intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ do suy thận mạn giai đoạn cuối tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An năm 2024

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ do suy thận mạn giai đoạn cuối tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An năm 2024. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 163 bệnh nhân suy thận mạn được chạy thận nhân tạo chu kỳ tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An và Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Vinh từ tháng 01/2024 đến tháng 6/2024.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ do suy thận mạn giai đoạn cuối tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An năm 2024

  1. TẠP CHÍ Y DƯỢC THÁI BÌNH, TẬP 12 SỐ 3 - THÁNG 9 NĂM 2024 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN THẬN NHÂN TẠO CHU KỲ DO SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI TẠI THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN NĂM 2024 TÓM TẮT Nguyễn Văn Thông1*, Nguyễn Văn Tuấn1, Trần Tất Thắng2 Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống của Method: A cross-sectional descriptive study bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ do suy thận mạn with analysis was conducted on 163 patients with giai đoạn cuối tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An năm chronic renal disease undergoing hemodialysis 2024. at Nghe An Huu Nghi General Hospital and Vinh Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có Medical University Hospital from January 2024 to phân tích trên 163 bệnh nhân suy thận mạn được June 2024. chạy thận nhân tạo chu kỳ tại Bệnh viện Hữu Nghị Results: The domain with the highest average Đa khoa Nghệ An và Bệnh viện Trường Đại học Y quality of life score in renal disease was “Support khoa Vinh từ tháng 01/2024 đến tháng 6/2024. from dialysis staff “ (78.55 ± 17.20), while the Kết quả: Lĩnh vực bệnh thận có điểm chất lượng domain with the lowest score was “Burden of renal cuộc sống trung bình cao nhất là Hỗ trợ của nhân disease” (26.76 ± 16.57). The average SF-36 health viên lọc máu (78,55±17,20) và lĩnh vực có điểm score was 36.38 ± 15.89, with the average physical thấp nhất là Gánh nặng bệnh thận (26,76±16,57). health score being 34.75 ± 17.83, which was lower Điểm sức khỏe SF-36 trung bình là 36,38 ± 15,89, than the average mental health score of 38.01 ± trong đó điểm sức khỏe thể chất trung bình 34,75 ± 15.27. The classification of the quality-of-life levels 17,83 thấp hơn điểm sức khỏe tâm thần trung bình among the study participants showed that 23.92% 38,01 ± 15,27. Phân loại mức độ CLCS đối tượng had low quality of life, 57.05% had below-moderate tham gia nghiên cứu: mức kém chiếm 23,92%, quality of life, 17.79% had upper-moderate quality mức trung bình kém chiếm 57,05%; mức trung of life, and 1.22% had good quality of life. bình khá là 17,79%, mức khá là 1,22%. Conclusion: The quality-of-life score in patients Kết luận: Điểm chất lượng cuộc sống của bệnh undergoing hemodialysis due to end-stage chronic nhân thận nhân tạo chu kỳ do suy thận mạn giai renal disease at the study site was moderate level đoạn cuối tại địa điểm nghiên