (7) 2013 WHOQoL-BREF Nghiên cứu theo dõi 72<br />
Anh HIV/AIDS Trà Vinh<br />
(21) BV Đa khoa Uông Bí, WHOQoL-HIV<br />
5 Trần Xuân Bách 2012 Nghiên cứu cắt ngang 155<br />
Quảng Ninh BREF<br />
(22) Hà Nội, Hải Phòng, WHOQoL-HIV<br />
6 Trần Xuân Bách 2012 Nghiên cứu cắt ngang 1016<br />
TP.HCM BREF<br />
(24) WHOQoL-HIV Thử nghiệm ngẫu<br />
7 Vũ Văn Tâm 2012 OPC, Quảng Ninh 228<br />
BREF nhiên có nhóm chứng<br />
Huỳnh Ngọc Vân OPC An Hòa, quận 6, WHOQoL-HIV<br />
8 (8) 2013 Nghiên cứu theo dõi 242<br />
Anh TP.HCM BREF<br />
(19) OPC An Hòa, quận 6, WHOQoL-HIV<br />
9 Tô Gia Kiên 2014 Nghiên cứu cắt ngang 55<br />
TP.HCM BREF<br />
(9) WHOQoL-HIV<br />
10 Lê Văn Học 2015 BV Nhân Ái, TP.HCM Nghiên cứu cắt ngang 131<br />
BREF<br />
(6) WHOQoL-HIV<br />
11 Dương Bá Vũ 2015 TTYTDP quận 11, TP.HCM Nghiên cứu cắt ngang 156<br />
BREF<br />
Quách Thị Minh WHOQoL-HIV<br />
12 (15) 2016 BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM Nghiên cứu cắt ngang 204<br />
Phượng BREF<br />
Nguyễn Thị Kim Trung tâm phòng chống WHOQoL-HIV<br />
13 (13) 2016 Nghiên cứu cắt ngang 196<br />
Tuyến HIV/AIDS Bình Phước BREF<br />
(12) OPC Thuận An, Bình WHOQoL-HIV<br />
14 Nguyễn Minh Lộc 2017 Nghiên cứu cắt ngang 304<br />
Dương BREF<br />
73 bài báo được tìm thấy qua 2 hệ thống cơ sở<br />
dữ liệu Pubmed (31) và Embase (42)<br />
<br />
Xóa bản trùng gồm 24 bài báo trùng<br />
nhau ở 2 cơ sở dữ liệu<br />
<br />
49 bài báo với tiêu đề và phần tóm tắt có liên<br />
quan đến CLCS<br />
<br />
Sàng lọc dựa vào tóm tắt, loại ra 38 bài<br />
báo không đo lường CLCS<br />
<br />
11 bài báo đọc được toàn văn<br />
Loại ra 7 bài báo: nhiều xuất bản của<br />
cùng 1 dự án nghiên cứu, đối tượng<br />
bệnh nhân khác, thang đo khác<br />
4 bài báo được chọn<br />
<br />
Thêm vào 10 nghiên cứu trong nước<br />
tìm kiếm thủ công từ luận văn, luận án,<br />
bài báo nghiên cứu khoa học<br />
14 nghiên cứu cuối cùng được chọn, thỏa mãn<br />
những tiêu chí đặt ra<br />
<br />
<br />
Sơ đồ 1. Quy trình chọn nghiên cứu đưa vào tổng quan và phân tích<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 143<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Điểm chất lượng cuộc sống chung của bệnh nhân HIV/AIDS tại Việt Nam, đánh giá bằng thang đo<br />
WHOQoL-HIV BREF<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Các mảng đánh giá về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS tại Việt Nam qua thang đo<br />
WHOQoL-HIV BREF<br />
* Tổng trọng số không bằng 100% do sai số làm tròn<br />
<br />
<br />
144 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3: Chất lượng cuộc sống chung của bệnh nhân HIV/AIDS tại Việt Nam qua thang đo WHOQoL BREF<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4: Các mảng đánh giá về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS tại Việt Nam qua thang đo<br />
WHOQoL BREF<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 145<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br />
<br />
<br />
Chất lượng cuộc sống qua thang đo WHOQoL- cần được xem xét can thiệp, hỗ trợ một cách phù<br />
HIV BREF hợp cho bệnh nhân HIV/AIDS.<br />
Khi phân tích từng lĩnh vực của CLCS Gần như tất cả các nghiên cứu đều cho thấy<br />
(Hình 2), kết quả cho thấy điểm CLCS ở lĩnh CLCS về lĩnh vực sức khỏe thể chất ở mức độ<br />
vực sức khỏe thể chất là cao nhất, tiếp theo là cao. Đa phần các đối tượng tham gia ở các<br />
niềm tin cá nhân. CLCS ở lĩnh vực quan hệ xã nghiên cứu trước đang ở giai đoạn lâm sàng 1 và<br />