cứu ở mức trung (74.85%). bình (74,85%). Keywords: Chronic renal disease, SF-36, Từ khóa: Bệnh thận mạn, SF-36, thận nhân tạo, hemodialysis, quality of life. chất lượng cuộc sống. I. ĐẶT VẤN ĐỀ QUALITY OF LIFE OF PATIENTS WITH CYCLI- Bệnh thận mạn là vấn đề ngày càng phổ biến, có CAL ARTERIOLOGICAL KIDNEY DUE TO END- tính chất toàn cầu đang gia tăng nhanh chóng và STAGE CHRONIC RENAL FAILURE IN VINH được dự đoán trở thành nguyên nhân thứ 5 dẫn CITY NGHE AN PROVINCE IN 2024 đến tử vong vào năm 2040 [1]. Năm 2017 trên thế ABSTRACT giới có 1,2 triệu người chết vì bệnh thận mạn, tăng 41,5% so với số người chết năm 1990. Tỉ lệ hiện Objective: To assess the quality of life in patients mắc 9,1% dân số toàn cầu. Hiện nay, tại Việt Nam, undergoing hemodialysis due to end-stage chronic ước tính có hơn 10 triệu người mắc bệnh thận renal disease in Vinh City, Nghe An Province, in mạn, chiếm 10,1% dân số. Số ca mới được chẩn 2024. đoán mỗi năm khoảng 8.000 ca [2]. Việc đánh giá chất lượng cuộc sống cũng là một tiêu chí rất quan 1. Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Vinh trọng, đặc biệt là đối với nhóm mạn tính như bệnh 2. Bệnh viện Mắt Nghệ An thận mạn nhằm cung cấp nhiều thông tin hữu ích * Tác giả liên hệ: Nguyễn Văn Thông cho người làm y tế trong việc theo dõi bệnh nhân Email: vanthongykv@gmail.com và nắm bắt các vấn đề tâm lý xã hội hoặc kiểm tra Ngày nhận bài: 15/7/2024 thực hành chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Chúng Ngày phản biện: 20/8/2024 tôi thực hiện nghiên cứu đề tài với mục tiêu: “Đánh Ngày duyệt bài: 22/8/2024 giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thận nhân 44
  2. TẠP CHÍ Y DƯỢC THÁI BÌNH, TẬP 12 SỐ 3 - THÁNG 9 NĂM 2024 tạo chu kỳ do suy thận giai đoạn cuối tại thành phố 2.3. Công cụ thu thập thông tin: Nghiên cứu sử Vinh tỉnh Nghệ An năm 2024”. dụng bộ công cụ SF-36 gồm 11 câu hỏi lớn, chứa 36 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU câu hỏi nhỏ, chia làm 8 phần và hai lĩnh vực chính (sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất) được sử 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân thận dụng để đo lường chất lượng cuộc sống [3]. nhân tạo chu kỳ do suy thận mạn giai đoạn cuối tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An và Bệnh 2.4. Xử lý và phân tích số liệu: Chúng tôi sử viện Trường Đại học Y khoa Vinh từ tháng 01/2024 dụng phần mền tính điểm Microsoft Excel theo đến tháng 6/2024. hướng dẫn tính điểm của bộ câu hỏi KDQOL- SF. Xử lý số liệu bằng phần mền SPSS 25. Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên được chẩn đoán xác định bệnh thận giai đoạn 2.5. Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu này chỉ cuối đang chạy thận nhân tạo chu kỳ, đồng ý tham mô tả, không can thiệp, không làm tổn hại thể chất gia nghiên cứu và có thể trả lời câu hỏi. và tinh thần của đối tượng nghiên cứu và đã được sự đồng ý cho triển khai của Ban giám đốc bệnh Tiêu chuẩn loại trừ: Người bệnh có diễn biến viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An và bệnh viện nặng phải điều trị nội trú. Trường Đại học Y khoa Vinh. Tất cả các đối tượng 2.2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô chọn vào