hội là thấp nhất. Tuy nhiên, mức độ CLCS ở 2, tình trạng sức khỏe vẫn khá tốt. Hơn nữa, việc<br />
tất cả các lĩnh vực chỉ ở gần mức trung bình điều trị ARV hiện nay đã cải thiện đáng kể tình<br />
(50%). trạng sức khỏe của người nhiễm HIV, làm chậm<br />
Chất lượng cuộc sống qua thang đo WHOQoL quá trình phát triển bệnh, giúp bệnh nhân khỏe<br />
BREF mạnh hơn. Nghiên cứu thử nghiệm thực địa trên<br />
23 quốc gia cũng cho kết quả tương đồng, với<br />
Điểm CLCS chung của người nhiễm HIV<br />
điểm CLCS của người nhiễm HIV ở lĩnh vực sức<br />
quan thang đo WHOQoL BREF là 13,9 điểm<br />
khỏe thể chất là tốt nhất(16). Qua đó cho thấy, việc<br />
(KTC 95% từ 13,8 – 14,1), nằm ở mức trên 60%<br />
điều trị ARV đã góp một phần lớn vào việc cải<br />
(Hình 3). Nghiên cứu của Trần Xuân Bách có<br />
thiện CLCS của người nhiễm HIV.<br />
điểm trung bình CLCS chung thấp nhất với 11,9<br />
điểm, nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Vân Anh có Tuy nhiên, CLCS lĩnh vực sức khỏe tinh thần<br />
điểm trung bình cao nhất là 15,1 điểm. Nghiên khá thấp. Kết quả này là phù hợp khi vài nghiên<br />
cứu có trọng số cao nhất là nghiên cứu của Trần cứu tại Việt Nam cũng cho thấy tỉ lệ đáng kể<br />
Vũ Hiếu với 34%. Khi đánh giá 4 lĩnh vực CLCS bệnh nhân HIV/AIDS có dấu hiệu của stress,<br />
(Hình 4), kết quả cho thấy CLCS liên quan đến trầm cảm, lo âu và sa sút trí tuệ(10,18). Những<br />
sức khỏe tinh thần là thấp nhất. Tuy nhiên, người nhiễm HIV thường có tâm lý tự ti, mặc<br />
CLCS liên quan đến quan hệ xã hội lại cao nhất. cảm, dễ bị phân biệt đối xử, bị kỳ thị hoặc có xu<br />
hướng tự kỳ thị, nên dẫn đến điểm trung bình<br />
BÀN LUẬN lĩnh vực sức khỏe tinh thần không cao. Cũng có<br />
Nghiên cứu này là một trong số ít các nghiên khả năng, tình trạng sức khỏe tâm thần của bệnh<br />
cứu tìm kiếm, tổng hợp và phân tích gộp các số nhân HIV/AIDS tại Việt Nam chưa được quan<br />
liệu đã công bố về CLCS trên bệnh nhân tâm, chăm sóc đúng mức. Ví dụ, nghiên cứu<br />
HIV/AIDS tại Việt Nam. Chúng tôi thấy rằng phân tích gộp trên 11 quốc gia lại cho thấy điểm<br />
CLCS của người nhiễm HIV tại Việt Nam chỉ ở trung bình sức khỏe tinh thần của người nhiễm<br />
mức độ vừa phải, từ 50 đến dưới 75% trên các HIV tốt hơn. Các nghiên cứu khác ở Burkina<br />
tiêu chí đánh giá, khi đánh giá chung và khi Faso(2), Nigeria(1), Campuchia(26) hay Phần Lan(14)<br />
đánh giá chuyên biệt từng khía cạnh CLCS trên cũng cho thấy kết quả tương tự. Qua đó cho thấy<br />
cả hai thang đo. Kết quả này tương đồng so với ngoài chăm sóc điều trị để nâng cao sức khỏe thể<br />
một nghiên cứu phân tích gộp của Cardona-Aria chất thì Việt Nam cũng cần quan tâm hỗ trợ đến<br />
trên bệnh nhân HIV/AIDS tại 11 nước cũng thực đời sống tinh thần của người nhiễm HIV, tổ<br />
hiện phân tích trên 2 thang đo WHOQoL BREF chức sàng lọc sớm để phát hiện và điều trị cho<br />
và WHOQoL-HIV BREF(4), trong đó CLCS cũng người nhiễm HIV/AIDS có dấu hiệu của rối loạn<br />
dao động ở mức 50 – 75%. Điều đó chứng tỏ tâm thần.<br />
rằng, CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS tại Việt Lĩnh vực niềm tin cá nhân có điểm chỉ thấp<br />
Nam mặc dù thấp nhưng cũng nằm ở mức độ sau lĩnh vực sức khỏe thể chất. Điều này có thể<br />
vừa phải, tương tự với bệnh nhân HIV/AIDS ở do khi sức khỏe thể chất tốt, người nhiễm HIV<br />
nhiều nước trên thế giới. Dẫu vậy, những khía cảm thấy khỏe mạnh, có khả năng làm việc, sinh<br />