mẫu nghiên cứu đều được giải thích rõ tả cắt ngang có phân tích. Chọn mẫu toàn bộ được về mục đích và nội dung nghiên cứu. Đối tượng 163 bệnh nhân suy thận mạn được chạy thận nhân tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện. Các tạo chu kỳ ở 2 bệnh viện tại địa điểm nghiên cứu thông tin của từng đối tượng đều được giữ kín. thoả mãn tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (n=163) Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%) < 20 3 1,8 20 - 40 49 30,1 Tuổi 41 - 60 68 41,7 >60 43 26,4 Mean ± SD (min-max) 50,34 ± 16,45 (18-93) Nam 107 65,6 Giới tính Nữ 56 34,4 ≤ Trung học phổ thông 112 68,7 Học vấn Cao đẳng, đại học trở 51 31,3 lên Hộ nghèo 59 36,2 Kinh tế Không phải hộ nghèo 104 63,8 Độ tuổi trung bình 50,34 ± 16,45. Nhóm tuổi 41-60 có tỉ lệ cao nhất chiếm với 41,7%. Nam chiếm 65,6%, nữ chiếm 34,4%. Trình độ học vấn cao đẳng, đại học chiếm 31,3%. Có 36,2% bệnh nhân có hoàn cảnh kinh tế là hộ nghèo. Bảng 2. Tiền sử bệnh mạn tính (n=163) Tiền sử bệnh Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Không có 60 36,8 Tăng huyết áp 51 31,3 Đái tháo đường 29 17,8 Bệnh thận khác 40 24,5 Khác 35 21,5 45
  3. TẠP CHÍ Y DƯỢC THÁI BÌNH, TẬP 12 SỐ 3 - THÁNG 9 NĂM 2024 Trong số bệnh nhân có tiền sử bệnh thì Tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất với 31,3%, xếp thứ hai là tiền sử các bệnh khác. Bảng 3. Thời gian đã chạy thận nhân tạo chu kì (n=163) Thời gian Số lượng (n) Tỷ lệ (%) 5 năm 31 19,0 Phần lớn bệnh nhân đã chạy thận được 1-5 năm chiếm 76,1% 3.2. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ do suy thận mạn tính giai đoạn cuối Bảng 4. Điểm số về các vấn đề của bệnh thận của bệnh nhân (n=163) Vấn đề của bệnh thận Điểm trung bình Nam Nữ p* Triệu chứng 64,34±17,41 65,76±15,64 61,31±20,88 0,390 Ảnh hưởng của bệnh thận 46,20±19,87 45,62 ± 19,53 47,32±20,63 0,605 Gánh nặng của bệnh thận 26,76±16,57 26,75±16,17 26,79±17,46 0,990 Nhận thức 67,03±22,00 67,98±23,46 65,24±18,97 0,452 Tương tác xã hội 67,98±17,57 67,98±18,44 67,98±15,95 1,00 Chức năng tình dục 48,16±38,72 50,23±37,85 44,20±40,38 0,346 Giấc ngủ 42,29±12,63 41,66±12,54 43,48±12,82 0,383 Hỗ trợ xã hội 76,07±17,28 76,17±17,30 75,89±17,38 0,923 Tình trạng công việc 56,75±18,02 57,01±18,74 56,25±16,69 0,799 Sự hài lòng của bệnh nhân 57,67±24,86 57,32±23,92 58,33±26,78 0,806 Hỗ trợ của nhân viên lọc máu 78,55±17,20 77,24±18,56 81,03±14,10 0,184 * Giá trị p của kiểm định Independent Sample T-Test Trong 11 lĩnh vực vấn đề bệnh thận người bệnh có điểm trung bình cao nhất là lĩnh vực Hỗ trợ của nhân viên lọc máu (78,55±17,20) và lĩnh vực có điểm thấp nhất là Gánh nặng của bệnh thận (26,76±16,57). Bảng 5. Điểm số 8 lĩnh vực đánh giá chất lượng cuộc sống SF-36 của bệnh nhân (n=163) Lĩnh vực Điểm trung bình Nam Nữ p* Sức khỏe liên quan đến hoạt động 48,84 ±26,67 47,04±27,31 52,28±25,29 0,235 thể chất Hạn chế do vai trò của thể chất 15,49 ±31,57 13,08±28,8 20,09±36,12 0,212 Sức khỏe liên quan đến cảm nhận 40,90 ±27,01 39,86±27,39 42,90±26,38 0,496 đau đớn Tự đánh giá sức khỏe tổng quát 24,54 +15,32 23,04±15,07 27,41±15,52 0,084 Sức khỏe liên quan đến cảm nhận 43,96 ±17,48 43,18±17,72 45,45±17,06 0,433 cuộc sống. Sức khỏe liên quan đến hoạt động 46,40 ±22,30 45,33±22,16 48,44±22,62 0,808 xã hội Hạn chế do vai trò của tinh thần 28,22 ±35,83 27,73±34,72 29,17±38,17 0,472 Sức khỏe tâm thần tổng quát 46,92 ±15,65 46,28±15,62 48,14±15,78 0,184 * Giá trị p của kiểm định Independent Sample T-Test Trong 8 lĩnh vực đánh giá chất lượng cuộc sống SF-36, lĩnh vực có điểm khá thấp là Hạn chế vai trò của thể chất (15,49 ±31,57); Tự đánh giá sức khỏe tổng quát (24,54 +15,32). Điểm cao nhất là lĩnh vực Sức khỏe liên quan đến hoạt động thể chất (48,84 ±26,67). 46
  4. TẠP CHÍ Y DƯỢC THÁI BÌNH, TẬP 12 SỐ 3 - THÁNG 9 NĂM 2024 Bảng 6. Điểm đánh giá chất lượng cuộc sống chung của bệnh nhân (n=163) Điểm Lĩnh vực Nam Nữ p* trung bình Sức khỏe thể chất 34,75 ± 17,83 33,24 ± 17,19 37,64 ± 18,81 0,135 Sức khỏe tinh thần 38,01 ± 15,27 37,11 ± 14,83 39,72 ± 16,05 0,301 Điểm SF36 36,38 ± 15,89 35,17 ± 15,36 38,68 ± 16,7 0,181 * Giá trị p của kiểm định Independent Sample T-Test Điểm sức khoẻ trung bình SF-36 là 36,38 ± 15,89, trong đó điểm trung bình sức khoẻ thể chất 34,75 ± 17,83 thấp hơn điểm trung bình sức khoẻ tinh thần 38,01 ± 15,27. Bảng 7. Phân bố mức độ chất lượng cuộc sống của bệnh nhân (n=136) Nam Nữ Tổng Mức độ Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Kém (FS- 36: 0-25) 26 24,29 13 23,21 39 23,92 Trung bình kém (FS-36: 26-50) 63 58,87 30 53,57 93 57,05 Trung bình khá (FS-36: 51-75) 18 16,82 11 19,64 29 17,79 Khá tốt (FS-36: 76-100) 0 0 2 3,571 2 1,22 Tổng 107 100 56 34,4 163 100 Phân loại mức độ CLCS đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu ở mức trung bình kém (SF- 36: 25-50) chiếm 57,05%; mức kém chiếm 23,9%. IV. BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 4.2. Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân Trong nghiên cứu của chúng tôi độ tuổi trung bình bệnh thận mạn giai đoạn cuối của bệnh nhân là 50,34 ± 16,45, tuổi thấp nhất là 16 4.2.1. Chất lượng cuộc sống của bệnh thận và cao nhất là 93 tuổi, kết quả này cao hơn so với mạn giai đoạn cuối các nghiên cứu khác như của Ngô Thị Khánh Trang: Chất lượng cuộc sống có thể liên quan với tỷ lệ tử là 45,98 ± 15,36 tuổi [3], Nguyễn An Giang và cộng vong và sự sống còn của bệnh thận giai đoạn cuối sự là 47,4 ± 14,9 tuổi [4]. Độ tuổi trung bình giữa và được xem là một yếu tố quan trọng giúp đánh các nghiên cứu không chênh lệch quá nhiều, đa số giá kết quả của bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính. bệnh nhân lọc máu định kỳ ở độ tuổi còn lao động, Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, điểm điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả lao động trung bình về lĩnh vực hỗ trợ của nhân viên lọc máu dẫn đến chất lượng cuộc sống cũng bị ảnh hưởng. (78,55±17,20) là cao nhất và tiếp đến là điểm hỗ trợ Tỷ lệ bệnh nhân nam (65,6%) chiếm tỷ lệ gần gấp xã hội (76,07±17,28). Vấn đề có điểm số thấp nhất đôi so với bệnh nhân nữ (34,4%). Sự phân bố về là gánh nặng của bệnh thận (26,76±16,57). Còn giới của người bệnh trong nghiên cứu của chúng các vấn đề khác có giá trị trung bình trong khoảng tôi tương đồng với kết quả của một số nghiên cứu (42,29- 67,98) điểm. Kết quả của chúng tôi tương kác như nghiên cứu Nguyễn Thị Hằng (2020) với tỷ tự