cạnh của CLCS ở mức thấp (gần mức 50%) thì hoạt tốt, cảm thấy cuộc sống trở nên ý nghĩa,<br />
<br />
<br />
146 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
không còn lo sợ nhiều đến cái chết, điểm niềm của Cardona-Aria trong đó cho thấy điểm CLCS<br />
tin cá nhân cũng từ đó mà được cải thiện. đo bằng thang đo WHOQoL BREF hầu hết đều<br />
Nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với cao hơn điểm CLCS đo bằng thang đo<br />
nghiên cứu của Cardona-Aria(4) và Yang Y(26). WHOQoL-HIV BREF. Các nghiên cứu trước<br />
Thậm chí ở nhiều nghiên cứu, kết quả còn cho cũng chỉ ra rằng việc đánh giá CLCS với một<br />
thấy điểm lĩnh vực niềm tin cá nhân của người công cụ chuyên biệt dành riêng cho người nhiễm<br />
nhiễm HIV là cao nhất trong số 6 lĩnh vực(1,22). HIV như thang đo WHOQoL-HIV BREF thường<br />
Với sự tiến bộ của y học, căn bệnh HIV/AIDS cho kết quả chính xác hơn. Điểm quan hệ xã hội<br />
dần trở thành bệnh mãn tính, người bệnh dần thấp cũng phù hợp với nghiên cứu tại của Nobre<br />
sống lâu hơn với HIV, từ đó giúp giảm bớt nỗi lo tại Phần Lan(14) hay Bakiono F tại Burkina Faso(2).<br />
lắng, sợ hãi về tương lai và cái chết. Nghiên cứu có một số điểm hạn chế cần lưu<br />
Lĩnh vực môi trường sống có điểm thấp sau ý khi sử dụng kết quả. Ngoài Pubmed và<br />
lĩnh vực sức khỏe thể chất và niềm tin cá nhân. Embase, chúng tôi cố gắng đưa vào càng nhiều<br />
Nguyên nhân dẫn đến điều này rất có khả năng càng tốt các nghiên cứu được thực hiện tại Việt<br />
do điều kiện kinh tế tài chính ở nhiều bệnh nhân Nam bằng cách tìm kiếm thêm chủ yếu từ trang<br />
còn khó khăn, việc mắc bệnh khiến họ bị ảnh web của thư viện các trường đại học y dược tại<br />
hưởng đến việc làm, mất đi nguồn thu nhập, Việt Nam. Tuy nhiên, không phải tất cả các<br />
làm giảm khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc trường đều có cơ sở dữ liệu lưu trữ các thông tin<br />
sức khỏe hay các hoạt động giải trí. Tuy nhiên, nghiên cứu. Vì vậy, có khả năng nghiên cứu này<br />
khá nhiều các nghiên cứu trên thế giới mà chúng đã bỏ sót các công trình nghiên cứu khác, chẳng<br />
tôi ghi nhận được đều cho thấy lĩnh vực môi hạn các nghiên cứu triển khai tại miền Trung<br />
trường sống có điểm số thấp nhất trong 6 lĩnh Việt Nam. Việc cập nhật, bổ sung và phân tích<br />
vực(1,2,4,26). bao gồm các nghiên cứu ở các vùng miền khác,<br />
Lĩnh vực mức độ độc lập có điểm thấp thứ nếu có, là cần thiết để có cái nhìn toàn diện hơn<br />
nhì trong các lĩnh vực đánh giá. Bệnh nhân về chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân HIV/AIDS<br />
HIV/AIDS điều trị ARV cần nhiều sự hỗ trợ y tế tại Việt Nam.<br />
về thuốc cũng như sự chăm sóc, điều trị. Sự phụ KẾT LUẬN<br />
thuộc vào cơ sở y tế, phác đồ điều trị, việc phải Nhìn chung CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS<br />
có mặt thường xuyên tại các phòng khám ngoại tại Việt Nam nằm ở mức độ 50% đến dưới 75%,<br />
trú để điều trị, để nhận thuộc có thể ảnh hưởng qua đánh giá từ thang đo WHOQoL BREF và<br />
đến các hoạt động sinh hoạt, việc làm. Một số WHOQoL-HIV BREF. Mặc dù CLCS liên quan<br />
bệnh nhân giai đoạn bệnh càng tiến triển nặng, đến sức khỏe thể chất, niềm tin cá nhân là cao<br />
sự phụ thuộc này càng tăng đáng kể. Chính vì nhưng sức khỏe tinh thần, quan hệ xã hội lại rất<br />
vậy, điểm trung bình mức độ độc lập của nhóm thấp. Kết quả này cho thấy cần thiết phải có<br />
đối tượng này khá thấp. Nghiên cứu của chúng ngay các chương trình can thiệp cho bệnh nhân<br />
tôi tương đồng với nghiên cứu của Yang tại HIV/AIDS, đặc biệt chú trọng các khía cạnh còn<br />
Campuchia(26). Tuy nhiên nghiên cứu phân tích thấp của CLCS, từ đó giúp người bệnh tham gia<br />
gộp trên nhiều quốc gia của Cardona-Aria(4) và điều trị tốt hơn, góp phần thành công trong việc<br />
vài nghiên cứu khác lại cho thấy điểm trung kiểm soát HIV/AIDS tại Việt Nam.<br />
bình lĩnh vực mức độ độc lập cao hơn(1,2,14).<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Tuy nhiên, CLCS liên quan đến quan hệ xã<br />
1. Akinboro AO, Akinyemi SO, Olaitan PB, Raji AA, Popoola<br />
hội là cao nhất trên thang đo WHOQoL BREF AA, Awoyemi OR and Ayodele OE (2014). Quality of life of<br />
nhưng thấp nhất trên thang đo WHOQoL-HIV Nigerians living with human immunodeficiency virus. Pan Afr<br />
Med J, 18: 234.<br />
BREF. Điều này là phù hợp so nghiên cứu gộp<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 147<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br />
<br />
2. Bakiono F, Guiguimde PW, Sanou M, Ouedraogo L and 16. Skevington SM, Lotfy M and O'Connell KA (2004). The World<br />
Robert A (2015). Quality of life in persons living with HIV in Health Organization's WHOQOL-BREF quality of life<br />
Burkina Faso: a follow-up over 12 months. BMC Public Health, assessment: psychometric properties and results of the<br />
15: 1119. international field trial. A report from the WHOQOL group.<br />
3. Borenstein M, Hedges LV, Higgins JP and Rothstein HR (2010). Qual Life Res, 13(2): 299-310.<br />
A basic introduction to fixed-effect and random-effects models 17. Tăng Thường Bản and Nguyễn Thị Hồng Loan (2009). Đánh<br />
for meta-analysis. Res Synth Methods, 1(2): 97-111. giá đặc tính đo lường của bảng câu hỏi chất lượng cuộc sống<br />
4. Cardona-Aria JA and Higuita-Gutierrez LF (2014). Impact of WHOQOL - BREF phiên bản tiếng Việt trên bệnh nhân HIV (+)<br />
HIV/AIDS on quality of life: meta-analysis 2002-2012. Rev Esp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ y<br />
Salud Publica, 88: p. 87-101. khoa, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.<br />
5. Cục Phòng chống HIV/AIDS (2017). Báo cáo công tác phòng, 18. Thai TT, Jones MK, Harris LM, Heard RC, Hills NK and<br />
chống HIV/AIDS năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2018. Lindan CP (2017). Symptoms of Depression in People Living<br />
6. Dương Bá Vũ, Huỳnh Ngọc Vân Anh, Tô Gia Kiên and with HIV in Ho Chi Minh City, Vietnam: Prevalence and<br />
Nguyễn Thị Phương Phảo (2015). Chất lượng cuộc sống của Associated Factors. AIDS Behav.<br />
người nhiễm HIV đang điều trị ARV tại quận 11. Tạp chí Y học 19. Tô Gia Kiên, Huỳnh Ngọc Vân Anh, Đỗ Văn Dũng and<br />
TP.HCM, Tập 19(Phụ bản cuốn số 1): tr. 14-21. Nguyễn Thị Hoàng Mai (2014). Đặc tính đo lường của<br />
7. Huỳnh Ngọc Vân Anh (2013). Chất lượng sống của những WHOQOL-HIV BREF tiếng Việt trên người nhiễm HIV đang<br />
người nhiễm HIV đang điều trị ARV: Một nghiên cứu theo được điều trị ARV. Y học TP. Hồ Chí Minh, 18: tr. 15-22.<br />
dõi. Luận văn thạc sĩ, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 20. Tran BX (2012). Quality of life outcomes of antiretroviral<br />
8. Huỳnh Ngọc Vân Anh, Tô Gia Kiên, Tô Gia Quyền, Nguyễn treatment for HIV/AIDS patients in Vietnam. PLoS One, 7(7):<br />
Hùng Cường and Đỗ Văn Dũng (2013). Chất lượng sống của e41062.<br />