với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tất Thắng lệ nam là 54,8% và nữ là 45,2% [5] và nghiên cứu (2021) [10], Đặng Thị Hân (2022) [11]. của Ganu thực hiện năm 2018 tại Ghana với tỷ lệ nam là 59,4% và nữ là 40,6%) [6], của Mahato S 4.2.2. Điểm số chất lượng cuộc sống SF-36 K S. (2020) tại Nepal, tỷ lệ bệnh nhân nam chiếm của đối tượng nghiên cứu 56,59%, ở Uganda, năm (2021), nghiên cứu tác giả Trong 8 lĩnh vực đánh giá chất lượng cuộc sống Peace Bagasha cho thấy nam giới chiếm 60,2%. SF-36 thì điểm trung bình của nữ cao hơn nam và Trong số bệnh nhân có tiền sử bệnh thì tăng huyết chúng tôi cũng không ghi nhận có mối liên quan áp chiếm tỷ lệ cao nhất với 31,3%. Thấp hơn nhiều giữa nam với nữ. Lĩnh vực có điểm khá thấp là hạn so với nghiên cứu của Hoàng Bùi Bảo tỷ lệ tăng chế vai trò của thể chất (15,49 ±31,57) và tự đánh huyết áp ở nhóm bệnh nhân lọc máu định kỳ là giá sức khỏe tổng quát (24,54 +15,32). Tương tự 89,74% [7]; Theo kết quả nghiên cứu của Agarwal nghiên cứu của Nguyễn Tất Thắng thì lĩnh vực thấp R. (Mỹ) và của Cocchi R. (Ý) lần lượt có tỷ lệ: 82% nhất là hạn chế vai trò của thể chất (5,35±17,36) [10] [8] và 88,1% [9] bệnh nhân lọc máu định kỳ có tăng và cũng tương đồng nghiên cứu tại Uganda năm huyết áp. (2021). Điểm chất lượng cuộc sống theo SF36 của 47
  5. TẠP CHÍ Y DƯỢC THÁI BÌNH, TẬP 12 SỐ 3 - THÁNG 9 NĂM 2024 người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi là 36,38 3. Ware, J. E., Jr. and Sherbourne, C. D.(1992), ± 15,89 điểm. Nhìn chung thì điểm trung bình của “The MOS 36-item short-form health survey sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần và điểm SF36 (SF-36). I. Conceptual framework and item selec- chung của nữ cao hơn nam. Và điểm sức khỏe thể tion”, Med Care. 30(6), pp. 473-83. chất chung thấp hơn điểm sức khỏe tâm thần có thể 4. Ngô Thị Khánh Trang. Nghiên cứu đặc điểm và là do tuổi đời người bệnh cao hơn, thời gian mắc giá trị tiên lượng của hội chứng suy dinh dưỡng bệnh lâu hơn, sức khỏe thể chất bị suy giảm không - viêm - xơ vữa ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai chỉ do bệnh thận mà còn do biến chứng của bệnh đoạn cuối. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học thận và biến chứng của quá trình lọc máu mang Y Dược Huế. 2017. 190 lại. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn của 5. Nguyễn An Giang. Khảo sát tình trạng dinh Đặng Thị Hân (31,45 ± 9,86 [11]), nhưng thấp hơn dưỡng bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu so với Nguyễn Thị Ngọc Bích (51,81 ± 23,73) [12]. kỳ bằng thang điểm đánh giá toàn diện. Y học thực Chất lượng cuộc sống về SKTC mức trung bình hành. 2013. 5 (870), 159-161. – kém chiếm tỷ lệ cao nhất 57,05%. Chỉ có 2 bệnh 6. Nguyễn Thị Hằng (2020), Kết quả chăm sóc nhân CLCS ở mức khá tốt, có tới 39 bệnh nhân ở người bệnh lọc máu chu kỳ và một số yếu tố liên mức độ kém chiếm 23,92%. Kết quả của chúng quan tại Khoa Thận lọc máu Bệnh viện đa khoa tôi cũng tương đồng với nghiên cứu Hoàng Nam Kiên Giang, Luận văn thạc sỹ điều dưỡng, Đại học Phong (2013). Nhìn chung thì chất lượng cuộc sống Thăng Long. của bệnh nhân ở mức thấp. Nguyên nhân có thể là do địa điểm và đặc điểm đối tượng nghiên cứu, hệ 7. Ganu, V. J., Boima, V., Adjei, D. N. et al (2018), thống y tế và chính sách chăm sóc sức khỏe của “Depression and quality of life in patients on long nhà nước, từng địa phương. Hoặc do các yếu tố: term hemodialysis at a nationalhospital in Ghana: bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối thường a cross-sectional study”, Ghana Med J.52(1), lớn tuổi (tuổi trung bình nghiên cứu là 50,34 ± 16,45) pp.22-28. có nhiều bệnh nền kèm theo nên ảnh hưởng đến 8. Hoàng Bùi Bảo. Nghiên cứu chất lượng sống ở sức khoẻ thể chất nhiều hơn. Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Tạp chí Y V. KẾT LUẬN Dược học Trường Đại học Y Dược Huế. 2012. 2(5), 22. https://www.doi.org/10.34071/jmp.2012.5.3 Tuổi trung bình là 50,34 ± 16,45 tuổi. Nhóm tuổi 41-60 cao nhất chiếm 41,7%. Nam giới là 65,6%, 9. Agarwal R. Epidemiology of interdialytic ambula- nữ là 34,4%. Lĩnh vực bệnh thận có điểm trung tory hypertension and the role of volume excess. bình cao nhất là lĩnh hỗ trợ của nhân viên lọc máu American Journal of Nephrology. 2011. 34, 381- (78,55±17,20) và lĩnh vực có điểm thấp nhất là gánh 390. https://doi.org/10.1159/000331067. nặng bệnh thận (26,76±16,57). Điểm sức khỏe SF- 10. Cocchi R., Esposti E.D., Fabbri A. et al. Preva- 36 trung bình là 36,38 ± 15,89, trong đó điểm sức lence of hypertension in patients on peritoneal di- khỏe thể chất trung bình 34,75 ± 17,83 thấp hơn alysis: Results of an Italian multicentre study. Ne- điểm sức khỏe tâm thần trung bình 38,01 ± 15,27. phrology Dialysis Transplantation. 1999. 14, 1536- Phân loại mức độ CLCS đối tượng tham gia nghiên 1540, https://doi.org/10.1093/ndt/14.6.1536. cứu: mức kém chiếm 23,92%, mức trung bình kém 11. Nguyễn Tất Thắng, Hoàng Thị Thành. Khảo chiếm 57,05%; mức trung bình khá là 17,79%, mức sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bệnh khá là 1,22%. Đánh giá trên 163 bệnh nhân đang lọc thận mạn giai đoạn cuối tại bệnh viện Hữu Nghị máu chu kỳ tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ Đa khoa Nghệ An. Tạp chí Y học Việt Nam, tập An và Bệnh viện trường Đại học Y khoa Vinh ghi 521, tháng 12, số 1, 2022, tr.101-105. nhận điểm chất lượng cuộc sống ở mức trung bình 12. Đặng Thị Hân, Trình Văn Tuyền, Nguyễn Thị (74,85%). Lý, Nguyễn Văn Cao. Thực trạng chất lượng cuộc TÀI LIỆU THAM KHẢO sống của người bệnh suy thận mạn lọc máu chu 1. Deng Y, Li N, Wu Y, Wang M, Yang S, Zheng kỳ tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2021. Y, et al. Global, Regional, and National Burden Khoa học Điều dưỡng. 2022;2(5). of Diabetes-Related Chronic Kidney Disease 13. Nguyễn Thị Ngọc Bích. Chất lượng cuộc sống From 1990 to 2019. Frontiers in endocrinology. của người mắc bệnh thận mạn tính lọc máu chu kì 2021;12:672350. tại bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương năm 2. Global, regional, and national burden of chronic 2022. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;3(524).thực kidney disease, 1990-2017: a systematic analysis hành. 2021. 3 (550), 125-131. for the Global Burden of Disease Study 2017. Lan- cet (London, England). 2020;395(10225):709-33. 48
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2