người nhiễm HIV đang được điều trị ARV tại Trung tâm 21. Tran BX, Ohinmaa A, Duong AT, Do NT, Nguyen LT, Mills S,<br />
phòng chống HIV/AIDS tỉnh Trà Vinh. Y học TP. Hồ Chí Houston S and Jacobs P (2012). Cost-effectiveness of<br />
Minh, Tập 17, Phụ bản của số 1: tr. 208-216. methadone maintenance treatment for HIV-positive drug<br />
9. Lê Văn Học, Nguyễn Thành Long and cộng sự (2015). Đánh users in Vietnam. AIDS Care, 24(3): 283-90.<br />
giá chất lượng sống của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV tại 22. Tran BX, Ohinmaa A, Nguyen LT, Oosterhoff P, Vu PX, Vu TV<br />
bệnh viện Nhân Ái. Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXV, Số 10: and Larsson M (2012). Gender differences in quality of life<br />
tr. 412. outcomes of HIV/AIDS treatment in the latent feminization of<br />
10. Matsumoto S, Yamaoka K, Takahashi K, Tanuma J, Mizushima HIV epidemics in Vietnam. AIDS Care, 24(10): 1187-96.<br />
D, Do CD, Nguyen DT, Nguyen HDT, Nguyen KV and Oka S 23. Trần Vũ Hiếu and Nguyễn Quốc Huy (2008). Chất lượng cuộc<br />
(2017). Social Support as a Key Protective Factor against sống của người nhiễm HIV/AIDS tại Khoa Tham vấn hỗ trợ<br />
Depression in HIV-Infected Patients: Report from large HIV cộng đồng quận 8 và quận Bình Thạnh năm 2007. Khóa luận<br />
clinics in Hanoi, Vietnam. Sci Rep, 7(1): 15489. tốt nghiệp bác sĩ y khoa, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc<br />
11. Moher D, Liberati A, Tetzlaff J and Altman DG (2009). Thạch.<br />
Preferred reporting items for systematic reviews and meta- 24. Vu VT, Larsson M, Pharris A, Diedrichs B, Nguyen HP,<br />
analyses: the PRISMA statement. PLoS Med, 6(7): e1000097. Nguyen CT, Ho PD, Marrone G and Thorson A (2012). Peer<br />
12. Nguyễn Minh Lộc (2017). Chất lượng cuộc sống và các yếu tố support and improved quality of life among persons living<br />
liên quan của người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV ở with HIV on antiretroviral treatment: a randomised controlled<br />
Trung tâm y tế thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Khóa luận trial from north-eastern Vietnam. Health Qual Life Outcomes,<br />
tốt nghiệp bác sĩ y học dự phòng, Đại học Y Dược Thành phố 10: 53.<br />
Hồ Chí Minh. 25. WHO (2017). HIV/AIDS - Fact Sheets.<br />
13. Nguyễn Thị Kim Tuyến, Huỳnh Ngọc Vân Anh and Tô Gia 26. Yang Y, Thai S and Choi J (2016). An evaluation of quality of<br />
Kiên (2016). Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan của life among Cambodian adults living with HIV/AIDS and using<br />
người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV ở Trung tâm antiretroviral therapy: a short report. AIDS Care, 28(12): 1546-<br />
phòng chống HIV/AIDS Bình Phước. Y học TP. Hồ Chí Minh, 1550.<br />
Phụ bản tập 20, số 5.<br />
14. Nobre N, Pereira M, Roine RP, Sintonen H and Sutinen J<br />
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018<br />
(2017). Factors associated with the quality of life of people<br />
living with HIV in Finland. AIDS Care, 29(8): 1074-1078. Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018<br />
15. Quách Thị Minh Phượng (2015). Chất lượng cuộc sống của Ngày bài báo được đăng: 20/03/2019<br />
bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới năm 2015. Y<br />
học TP. Hồ Chí Minh, Tập 20(Phụ bản của số 1): tr. 299-305.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
148 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />